Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao Tư Lệnh Quân Đòan 1 và Vùng 1 Chiến Thuật
Số Quân 47/201.523
Sanh ngày 26-9-1927 Phủ Cam, Huế
Thân phụ: cụ Hùynh Văn HóaThân mẩu: cụ Nguyễn Thị Mai
Phu nhân: Bà Ngô Thị Xuân Minh
sinh hạ 10 người con
- Trưởng nam Trung Úy Hùynh Thái Sơn (theo học trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, Tốt nghiệp khóa 2/68 Trường Bộ Binh. Binh chủng Biệt Động Quân, sau 30-4-1975 tù Cộng Sản cho đến năm 1983).
1949: Trúng tuyển theo học khóa 2 Quang Trung trường Võ Bị Huế. Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy
1950: Trung Đội Trưởng Đại Đội Phú Vang Trung Đòan Duy Tân
1951: Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đòan 8 đồn trú tại Địa Linh
1952: Trung Úy Xử Lý Thường Vụ Trung Đòan Nguyển Huệ đồn trú tại Đồng Hới.
- Theo học lớp Chỉ Huy Chiến Thuật Cao Cấp tại Trung tâm Chiến Thuật Hà Nội.
- Tiểu Đòan Phó Tiểu Đòan 29 Việt Nam.
- Phục vụ tại Tiểu Đòan Lưu Động 30 Đông Hà.
1953: Đại Úy Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 607 Địa Phương (Khánh Hòa).
1954: Tham mưu trưởng kiêm Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Bình Thuận.
- Cuối năm, Sỉ Quan Liên Lạc Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
1955: Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Phủ Thủ Tướng
- Thăng Thiếu Tá.
1957: Thăng Trung Tá tạm thời.
- Bàn giao Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Phủ Tổng Thống cho Đại Tá Nguyễn Văn Là.
- Tư Lệnh Sư Đòan 13 Khinh Chiến.
1958: Sư Đòan 13 Khinh Chiến hợp cùng Sư Đòan 11 Khinh Chiến trở thành Sư Đòan 21 Bộ Binh.
- Du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavenworth Kansas.
- Khóa Hành Chánh và Quân Chánh tại Fort Gordon Georgia.
- Khóa Hành Quân Không Vận tại Biloxi, Mississippi
1959: Tư Lệnh Sư Đòan 7 Bộ Binh.
- Thăng Đại Tá tạm thời.
1962: Vinh thăng Thiếu Tướng.
1963: Tư Lệnh Quân Đòan 4 và Vùng 4 Chiến Thuật tại Cần Thơ
- Ngày 10-9-1963 Chỉ Huy cuộc Hành Quân giải tỏa Đầm Dơi
- Ngày 5-11 Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Phát Triển Khả Năng Tác Chiến
1964: Hướng dẫn phái đòan VNCH tham dự Hội Nghị về Biên Giới Việt Nam Cam Bốt
- Ngày 4-5 Tổng Giám Đốc văn phòng Dân Ý Vụ.
1965: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
- Hướng dẫn phái đòan VNCH sang Đài Loan nghiên cứu chương trình Chiến Tranh Chính Trị Trung Hoa Quốc Gia và gặp Tổng Thống Tưởng Kinh Quốc.
- Ngày 3-3 Tổng Thư Ký Ủy Ban thường vụ Hội Đồng Quân Lực do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch.
- Ngày 1-11 Vinh thăng Thiếu Tướng Thực Thụ.
1966: ngày 15-5 Tư Lệnh Quân Đòan 1 và Vùng 1 Chiến Thuật
- Ngày 30-5 rời khỏi chức vụ và Thiếu Tướng Hòang Xuân Lãm thay thế.
- Ngày 14-7 Giải ngủ.
1967: Thương Nghị Sỉ nhiệm kỳ 1967-1973
1968: Ngày 26-1 Trưởng Khối Dân Chủ Xả Hội Thượng Viện
- Chủ Tịch Ủy Ban Ngọai Giao Thượng Viện hướng dẫn phái đòan sang Paris, Pháp Quốc bàn luận với Đại Sứ Hoa Kỳ về Hòa Đàm Paris.
