Đại Tướng Nguyễn Khánh up to dated Jan 2013

 1927-2013

Sinh ngày 8.11.1927 tại Quận Cầu Ngan, Tỉnh Trà Vinh
Thân Phụ: Cụ Nguyễn Bửu
Hiền Thê: Bà Phạm Lệ Trân
Sanh hạ 6 người con

1946: Theo học khóa 1 Nguyễn Văn Thinh Trường Võ Bị Liên Quân Viễn Đông
1947: Tốt Nghiệp Thiếu Úy. Trung Đội Trưởng Trung Đòan 2 Vệ Binh Nam Việt
1948: Tốt nghiệp khóa Đông Dương. Học viện Quân Sự Coetquidan và Saint Cyr Pháp.
- Ngày 1 tháng 7 năm 1948 thăng Trung Úy
- Cuối năm 1948 tham dự khóa huấn luyện Nhảy Dù tại trường Nhảy Dù PAU Pháp
1949: Ngày 1-6, Sĩ Quan Tùy Viên của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân thay thế Trung Úy Trần Văn Đôn
- Đại Đội Trưởng Đại Đội Nhảy Dù
1950: Đại Đội Trưởng Đại Đội Biệt Lập Nhảy Dù tại Bắc Phần. Một trong những Trung Đội Trưởng là Trung Úy Đổ Cao Trí sau này là Cố Đại Tướng.
1951: Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 1 Nhảy Dù tân lập tại Chí Hòa Sài gòn
- Tham dự Chiến Dịch Hòa Bình chấm dứt vào năm 1952
1952: Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 22 Việt Nam tại Bắc Việt
- Thiếu Tá Tiển Đòan Trưởng Tiểu Đòan 13 Việt Nam
1953: Thiếu Tá Tiểu Khu Trưởng Biệt Khu Cần Thơ
- Ngày 16-12 Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Liên Đòan Lưu Động Số 11 Cần Thơ
1954: Trưởng Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu
1954-1955: Du Học Khóa Tham Mưu tại Trường Tham Mưu Paris Pháp
1955: Đầu tháng 3, Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Cần Thơ kiêm Tỉnh Trưởng Cần Thơ.
10-3-1955 Chủ Tọa buổi lể hợp tác của Thiếu Tá Nguyễn Thành Đầy đem 1500 quân thuộc lực lượng Hòa Hảo Dân Xả trở về với chính phủ Quốc Gia tại Cần Thơ.
Ngày 29-3-1955 Thanh Tra Trưởng Nhảy Dù
- Tham Mưu Phó tại Bộ Tổng Tham Mưu
- Ngày 1-7, Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng về Không Quân.
- Ngày 21-9, Chỉ Huy Phó Chiến Dịch Hòang Diệu
1955: Ngày 23-10 thăng cp Đại Tá tạm thời
1956: Tư Lệnh Sư Đòan 1 Dã Chiến tiền thân SĐ1BB thay thế Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm
1957: Theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Fort Leavenworth Kansas Hoa Kỳ
- Theo học khóa Tham Mưu và Phối hợp Đồng Minh tại Okinawa Nhật Bản.
1958: Tư Lệnh Miền Hậu Giang (Vùng 4 Chiến Thuật)
1959: Quyền Tổng Thư Ký Thường Trực Quốc Phòng thuộc Phủ Tổng Thống
1960: Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Khu 5
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu thay thế Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu
1961: Hướng dẫn phái đòan công du thăm viếng Đài Loan 
1962: Bàn Giao chức vụ Tham Mưu Trường Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm
- Tư Lệnh Quân Đòan 2 và Vùng 2 Chiến Thuật 
1963: Vinh Thăng Trung Tướng 
- Tư Lệnh Quân Đòan 1 và Vùng 1 Chiến Thuật
1964: 
- Ngày 30-1 Chỉ Huy cuộc Chỉnh Lý Nội Bộ 
- Ngày 7-2 Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cử làm Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa.
- Ngày 8-2 Trình diện thành phần nội các tại tiền đình Bộ Tổng Tham Mưu gồm:
- 3 Phó Thủ Tướng, 1 Quốc Vụ Khanh, 12 Tổng Trưởng, 1 Bộ Trưởng, 1 Thứ Trưởng, 1 Đặc Ủy Trưởng.
- Ngày 22-3 Chủ Tịch Ban Chỉ Đạo Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng.
     - Phụ bản 2
         - Thành Phần của Ban Chỉ Đạo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng
         - Chủ Tịch Trung Tướng Nguyễn Khánh
         - Cố Vấn Tối Cao Trung Tướng Dương Văn Minh
         - Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Trung Tướng Trần Thiện Khiêm
         - Đệ Nhị Phó Chủ Tịch Thiếu Tướng Đổ Mậu
         - Đệ Tam Phó Chủ Tịch Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu
         - Tổng Thư Ký Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Ngày 16-8 Đại Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng gồm 58 thành viên bầu làm Chủ Tịch Việt Nam Cộng Hòa (Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa). 
     - Trung Tướng Nguyễn Khánh 50 phiếu
     - Đại Tướng Trần Thiện Khiêm 5 phiếu
     - Trung Tướng Đổ Cao Trí 1 phiếu
     - Trung Tướng Dương Văn Minh 1 phiếu
- Ngày 27-8 Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa
Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng gồm 53 thành viên Tướng Lãnh họp tại Bộ Tổng Tham Mưu bầu vào Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Quân Lực (Tam đầu chế)
- Trung Tướng Dương Văn Minh (Quốc Trưởng)
- Trung Tướng Nguyễn Khánh (Thủ Tướng)
- Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (Quân Lực)
- Ngày 13 tháng 9 Trung Tướng Dương Văn Đức tư lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật cầm đầu cuộc biểu dương lực lượng nhưng bất thành.
- Ngày 8-10 Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .
- Ngày 26 tháng 10 từ nhiệm chức Thủ Tướng Chính Phủ. Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu cử Giáo Sư Trần Văn Hương thành lập chính phủ.
- Ngày 17-11 Vinh Thăng Trung Tướng hiện dịch
- Ngày 27-11 Vinh Thăng Đại Tướng Hiện Dịch tạm thời do Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu sắc lệnh 030/QT/SL
1965:
- Ngày 31-1 được Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu trao tặng Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Nhành Dương Liễu tại Dinh Gia Long
- Ngày 16 tháng 2 thừa ủy nhiệm Hội Đồng Quốc Gia và Quân Lực kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH bổ nhiệm Bác Sỉ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng thay thế Giáo Sư Trần Văn Hương.
- Ngày 19 tháng 2 Thiếu Tướng Lâm Văn Phát cùng Đại Tá Phạm Ngọc Thảo tùy viên Báo Chí tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, cầm đầu cuộc đảo chánh nhưng thất bại.
- Ngày 20-2 Rời khỏi chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tướng Trần Văn Minh Tham Mưu Trưởng Liên Quân lên thay thế.
- Ngày 22-2, được Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu cử làm Đại Sứ Lưu Động.
- Ngày 25-2 được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu trao tặng Kim Khánh Đệ Nhất Hạng .
- Sau 12 năm sống tại Âu Châu, ông cùng Bà Phạm Lệ Trân và 6 người con định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1977
- Ông mất tại Sacramento Tiểu Bang California vào ngày 12 tháng 1 năm 2013 Hưỡng thọ 86 tuổi.





