Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTàu ngầm Kilo 636 hiện đại đầu tiên của Hải quân Việt Nam mang tên Hà Nội
Một nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Ngô Thương Tô (Shang-su Wu), mới đây viết bài trên trang The Diplomat về "những điểm yếu của quân đội Việt Nam" (The Weak Points in Vietnam's Military).
Ông viết rằng "bất chấp những đầu tư quốc phòng lớn, một số điểm thiếu đầu tư của quân đội Việt Nam dễ bị tổn thương nếu Trung Quốc tấn công".
Ông nêu ra ba điểm yếu kém nhất của Quân đội Việt Nam là thiết giáp, pháo binh và dò mìn.
BBC phỏng vấn Tiến sĩ Ngô về chủ đề tranh cãi này.
BBC: Vì sao ông nghĩ các chiến đấu cơ, tàu ngầm và tàu khu trục nhỏ của Việt Nam không hề kém hơn so với của Trung Quốc?
Chiến đấu cơ Su-30MK2 thế hệ thứ tư tương đương với loại J-11, Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc, còn cả hai nước đầu cho tàu ngầm Nga trong dự án 636. Một số tàu ngầm Trung Quốc, như type-039m được cho là có công nghệ giống như loại thuộc dự án 636. Tàu khu trục nhỏ của Việt Nam loại Gepard 3.9 không hề kém hơn type-54 của Trung Quốc. Còn tất nhiên, về con số thì lại là chuyện khác.
BBC: Nhưng ông vẫn cho rằng khả năng phòng thủ của Việt Nam, như trong công tác rà mìn, là điểm yếu dễ bị Trung Quốc khai thác?
Tàu rà mìn và ngư lôi của Việt Nam chủ yếu là tàu ven bờ hoặc cho các vùng nước khác nên chúng không loạt động lâu và công nghệ chống mìn là từ thời Chiến tranh Lạnh.
Bản quyền hình ảnhXINHUAImage captionPhi cơ chiến đấu J-10B của Trung Quốc chuẩn bị tham gia cuộc diễn tập Aviandarts tháng 6/2017
Còn về thiết giáp, nếu Trung Quốc tôn trọng biên giới trên bộ thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu có xung đột trên bộ thì điểm yếu kém của Việt Nam sẽ lộ rõ.
Bản quyền hình ảnhXINHUAImage captionThiết giáp Trung Quốc diễn tập trên bộ cùng Kirgyzstan ở vùng biên giới Tân Cương
So với các nước khác trong khu vực, pháo binh của Việt Nam không kém hơn nhưng vẫn yếu hơn so với Trung Quốc về độ cơ động, về khả năng tự phòng thủ và tầm tác xạ. Các loại pháo tự hành 2S1, 2S3, M-107 của Việt Nam, hệ thống hỏa tiễn bắn liên hoàn BM-21, BM-24 thì có tính cơ động cao nhưng tầm bắn chỉ bằng một nửa cho đến 2/3 của pháo tự hành của Trung Quốc.
Các loại pháo lớn có xe kéo như 105mm, 122mm, 152mm hay 155mm, thì yếu cả về tầm tác xạ lẫn tính cơ động.
Trong những năm qua, quân đội Việt Nam đã sáng tạo bằng cách đem xe Ural 375D chở pháo M-101 loại 105mm để tạo thành một hệ thống pháo di động. Nhờ thế, tính cơ động tăng lên nhưng tầm bắn và tính tự bảo vệ vẫn kém.
BBC: Trong vài năm qua, Không quân Việt Nam đã mất một số chiến đấu cơ và trực thăng, có vẻ như là vì lý do kỹ thuật hoặc thời tiết, điều này có phải là chỉ đấu rằng không quân nước này gặp vấn đề nghiêm trọng hay không?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionQuân đội Việt Nam đã hiện đại hóa những năm gần đây
Tôi không thể nói về lý do của các vụ tai nạn, nhưng một số máy bay của Việt Nam, như MiG-21, Su-22, máy bay vận tải An-26, Mi-8, trực thăng UH-1, đã được đem vào sử dụng hơn 30 hay 40 năm. Vì thế, chúng đã quá cũ và tạo ra thách thức nghiêm trọng, chẳng hạn như các loại phi cơ cánh cứng đều không còn dây chuyền sản xuất.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTàu tuần tra Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng tháng Sáu
Mặt khác, thay toàn bộ thì lại vô cùng tốn kém, còn công tác nâng cấp chỉ giúp cho tình hình cải thiện trong ngắn hạn mà thôi.