1970: Thượng Nghị Sỉ nhiệm kỳ 1970-1976.
1971: Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Thượng Viện. Lảnh Tụ Thiểu Số Thượng Viện.
1975: Ngày 29 tháng 4 Phu Nhân và 9 người con di tản định cư tại Hoa Kỳ
- Sau 30-4-1975 Tù Cộng Sản cho đến 14-9-1987
- Ngày 25-4-1990 Định cư tại Maryland, Virginia Hoa Kỳ.
Tác Phẩm
He grows under fire (1959).
Thế chiến nhân dân (People's Strategy 1960).
Cách Mạng và Chủ Nghỉa (1964).
Chiến Thuật Nội Hóa (1964).
Vietnam Key to World Peace (1965).
Mối tình đầu (1966).
Lòng Ái Quốc (1970).
Secret Talk in Communist Prison (1990).
Hướng về Việt Nam (1991).
Một Kiếp Người (1993).
Việt Nam Today and Tomorrow (1995).
Ông mất vào ngày ngày 26 tháng 2 năm 2013 tại Virginia
Hưởng Thọ 86 tuổi .
Phu nhân: Bà Ngô Thị Xuân Minh
sinh hạ 10 người con
- Trưởng nam Trung Úy Hùynh Thái Sơn (theo học trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, Tốt nghiệp khóa 2/68 Trường Bộ Binh. Binh chủng Biệt Động Quân, sau 30-4-1975 tù Cộng Sản cho đến năm 1983).
1949: Trúng tuyển theo học khóa 2 Quang Trung trường Võ Bị Huế. Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy
1950: Trung Đội Trưởng Đại Đội Phú Vang Trung Đòan Duy Tân
1951: Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đòan 8 đồn trú tại Địa Linh
1952: Trung Úy Xử Lý Thường Vụ Trung Đòan Nguyển Huệ đồn trú tại Đồng Hới.
- Theo học lớp Chỉ Huy Chiến Thuật Cao Cấp tại Trung tâm Chiến Thuật Hà Nội.
- Tiểu Đòan Phó Tiểu Đòan 29 Việt Nam.
- Phục vụ tại Tiểu Đòan Lưu Động 30 Đông Hà.
1953: Đại Úy Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 607 Địa Phương (Khánh Hòa).
1954: Tham mưu trưởng kiêm Trưởng Phòng 3 Tiểu Khu Bình Thuận.
- Cuối năm, Sỉ Quan Liên Lạc Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
1955: Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Phủ Thủ Tướng
- Thăng Thiếu Tá.
1957: Thăng Trung Tá tạm thời.
- Bàn giao Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ Tham Mưu Phủ Tổng Thống cho Đại Tá Nguyễn Văn Là.
- Tư Lệnh Sư Đòan 13 Khinh Chiến.
1958: Sư Đòan 13 Khinh Chiến hợp cùng Sư Đòan 11 Khinh Chiến trở thành Sư Đòan 21 Bộ Binh.
- Du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leavenworth Kansas.
- Khóa Hành Chánh và Quân Chánh tại Fort Gordon Georgia.
- Khóa Hành Quân Không Vận tại Biloxi, Mississippi
1959: Tư Lệnh Sư Đòan 7 Bộ Binh.
- Thăng Đại Tá tạm thời.
1962: Vinh thăng Thiếu Tướng.
1963: Tư Lệnh Quân Đòan 4 và Vùng 4 Chiến Thuật tại Cần Thơ
- Ngày 10-9-1963 Chỉ Huy cuộc Hành Quân giải tỏa Đầm Dơi
- Ngày 5-11 Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Phát Triển Khả Năng Tác Chiến
1964: Hướng dẫn phái đòan VNCH tham dự Hội Nghị về Biên Giới Việt Nam Cam Bốt
- Ngày 4-5 Tổng Giám Đốc văn phòng Dân Ý Vụ.
1965: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
- Hướng dẫn phái đòan VNCH sang Đài Loan nghiên cứu chương trình Chiến Tranh Chính Trị Trung Hoa Quốc Gia và gặp Tổng Thống Tưởng Kinh Quốc.