Né en 1927 à Tra Vinh, Sud Vietnam
10/1964 Général d'Armée, Commandant en Chef de l'ARVN.
20/09/1964 Ministre de la Défense.
30/01/1964 Chef d'Etat.
30/01/1964 Premier Ministre.
11/1963 à 01/1964 Général de Corps, Commandant du 1er Corps d'Armée.
12/1962 à 11/1963 Général de Division, Commandant du 2è Corps d'Armée.
11/1960 à 12/1962 Général de Division, Chef d'Etat Major d'Inter-Armes.
1959 à 1960 Sécrétaire Général du Ministère de la Défense.
1958 à 1959 Colonel, Commandant du Secteur Occidental (comprenant les provinces de Long An à Ca Mau).
1957 à 1958 Colonel, Commandant de la Région de Hau Giang (comprenant les provinces de Kien Hoa, My Tho, Vinh Long).
1956 à 1957 Colonel, Commandant de la 1è Division d'Infanterie.
10/23/1955 Promu Colonel et titutlaire de la Médaille Nationale de 3è Ordre.
09/1955 Lieutenant Colonel, Commandant Adjoint de la Campagne de Hoan Dieu.
07/1955 Lieutenant Colonel, Commandant de l'Armée de l'Air.
02/1955 Lieutenant Colonel, Chef de Province de Can Tho.
1954 à 1955 Etudiant aux Hautes Etudes de Commande et d'Etat Major en France.
1953 à 1954 Lieutenant Colonel, Commandant du 11è Groupe.
1952 à 1953 Commandant, Commandant du 13è Groupe.
1949 à 1952 Capitaine, Chef de Compagnie.
1948 à 1949 Lieutenant, Officier Personnel du Premier Ministre.
1948 à Sous Lieutenant, 1è Bataillon.
1946 à 1947 Diplomé, Aspirant Lieutenant de L'Ecole Militaire Vien Dong (Dalat).

