NYTimes: Mẹ Nấm

Phạm Nguyên Trường dịch (VNTB) Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động nhân quyền, nói rằng năm 2011, lần đầu tiên bị cảnh sát thẩm vấn anh cảm thấy cực kì cô đơn. Nhưng bây giờ, với những người ủng hộ trên Facebook, “Tôi không thể cảm thấy cô đơn nữa”. Ảnh 1

Một blogger, đồng thời là nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam vừa bị kết án 10 năm tù giam vì vi phạm an ninh quốc gia, trong đó việc tuyên truyền chống nhà nước trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được nhiều người biết với cái tên Mẹ Nấm, đã bị giam từ khi cô bị bắt vào tháng 10 năm ngóai, và số người tham dự phiên tòan xử cô đã bị kiểm soát rất chặt chẽ.

Nhưng chỉ một giờ sau khi phán quyết được đưa ra vào hôm thứ năm, một trong số các luật sư của Quỳnh đã tóm tắt các lập luận của ông và đăng lời tuyên bố cuối cùng của cô tại phiên tòa cho 61.000 người theo dõi Facebook của ông ta.

Theo vị luật sư này, có đã nói: “Tôi hy vọng rằng mọi người sẽ lên tiếng và chiến đấu, sẽ vượt qua nỗi sợ hãi nhằm xây dựng đất nước tốt đẹp hơn”. Tuyên bố này đã được hàng ngàn người đăng lại.

Dưới chế độ độc tài của Việt Nam, Internet, trên thực tế, đã trở thành diễn đàn cho tiếng nói bất đồng đang ngày càng gia tăng ở đất nước này. Cụ thể là, các liên kết trên Facebook đã huy động những ý kiến phản biện các chính sách của chính phủ, các liên kết này có vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình quần chúng phản đối cách thức nhà nước xử lý thảm họa môi trường hồi năm ngoái. Hiện nay, chính phủ đang siết chặt việc kiểm sóat internet, bắt giữ và đe dọa các blogger, ép Facebook và YouTube kiểm duyệt những thông tin trên các trang mạng của họ.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger Việt Nam, thường gọi là Mẹ Nấm, tại phiên tòan hôn thứ năm vừa qua. Luật sư của cô đã đưa lời tuyên bố của cô lên Facebook. Ảnh 2

“Facebook đang được sử dụng như là một công cụ tổ chức, như là diễn đàn tự xuất bản, như là một công cụ để người dân giám sát khi họ bị giam giữ và khi họ được thả”, Phil Robertson, phó giám đốc của Tổ chức theo dõi Nhân quyền châu Á, nói.

Facebook đang được sử dụng “để kết nối các cộng đồng mà nếu không thì không thể nào kết nối được”, ông này nói.

Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, một nhà hoạt động vì dân chủ nói rằng sự kiện là ngày càng có nhiều nhà bất đồng chính kiến kết nối qua các phương tiện truyền thông xã hội làm cho anh càng hăng hái hơn.

Anh nói, năm 2011, lần đầu tiên bị cảnh sát thẩm vấn anh cảm thấy cực kì cô đơn. Cha mẹ và bạn bè của anh không đồng ý với các bài viết mang tính chính trị của anh, và anh chỉ biết vài người mà anh có thể nhờ cậy.

Tuấn vẫn bị cảnh sát sách nhiễu, hộ chiếu bị tịch thu. Nhưng lần được mời đến làm việc gần đây nhất, anh đã đưa bản sao giấy triệu tập lên Facebook, cùng với một nhận xét hài hước rằng phải trả tiền cho thời gian anh bị canh giữ.

Nhận xét của anh đã lan truyền nhanh chóng và những người khác làm theo, họ cũng đưa giấy triệu tập của công an lên Facebook và đòi trả tiền. Anh nói: “Về mặt hoạt động, tôi không còn cảm thấy cô đơn nữa”.

Người sử dụng Facebook ở Việt Nam - hiện nay là 45 triệu, chiếm gần một nửa dân số - sử dụng trang web này để tổ chức các cuộc viếng thăm viếng tù nhân và những tụ tập đòi người bên ngoài đồn cảnh sát và kêu gọi quyên góp ủng hộ tù nhân chính trị. Và các nhà bất đồng chính kiến đang chuyển dần các blog mang tính chính trị và cá nhân, có thể dễ dàng bị chính phủ ngăn chặn, lên Facebook, được nhiều người sử dụng, nhưng ngăn chặn hòan tòan là bất khả thi.