- Ngày 3-3 Tổng Thư Ký Ủy Ban thường vụ Hội Đồng Quân Lực do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch.
- Ngày 1-11 Vinh thăng Thiếu Tướng Thực Thụ.
1966: ngày 15-5 Tư Lệnh Quân Đòan 1 và Vùng 1 Chiến Thuật
- Ngày 30-5 rời khỏi chức vụ và Thiếu Tướng Hòang Xuân Lãm thay thế.
- Ngày 14-7 Giải ngủ.
1967: Thương Nghị Sỉ nhiệm kỳ 1967-1973
1968: Ngày 26-1 Trưởng Khối Dân Chủ Xả Hội Thượng Viện
- Chủ Tịch Ủy Ban Ngọai Giao Thượng Viện hướng dẫn phái đòan sang Paris, Pháp Quốc bàn luận với Đại Sứ Hoa Kỳ về Hòa Đàm Paris.
1970: Thượng Nghị Sỉ nhiệm kỳ 1970-1976.
1971: Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Thượng Viện. Lảnh Tụ Thiểu Số Thượng Viện.
1975: Ngày 29 tháng 4 Phu Nhân và 9 người con di tản định cư tại Hoa Kỳ
- Sau 30-4-1975 Tù Cộng Sản cho đến 14-9-1987
- Ngày 25-4-1990 Định cư tại Maryland, Virginia Hoa Kỳ.
Tác Phẩm
He grows under fire (1959).
Thế chiến nhân dân (People's Strategy 1960).
Cách Mạng và Chủ Nghỉa (1964).
Chiến Thuật Nội Hóa (1964).
Vietnam Key to World Peace (1965).
Mối tình đầu (1966).
Lòng Ái Quốc (1970).
Secret Talk in Communist Prison (1990).
Hướng về Việt Nam (1991).
Một Kiếp Người (1993).
Việt Nam Today and Tomorrow (1995).
Ông mất vào ngày ngày 26 tháng 2 năm 2013 tại Virginia
Hưởng Thọ 86 tuổi .
Hội Võ Bị Hoa thịnh Đốn và Phụ cận sẻ làm
lể phủ Quốc Kỳ VNCH cho cố Thiếu Tướng
vào luc 1gio chieu,
ngày Chủ nhật 3 thang 3, 2013
tại EVERLY FUNERAL HOME,
10565 Main St. Fairfax, VA 22030.
CÁO PHÓ
lể phủ Quốc Kỳ VNCH cho cố Thiếu Tướng
vào luc 1gio chieu,
ngày Chủ nhật 3 thang 3, 2013
tại EVERLY FUNERAL HOME,
10565 Main St. Fairfax, VA 22030.
CÁO PHÓ
Trong niềm tin vào Chúa GiêSu Ki-Tô Phục Sinh.