BBC: Việt Nam đã tăng cường giao lưu hải quân với các đối tác như Mỹ, Nhật. Nếu xảy ra xung đột, liệu các đối tác sẽ giúp Việt Nam không?
Ngoại giao hải quân không thể coi là chuyện có đồng minh. Vì chẳng có trách nhiệm về pháp lý gì để các đối tác đó phải giúp Việt Nam một khi có chiến tranh. Nhưng hơn nữa thì nếu chính sách chủ đạo của Việt Nam vẫn là không có đồng minh quân sự thì việc lập liên minh sẽ không thể xảy ra.
Tuy thế, các giao lưu này có thể tạo ra một sự bất an nào đó cho Bắc Kinh và tính bất an đó có thể giúp cho tính phòng ngừa.
BBC: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những hoạt động phát huy vai trò của ngư dân trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo, theo khẩu hiệu "bám biển, bảo vệ chủ quyền". Ông đánh giá thế nào?
Dùng tàu thuyền mà chính thức là 'dân sự' gợi ý rằng cả Hà Nội và Bắc Kinh coi các vùng biển tranh chấp này là lãnh hải của họ. Vì thế, tàu thuyền chính thức là dân sự sẽ đóng vai trò thực thi pháp luật trong vùng biển của họ chứ không phải là đang xâm lăng vùng của bên khác.
Ngoài ra, làm thế người ta cũng tránh được việc dùng tàu hải quân để không gây ra rủi ro có tai nạn là nổ súng vào nhau. Philippines cũng thường gửi tàu tuần tra duyên hải thay cho tàu hải quân ra biển, theo lý lẽ tương tự.
Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng làm như vậy, nhưng tàu tuần tra của họ có năng lực cao hơn.
TS Ngô Thương Tô
Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cũng làm như vậy, nhưng tàu tuần tra của họ có năng lực cao hơn.
Nếu các tàu dân sự các bạn nói đến là tàu cá, thì chỉ có Việt Nam và Trung Quốc dùng cách này vì họ có các đơn vị dân quân mạnh trong ngư dân.
Dù vậy, dùng tàu thuyền dân sự lại không giúp gì cho các tuyên bố chủ quyền vì chúng không có uy tín gì về pháp lý. Nó có thể có ý nghĩa trong việc diễn tập một dạng như tổng động viên hoặc để có cách che chắn tốt hơn thôi.
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGESImage captionHồi 2014 đã có cuộc giằng co ngoài Biển Đông giữa các lực lượng bán quân sự và dân sự của hai nước Việt - Trung
BBC: Để hiện đại hóa quốc phòng, ông có nghĩ Việt Nam sẽ nhờ đến Mỹ nhiều hơn là Nga?
Vũ khí của cả Nga và Hoa Kỳ đều có các ưu thế riêng. Một số hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ có thể là hiện đại hơn của Nga ít ra là đã được thử trong chiến tranh thực. Nhưng với quân đội Việt Nam, dùng các hệ thống của Mỹ sẽ tạo ra thách thức lớn về huấn luyện và hậu cần.
Các loại vũ khí của Mỹ cũng đắt hơn so với Nga. Mặt khác, những điểm yếu kém hơn của vũ khí Mỹ lại là ưu điểm của vũ khí Nga. Căn cứ vào các dự án mua sắm vũ khí những năm qua thì hàng của Israel, Ấn Độ, châu Âu, và cả của Nhật Bản đều có thể là các phương án cho Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô Thương Tô (Shang-su Wu) lấy bằng tiến sĩ tại ĐH New South Wales, Australia, và hiện đang làm nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
BBC
Post a Comment