Đặng Tiến: BĂN KHOĂN TỪ MỘT VỞ CHÈO
BĂN KHOĂN TỪ MỘT VỞ CHÈO
Mấy tuần trước trên VTV1 có một vở chèo cũng lấy đề tài từ Gốm Chu Đậu.
Tôi vốn yêu Chèo, yêu đến mức dù đang làm công việc gì (tất nhiên chỉ là ở nhà) mà nghe tiếng hát chèo là dừng lại để nghe. Tôi cũng thuộc đôi ba điệu chèo cổ.
Mấy tuần trước trên VTV1 có một vở chèo cũng lấy đề tài từ Gốm Chu Đậu.
Tôi vốn yêu Chèo, yêu đến mức dù đang làm công việc gì (tất nhiên chỉ là ở nhà) mà nghe tiếng hát chèo là dừng lại để nghe. Tôi cũng thuộc đôi ba điệu chèo cổ.
Vì thế tôi xem vở chèo ấy với tất cả niềm thích thú.
Lại càng thích thú khi tích chèo lại có liên quan đến họ Đặng của tôi. Vở chèo đề cao tài năng của một bà thiếp nhà họ Đặng đã thay chồng vực dậy lò gốm gia đình trong cuộc cạnh tranh quyết liệt...
Rằng có một nhà buôn người Hà Lan, lấy vợ Việt nhưng dở trò khốn nạn để triệt hạ ông chủ lò gốm họ Đặng. Tay nhà buôn Hà Lan chơi bẩn bằng cách thuê người đục thuyền của nhà họ Đặng khiến cho thuyền chìm trên biển.
Và, khi thuyền chìm thật là may mắn đã được một thuyền buôn xứ Bắc, tức là Trung Hoa cứu giúp.
Kết cục tay nhà buôn Hà Lan lộ mặt đểu bị trục xuất khỏi xứ Việt, bỏ lại người vợ Việt.
Bà chủ lò gốm nhà họ Đặng cùng nhà buôn người Tàu kết nghĩa mặn nồng với niềm hi vọng sẽ đưa Gốm Chu Đậu đến với các nước trên khắp thế giới.
Thương gia người Hoa còn được cấp Kim Bài (tức là của nhà vua nữa cơ).
Tôi không thực rành chuyện xưa tích cũ, không rõ khi soạn vở chèo này tác giả (tôi xin lỗi vì không ghi lại) có dựa vào tài liệu cũ nào khả tín hay không.
Nhưng như tôi quan sát thì thấy:
Thương nhân người Tây họ không có cái tư cách ấy! Người Hà Lan họ luôn được hoan nghênh ở rất nhiều nơi trên thế giới. Chỉ có ở Việt Nam ta (miền Bắc) là họ không tài nào...thích ứng được bởi thói tham lam vô độ của đám quan lại ở các địa phương họ đến giao thương! Kết cục họ đã không tài nào khoan thủng được những bộ óc hủ lậu định cư ở Thăng Long cũng như Phố Hiến nên họ đã ra đi! Họ đến Nam Dương và sau đó là Nhật Bản để làm ăn!
Cho nên tôi hơi lấy làm ngờ cái tích chèo kia, hay là người ta muốn biện hộ cho việc hợp tác với Trung Quốc là do đã có truyền thống ngàn đời?
Rất mong ai có hiểu biết chuyện này thì giảng hộ ạ.
Nhất là giải thích vì sao Chu Đậu lại không thể phát triển được mà cứ tàn lụi đi!
Tôi mang máng nhớ hình như nó lụi tàn không phát triển được là vì
1/ Không tài nào cạnh tranh được với sứ Tàu luôn được lái buôn ta cũng như Tàu mang vào bán kiểu "cạnh tranh không lành mạnh".
2/ Giới cầm quyền cũng như giới giàu có rất ... sính hàng ngoại! Mà đồ sứ ngoại lúc đó thì Tàu là...nhất!
______________
Báo Quân Đội Nhân Dân
Chủ Nhật, 22/11/2017, 22:43 (GMT+7)
Gốm Chu Đậu vào chèo
QĐND - Vừa qua, Nhà hát Chèo Hải Dương công diễn vở “Kỳ nữ Hải Đông”. Vở chèo không chỉ khắc họa hình ảnh người phụ nữ “kỳ tài” của Việt Nam ở thế kỷ 15 Bùi Thị Hý mà còn tôn vinh nghề gốm cổ truyền của dân tộc.
Vở chèo “Kỳ nữ Hải Đông” (tác giả kịch bản: Trần Đình Ngôn; đạo diễn: NSƯT Đoàn Vinh; âm nhạc: NSƯT Kim Hoàn; thiết kế mỹ thuật: NSƯT Nguyễn Đạt Tăng...) đã được tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Hải Dương trình diễn sau thời gian luyện tập công phu. Vở diễn xoay quanh số phận cuộc đời nhân vật chính Bùi Thị Hý-nữ sĩ, họa sĩ, doanh nhân, nhà hàng hải thế kỷ 15, bà tổ nghề gốm Chu Đậu (thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).