Diplomé, Ecole Militaire Saint Saumur (France).






 (sinh năm 1927) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như đã từng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965.
Nguyễn Khánh
 
          Trung tướng Nguyễn Khánh
Sinh 8 tháng 11, 1927 Nơi sinh Trà Vinh, Việt Nam Thuộc  Quân lực Việt Nam Cộng hòa Năm tại ngũ 1950-1965

Cấp bậc
  Đại tướng

Chỉ huy  Quân đội Pháp   
Quân lực Việt Nam Cộng hòa Công việc khác Tổng tư lệnh Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Quốc trưởng Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
(sinh năm 1927) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như đã từng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965. Ông được xem là người nắm giữ nhiều quyền lực tối cao nhất trong lịch sử 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa.[1]

Con đường binh nghiệp Ông sinh ngày 8 tháng 11 năm 1927 tại Trà Vinh, con của ông Nguyễn Bửu - một địa chủ lớn. Thời trẻ, ông có tham gia Việt Minh một thời gian ngắn rồi trở về học Trường võ bị liên quân của Pháp, sau đó, ông được đưa sang Pháp tu nghiệp ở Trường quân sự Saint Saumur. Thời gian này, ông lấy tên là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh.

Sau khi tốt nghiệp Saint Saumur và trường Võ bị Viễn Đông (Đà Lạt), ông tham gia quân đội Liên hiệp Pháp và được thăng chức khá nhanh. Sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, ông ủng hộ chính phủ và tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ lực lượng Bình Xuyên trong chức vụ Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch với hàm Trung tá (tháng 9 năm 1955). Sau chiến dịch này, ông được thăng Đại tá.

Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (1956-1957), Tư lệnh Miền Hậu Giang gồm các tỉnh Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long (1957-1958), Tư lệnh Phân khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau (1958-1959), Tổng thư ký Bộ Quốc phòng (1959-1960).

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi thực hiện cuộc đảo chính chống chính phủ. Ông đã tổ chức phản công bảo vệ Tổng thống Ngô Đình Diệm và làm thất bại cuộc đảo chính. Do công lao này, ông được thăng Thiếu tướng và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân (từ tháng 11 năm 1960 đến tháng 12 năm 1962). Đến đầu năm 1963, ông giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II.

Đỉnh cao quyền lực Khi cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, tướng Khánh đã án binh bất động, không tỏ rõ thái độ. Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng quân nhân cách mạng làm đảo chính lật đổ chính quyền. Do đó, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp Trung tướng.

Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh.

Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày 25 tháng 8 năm 1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc. Trước áp lực dư luận, tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ "Hiến chương Vũng Tàu" và thành lập cơ chế "Tam đầu chế" (còn gọi là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia) để chia quyền bớt cho các tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm. Tháng 9, vai trò Quốc trưởng được giao cho tướng Dương Văn Minh. Ngày 26 tháng 10, Thượng hội đồng Quốc gia được triệu tập và bầu kỹ sư Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng. Quốc trưởng cũng đã chỉ định ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng. Cũng trong tháng này, tướng Khánh cũng được Quốc trưởng phong Đại tướng cùng với tướng Dương Văn Minh.




