Kỷ nguyên của chiến tranh điện tử

Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) - ...Người ta nghi ngờ cả hai phi cơ đã bay vào Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của TC. Máy Định Vị (GPS) của cả hai phi cơ đã bị TC làm cho bất khiển dụng, hệ thống điện tử của phi cơ bị "nhiễu loạn" để rồi cả 2 phi cơ đều bị hỏa tiễn của TC bắn hạ. Phải chăng Chiến tranh điện tử - một loại chiến tranh dùng công nghệ kỹ thuật cao đã bắt đầu? Hai phi cơ cùng 10 người thuộc phi hành đoàn của 2 chiếc phi cơ của CSVN là những người đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến mới này...

*

Ngày 14 tháng 6 năm 2016, một phản lực cơ SU- 30 MK2 của Không Quân VNCS cất cánh từ sáng sớm để thi hành một phi vụ được gọi là ''phi vụ huấn luyện''. Một giờ sau, phi cơ mất liên lạc. SU- 30MK2 là một phản lực cơ tối tân do Nga Sô chế tạo.

Ngày 16 tháng 6 năm 2016, một phi cơ cánh quạt với một phi hành đoàn 9 người, lên đường đi tìm kiếm phi cơ SU-30MK2. Phi cơ do Đại tá Lê Kiêm Toàn lái. Đại tá Toàn là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn KQ số 918.

Chỉ có 1 phi công, Thiếu Tá Nguyễn Hữu Cường là sống sót. Ông được một ngư dân vớt. Lực lượng ''cứu hộ'' không tìm ra ông Cường và xác của Thượng Tá Trần Quang Khải. Xác 2 phi cơ đều tan nát- do một vật đụng mạnh, hết sức mạnh vào phi cơ, chứ không phải chỉ thuần là bị rơi xuống nước, theo lời Phi Công Nguyễn Thành Trung (phi công phản loạn đã oanh tạc phi Trường Tân Sơn Nhất bằng phi cơ A-36 vào những giờ phút cuối của VNCH).

Người ta nghi ngờ cả hai phi cơ đã bay vào Vùng Nhận Diện Phòng Không (ADIZ) của TC. Máy Định Vị (GPS) của cả hai phi cơ đã bị TC làm cho bất khiển dụng, hệ thống điện tử của phi cơ bị "nhiễu loạn" để rồi cả 2 phi cơ đều bị hỏa tiễn của TC bắn hạ.

Phải chăng Chiến tranh điện tử - một loại chiến tranh dùng công nghệ kỹ thuật cao đã bắt đầu? Hai phi cơ cùng 10 người thuộc phi hành đoàn của 2 chiếc phi cơ của CSVN là những người đầu tiên hy sinh trong cuộc chiến mới này.

Hệ thống điện tử sẽ giữ vai trò sống còn trong hình thái chiến tranh mới này. Trong loại chiến tranh này, hệ thống liên lạc và định vị (GPS) bị vô hiệu hóa, các hệ thống máy bay, hỏa tiễn, tầu chiến, tầu ngầm... sẽ mất khả năng liên lạc, thậm chí có thể bị phá hủy.

Tháng 5 năm 2016, The Pentagon của Mỹ đã ra một báo cáo vạch trần tham vọng bành trướng lãnh thổ và chiến tranh điện tử của Trung Cộng. Theo đó TC đã thăm dò và xâm nhập mạng lưới điện tử của Mỹ để thâu thập thông tin tình báo để hậu thuẫn cho một cuộc chiến tranh điện tử trong khi vẫn tăng cường các nỗ lực cho một cuộc chiến có thể xảy ra ở tầm xa.

Báo cáo nhấn mạnh TC đã sục sạo trong mạng lưới của nhiều lãnh vực như ngoại giao, kinh tế, quốc phòng... Lầu Năm Góc cho rằng kỹ năng để xâm nhập giống hệt kỹ năng của các hackers.

TC cho rằng những lời kết tội đó vô căn cứ, sẽ làm tổn thương tới sự tin cậy của quân đội của 2 nước.

Theo tờ The Diplomat, Hải Quân Mỹ đã than phiền gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu ở khu vực Biển Đông vì những khó khăn do biện pháp chống phá điện tử của Trung Cộng. Tháng 4 năm 2015, máy bay giám sát không người lái Global Hawk Long Range đã không thể thu thập được các dữ liệu, tin tức về các đồn bót do TC xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa. Lý do là việc can thiệp điện tử của Trung Cộng.

EA- -18G Glowler Electronic Attack
Chỉ một ngày sau khi 1 phi cơ SU-30G MK2 của Việt Nam bị mất tích trên Biển Đông, hôm 16 tháng 6 Mỹ "dispatch" tới Clark Base của Phi Luật Tân 4 máy bay điện tử tấn công (the most advanced airborn attack. AE-18G Growler provides tactical jamming and electronic protection US Military Forces and Allies around the world). 4 chiếc phi cơ này được gửi đến Clark Base cùng với 120 quân nhân điều khiển và bảo trì.

