• "Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, tăng cường quân sự"

"Nhật Bản coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến, tăng cường quân sự"



Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với khả năng Trung Quốc "xâm lược đảo nhỏ" theo 3 giai đoạn, tăng cường khả năng hành động liên hợp phòng thủ đảo.
Nhật triển khai tên lửa chặn đường ra vào Thái Bình Dương đối với TQ Nhật Bản liên kết các nước ứng phó mối đe dọa tàu ngầm TQ Nhật muốn tiếp thị tàu ngầm cho Australia chống lại Trung Quốc CCTV: Thủ tướng Nhật sẽ có quyền hạ lệnh cho quân đội tấn công

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 6 có bài viết nói ra nói vào về một số động thái gần đây của Nhật Bản, cho rằng, trọng tâm chiến lược của Nhật Bản không ngừng chuyển xuống tây nam. Một loạt động thái nhằm vào Trung Quốc cho thấy, chính sách quân sự của Nhật Bản hoàn toàn lấy Trung Quốc làm đối tượng.


Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tập đánh chiếm đảo

Theo bài báo, trước dư luận quốc tế, Nhật Bản liên tiếp lên án Trung Quốc cho máy bay quân sự áp sát một cách bất thường, đồng thời khẳng định radar điều khiển hỏa lực tàu chiến Trung Quốc đã ngắm bắn họ... Nhật Bản lên tiếng như vậy là để được cộng đồng quốc tế đồng tình và ủng hộ (điều này là đương nhiên, bất cứ nước nào cũng phải thông báo khi an ninh của mình bị đe dọa -PV).

Báo Trung Quốc chỉ trích những hành động này của Nhật Bản là "bôi đen" Trung Quốc, không chỉ vậy, Nhật Bản còn tiến hành triển khai thực tế vũ khí trang bị đối phó. Đây chính là sách lược "chơi cờ" của Nhật Bản đối với Trung Quốc.

Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 15 tháng 6 cho rằng, Nhật tích cực chuẩn bị ứng phó với việc Trung Quốc "xâm lược đảo nhỏ", phòng thủ đảo nhỏ trước Trung Quốc cần tiến hành ứng phó trong 3 giai đoạn, tức là phòng thủ theo các tầng nấc: khu vực ven bờ, khu vực chuyển tiếp bờ biển và khu vực đất liền.

Ở khu vực ven bờ tức giai đoạn đầu tiên, tên lửa đất đối hạm có vai trò rất quan trọng đối với việc áp chế và đánh chìm tàu chiến quân địch. Phương thức có thể phát động cuộc chiến đoạt đảo của quân đội Trung Quốc là dùng tàu vận tải chở rất nhiều xe chiến đấu đổ bộ tiến hành tác chiến đổ bộ, đồng thời điều rất nhiều tàu khu trục tên lửa và tàu pháo yểm trợ. Để ngăn chặn hành vi như vậy, tập trung bố trí rất nhiều tên lửa đất đối hạm, sớm đánh chìm hạm đội đổ bộ quân địch xâm phạm rất cần thiết.


Lực lượng nhảy dù Nhật Bản tập trận đoạt lại đảo nhỏ

Bài báo còn cho rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin để tiến hành truyền số liệu trực tiếp những "thông tin vị trí tàu địch" do máy bay trinh sát P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển dò được, tăng cường hành động thống nhất của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất/Biển/Trên không, nâng cao khả năng đối kháng với tàu chiến hải quân Trung Quốc.

Giáo sư Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng: "Nhật Bản hiểu rất rõ, Trung Quốc sẽ không chủ động đổ bộ lên đảo tác chiến, nhưng họ muốn triển khai quân sự nhằm vào Trung Quốc".

Theo góc nhìn của ông này, về công nghệ, tên lửa đất đối hạm Type 88 của Nhật Bản có thể phong tỏa eo biển Miyako, nhưng vùng biển này là tuyến đường hàng hải quốc tế giống như eo biển Malacca, Nhật Bản không có quyền, cũng không thể phong tỏa nó. Nhật Bản thực ra đang nhấn mạnh đến mối đe dọa Trung Quốc để hoàn thiện triển khai nhằm vào Trung Quốc.