Ông mất vào ngày 12 tháng 1 năm 2013 tại Sacramento, California Sinh Năm 1927 tại Trà Vinh
Tháng 10/1964 Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH. 
Ngày 20/09/1964 Tổng Trưởng Quốc Phòng. 
Ngày 30/01/1964 Chủ Tịch HĐQNCM (Quốc Trưởng). 
Ngày 30/01/1964 Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH. 
Tháng 11/1963 đến 01/1964 Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1. 
Tháng 12/1962 đến 11/1963 Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2. 
Tháng 11/1960 đến 12/1962 Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. 
Năm 1959 đến 1960 Tổng Thư Ký Bộ Quốc Phòng 
Năm 1958 đến 1959 Đại Tá Tư Lệnh Phân Khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau. 
Năm 1957 đến 1958 Đại Tá Tư Lệnh Miền Hậu Giang gồm các Tỉnh Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long. 
Năm 1956 đến 1957 Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. 
 Ngày 23/10/1955 Vinh Thăng Đại Tá & Đệ Tam Đẳng BQHC. 
 Tháng 09/1955 Trung Tá Tư Lệnh Phó Chiến Dịch Hoàng Diệu. 
 Tháng 07/1955 Trung Tá Phụ Tá Không Quân (TLKQ). 
Tháng 02/1955 Trung Tá Tỉnh Trưởng Cần Thơ. 
 Năm 1954 đến 1955 Tham dự khóa CH & TM cao cấp tại Pháp Quốc. 
 Năm 1953 đến 1954 Trung Tá Liên Đoàn Trưởng LĐ 11 Việt Nam. 
 Năm 1952 đến 1953 Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 13 Việt Nam. 
 Năm 1949 đến 1952 Đại Úy Đại Đội Trưởng. 
 Năm 1948 đến 1949 Trung Úy Sĩ Quan Tùy Viên Thủ Tướng VN. 
 Năm 1948 đến Thiếu Úy Tiểu Đoàn 1 Việt Nam. 
 Năm 1946 đến 1947 Tốt nghiệp Chuẩn Úy Võ Bị Viễn Đông (Đà Lạt). 
 Tốt nghiệp Trường Saint Saumur.






 

            Vị quốc trưởng cuối cùng

        Lịch sử Việt Nam có các triều vua. Lịch sử cận đại của phe quốc gia miền Nam có các vị tổng thống. Tổng thống Diệm, tổng thống Thiệu, tổng thống Hương và tổng thống Minh.  Phe cộng sản miền Bắc Việt Nam thì có các chủ tịch nước. Riêng miền Nam, qua thời thế thăng trầm chúng ta có thêm các vị quốc trưởng. Vua Bảo Đại sau thời gian làm cố vấn Vĩnh Thụy lại trở thành quốc trưởng, rồi đến quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Tất cả quý vị nguyên thủ quốc gia đều đã qua đời. Bây giờ đến lượt vị quốc trưởng Nguyễn Khánh ra đi, hưởng thọ 86 tuổi.                     

Tôi xin viết đôi lời tiễn đưa niên trưởng. Bài viết trong tình quân ngũ. Tôi không biết nhiều về các uẩn khúc chính trị ngày xưa, nên miễn đề cập.Thời còn ở Việt Nam, tôi không có cơ hội gặp đại tướng Khánh. Năm 1976 anh em cùng làm việc tại học khu San Jose. Đại tá Anh Việt, Trần văn Trọng, đại tá Mã sanh Nhơn và tôi. Tôi vô tình nói ông Nguyễn Khánh cải lương bỏ mẹ. Làm sao mà lại đưa ra hiến chương Vũng Tầu để tự mình lên lãnh đạo. Rồi đến khi bị biểu tình lại ra hô đả đảo Nguyễn Khánh. Nghe tôi phát biểu linh tinh như thế, ông Mã sanh Nhơn giận tôi cả tuần. Gặp giờ nghỉ rủ đi ăn, anh Nhơn lầm lỳ lắc đầu. Nhạc sĩ Anh Việt nói nhỏ. Anh chẳng biết gì cả, Nhơn là chánh văn phòng của ông Khánh. Thì ra vậy. Tôi phải cáo lỗi với anh Mã sanh Nhơn và bắt đầu nghe chuyện bác Nhơn nói về đại tướng của ông. Bây giờ ông Trọng, ông Nhơn chẳng còn để ta tiếp tục nói chuyện về ông Khánh.

     Gần 30 năm sau tôi mới có dịp gặp đại tướng Nguyễn Khánh trong buổi ra mắt sách của luật sư Lâm Lễ Trinh. Vị quốc trưởng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa được mời lên diễn đàn. Ông xin nhường cho bà Nguyễn Tôn Hoàn lên nói trước. Dù cũng đã già yếu nhưng nhà chính khách hào hoa đóng vai trượng phu đưa tay mời bà bác sĩ phó thủ tướng lên bục thuyết trình.

 Chuyện cũ ai cũng biết là ông Khánh có thời mời bác sĩ Hoàn về làm phó thủ tướng, rồi cũng chính ông làm cho ông bà Hoàn buồn rầu trở lại Hoa Kỳ. Ông bà mở nhà hàng tại Bắc Cali. Chỉ mấy tháng sau đến lượt vị quốc trưởng cũng phải ra đi, mang theo một nắm đất và qua mở nhà hàng bên Pháp. Vật đổi sao rời, cả hai ông bà quốc trưởng và ông bà phó thủ tướng đều có dịp nấu bếp chạy bàn. Cuối năm qua tôi có dịp thăm chị Bình, nói chuyện về quốc ca, quốc kỳ, bà Hoàn cho biết, tháng tư 75, nấu ăn cho nhà hàng trong bếp. Vừa lo món ăn cho khách vừa xem TV Mỹ, thấy bên ta thua mất từng thành phố, nước mắt hai hàng chẩy dài.

    Ngày nay bác sĩ Hoàn ra đi từ lâu. Bà Nguyễn Tôn Hoàn ra đi tháng trước. Người phụ nữ hát bản tiếng gọi sinh viên lần đầu tại Hà Nội, đóa hoa cẩm chướng của Đại Việt đã bay về trời.Bây giờ đến lượt đại tướng Nguyễn Khánh cũng lên đường. Vị quốc trưởng cuối cùng đã ra đi.

    Thời gian vốn vô tư, lạnh lùng, và rất công bình. Thời gian không đợi chờ ai. Dù là binh nhì hay đại tướng. Trong tình quân ngũ, có bài ca hát rằng từ “đơ dèm củ bắp mà lên trên đại tướng,  vẫn là huynh đệ chi binh. Bây giờ tôi xin kể chuyện buổi gặp gỡ niên trưởng Nguyễn Khánh tại viện Bảo tàng Việt San Jose. Mấy năm trước khi ông còn khỏe mạnh tô hỏi rằng niên trưởng vẫn lái xe từ Sacto về đây.    

- Thì moi vẫn lái đấy.

- Thì ngồi cạnh ông ?

- Thì vẫn bả người Hà Nội của toa đấy.

- Như vậy niên trưởng Nam Kỳ mà cũng chung tình quá. 

-Nam hay Bắc cái thế thì phải thế. 

-Như vậy là bắt buộc sao? 

 Ông không trả lời. Mắt có vẻ lườm người hỏi.

Quay ra chuyện ngày xưa, tôi khoe rằng viện bảo tàng có cái huy hiệu của GM Kontum, do nhà Drago của Pháp làm. Ông Khánh cho biết ngày xưa ông là sỹ quan Việt Nam đầu tiên chỉ huy chiến đoàn đặc nhiệm lưu động đó.

Ông cùng thời với các bạn là Cao văn Viên, Trần thiện Khiêm. Nguyễn Vă n Thiệu. Trong số các chiến hữu còn trẻ ở Secteur  Hưng Yên ngày xưa, quý vị niên trưởng của tôi về sau đều làm lớn cả. Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao văn Viên, đại tướng thủ tướng Trần thiện Khiêm, trung tướng tổng thống Nguyễn văn Thiệu và đại tướng quốc trưởng Nguyễn Khánh.

Trước khi ra đi khỏi cuộc đời, chàng trai Sài Gòn còn ở chung phòng với cô nàng Hà Nội. Phòng số 9 tại nursing home đặc biệt của bác sĩ Ngãi ở Los Gatos. Thường lệ vẫn có 2 giường dành cho 2 thân chủ một phòng. Trường hợp đặc biệt này có 2 ông bà quốc trưởng chung phòng 9 nút. Những ngày sau cùng, người đẹp Hà Nội khi tỉnh khi mơ nhưng thể chất vẫn còn mạnh. Ông ra đi mà nàng có lúc nói rằng anh Khánh đi làm. Chàng thì tỉnh táo nhưng thể chất đã yếu đi nhiều. Gia đình thân quyến rất muốn ông được yên tĩnh trong thời gian cuối của cuộc đời, nhưng chính trị chính em vẫn cố níu kéo.

Nhân nói chuyện chính trị, tôi chợt nhớ có hỏi niên trưởng Khánh rằng ông có biết thiên hạ dèm pha chuyện ông ra chấp chính với chính phủ lưu vong. Ông Khánh nói rằng. Moi là quốc trưởng thật, moi là đại tướng thật chứ có ra đóng tuồng giả đâu. Anh em có lòng họp mặt đông đảo mời moi ra nói chuyện quá khứ tương lai là moi sẵn sàng. Có lần anh đại tá Lộc là toa chứ ai, mời moi đến chơi với anh em, một hai trăm người, moi cũng đến chứ có làm vua làm quan gì đâu. Phải không.

     Quả thực như vậy, mấy năm trước chúng tôi có mời niên trưởng Nguyễn Khánh đến dự ngày cuối năm. Chẳng hề có nghi lễ đón chào quốc trưởng. Chẳng hề có quân cách dành cho đại tướng. Từ Sacramento ông đến uống ly rượu huynh đệ chi binh. Như vậy là đủ tình chiến hữu. Tôi làm duyên hỏi xin ông cái huy chương Kim Khánh Bội tinh ông vẫn đeo trên cổ. Ông nói rằng không đi đâu mà vội. Moi còn sống để theo dõi vở tuồng đời qua những màn cuối. Cộng sản rồi sẽ tàn lụi hay đổi thay. Anh em ta sẽ có ngày. Nhưng tiếc thay ngày đó chưa đến mà ông đã đi rồi. Ngày xưa khi rời Việt Nam ông đem theo một nắm đất. Bây giờ ông ra đi cũng chẳng có lễ nghi dành cho vị nguyên thủ quốc gia. Gia đình muốn ông ra đi thật lặng lẽ, bình yên như một người chồng, người cha, người ông của tang quyến. Thân xác vị quốc trưởng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa sẽ thành tro bụi. Có thể sẽ trộn vào nắm đất quê hương ngày xưa ông mang theo mà thả trên biển Thái Bình Dương. Nếu thiên hạ cũng như tôi đã có lúc hỗn láo phê bình niên trưởng cải lương thì ông cũng đã đóng trọn vai tuồng đời lâu dài cho đến hồi chung kết. Bạn vong niên 90 của ông một thời lãnh đạo cũng chẳng còn ai.

      Bạn 80 của tôi cũng dần dần vắng bóng. Ở đời này ai mà chẳng phải đóng tuồng đến hồi chung cuộc. Cải lương hay tân nhạc cũng thế mà thôi. Màn đã hạ rồi. Tiếc thương cho niên trưởng Sài Gòn chung tình với người yêu Hà Nội.

     Bác Nguyễn Khắc Bình nguyên là tham mưu trưởng của tư lệnh Nguyễn Khánh phải yêu cầu bác sĩ Ngãi dành phòng số 9 cho phu nhân ở một mình. Đừng có cho ai vào thay thế nằm giường quốc trưởng. Năm xưa, bàn chuyện tử sinh khi lên hàng đại thọ,ông nói với anh em chuyện ngậm cười nơi chín suối. Giờ đây với chút tình chiến hữu, cũng xin tiễn đưa niên trưởng Nguyễn Khánh với một nụ cười.  Phải chăng sống gửi, thác về.  







Đại Tướng Nguyễn Khánh, nguyên Quốc Trưởng VNCH, cựu Thủ Tướng, cựu Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng , Tổng Tư Lệnh QLVNCH đã qua đời tại nhà thương Kaiser, San Jose vào 4 giờ 57 phút sáng ngày thứ sáu 11-1-2013 vì tuổi già, suy tim, suy thận trước sự hiện diện đầy đủ của các con.và ông hưởng thọ được 86 tuổi.
Được biết đại tướng Nguyễn Khánh sanh ngày 8 tháng 11, năm 1927 tại tỉnh Trà Vinh ,Việt Nam. Thân phụ của ông là cụ Nguyễn Bữu, phu nhân là bà Phạm Lệ Trân và ông có 6 người con.

Trong thời gian binh nghiệp gần 20 năm từ tháng 6 năm 1946 đến ngày 20-2-1965, ông đã nắm nhiều chức vụ qua các binh chủng Nhảy Dù, Không Quân, Bộ Binh từ trung đội trưởng, sĩ quan tùy viên, đại đội trưởng, tiểu đòan trưởng, chánh thanh tra, phụ tá Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, Tư lệnh sư đoàn I, Tư lệnh các qưân đoàn I.II, IV, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng và Tổng Tư Lệnh QLVNCH.

Về hành chánh, ông đã nắm các chức vụ Tỉnh Trưởng Cần Thơ, Thủ Tướng và Quốc Trưởng VNCH.