Câu chuyện mở màn khi Đặng gia bắt đầu gặp cơn nguy khó. Ông chủ họ Đặng cùng các anh em phu thuyền đem hàng vượt biển với mong muốn hàng sản xuất ra được đem “bán tận ngọn”, được phương Bắc, phương Tây và cả thế giới biết đến sản phẩm gốm Chu Trang (Chu Đậu) của nước ta. Tuy nhiên, không may cho ông chủ họ Đặng khi bị bọn gian thương hãm hại (do có kẻ liều mình đục thuyền cho nước tràn vào), thuyền bị đắm, toàn bộ hàng và người bị chìm xuống đáy biển, may mắn có một phu thuyền còn sống sót đã được bà Trịnh Tố Nga-một thương gia, bạn của bà Hý ở Bắc Quốc cứu vớt. Anh Lực-người phu thuyền sống sót trở về-kể lại toàn bộ câu chuyện về vụ đắm tàu cho bà Hý nghe. Biết có kẻ âm mưu hãm hại Đặng gia, bà Hý lệnh cho anh Lực phải giữ bí mật chuyện này, đồng thời cho người phao tin rằng: Thuyền của Đặng gia bị đắm do gặp cơn bão tố giữa biển khơi... Sau khi ông chủ họ Đặng mất, bà Hý (trên danh nghĩa là vợ hai của ông Đặng) đã cùng với bà cả hợp sức cáng đáng mọi việc trong nhà. Thế nhưng, “giậu đổ bìm leo”, nhà họ Đặng lại thêm nỗi khổ vì bị ép phải bán hàng giá rẻ để lấy tiền nộp thuế cho triều đình... Cơ nghiệp nhà họ Đặng và sản phẩm gốm Chu Trang đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Một cảnh trong vở chèo “Kỳ nữ Hải Đông”.
.
.
Với tài năng và sự thông minh, sáng suốt của bà Hý khi biết lường trước sự việc, cuối cùng sự thật đã được sáng tỏ, kẻ gian thương độc ác đã phải trả giá. Chủ tớ nhà họ Đặng đoàn kết một lòng vượt qua giông tố. Sự nghiệp gốm Chu Trang được gìn giữ và phát triển hưng thịnh đến ngày nay, tất cả cũng nhờ công lao to lớn của bà Bùi Thị Hý-người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được vinh danh là “Nữ sĩ, họa sĩ, doanh nhân, nhà hàng hải” nổi tiếng của thế kỷ 15. Sau khi chồng mất, đích thân bà Hý đã “giương buồm lộng gió ra khơi”, đem sản phẩm gốm Chu Trang (Chu Đậu) đến với thế giới thông qua con đường hàng hải.
Lớp kịch ấn tượng làm dâng trào cảm xúc của khán giả, khi tất cả những người thợ gốm-những gia đình bị mất chồng, mất con vẫn không hề oán thán, trách móc nhà họ Đặng. Trái lại, họ nghe bà Hý, mạnh mẽ đứng lên, đồng sức, đồng lòng với gia chủ. Họ day dứt, băn khoăn khi hàng tồn đọng nhiều trong kho chưa bán được, rồi sẵn sàng gom lại những đồng lương vừa mới nhận của mình để nhà họ Đặng thêm vào nộp thuế cho quan... Đó là những lớp diễn ấn tượng đối với người xem, bởi trong gian khó, đau thương vẫn luôn lấp lánh tình đời-tình người. Phải chăng đó là giá trị nhân văn cao cả của vở diễn?
Qua việc khắc họa sâu sắc hình tượng nhân vật bà Bùi Thị Hý-người phụ nữ đa tài, đa nghệ, tiêu biểu trong lịch sử nước nhà, vở diễn cũng góp phần tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp và tài năng, trí tuệ chẳng kém các bậc nam nhi. Bên cạnh tôn vinh người phụ nữ “kỳ tài” của Việt Nam ở thế kỷ 15, vở chèo cũng góp phần tôn vinh nghề gốm cổ truyền của dân tộc, khẳng định gốm Việt Nam từ xa xưa đã sánh ngang với các cường quốc...
Lớp kịch ấn tượng làm dâng trào cảm xúc của khán giả, khi tất cả những người thợ gốm-những gia đình bị mất chồng, mất con vẫn không hề oán thán, trách móc nhà họ Đặng. Trái lại, họ nghe bà Hý, mạnh mẽ đứng lên, đồng sức, đồng lòng với gia chủ. Họ day dứt, băn khoăn khi hàng tồn đọng nhiều trong kho chưa bán được, rồi sẵn sàng gom lại những đồng lương vừa mới nhận của mình để nhà họ Đặng thêm vào nộp thuế cho quan... Đó là những lớp diễn ấn tượng đối với người xem, bởi trong gian khó, đau thương vẫn luôn lấp lánh tình đời-tình người. Phải chăng đó là giá trị nhân văn cao cả của vở diễn?
Qua việc khắc họa sâu sắc hình tượng nhân vật bà Bùi Thị Hý-người phụ nữ đa tài, đa nghệ, tiêu biểu trong lịch sử nước nhà, vở diễn cũng góp phần tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp và tài năng, trí tuệ chẳng kém các bậc nam nhi. Bên cạnh tôn vinh người phụ nữ “kỳ tài” của Việt Nam ở thế kỷ 15, vở chèo cũng góp phần tôn vinh nghề gốm cổ truyền của dân tộc, khẳng định gốm Việt Nam từ xa xưa đã sánh ngang với các cường quốc...
Bài và ảnh: TRẦN PHƯƠNG HẠNH
Kính mời xem vở chèo "Kỳ Nữ Hải Đông":
Kính mời xem vở chèo "Kỳ Nữ Hải Đông":
Post a Comment