Học giả Lư Hạo, Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, ở một ý nghĩa nào đó, chính sách quân sự của Nhật Bản đã bị Trung Quốc ảnh hưởng hoàn toàn, từ việc chi tiêu quân sự những năm gần đây của Nhật Bản, đặc biệt là cơ cấu chi tiêu vũ khí trang bị và nghiên cứu phát triển công nghệ sẽ thấy, Nhật Bản tập trung chi tiêu quân sự cho tăng cường lực lượng tác chiến trên biển, trên không, thành lập binh chủng mới như "thủy quân lục chiến", "lực lượng theo dõi đảo nhỏ", Nhật Bản triển khai quân sự rõ ràng lấy Trung Quốc làm đối tượng tác chiến.


Nhật Bản tiến hành tập trận tên lửa đất đối hạm

"Thể hiện cơ bắp với Trung Quốc"
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 6 còn có bài viết cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hoàn thành triển khai tên lửa ở đảo Miyako, nơi cách rất gần đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ triển khai tên lửa tiên tiến nhất ở cực tây nam Kyushu để đề phòng Trung Quốc phát động tấn công vũ trang đối với đảo Senkaku...

Cùng với một loại triển khai quân sự nhằm vào Trung Quốc, nhà cầm quyền Nhật Bản tiếp tục thể hiện thái độ "võ sĩ cầm đao đầy sát khí". Gần đây, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh chấp Trung-Nhật trầm trọng hơn, trọng tâm chiến lược của Nhật Bản không ngừng chuyển hướng tây nam.

Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo Miyako nhằm kiểm soát eo biển Miyako, một tuyến đường quốc tế và là tuyến đường ra vào Thái Bình Dương chủ yếu nhất của hải quân Trung Quốc. Nhật Bản triển khai tên lửa đất đối hạm ở đảo này không chỉ có lợi cho phòng vệ đảo Senkaku, mà sẽ còn đe dọa hạm đội hải quân Trung Quốc ra vào Thái Bình Dương.


Nhảy dù đổ bộ

Từ khi tranh chấp Trung-Nhật trầm trọng đến nay, đảo Miyako đã trở thành một trọng điểm Nhật Bản tiến hành triển khai quân sự. Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản dẫn lời quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản có kế hoạch xây dựng căn cứ ở 3 đảo gần đảo Senkaku là Miyako, Amami, Ishigaki, triển khai lực lượng cảnh giới.

Tờ "Thời báo Okinawa" ngày 14 tháng 6 cho rằng, dự kiến đợt triển khai lực lượng cảnh giới ở đảo Miyako đầu tiên là 350-400 người. Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Ryota Takeda ngày 12 tháng 6 đã tiến hành hội đàm với quan chức chính quyền địa phương ở đảo Miyako, nhấn mạnh Nhật Bản cần "lấp chỗ trống phòng thủ khu vực quần đảo Miyako trong đó có đảo Miyako".

Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" cho rằng, đảo Miyako cách Tokyo 2.000 km, cách Đài Loan khoảng 200 km, hành động này của Nhật Bản rõ ràng là để tăng cường thực lực phòng vệ trong bối cảnh tranh chấp trên biển Nhật-Trung trầm trọng hơn.

Tờ "Tin tức Toàn cầu" Đức cho rằng, Nhật Bản thể hiện "cơ bắp" quân sự, việc thiết lặp căn cứ tên lửa mới là một phần của mạng lưới phòng thủ tên lửa của Nhật Bản, điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền cho Trung Quốc, tiếp tục lầm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng biển Hoa Đông.



Hạm đội tàu chiến Nhật Bản


Một nước Nhật mới tại Châu Á


"...Như vậy khi Nhật đã quyết định đóng một vai trò chủ động để duy trì hòa bình và công lý trong vùng, nhất là với hậu thuẫn tích cực của Mỹ và nhiều đồng minh khác, thì Trung Quốc không có chọn lựa nào khác hơn là một thái độ biết điều..."
Đối thoại Shangri-La 13 đã là dịp để thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định một lần nữa điều mà ông đã từng tuyên bố tháng 10 năm trước, rằng chính sách đối ngoại của Nhật đã thay đổi và thế giới, nhất là các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sẽ thấy một nước Nhật mới mạnh dạn và quả quyết hơn hẳn nước Nhật mà người ta vẫn biết từ sau Thế Chiến 2.