Trong cuộc đảo chính tổng thống Ngô Đình Diệm do tướng Dương Văn Minh cầm đầu vào ngày 1-11-1963, lúc đó thiếu tướng Nguyễn Khánh đang nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Đến ngày 30-1-1964, tướng Khánh cầm đầu cuộc chỉnh lý với sự tham dự của tướng Trần Thiện Khiêm cùng các đại tá Nguyễn Chánh Thi , Cao Văn Viên bắt giữ 5 tướng lãnh Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân,Nguyễn Văn Vỹ và Tôn Thất Đính.

Ngày 8 tháng 1, 1964 Trung tướng Nguyễn Khánh, Thủ tướng Chánh Phủ thành lập nội các.

Ngày 8 tháng 10, 1964 ông kiêm nhiệm Tổng Tư Lệnh Quân Lực thay thế Đại tướng Trần Thiện Khiêm.

Ngày 26-10-1964, ông từ chức Thủ Tướng và trao quyền cho quốc trưởng Phan Khắc Sữu

Ngày 27-11-1964, ông đươc quốc trưởng Phan Khắc Sữu cho vinh thắng Đại Tướng sau Đi tướng Dương Văn Minh 3 ngày.

Ngày 20-2-1965 ông rời khỏi chức vụ Tổng tư Lệnh Quân Lực lên đường công du trong chức vụ Đại sứ Lưu Động .

Thời gian ở hải ngọai,  Đại Tướng Nguyễn Khánh lần lượt định cư tại Pháp và Mỹ. Tại Mỹ, ông và gia đình đã cư ngụ tại Arizona , Florida và California

Về huy chương, Đại Tướng Nguyễn Khánh đã nhận lãnh Kim Khánh Đệ Nhất Hạng Bảo Quốc Huân Chương, Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Chương và nhiều huy chương Quân Sự, Dân Sự của VNCH và Đồng Minh.

Được biết Đại Tướng Nguyễn Khánh trong những ngày cuối đời, trong lúc trò chuyện cùng thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Đ đốc Trần Văn Chơn, Đại tá Trần Thanh Điền, Trung tá Nguyễn Thân cùng vơ chồng nhà báo Nguyễn Vạn Bình & Mã Phương Liễu, Đại tướng Nguyễn Khánh luôn quan tâm đến tình hình của đất nước. Ông mong mỏi VN sẽ có sự tự do, dân chủ và cố gắng hoàn tất quyển hồi ký. Nhưng sự việc chưa thành thì đại tướng Nguyễn Khánh đã ra đi mang theo nhiểu bí mật của quốc gia trong thời ông cầm quyền.

Được biết tang lễ của Đại tướng Nguyễn Khánh sẽ diễn ra trong vòng gia đình./.


123


THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN
TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963.
 
            Từ đơn vị tác chiến ( tiểu đòan 41 BĐQ), Tôi được lệnh về làm Sĩ quan Tuỳ Viên cho Đại Tướng Cao văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà Đại Tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu.
            Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của Đại Tướng, mới đầu  tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp dỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20//TVBQGĐL, và sự cởi mở của ông bà Đại Tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.
            Những ngày đầu về ở trong dinh của Đại Tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v...
            Ông bảo tôi: thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng,  ngoài  giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả,  nếu có vi tuớng tá nào muốn gẵp tôi ngoài giờ làm việc,  mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định  có tiếp họ hay không, đặc biệt chú phải quan sát, xem vị tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không, trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt...
            Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới  nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp,  không cần phải hỏi tôi trước, hai vi đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính,  mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa? Tôi trả lời  “da chỉ biết qua hình ảnh trên báo  chí”. Ông bảo cũng tốt, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới. Xong ông nhìn  tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do mà hai ông cựu tướng này được đại tướng  ưu ái như vậy, ông nói thêm chú muốn  biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú  nghe vì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”
            Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:
            “Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày Lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mơi vào Bộ Tổng Tham Mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ, tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm, đúng 1 giờ 2 qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau,  đại tá Lê quang Tung nói lớn:  “họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây”, vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nới với vào: “mời đại tá  Lê quang Tung Lưc Lượng Đặc Biệt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh, vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau, khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan khác còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi  sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .
            Tướng Minh nói: Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm  “toi” nghĩ sao? Tôi trả lời, chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì. Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chiã vào lưng tôi như sẵn sàng bắn tôi. anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính  dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.
            Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh Tổng Thống Ngô đình Diệm. Có người  hỏi: còn đại tá Tung đâu? tôi nói bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.
            Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp Trung tướng Minh lần nữa, lần này Trung tướng Minh nói với tôi: "có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo  “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền. Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lại “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh Võ Phòng rồi Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);
            “Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa  hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.
             Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên Bộ Tổng Tham Mưu chờ lệnh  độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm “lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963” tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy Lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.
            Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu cuả trung tướng Minh thì Trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của  đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng trước khi tiên hành cuộc “cách mạng”: anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nũa sao? Hơn nữa dù “lui” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.
            Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Pham bá Hoa giữ riêng tôi ở đó, rồi ông Khiêm bảo: ”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”
            Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó .
 
