Phú Quốc Safari: Thông tin chưa chính xác hay sai sự thật?
Người Quan Sát (Danlambao) - Để trả lời báo chí về thông tin hàng ngàn con thú chết tại Vinpearl Phú Quốc Safari theo công bố trên blog của chuyên gia sở thú Peter Dickinson, phóng viên báo Công an Nhân dân cho rằng: “Thông tin hàng ngàn động vật chết hoàn toàn sai sự thật” (1)
Sự thật là gì?
Sự thật là có thú chết tại vườn thú.
Và sự thật là VinGroup chăm sóc vài nhà báo khá kỹ từ bữa ăn đến giấc ngủ và cả bao thư lót tay, để rồi kết quả của chuyến đi thực tế nghỉ dưỡng tại Vinpearl Phú Quốc Resort là những bài báo dạng “thông cáo” như trên.
Với sự chăm sóc của VinGroup, nhiều báo đã tự biến mình trở thành công cụ PR cho doanh nghiệp và bỏ rơi chức năng thông tin trung thực đến người đọc. Và VinGroup điềm nhiên tuyên bố im lặng không trả lời các câu hỏi có tính minh bạch thông tin.
Phát ngôn của đại diện các ban ngành có chức năng liên quan đến vụ thú chết tại Vinpeal Safari Phú Quốc (VSPQ) cũng trái ngược nhau. Con số động vật chết cũng không khớp nhau.
Điểm quan trọng là thông tin đều từ VinGroup đi ra mà không có sự kiểm nghiệm độc lập.
Việc nhập thú về VSPQ đến lúc này lại là vấn đề lớn khi các cá nhân bị tố cáo có liên quan đến đường dây vận chuyển thú hoang dã Nam Phi do Quỹ cứu hộ động vật toàn cầu (IARF) lần lượt xóa ảnh và giấu hết thông tin đã công bố trước đó trên Facebook cá nhân của mình.
(Người đàn ông áo xanh trong ảnh, được cho là cha của Chu Đăng Khoa - chồng của cô Vân Anh Lê, người công bố bộ ảnh nhập khẩu động vật hoang dã Nam Phi từ sân bay về Vinpearl Phú Quốc Safari, đã khoe trên Facebook rằng: ông ta nuôi tê giác tại trang trại và cắt sừng)
Chu Đăng Khoa bị tình nghi có liên quan đến đường dây buôn bán động vật hoang dã.
Liệu Vinpearl Safari Phú Quốc hay nói rộng hơn là tập đoàn VinGroup có tiếp tay cho những hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép hay không?
Câu trả lời có lẽ còn ở phía trước khá xa, khi thực tế việc thông tin thú chết ở VSPQ trở thành “chuyện nhạy cảm” và liên quan đến “an ninh chính trị”.
Xây dựng vườn thú trong rừng quốc gia có nguy cơ phá vỡ cân bằng hệ sinh thái tại khu vực đảo Ngọc Phú Quốc hay không? Với mục tiêu phát triển du lịch và bất chấp nhiều thứ để chiếm lấy đất rừng, xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf.. đẩy người dân bản địa ra khỏi nơi sinh sống của mình, ai là người chịu trách nhiệm?
Những câu hỏi này, có lẽ mãi mãi sẽ không có lời đáp trước các tập đoàn đầy thế lực như VinGroup- một kiểu thực dân mới trỗi dậy khi có hậu thuẫn là nhà cầm quyền tại Việt Nam.
Post a Comment