Nước Nhật đó, theo thủ tướng Abe, sẽ chủ động đóng góp cho hòa bình, tự do, dân chủ và luật pháp quốc tế, khác với chính sách đối ngoại khiêm tốn và dè dặt mà Nhật đã theo đuổi trong gần 70 năm qua. Để chuẩn bị cho vai trò mới này ông Abe nhắc lại rằng Nhật một mặt đã tăng cường liên minh tay ba Mỹ - Nhật – Úc và, mặt khác, đã tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ và các nước ASEAN. Năm trước thủ tướng Shinzo Abe đã từng nói, và khiến Trung Quốc phản ứng một cách giận dữ, rằng ông đã thăm viếng tất cả các nước ASEAN, nghĩa là kể cả Việt Nam, và tất cả các nước này đều yêu cầu Nhật đứng đầu một liên minh để bảo vệ các quyền lợi chính đáng trước chính sách bá quyền ngày càng lộ liễu của Bắc Kinh, và Nhật đã chấp nhận. Lần này ông nói thêm rằng ý chí đóng góp một cách chủ động và mạnh mẽ hơn cho hòa bình của Nhật đã được tất cả các nước ASEAN, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Anh, Pháp và nhiều nước khác nồng nhiệt ủng hộ. Hòa bình đó, vẫn theo ông Abe, sẽ giúp các nước Châu Á hợp tác để phát triển mạnh mẽ tiềm năng rất lớn của mình. "Châu Á" sẽ đồng nghĩa với "tăng trưởng" và "thành đạt". Khuôn khổ hợp tác sẽ là Khối Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Nhưng bảo vệ hòa bình chống lại mối nguy nào? Theo cách mà ông Abe mô tả thì rõ ràng là Trung Quốc. Còn khối TPP từ lâu vẫn được hiểu là mở cửa cho tất cả các nước chung quanh Thái Bình Dương trừ Trung Quốc. Bộc trực hơn Shinzo Abe, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói thẳng Trung Quốc đang đe dọa hòa bình trong vùng và Hoa Kỳ sẽ không dung túng. Phát biểu của Nhật và Mỹ đã khiến Trung Quốc bực bội đến nỗi đại diện Trung Quốc, thượng tướng Vương Quán Trung, phải thêm vào bài diễn văn đã soạn sẵn một đoạn để trả lời Mỹ và Nhật. Tuy giận dữ nhưng Trung Quốc đã chỉ phản bác ý kiến cho rằng họ là một đe dọa cho hòa bình mà thôi. Trung Quốc dù đủ sức bắt nạt Việt Nam nhưng còn quá yếu so với liên minh mà ông Abe mô tả và không có lợi gì để gây thêm căng thẳng.

Nước Nhật ngày nay đã có thể khẳng định một vai trò lãnh đạo với khí thế tự tin bởi vì đã hoàn thành một trong những cuộc chuyển hóa lớn nhất trong lịch sử, từ một nước Nhật truyền thống thành một nước Nhật thực sự hiện đại, nghĩa là trong cả cách sống và làm việc. Cuộc cách mạng văn hóa này đã khiến kinh tế Nhật trì trệ trong gần ba mươi năm nhưng đã thành công, Nhật đã ra khỏi khó khăn và bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng lành mạnh mới. Trong khi đó Trung Quốc đang đứng trên bờ một cuộc khủng hoảng lớn và toàn diện. Hơn nữa Trung Quốc còn thua xa Nhật về mọi mặt.

Như vậy khi Nhật đã quyết định đóng một vai trò chủ động để duy trì hòa bình và công lý trong vùng, nhất là với hậu thuẫn tích cực của Mỹ và nhiều đồng minh khác, thì Trung Quốc không có chọn lựa nào khác hơn là một thái độ biết điều. Việt Nam không có lý do gì để sợ Trung Quốc. Chỉ có chế độ cộng sản cần dựa vào Trung Quốc để tồn tại và khiến chúng ta bị chèn ép vô lý.






No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.