Nhân ngày Giỗ Mẫu Liễu Hạnh: CHIÊM NGƯỠNG BỨC TƯỢNG ĐỘC ĐÁO

 
Tháng Tám giỗ Cha, Tháng Ba giỗ Mẹ
NHÂN NGÀY GIỖ THÁNH MẪU LIỄU HẠNH (3/3):
 
CHIÊM BÁI BỨC TƯỢNG ĐỒNG ĐỘC ĐÁO

VỀ VẺ ĐẸP GIẢN DỊ CỦA THÁNH MẪU

Bài: Trang Thanh Hien

Đây là bức tượng đồng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ tại Phủ Nấp - Phủ Quảng Cung (thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) và là một trong những tác phẩm độc đáo nhất trong hệ thống các điêu khắc thờ Mẫu ở Việt Nam.

Khu đền phủ cổ xưa đã từng bị bị san phẳng để xây dựng ao cá, những hiện vật, đồ thờ cũng đã bị thất tán gần hết. Pho tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng đồng kể trên còn may mắn được đưa vào Ủy ban nhân dân xã Yên Đồng cất giữ.


Không ít lần pho tượng này đã trở thành vật dụng để phơi vắt áo quần hoặc dùng để kê đặt. Xót xa trước tình cảnh trên, rất nhiều người dân ở đây đã xin với chính quyền xã cấp lại đất để dựng lại đền.
.
Cổng Phủ Quảng Cung, (Phủ Nấp), nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất, 
đầu thai làm Bà cô Tổ họ Phạm.

Đến năm 1994 thì một căn nhà ba gian hai chái đã được dựng lên từ sự vận động tiền của trong dân gian và pho tượng thánh mẫu Liễu Hạnh mới được đem đi sơn thếp và trả lại hậu cung thờ bà như trước đây.

Thật là may mắn là pho tượng được làm bằng đồng, nên mặc cho trải qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử ngôi đền, nhưng tác phẩm này vẫn còn nguyên vẹn.

Pho tượng tạc Mẫu Liễu Hạnh ngồi xếp bằng rất khoan thai, trong trang phục giản dị, nét mặt bình thản, và có phần thôn dã. Đôi mắt bà hơi nhìn xuống như đang tập trung vào nội tâm, hai tay bà đặt trên hai đầu gối trong tư thế ấn quyết.

Theo tiến sĩ Vũ Huy Trác trong Quảng Cung Linh Từ phả ký thì pho tượng đồng này do vợ chồng Lạng Giang Phạm Đại nhân hưng công vào những năm 70 của thế kỷ XVIII. Rất có thể pho tượng này là sản phẩm của nghề đúc đồng thuộc làng nghề đúc đồng truyền thống Tống Xá, cùng trong huyện Ý Yên.

Chúa Liễu giữa đời thường

Trở lại với pho tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ trong hậu cung của Phủ Nấp, thì có thể nói đây là một pho tượng mang tính chất rất đặc biệt.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ảnh: Trang Thanh Hiền
Tác phẩm này không chỉ đơn giản là bức tượng khắc họa lên một hình Thánh Mẫu với những tính cách chung chung như hàng loạt các tượng Thánh Mẫu kể trên, mà dường như mô tả một nhân vật có thật và rất gần với những điêu khắc tượng hậu được tạc thờ rất phổ biến trong các ngôi chùa Việt có cùng niên đại thế kỷ XVIII.

Bà có dáng ngồi xếp bằng rất nghiêm cẩn, các nếp áo được tạc một cách giản dị với hai lớp áo choàng ở ngoài và một chiếc yếm đào phía bên trong làm pho tượng trở nên sống động gần gũi.

Không chỉ vậy, trên đầu, bà cũng không đội chiếc vương miện lộng lẫy rất thường gặp. Ở đây chỉ đơn thuần có một chiếc chụp tóc búi cao, khiến gương mặt Thánh Mẫu trở nên rất đời thường.

Điều này cho thấy cái khéo của các nghệ nhân dân gian khi tạc pho tượng này đã có sự liên hệ chặt chẽ giữa hình thức và vị thế của pho tượng đặt tại Vỉ Nhuế, Phủ Nấp, nơi giáng trần lần đầu tiên của Liễu Hạnh vào một gia đình thường dân.

Theo Quảng Cung Linh Từ phả chí do Đệ nhị giáp Tiến sĩ Quốc Tử Giám Tế tửu Khiếu Năng Tĩnh (người xã Châu Mỹ, huyện Đại An, nay là huyện Nghĩa Hưng, Nam Hà, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn, năm Tự Đức thứ 33, 1880) Tiên chúa Giáng sinh ngày 6/3 ở gia đình ông Phạm Đức Chính, thôn Quảng Nạp vào năm Thiệu Bình nguyên niên (1434) được đặt tên là Phạm Thị Nga hay Phạm Tiên Nga).

Bà có nhan sắc nhưng không chịu lấy chồng, ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, cứu giúp người nghèo tu sửa đền chùa. Ngày 2/3 năm Quý Tỵ niên hiệu Hồng Đức (1473) tiên chúa về trời, thọ 40 tuổi. Tác phẩm Cát Thiên tam thế thực lục (bản khắc gỗ 98 trang, hiện còn lưu giữ ở Ý Yên) cũng ghi chép nội dung tương tự.

Bức tượng đồng tạc Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong dáng vẻ một thôn nữ với đầy đủ tính chất dung dị và đời thường của nhân vật này được đặt ở Phủ Nấp đã cho thấy cái thâm ý của người xưa khi tạo tác một tác phẩm nghệ thuật.

Ảnh: Trang Thanh Hiền & các báo.
Nguồn bài: Tiền Phong online.

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

  • Đóng thuế nuôi nhà nước: Tiền về nơi đâu?20.04.2018 - 0 Comments
  • LS K.H.A,I.D,A.N,T.R,I.___N,G.A,Y. 06 - 04 - 1806.04.2018 - 0 Comments
  • TÂM SỰ CỦA MỘT CÔNG AN TRẺ ĐÁNH CHẾT DÂN06.01.2017 - 0 Comments
  • Ông Trọng đã vung tay quá trán?25.05.2018 - 0 Comments
  • Đại hội ly tách của đảng chuột Ba Đình15.01.2016 - 0 Comments
  • Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục cuộc chơi   17.01.2016 - 0 Comments
  • Sầm Sơn: Dân biểu tình phản đối việc giao bờ biển cho tập đoàn FLC03.03.2016 - 0 Comments
  •  Vì sao, chính quyền Mỹ đón tiếp nhà cầm quyền vi hiến CSVN?! 31.05.2017 - 0 Comments
  • 10 điều không "tử tế" trong câu chuyện Bauxite Việt Nam19.09.2017 - 0 Comments
  • