So sánh Bắc Hàn Cộng Sản và Nam Hàn Dân Chủ
Luật sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Thông thường, khi nói đến các chế độ độc tài Cộng Sản, thế giới thường liên tưởng đến sự nghèo khổ và lạc hậu. Ngược lại khi nói đến dân chủ tự do, chúng ta thường liên tưởng đến sự tiến bộ và phồn vinh.
Dĩ nhiên điều trên không phải ngầu nhiên mà có. Trái lại được căn cứ trên những sự kiện hoàn toàn khách quan và trở thành một quy luật chính trị: đó là chủ nghĩa Mác Lê luôn là tác nhân mang lại độc tài đảng trị, sự ngu dốt và bần hàn cho các dân tộc bị chủ nghĩa này thống trị.
Thật vậy, một các hoàn toàn khách quan, trước khi chế độ độc tài cộng sản tại Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, thế giới còn lưỡng cực và chiến tranh lạnh giữa thế giới Tự Do và Cộng sản chủ nghĩa đang xảy ra, thì chúng ta chỉ cần nhìn sơ qua là thấy rõ sự khác biệt này:
1. Hoa Kỳ tự do dân chủ thì phồn vinh và khai phóng. Liên Xô độc tài cộng sản thì khép kín và phá sản.
2. Tây Đức tự do và phát triển vượt bực, Đông Đức Độc tài cộng sản thì khắc khổ và lầm than.
3. Tây Âu dưới ảnh hưởng của dân chủ pháp trị thì phồn vinh và ổn định. Động Âu độc tài đảng trị thì im lìm nhưng ẩn chứa những bất ổn sâu xa.
Tuy màn lưới toàn trị của chủ nghĩa cộng sản có công năng mang lại ảo tưởng về sự ổn định chính trị bề mặt, nhưng những bất ổn ngấm ngầm trong xã hội, phát xuất từ những bất công sâu xa sẽ đột phát bất cứ lúc nào và đập tan trật tự chính trị Mác Lê.
Chính vì thế, cùng với sự sụp đổ của bức tường ô nhục Bá Linh, các đảng cộng sản Liên Bang Xô Viết và Đông Âu đã bất ngờ sụp đổ vào thập niên 90 và được nhân dân thay thế bằng những chế độ dân chủ ở nhiều đẳng cấp khác nhau.
Trên thế giới, chỉ còn một vài quốc gia bất hạnh lẻ tẻ, còn bị độc tài cộng sản thống trị. Đó là Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Lào.
Khi chúng ta so sánh Trung Quốc với Đài Loan, Việt Nam với Nam Hàn, Cuba với Mexico chúng ta sẽ thấy sự tàn hại của ý thức hệ độc tài Mác Lê trên các dân tộc bất hạnh, và tính khai phóng tuyệt vời của một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.
Tuy nhiên không có sự so sánh nào nổi bật bằng sự so sánh giữa chế độ dân chủ chân chánh tại Nam Hàn và chế độ độc tài cộng sản tại Bắc Hàn hay Bắc Triều Tiên.
Ngày 27 tháng 9 vừa qua, trang mạng Việt Ngữ của đài BBC đưa ra 9 điểm so sánh giữa Bắc Hàn cộng sản và Nam Hàn tự do như sau:
1. Bắc Hàn cha truyền con nối và Nam Hàn dân chủ đa nguyên
2. Bắc Hàn lạc hậu đến mức chỉ có 3,2 triệu điện thoại di động so với 58,9 triệu tại Nam Hàn
3. Chiều cao trung bình người dân Nam Hàn là 173.5 cm trong khi đó người Bắc Hàn thấp hơn trung bình từ 3 đến 8 cm
4. Đường được tráng nhựa tại Nam Hàn 92%. Tại Bắc Hàn chỉ có 3%
5. Nam Hàn xuất cảng 63,8 tỷ USD than đá. Bắc Hàn chỉ có 952 triệu USD
6. Bắc Hàn có 1,19 triệu quân. Nam Hàn có 630 ngàn quân
7. Lợi tức đổ đầu người dân (GDP) Bắc Hàn chỉ khoảng hơn 1000 USD. Trong khi Nam Hàn đạt đến khoảng gần 22,000 USD và là một trong những cường quốc kinh tế của thế giới
8. Tuổi thọ trung bình miền Bắc kém miền Nam 12 năm
9. Bắc Hàn có tỷ lệ sinh nhiều em bé hơn Nam Hàn
Tại sao tình trạng của Bắc Hàn độc tài cộng sản lại tệ hại như thế so với Nam Hàn tự do dân chủ? Tại sao các nước độc tài cộng sản thông thường tệ hại hơn các nước tự do dân chủ?
Lý do tuy nhiều nhưng tựu trung có 2 lý do chính.
Trước hết, vì chế độc độc tài đảng trị nắm được chính quyền thông thường qua những tác động cướp chính quyền và duy trì quyền lực qua những cuộc bầu cử gian dối, đảng cử dân bầu, hoàn toàn không căn cứ trên lòng dân. Các đảng CS ví như một người cỡi trên lưng cọp, có thể té xuống và bị cọp ăn thịt bất cứ lúc nào.
Chính vì thế các đảng cộng sản, nhất là đảng Cộng Sản Bắc Hàn phải chi phí rất nhiều ngân quỹ, tài lực và nhân lực quốc gia, chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là bảo vệ quyền lực và sự sống còn của đảng, bất chấp sự sống còn của nhân dân.
Trong khi đó, các chế độ dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên nắm quyền qua những cuộc bầu cử đa đảng, công khai và công bằng. Chính vì thế, đảng phái thắng cử cầm quyền căn cứ hoàn toàn trên lòng dân, không cần sử dụng những mánh khóe gian xảo, hoặc bạo lực để độc chiếm quyền lực. Từ đó, quốc gia có thể đầu tư ngân quỹ, tài lực và nhân lực cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, trong cuộc tương tranh khốc liệt giữa các dân tộc trên thế giới.
Các chế độ độc tài cộng sản hoang phí tài nguyên của quốc gia trên 2 phương diện chính để duy trì quyền lực: Đối nội và đối ngoại.
Các đảng CS ý thức rằng, quyền lực độc tài của họ có thể sụp đổ từ bên trong lẫn bên ngoài. Dân chúng bất mãn có thể đứng lên lật đổ họ từ bên trong. Những phe nhóm chống đối có thể vận dụng các thế lực từ bên ngoài để hổ trợ và lật đổ họ.
Trước hết, trên bình diện đối nội, muốn sống còn, họ duy trì một guồng máy công an mật vụ khổng lồ, so với dân số quốc gia. Một hình ảnh chúng ta thường chứng kiến tại Việt Nam là một công dân chuẩn bị xuống đường chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, thì khoảng vài chục công an ngồi trước nhà canh chừng hoặc ngăn cản. Một Việt kiều tại Úc hay Hoa Kỳ về thăm Việt Nam, nếu đảng nghi ngờ khác biệt chính kiến, thì lập tức bị một đội ngũ công an hằng chục người thẩm vấn nhiều ngày. Tại Bắc Triều Tiên, số mật vụ còn nhiều hơn Việt Nam theo tỷ lệ dân số nữa.
Các nước tự do dân chủ phát triển mạnh vì không phí nhân lực ăn không ngồi rồi, hoàn toàn không đóng góp cho xã hội như trên.
Sau đó, trên bình diện đối ngoại, cũng trong sách lược duy trì quyền lực, các đảng CS hoặc tạo ra những huyền thoại “thế lực thù địch” bên ngoài hầu siết chặt thêm nữa sự kiểm soát bên trong. Người CS nuôi dưỡng một guồng máy quân sự hùng mạnh, trên nguyên tắc để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, nhưng trên thực tế nhằm đàn áp những cuộc nổi dậy của quần chúng, một khi các phong trào chống đối quá lớn mạnh, vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của công an mật vụ.
Có so sánh như thế, qua những chỉ dẫn khách quan, giữa các quốc gia độc tài cộng sản và các quốc gia dân chủ tự do, nhất là Bắc Hàn và Nam Hàn, chúng ta mới ý thức tầm mức tai hại sâu xa của chủ thuyết Mác Lê, trên các dân tộc bất hạnh nhất quả địa cầu, trong đó có dân tộc Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
Tuy nhiên, Bắc Hàn vượt xa quy luật cho các bình thường áp dụng cho các chế độ độc tài nữa.
Chẳng hạn tại sao Bắc Hàn dân số chỉ bằng một nửa của Nam Hàn (25 triệu dân so với 50 triệu dân) mà quân số lại gấp 2 Nam Hàn như nêu trên?
Tại sao Bắc Hàn cần phát triển võ khí nguyên tử đe dọa sự sống còn không những của Nam Hàn mà cả Nhật Bản, Hoa Kỳ và ngay cả Trung Quốc nữa.
Nguyên nhân dĩ nhiên hoàn toàn liên hệ đến sự duy trì của đảng CS Bắc Hàn như một định chế bá quyền và sẽ được phân tích trong lần tới.
1/10/2017
Post a Comment