Tuấn giúp điều hành quỹ hỗ trợ các gia đình tù nhân lương tâm, trong đó có mẹ của Quỳnh và hai con nhỏ. Anh nói rằng phần lớn các khỏan trợ giúp là từ những người ở trong nước, người ta gửi tiền từ tài khoản ngân hàng, nhà nước có thể theo dõi. Trong quá khứ, anh nói, cộng đồng người Việt ở nước ngoài là lực lượng bất đồng chính kiến chính và cung cấp gần như tất cả tiền bạc.

Anh nói về các mạnh thường quân trong nước như sau: “Họ biết rõ rằng có thể bị chính phủ kiểm tra, nhưng họ đủ can đảm để làm như thế”.

Phạm Anh Cường, bên trái, cảm thấy bất an trước những tấm ảnh trên mạng, chụp cảnh nhà họat động Nguyễn Chí Tuyến, bên phải, bị năm người đàn ông đánh đập giã man, đã làm cho anh ngày càng thẳng thắn hơn về chính trị. ảnh 3.

Chính phủ không bỏ qua chuyện đó, họ còn khẳng định quyền lực của mình bằng những con đường mới. Theo Human Rights Watch, Quỳnh là một trong số hơn 100 blogger và nhà hoạt động đang bị giam giữ tại Việt Nam. Phạm Minh Hoàng, một blogger nổi tiếng khác, bị tước quốc tịch và tuần trước đã bị trục xuất sang Pháp, nước mà ông cũng có quốc tịch.

Chính phủ có chiến lược ngăn cản việc truy cập vào Facebook khi người ta nghĩ rằng sẽ có các cuộc biểu tình, và đầu năm nay đã yêu cầu cả Facebook lẫn YouTube giúp loại bỏ các tài khoản giả mạo và nội dung “độc hại” khác, ví dụ như các tài liệu chống chính phủ. Theo báo Tuổi Trẻ, chính phủ nói rằng đã xác định được 8.000 video trên YouTube có nội dung “độc hại”. Chính phủ cũng cảnh báo các công ty Việt Nam rằng không được đưa quảng cáo của mình bên cạnh những nội dung kiểu đó.

Facebook nói rằng chính sách của họ là tuân thủ luật pháp nước sở tại, mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy đến nay họ đã gỡ bỏ nội dung ở Việt Nam. 

Nguyễn Quang A, một nhà khoa học về hưu và cựu đảng viên Đảng Cộng sản, hiện là một nhà bất đồng chính kiến, cho biết ông cảm thấy tình hình nhân quyền tệ hơn bao giờ hết.

Tuần vừa rồi, ngay trước cuộc phỏng vấn đã được lên kế hoạch, ông đã bị cảnh sát bắt ngay gần nhà và đưa đi bằng xe hơi suốt 5 giờ 30 phút, ra biển rồi trở về. Ông nói, trong một năm rưỡi vừa qua, đã bị giam giữ 11 lần như thế.

Ông cho rằng những công dân thất vọng trước việc xử lý các vấn đề môi trường và đất đai trong thời gian gần đây ngày càng gia tăng áp lực lên chính phủ. Khi vụ đổ hóa chất ở công ty Thép Formosa giết chết hàng tấn cá vào năm ngoái, những người dân phẫn nộ đã liên kết với nhau qua mạng và thông qua mạng, tổ chức các cuộc biểu tình, những bức ảnh về thảm hoạ môi trường lan truyền nhanh chóng và trang https://twitter.com/hashtag/ichoosefish#Ichoosefish trở thành nơi phát ra lời kêu gọi biểu tình.

Nguyễn Quang A nói: “Tôi nghĩ rằng họ quá sợ hãi. Họ cho rằng tình hình quá nguy hiểm đối với họ và họ coi các nhà hoạt động ôn hòa là kẻ thù cực kì nguy hiểm”.