Vai trò của Đại tá Cao văn Viên trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1 -1964.
 
            Một lần tôi theo Đại  Tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I, Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm Thị Trưởng.
            Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên Đại Tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe, giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì Đại Tướng Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của Đất Nước.
           
            Nguyên nhân đưa đến cuộc chỉnh lý 30-1-1964
            Đại Tướng Viên kể rằng:
            “ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ mới, về việc sắp xếp nhân  sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữ các tướng với nhau, cho nên dân tới sự chia rẽ.
             Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định.
            “ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng  của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông.
            “Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đăi Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân
 và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn doàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao dộng là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ, ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ.
             Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan(phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tương Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn v Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa, các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ  có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.
            Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.
            “Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm.
            Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.
            Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.
             Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần thang 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bô An Ninh.Thời gian này Quân Đoàn ÌÌÌ còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà). Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên  ông Khiêm trở nên bất mãn.
            Nguyên nhân bên ngoài
            Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.
            Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông Minh dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân ...mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim ...chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.
            Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964.
 
            Chỉnh lý ngày 30-1-1964
            Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung(người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung  đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh.
                        Tôi đề nghị với trung tướng  Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đâỷ 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoan 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ tấn tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.
            Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho 2 tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
             Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐ111, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên tr/t Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐIII  đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.
            Tr/t Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin.
            Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.
            Đúng 23 giờ tôi được lẹnh xuất phát để bắt 3 ông tướng: Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.
            Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn, cả 2 đơn vị xuất phá cùng một lúc.
            Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.
            Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào BTTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh(tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo.
            Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vãn khước từ và gợi ý với tướng Khánh,  khi họp báo cứ nói các ông đó cớ ý định “trung lập thân Pháp”  nên mình phải ra tay ngăn chặn.
            Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi dại tá Thi nghe được lièn bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.
            Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.
            Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ Tướng từ lúc đó.
            Số phận của th/t Nhung
            Đại Tướng viên kể lại rằng:
            “Khi tới nhà ông Minh để bắt t/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt, 
            Tôi(đại tá Viên) trả lời: lệnh của tr/t Trần thiện  Khiêm.
            Ông Minh hỏi : ông Khiêm hiện giờ ở đâu?
            Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết.
            Ông Minh lại hỏi tiếp:vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi.
            “Tôi đáp: xin tr/t hỏi ngay tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh. liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được,  bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng  không gọi được ai đâu”, tôi chào tr/t Minh rồi dẫn th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám.
            Tại đây tôi giao th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tư viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh(cấp bậc trung úy)cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.
            Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở  trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? .
            Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá hết phương cứu chữa rồi và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.
            Trong lời tự khai của th/t Nhung, ông ta nói răng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trướckhi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị  ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm
            Ngoài ra khi khám tử thi của t/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà,  nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau:”Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.
            Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của t/t Nhung được đưa cho trung tương Khánh giữ.
            Nhận định riêng của người viết:
            Về cái chêt của thiếu tá Nhung,tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,
            Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thuỷ” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem  ông Minh như người hùng”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh . Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy cang” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoanh 
 
Phụ chú;
            Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông,
            Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.
            Tôi hỏi: thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó co đúng không?
            Đại tướng Khiêm nói: lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh.
            Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từnf nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Viễt Minh.
            Tôi hỏi tiếp : thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó chan thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?
            Đại tướng Khiêm trả lới: chú nghe kỹ tôi nói đây:”trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đam sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ong Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại.
            Khi biết ông Diệm , ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn đại tá Quyền, đại tá Tung và em của đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này(ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kip chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi(ông Viên và ông Khiêm cùng cười).
            Ông Khiêm nói tiếp: tôi ở văn phòng của tôi trên lầu còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lến lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu.
            Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó.
            Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này, khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời,ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing”rôì một lúc sau ông Coneil bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ”
            Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.
            Thân phận của một Quốc Gia nhược tiểu là như vậy.
 Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu


No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.