• Căng thẳng biển đông: Nhật và Trung như một “thùng thuốc nổ”
Căng thẳng biển đông: Nhật và Trung như một “thùng thuốc nổ”
Kha Trần
Chính quyền Trung Quốc phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn với phía Nhật Bản sao cho mát lòng người dân trong nước. Hiện Bắc Kinh đang phải chịu áp lực từ phía chính những người dân của nó, Trung Quốc đang bị chi phối bởi chính cơn phẫn nộ dân tộc của mình.
Cali Today News - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày càng trở nên căng thẳng vì những vấn đề liên quan đến khu vực lãnh thổ đang tranh chấp giữa hai quốc gia này.
Theo một nguồn tin có giá trị được công bố khoảng hai tuần trước đây, bài luận của Joseph Caron với tên gọi The Abe Dilemmas, bài luận này được xuất bản bởi Asia Pacific Foundation của Canada. Bài luận này được ví là một cái nhìn bao quát và toàn diện tình hình hiện nay trên cương vị của Nhật Bản, ông Joseph vốn là một đại sứ của Canada từng làm việc tại Tokyo và Bắc Kinh.
Ông Joseph đã nói về tình huống nhạy cảm mà Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe đang rơi vào. Là một người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc nhưng cũng có óc thực tế, ông Abe phải khéo léo cân bằng cán cân giữa một bên là sự phục hồi kinh tế Nhật Bản và niềm tự hào của dân tộc còn một bên là quá khứ cay đắng của người hàng xóm về sự bành trướng của quân đội Nhật Bản.
Căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc ngày càng tăng cao do vấn đề tranh chấp chủ quyền Đảo Điếu Ngư. Photo Courtesy: vancouversun.com
Trong khi đó, những mối liên hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực đang ngày càng phát triển. Theo số liệu trong bài luận mà Joseph đưa ra thì Trung Quốc chiếm khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản và 21% kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này. Đối với ông Abe, đây giống như một trò chơi tung hứng vậy: vừa nhắm đến mục tiêu lợi ích kinh tế tối đa cho quốc gia, vừa giảm thiểu những lo lắng quốc tế trong khu vực.
Tình hình phía Trung Quốc cũng không kém phần nhạy cảm.
Một cuộc đấu “võ mồm” đã xảy ra gần đây giữa Tokyo và Bắc Kinh xoay quanh chủ quyền quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Chưa nói đến chuyện những nguồn lợi mà người dành được chủ quyền của quần đảo này sẽ được hưởng, quần đảo này ngoài giá trị kinh tế còn mang ý nghĩa liên quan đến danh dự của hai dân tộc: Trung Quốc và Nhật Bản.
Vậy quần đảo Điếu Ngư này có ý nghĩa to lớn đến mức nào đối với dân tộc Trung Quốc?
Theo nhà báo Henry Blodget của tờ Business Insider, một chuyên gia người rất có tầm ảnh hưởng. Ông Henry đã từng nói trong một buổi ăn tối mang tính chất cá nhân tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Thụy Sĩ tháng trước rằng tranh chấp quần đảo này phải được nhìn trong bối cảnh ông Abe đã đến thăm đền Yasukuni Shrine, hành động này của ông đã gây nên rất nhiều tranh cãi và như một cách gián tiếp đào sâu mối thâm thù của Trung Quốc và Nhật Bản. Dĩ nhiên, đây chỉ là cái nhìn phiến diện của một cá nhân. Thế nhưng chúng ta có thể nhận thấy được rằng Trung Quốc (và Nam Hàn) đã rất tức giận trước hành động viếng thăm đền của ông Abe. Đây được gọi là hành động khơi gợi lại nỗi đau của những người dân Trung Quốc và Nam Hàn mà Nhật Bản đã gây ra trước đây.
Chính quyền Trung Quốc phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn với phía Nhật Bản sao cho mát lòng người dân trong nước. Hiện Bắc Kinh đang phải chịu áp lực từ phía chính những người dân của nó, Trung Quốc đang bị chi phối bởi chính cơn phẫn nộ dân tộc của mình.
Và chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trong các cuộc thảo luận hoặc đàm phán, nếu sự xâm chiếm của cảm xúc càng nhiều thì khả năng đạt được một kết quả hợp lý và hoà bình càng ít lại.
Cũng tại Diễn đàn kinh tế thế giới, ông Abe đã mang tình hình của khu vực Đông Nam Á ra so sánh với lịch sử của Vương quốc Anh và Đức thời điểm trước khi Thế Chiến thứ nhất nổ ra. Theo lập luận của ông Abe chiến tranh có thể sẽ xảy ra nếu những vấn đề không thể giải quyết bằng đàm phán và thảo luận
Nguyên nhân khiến ông Abe chọn mối quan hệ giữa Anh và Đức làm ví dụ cho mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc vì vốn dĩ, Anh và Đức từng là những đối tác kinh tế lớn của nhau trước khi Thế chiến thứ nhật bùng nổ. Mối quan hệ làm ăn lâu năm của hai quốc gia này cuối cùng cũng không thể ngăn được sự bùng nổ của chiến tranh.
Nhiều chuyên gia thời hiện đại đã đánh giá rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản không giống với mối quan hệ giữa Anh và Đức, vì thế chỉ cần Bắc Kinh và Tokyo tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác kinh tế này thì sẽ có thể ngăn chặn được các cuộc đụng độ xảy ra. Đặc biệt khi mà cả Bắc Kinh và Tokyo đều đang ở thế thượng phong như hiện nay, chuyện hai quốc gia này đem quân đi đánh nhau có lẽ sẽ khó diễn ra vì cả bên đều rõ nếu cả hai con hổ cùng cắn nhau thì thương vong sẽ như thế nào.
Trung Quốc đang là con cưng của khu vực châu Á vì sự bùng nổ kinh tế và sự phát triển chóng mặt chỉ trong hai thập kỷ qua. Vì thế nó đang tìm cách phô trương uy thế của mình hòng dành lại vị trí cường quốc khu vực mà nó bị Nhật tước mất trong cuộc chiến Trung - Nhật năm 1894.
Nhật Bản thì đang ra sức tái lập lại vai trò chủ đạo trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà nó đã đánh mất trong vài thập kỷ qua với sự lèo lái của ông Abe. Quốc gia này cũng đang viện đến sự giúp sức của Hoa Kỳ để hậu thuẫn trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc.
Không một bên nào chịu thừa nhận rằng mình yếu cả.
Theo ông Joseph, hầu hết người Nhật vẫn phản đối việc ông Abe sửa đổi hiến pháp hoà bình của đất nước. Còn ông Abe sẽ phải tập trung hỗ trợ nhiều hơn vào các chính sách kinh tế thay vì những mục tiêu dân tộc. Trong khi đó, Trung Quốc đang dần chuyển sang một mô hình kinh tế bền vững kiểu chậm mà chắc.
Cho đến nay, có thể thấy rằng cả hai bên đều muốn tránh xa cái gọi là “xung đột vũ trang”. Nhưng không có nghĩa là hai con hổ này sẽ không phô trương sức mạnh quân sự của mình để thị uy với đối phương. Vì thế mối quan hệ giữa Trung và Nhật sẽ như một thùng thuốc nổ, nếu không châm lửa thì sẽ không sao, nhưng một khi đã châm lửa thì…
Kha Trần
Post a Comment