Gia đình chúng tôi trân trọng kính báo cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần:Chồng, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại, Ông Cố của chúng tôi là:ÔNG MATTHEW HUỲNH VĂN CAOCựu Thiếu Tướng & Cựu Thượng Nghị Sĩ VNCHSinh ngày 26 tháng 9 năm 1927 tại Phủ Cam, HuếĐã được Chúa gọi về lúc 12:58PM, thứ Ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Tại Fair Oak Hospital, VirginiaHƯỞNG THỌ 86 TUỔILinh cữu được quàn tại EVERLY FUNERAL HOME10565 Main Street, Fairfax, VA 22030703-385-1110LỄ PHÁT TANG:Chủ Nhật , ngày 3 tháng 3, 2013 vào lúc 9:30 AMGIỜ THĂM VIẾNG & CẦU NGUYỆN:Chủ Nhật, ngày 3 tháng 3, 2013 từ 10:00- 2:00PMThứ Hai, ngày 4 tháng 3, 2013 từ 4:00- 7:00PMTHÁNH LỄ AN TÁNG:Thứ Ba, ngày 5 tháng 3, 2013 - 10:30AMtại Nhà Thờ Saint Timothy Catholic Church13807 Poplar Tree Rd, Chantilly, VA 20151(703) 378-7461LỄ DI QUAN & AN TÁNG:Sau Thánh Lễ, linh cửu sẽ đuọc chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang:Gate of Heaven Cemetery13801 Georgia Ave, Silver Spring, MD 20906(301) 871-6500TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁOVợ: Bà Quả Phụ Huỳnh Văn CaoTrưởng nam: Huỳnh Thái Sơn, vợ, các con và các cháu MDTrưởng nữ: Huỳnh Thu Hà, chồng , con và các cháu (DC)Thứ nam: Huỳnh Việt Tuấn, vợ và các con (MD)Thứ nam: Huỳnh Việt Dũng và các con (VA)Thứ nam: Huỳnh Việt Hùng, vợ và các con (VA)Thứ nữ: Huỳnh Thủy Tiên và các con (VA)Thứ nữ: Huỳnh Thu Minh (VA)Thứ nam: Huỳnh Hải Đức, vợ và các con (MD)Út nam: Huỳnh Việt Huy, vợ và con (GA)Cháu đích tôn: Huỳnh Thái Bảo, vợ và các con (MD)Trong lúc tang gia bối rối, nếu có điều gì sơ xuất, xin quý khách niệm tình thứ lỗi
****Xin miễn phúng điếu****
Tang gia đồng kính bái
Trung Tướng Tôn Thất Đính
Như đã trình bày, sau khi Tướng Nguyễn Chánh Thi bị cách chức, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia , đã lần lượt thất bại trong việc chọn người giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I qua trường hợp Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân và Trung tướng Tôn Thất Đính. Sau đây là những ghi nhận tổng lược (phần tiếp theo) về tình hình miền Trung sau khi Trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1, bị giải nhiệm biên soạn dựa theo lời kể của cựu Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên.
* Ủy ban lãnh đạo quốc gia thay thế Tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 Chiến thuật
Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, rõ ràng là từ lúc khởi đầu đến bây giờ đều trong thế bị động, tuy đã có nhiều cố gắng để tái lập ổn định tình hình nhưng tất cả đều không thành công. Từ đó dẫn đến rạn nứt trong nội bộ thành hai nhóm, và nếu tình trạng này không sớm chấm dứt thì rồi đây đất nước sẽ như thế nào? Danh dự và trách nhiệm đối với quốc gia dân tộc, quí vị quên rồi sao? Lẽ nào lại thế!
Dù thế nào đi nữa thì Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, cũng phải tìm một vị Tướng khác ra thay Trung Tướng Đính, và vị đó là Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao (lúc đó là Tổng Cục trưởng Chiến tranh Chính trị). Khi Thiếu Tướng Cao từ phòng Trung Tướng Viên bước ra, chẳng những ông không có được nụ cười như lệ thường mà trái lại nét mặt của ông chứng tỏ rằng ông rất lo âu về chức vụ mà Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vừa giao cho ông. Nếu nhận xét cho thật đúng thì Thiếu Tướng Cao sợ hãi!
Chỉ vài ngày sau khi Thiếu Tướng Cao có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, sau giờ làm việc chiều trở về, điện thoại nhà tôi (Phạm Bá Hoa) reo:
"Trung Tá Hoa tôi nghe".
"Chú liên lạc tìm sĩ quan tùy viên của Thống Tướng Westmoreland hỏi xem giờ nào phi cơ cất cánh và bãi đậu ở đâu?
"Thưa Trung Tướng, tôi chưa rõ việc này, xin Trung Tướng cho lệnh rõ hơn".
"Tôi cần đi Đà Nẳng ngay bây giờ. Ông Westmoreland cho tôi mượn chiếc phi cơ U 21 của ổng. Chú hỏi rồi cho tôi biết ngay".
