Blogger Điếu Cày: Từ nhà tù đến Nhà Trắng


* Video phụ đề tiếng Việt phần phát biểu trước báo chí của tổng thống Obama sau cuộc gặp gỡ với blogger Điếu Cày

CTV Danlambao - Ngày 1/5/2015, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có buổi gặp gỡ thân mật với blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải cùng hai nhà báo Fatima Tlisova, Lily Mengesha đến từ Nga và Ethiopia.


Buổi hội luận đánh dấu Ngày Tự Do Báo Chí Quốc Tế được diễn ra tại Phòng Roosevelt, trong khuôn viên Nhà Trắng. 

Người sáng lập Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đã trực tiếp trao tận tay cho tổng thống Obama bản danh sách các tù nhân lương tâm, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ ủng hộ cuộc đấu tranh đòi nhân quyền tại Việt Nam.

Sau khi kết thúc buổi gặp riêng với blogger Điếu Cày, tổng thống Obama đã có bài phát biểu quan trọng trước giới truyền thông nhân ngày Tự do Báo Chí Quốc Tế 3/5 sắp tới.



Dưới đây là nội dung bài phát biểu được lược dịch sang tiếng Việt:

Obama: Như các bạn đã biết, chủ nhật tới sẽ là ngày Tự do Báo chí Thế giới. Đây là ngày mà chúng ta tái khẳng định về vai trò sống còn của tự do báo chí đóng góp cho nền dân chủ. Tự do báo chí cũng chiếu rọi ánh sáng trước những thách thức tàn ác, viết lên câu chuyện của hy vọng vẫn đang hiện hữu ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Các nhà báo đã giúp cho người dân chúng ta có cơ hội để biết sự thật về đất nước, về chính bản thân và về chính phủ của chúng ta. Điều đó giúp chúng ta tốt hơn và mạnh mẽ hơn. 

Những nhà báo cũng đã cất tiếng nói cho những người không thể nói, họ tố cáo bất công và đồng thời cũng ảnh hưởng đến những lãnh đạo như tôi phải có trách nhiệm.

Tuy nhiên, ở rất nhiều nơi trên thế giới, tự do báo chí vẫn đang bị tấn công bởi những chính phủ trốn tránh sự thật hoặc nghi ngại thẩm quyền của công dân trong việc ra quyết định. Các nhà báo vẫn đang bị sách nhiễu, thậm chí bị giết hại. Truyền thông độc lập bị đóng cửa. Những tiếng nói bất đồng bị bịt miệng. Và tự do ngôn luận bị dập tắt.

Đó là lý do tại sao tôi thực sự cảm kích và trân trọng khi được cơ hội lắng nghe từ ba nhà báo ở đây, những người với lòng quả cảm đáng kinh ngạc trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Cả ba nhà báo đến từ những quốc gia vẫn cấm đoán nghiêm ngặt tự do báo chí. Họ từng bị bỏ tù và sách nhiễu. Họ đang phải tị nạn ở Hoa Kỳ. Và chúng ta chào đón cả ba nhà báo đến đây để được tiếp tục những sứ mệnh quan trọng.

Một cách ngắn gọn, tôi xin được giới thiệu ba nhà báo của chúng ta. Đây là bà Fatima Tlisova đến từ Nga. Bà là người đã đưa tin về các hoạt động quân sự tại khu vực Bắc Caucasus, cũng như các vụ mất tích và tham nhũng. Bà từng bị tấn công, bắt cóc và tra tấn. Hiện nay, bà làm việc cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ và dành phần lớn thời gian để đưa tin về phiên tòa liên quan đến vụ đánh bom ở Boston. Chúng tôi đánh giá cao sự có mặt của bà Fatima ở đây.

Chúng ta cũng đang có Điếu Cày – đây là bút danh của ông, đến từ Việt Nam. Blogger Điếu Cày chuyên viết về nhân quyền và tự do tôn giáo, là tiếng nói đi đầu nhằm thúc đẩy nền tự do báo chí ở Việt Nam. Ông đã bị bỏ tù 6 năm và vừa được phóng thích vào tháng 10 năm ngoái.

Sau cùng, chúng ta có cô Lily Mengesha đến từ Ethiopia. Cô đã thắp lên ánh sáng cho những trẻ em bị lạm dụng, bị ép buộc làm cô dâu. Sau khi lên tiếng cổ vũ tự do báo chí, cô bị sách nhiễu và giam cầm. Hiện nay, cô đang làm việc với NED – Tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân Chủ.

Tôi đã lắng nghe trực tiếp từ cả ba nhà báo, và tôi cho rằng tầm quan trọng của họ cũng là rất quan trọng với chúng ta, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ. Họ đã lên tiếng nhân danh những giá trị của tự do ngôn luận.

Tôi cũng bày tỏ với cả ba nhà báo rằng, đây là những quốc gia mà chúng ta đã giao thiệp và đang thực hiện nhiều công việc. Chúng tôi cho rằng giao tiếp và ngoại giao là việc hoàn toàn hệ trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

Nhưng một điều cũng quan trọng là chúng ta sẽ cất tiếng thay mặt cho những giá trị đã được thừa nhận trong Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ. Bởi lẽ chúng ta tin rằng đây không chỉ đơn giản là những giá trị của người Mỹ. Những giá trị cốt lõi vững chắc đã thừa nhận rằng việc bày tỏ quan điểm và lương tâm của bạn một cách ôn hòa là những quyền phổ quát của con người. Và sau cùng, điều này sẽ làm thế giới tốt đẹp và mạnh mẽ hơn khi lương tâm mỗi cá nhân cùng nền báo chí tự do được phá huy hết vai trò. 

Đây cũng là thời gian để chúng ta tưởng niệm và tôn vinh những nhà báo đang bị đày đọa trong ngục tù, bị sách nhiễu và gặp nguy hiểm... Và dĩ nhiên, chúng ta cũng tôn vinh những nhà báo đã phải mất đi cuộc sống của chính họ, đó là Steven Sotloff, James Foley, Luke Somers của tạp chí Charlie Hebdo bị sát hại ở Paris. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đòi trả tự do cho các nhà báo đang bi bỏ tù độc đoán, bao gồm Jason Rezaian của The Washington Post, người hiện đang bị giam cầm tại Iran.

Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ba nhà báo có mặt ở đây để chia sẻ một cách rành mạnh và quả quyết về những thử thách họ đang phải đối mặt. Tôi muốn mọi người hiểu rằng đây sẽ tiếp tục là ưu tiên đối với Hoa Kỳ trong các chính sách đối ngoại, không chỉ là việc đúng phải làm, mà vì chúng tôi tin rằng đó cũng chính là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

Theo WhiteHouse.Gov

2/5/2015

 


No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.