HNTƯ 14: Theo Tàu: YES, theo Mỹ: YES, theo Dân: NO!!!
Ba Ếch lại... ngựa về ngược!?
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hội nghị TƯ 14 hạ màn. Kết quả mới của cuộc đấu đá nội bộ là một số đồng chí già nua... "không ham quyền lực" - theo tiêu chuẩn của Tổng bí thư - được xếp vào trường hợp "đặc biệt" (được quyền đam mê quyền lực) tiếp tục tái cử. Danh sách đề cử vào các chức vụ chủ chốt là kết quả biểu quyết của một cụm từ rất lạ và lú: số phiếu rất tập trung.
Trong HNTƯ này, để đáp ứng nhu cầu đặc quyền đặc lợi, bảo vệ nồi... hamburger lẫn nồi vịt tiềm của cả 2 phía, mọi thương thuyết đã dẫn đến con đường đu dây Mỹ-Tàu theo hướng chiến lược làm ăn mới của đảng Cướp-Sạch:
"Mỹ Tàu hữu nghị, hợp tác cả hai, giữ ghế lâu dài, đảm bảo tương lai"
"Láng giềng tốt, Đô la tốt, Đồng chí tốt, Đồng minh tốt".
Việc TPP được đưa vào nghị trình của hội nghị sau cùng của BCHTƯ trước khi bước vào đại hội đảng XII cho thấy nguyện vọng rất tập trung của đa số ủy viên BCHTƯ là muốn "diversify" - đa dạng hoá portfolio / hồ sơ làm ăn - thay vì để hết trứng vàng vào tổ quạ Bắc Kinh.
Có hai giả thuyết từ chuyện này:
1. Đây là một thắng lợi lớn của Nguyễn Tấn Dũng và đàn em trong BCHTƯ đã đem được TPP vào nghị trình.
2. Đây là nhượng bộ của Nguyễn Phú Trọng đối với những đòi hỏi của nhiều UVTƯĐ sẽ đứng về phe Nguyễn Phú Trọng, phản Dũng nếu TPP được Bộ Chính trị bật đèn xanh.
Giả thuyết nào có xác suất xảy ra cao?
Để rõ hơn, hãy nhìn về "chuyện lớn" thứ 2 trong nghị trình hội nghị. Đó là vấn đề nhân sự.
Về mặt nhân sự, Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong diễn văn bế mạc như sau:
"Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII; nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung."
Điều này cho thấy:
1. Nguyễn Phú Trọng / Bộ Chính trị đương thời đã bị thất bại trong nước cờ giành quyền đề cử ứng viên Bộ Chính trị tương lai (dựa vào Điều 13, quyết định 244-QĐ/TW - Bộ Chính trị giành quyền "cử", BCH TƯ chỉ được "bầu".)
2. Thay vào đó, danh sách đề cử sau cùng là do BCHTƯ biểu quyết thông qua.
3. Đây là một cuộc đối đầu hy hữu giữa BCHTƯ đối với BCT đảng CSVN như blogger Hoàng Trần phân tích trong bài viết Kết thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị? đăng trên Danlambao.
Chính xác hơn, không những đối đầu mà BCHTƯ đã thắng BCT trong Hội nghị TƯ 14 này.
4. Kết quả chung cuộc của Hội nghị BCHTƯ 14 là một thất bại lớn của Nguyễn Phú Trọng vì ông ta đã đình hoãn việc bổ xung nhân sự "đặc biệt", đáng lẽ phải xong ở Hội nghị TƯ 13, với hy vọng sẽ tìm mọi cách để cho Nguyễn Tấn Dũng không thể qua cửa ải Bộ Chính trị gồm 16 người mà ông Trọng đã thu phục được đa số.
5. Đây là một thắng lợi lớn cho Nguyễn Tấn Dũng vì nếu nằm trong danh sách đề cử và được bầu bán bởi BCHTƯ trong đại hội toàn đảng XII thì phần thắng sẽ nghiêng về ông Dũng - giống như ông đã tranh thủ sự ủng hộ của BCHTƯ và thoát được tai ách kỷ luật của ông Trọng / BCT trong kỳ Hội nghị BCHTƯ 6.
Tình hình "chiến sự" của các đồng chí đảng ta có thể nào được phản ảnh qua những "bộ mặt" sau đây, được ghi nhận vào thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc: "Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp!"
Thành công tốt đẹp mà sao mặt mày của các đồng chí BCT đảng ta lại như thế này?:
Trong khi đó thì Nguyễn Tấn Dũng bên cạnh ngài đại tướng Tâm Tư:
Chỉ còn 1 tuần nữa là bước vào đại hội toàn đảng cộng sản. Từ giờ đến đó vẫn còn nhiều "sự cố" xảy ra - có thể trong Ba Đình Cung, hoặc đến từ Tử Cấm Thành.
Trước mắt, trang daihoi12.com dùng để đăng tải ý kiến của các đảng viên, lão thành cắt mạng bênh vực đồng chí X được đóng cửa vì đã tạm thời làm xong nhiệm vụ.
Trước mắt, Nguyễn Tấn Dũng xoa tay.
Lên gân, lên cốt chuẩn bị cho hiệp cuối.
Hiệp thứ 12.
Post a Comment