Máy bay EA-18G Growler đước thiết kế để phát hiện, gây nhiễu sóng (jamming) và phá hủy chức năng phát radar cũng như làm trở ngại cuộc tấn công điện tử của đối phương.

Chiến tranh điện tử là một hướng đi mà các cường quốc đều muốn theo đuổi. Ngày 7 tháng 6 năm 2016, truyền thông Tây Phương đã đưa tin Mỹ sẽ tiến hành hệ thống tác chiến điện tử với khả năng vô hiệu hóa tín hiệu hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS). Cuộc thử nghiệm được diễn ra ở California và có thể gây ảnh hưởng ở một khu vực có đường bán kính lên đến 300km, khiến máy bay trong vùng bị nhiễu loạn hệ thống điện tử khiến phi cơ bị mất định hướng, mất khả năng.

Theo sự tiết lộ của Cơ Quan Nghiên Cứu Quân Sự IHS Janes (Anh), máy bay tác chiến điện tử của Trung Cộng do Công Ty máy bay Thẩm Dương sản xuất đã ''nhái'' theo EA-18G Growler của Mỹ. Máy bay J-16 còn được trang bị ở 2 đầu cánh máy gây nhiễu (jamming) AN-AL AQ 218 do Tập Đoàn Northrop Grumman (Mỹ) chế tạo. Phiên bản đầu tiên J-16 được TC đem ra thử năm 2015. Người dự đoán tới năm 2020 TC sẽ có khoảng 100 chiếc J-16. Tuy nhiên J-16 đã để lộ nhiều yếu điểm như: không có súng ở thân máy bay, thiếu hệ thống dò đường và tìm kiếm hồng ngoại. Người ta cho rằng, dù bắt chước máy bay Mỹ, nhưng khả năng của J-16 rất yếu kém so với EA-18G Growler.

Ngày 18 tháng 6, sau khi phi cơ tác chiến điện tử đến Phi Luật Tân, GS Richard Javad Heydarian, chuyên về các vấn đề quốc tế tại Đại Học La Salle (Phi) nhận định: "Với nguy cơ bùng nổ chiến tranh điện tử do Trung Cộng phát động, Mỹ đang tiến hành mọi nỗ lực để phòng ngừa. Dù Mỹ vượt trội về quân sự truyền thống, Trung Quốc vẫn có thể khai thác tác chiến điện tử kết hợp cùng ưu thế về khoảng cách địa lý."

Cùng ngày 18 tháng 6, TS Koh KsWee lean Collin, thuộc Đại Học Singapour, cũng cho biết: "Trung Cộng, được cho là đã vận hành các hệ thống can thiệp tín hiệu định vị toàn cầu (GPS) và sở hữu cả thiết bị can thiệp vào sóng điện tử."

Ngày 26 tháng 6 năm 2016, trong tờ Báo Cáo thường niên "Sự phát triển quân sự và an ninh của Trung Quốc năm 2016" được đệ trình lên Quốc Hội Mỹ, Lầu Năm Góc đã viết: "Không Quân của Trung Quốc đang tiến nhanh trong việc trang bị khả năng chỉ huy và điều khiển bằng kỹ thuật điện tử để can thiệp điện tử, tiến hành tác chiến điện tử."

Về chiến lược về chiến tranh điện tử mà Bắc Kinh đang tập trung theo đuổi, báo cáo trên nhận xét thêm: 

"Trung Quốc đặt lực lượng tác chiến điện tử là lực lương thứ 4, ngang hàng với các binh chủng Lục Quân, Hải Quân, Không Quân Vũ khí điện tử mà TC sở hữu có thể can thiệp vào nhiều phương tiện liên lạc, tín hiệu vệ tinh... Với những vũ khí như vậy, TC có khả năng không chỉ vô hiệu hóa các hỏa tiễn tấn công mà còn có thể can thiệp cắt đứt liên lạc, phá hủy hệ thống định vị của máy bay đối phương."

Máy bay EA-18G Growler có nhiều khả năng tấn công, sở hữu nhiều thiết bị tác chiến điện tử mạnh mẽ. Máy bay được trang bị hỏa tiễn không đối không, không đối địa. Ngoài ra, tháng 6 vừa qua, Hoa Kỳ đã điều động 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS John C. Stennis, USS Ronald Reagan cùng 2 hạm đội phụ thuộc đến Biển Phi Luật Tân. Tổng cộng 2 nhóm tàu trên gồm:

- 2 HKMH
- 12.000 binh sĩ
- 140 phi cơ
- 6 tàu chiến

Trên mỗi HKMH, ngoài các phi cơ chiến đấu cơ hữu, còn có 5 phi cơ tác chiến điện tử EA- 18G Growler.

Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tại Biển Đông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Cuộc chiến sẽ là 1 cuộc chiến không kéo dài, chỉ vài ngày hay vài tuần.

01.07.2016

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.