Thống Tướng William C. Westmoreland, đang là Tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. U 21 là chiếc phi cơ phản lực, dường như 8 chỗ ngồi mà Không Lực Hoa Kỳ dành riêng cho ông. Mọi thu xếp xong xuôi, và phi cơ cất cánh lúc 8 giờ tối tại bãi đậu của Không Quân Hoa Kỳ, và trên phi cơ chỉ một hành khách duy nhất là Trung Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng. Trung Tướng Viên 3 ngôi sao, Thống Tướng Westmoreland 4 ngôi sao, phối hợp nhau trong mọi vấn đề rất chặt chẻ. Mỗi tuần vào đầu giờ làm việc chiều thứ hai đều họp cấp cao tại văn phòng Trung Tướng Viên, giải quyết những vấn đề vượt quá trách nhiệm của hai bộ tham mưu, hoặc vì hai bộ tham mưu không đồng quan điểm nên chưa giải quyết được. Ngoài ra, Thống Tướng Westmoreland còn cử một Đại Tá (lúc đó là Đại Tá Freund, ông này thường nói tiếng Pháp), làm sĩ quan liên lạc của ông và có văn phòng tại Bộ Tổng Tham Mưu (ở tầng trệt tòa nhà chánh).
Trước khi lên phi cơ, Trung Tướng Viên dặn tôi:
"Chú chờ tôi ở đây và rất có thể là tôi về khuya lắm".
Tôi muốn biết chuyện gì xảy ra, nên điện thoại hỏi bà Viên vì tôi tin là bà biết. Và đúng như vậy, bà Viên cho biết:
"Thiếu Tướng Cao nói ổng bị ông Loan (Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan) cho người mưu sát ổng ngay tại văn phòng, nên ổng đã bỏ Quân Đoàn chạy sang tị nạn bên Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ Hoa Kỳ. Trung Tướng ra đó giải quyết ngay trong đêm".
Bỗng dưng tôi có dịp quan sát căn cứ Không Quân về đêm. Dưới ánh sáng như ban ngày do hệ thống đèn pha cực mạnh, những bộ phận chuyên viên bảo trì phi cơ và chuẩn bị bom đạn với hỏa tiển để phi cơ sẳn sàng cất cánh lên đường ra trận. Những toán quân nhân làm đêm, không phân biệt Việt Nam hay Hoa Kỳ, đều hoạt động liên tục. Cứ độ nửa tiếng đồng hồ là chiếc xe bán thức ăn nước uống của Hoa Kỳ đến để bán cho các quân nhân Việt Mỹ. Làm việc ban đêm là một nhiệm vụ cấp trên giao phó, nhưng nhìn vào cung cách và thái độ của những quân nhân chuyên viên đó, tôi nhận thấy tấm lòng của họ, tấm lòng của "Người Lính Không Quân" đối với "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm". Xứng đáng biết bao hỡi những chiến sĩ Không Quân âm thầm trong đêm tối.
Trung Tướng Viên về đến lúc 3 giờ sáng. Trước khi lên xe, ông đưa tôi cái thơ không niêm, và nói:
"Tôi về nhà luôn. Chú ghé đưa thư này cho bà Cao và nói rằng, Thiếu Tướng Cao nhờ trao tận tay. Ngoài ra ông Cao không có dặn gì thêm".
Nhà Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao trong cư xá Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng tôi không ghé ngay mà tôi vào luôn văn phòng. Tôi muốn biết tình hình xảy ra như thế nào và tôi nghĩ là thư của Thiếu Tướng Cao có thể có những thông tin liên quan đến. Thế là tôi sao chụp một bản trước khi ghé nhà Thiếu Tướng Cao trao cho bà ấy. Sỡ dĩ tôi hành động như vậy là vì từ cái đêm Tổng Thống Diệm ra lệnh thiết quân luật 20/8/1963 để lùng bắt Thượng Tọa Thích Trí Quang cho đến nay, tôi ghi chép những sự kiện xảy ra, và đồng thời sao chụp các bản tài liệu kèm theo bản văn ghi chép theo câu "nói có sách mách có chứng", để sau này cung cấp cho những sử gia hoặc giả tôi sẽ đăng báo hoặc viết thành sách. Một phần những bản văn ghi chép cùng những bản sao chụp có được, tôi đã thiêu hủy trước khi vào tù tháng 6/1975, chỉ còn lại "tài sản" lưu giữ trong ký ức và một bao đựng những trang giấy viết tay do quân cộng sản lục soát khám xét và xé bỏ tung tóe trước khi bọn họ rời khỏi nhà tôi.