Trong bản báo cáo được ban hành hồi tháng trước, Tổ chức theo dõi Nhân quyền đã mô tả chi tiết hiện tượng được gọi là “xu hướng bất an”, khi các blogger và các nhà hoạt động bị những kẻ hung dữ, gọi là “côn đồ” đánh đập. Bản báo cáo nói rằng, tính từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 4 vừa qua đã có 36 vụ hành hung như thế, nhưng chỉ có một vụ được công an điều tra mà thôi. 

Bản báo cáo này dựa một phần vào những bức ảnh và video của các nhà hoạt động ghi lại vết thương của họ, đấy thường là những đọan phim được quay bằng smartphone, không rõ lắm và được lan truyền nhanh chóng trên mạng.

Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam ở Đại học Leiden (Leiden University), Hà Lan, nói rằng, mặc dù trong thời gian gần đây có bị đàn áp, nhưng quá trình chuyển hóa do internet tạo ra trong một thời gian ngắn “là đáng kinh ngạc và đầy hy vọng”.

“Đáng chú ý là đất nước mà mới cách đây 15 hoặc 20 năm có tỷ lệ người sử dụng điện thoại thấp nhất trên thế giới đã nhanh chóng lao vào kỷ nguyên của thông tin được truyền đi liên tục, 24 giờ mỗi ngày và thường xuyên có những chỉ trích chính trị và xã hội mà ai cũng có thể tiếp cận được”, Jonathan London nói.

Phạm Anh Cường, kỹ sư điện, 45 tuổi, cách đây hai năm, tức là cho đến khi một nhà hoạt động xã hội mà ông theo dõi trên mạng - Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, bị 5 người đàn ông đánh rất đau - chưa từng nói thẳng về chính trị. Cường nhìn thấy những bức ảnh với khuôn mặt đầy máu me của Tuyến và cảm thấy bất an trước sự tàn bạo của vụ tấn công.

Hiện nay, anh tự coi mình là người “cất lên tiếng nói của tôi”, tuy chưa phải là nhà bất đồng chính kiến thực sự. Mục tiêu của ông là chia sẻ thông tin với gia đình và bạn bè, chứ không chỉ dựa vào các phương tiện truyền thông chính thống, gần như tất cả đều nằm trong tay nhà nước.

“Lần đầu tiên tôi viết trên Facebook, thậm chí không ai dám “like” - họ sợ, không dám nhấn vào nút “like”, anh nói. “Bây giờ mọi người bắt đầu “like” và bắt đầu “share”.

Bây giờ, ở bên ngòai mạng, Cường coi Tuyến và những người bạn bất đồng chính kiến khác, và một số người trong đó cùng đá trong đội bóng gọi là No-U FC. (“No-U” ám chỉ đường chữ U thể hiện yêu sách lãnh thổ trơ trẽn của Trung Quốc trên biển Đông, một vấn đề mà cách đây vài năm đã làm nhiều nhà bất đồng chính kiến cảm thấy bực bội). Một trang Facebook tiến hành theo dõi một cách tỉ mỉ các chiến thắng và thất bại của đội, cũng như những vụ cãi nhau thường xuyên xảy ra giữa các thành viên của đội bóng và lực lượng an ninh.

Tuần trước, trong một quán cà phê ở Hà Nội, có hai người bạn vừa nói chuyện, vừa truyền nhau điếu thuốc lá và lướt Facebook. Họ bắt gặp câu chuyện truyền thông nhà nước chỉ trích Nấm vì đã nhận giải thưởng bằng tiền mặt từ một tổ chức nhân quyền ở Stockholm. Nguyễn Chí Tuyến tag ngay một nhà ngoại giao Thụy Điển để báo cho bà biết bản tin này và đề nghị các nhóm nhân quyền cho ý kiến.

Hai người lướt mạng.

“Đây là tin tức của một trong những người bạn của tôi, một bác sĩ ở Sài Gòn, ông này vừa nghe tin Nấm bị mắc nợ. Ông bác sĩ này nói rằng chúng ta phải đóng góp tiền cho gia đình Nấm”, Tuyến nói.

Anh đánh máy một lúc, rồi ngẩng đầu lên. 

“Tôi vừa viết: ‘Tôi sẽ tham gia’”.

https://www.nytimes.com/2017/07/02/world/asia/vietnam-mother-mushroom-social-media-dissidents.html

VNTB

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.