Năm 1986, tôi thuật lại cho các bạn trong phòng giam số 1 trại tù Nam Hà nghe trong 9 đêm liền. Thuật lại như vậy, tôi nghĩ, sự lưu giữ trong ký ức sẽ được dài lâu vì phát ra cũng có nghĩa là thu lại, và mặt khác, trong số các bạn trong phòng giam có những bạn chứng kiến tận mắt hoặc đã tham gia một số sự kiện tại địa phương trong thời ấy như Đại Tá Đàm Quang Yêu chẳng hạn, xác nhận những gì tôi thuật. Có lẽ nhờ vậy mà những gì "tồn trữ trong ký ức" của tôi đã giúp tôi hoàn thành quyển "Đôi Dòng Ghi Nhớ", góp mặt trong hằng loạt sách hồi ký xuất bản tại hải ngoại.
Trở lại thư của Thiếu Tướng Cao. Tôi biết hành động như vậy là không đúng, nhưng tôi muốn có dữ kiện ghi chép chính xác. Tôi không biện minh cho việc tôi làm, nhưng rõ ràng là tôi không hề có ý định gì ngoài điều tôi vừa trình bày. Thư ông chưa đầy trang giấy, chỉ vắn tắt rằng :
"..... Vì có người ám hại nên ông phải ra ngoại quốc tìm kế mưu sinh và sẽ gởi tiền về giúp đỡ gia đình. Cuối cùng, ông cầu xin Đức Mẹ che chở cho vợ con ông".
Ngày hôm sau, tôi được bà Viên cho biết thêm như thế này:
"Nhận chức xong, Thiếu Tướng Cao duyệt lại tình hình từng nơi, đặc biệt là ông chú trọng đến Đà Nẳng và Huế. Ông thấy cần ra Huế để nắm vững tình hình tại đây về lực lượng dưới quyền ông cũng như lực lượng của phía chống đối. Thiếu Tướng Cao đến Huế bằng trực thăng của Hoa Kỳ, khi chuẩn bị đáp thì từ đám đông phía dưới có người bắn lên và xạ thủ trên trực thăng đã bắn chết người đó. Ông quay về Đà Nẳng. Rồi ngay trong phòng làm việc của ông tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, bất ngờ ông phát hiện kịp thời một sĩ quan của ông Loan (Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan) dí súng vào đầu ông từ phía sau, nhưng đúng lúc có một sĩ quan Hoa Kỳ bước vào nên hắn không hành động được. Ông Cao quá tức giận và nói cho ông Loan biết là ông sẽ rời bỏ Quân Đoàn. Ông Loan quì xuống ôm chân Thiếu Tướng Cao và nói trong vội vàng: 'Thiếu Tướng hiểu lầm rồi, không có chuyện mưu sát gì đâu. Tôi lạy Thiếu Tướng, xin Thiếu Tướng đừng bỏ Quân Đoàn. Ngay sau đó, ông Cao sang Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ Hoa Kỳ xin Tướng Waltz -Tư Lệnh- giúp cho ông sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị. Thiếu Tướng Cao viết thư đó tại văn phòng Tướng Waltz".
Tác giả bài viết: VƯƠNG HỒNG ANH
Trung tá Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ Phủ Tổng thống (1956), thăng cấp Đại tá trong thời gian làm Tư lệnh SD 7 BB, thăng Thiếu tướng giữ chức vụ Tư lệnh QD 4-QK 4 (1/1963). Sau cuộc đảo chánh đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11/1963, ông thuyên chuyển về Bộ Tổng tham mưu. Trong cuộc Biến động miền Trung, ông tạm đảm nhận chức vụ Tư lệnh QD 1-QK 1 (16/5/1966), nhưng chỉ 15 ngày sau được lệnh bàn giao cho Thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau đó Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao giải ngũ (7/1966) |
Post a Comment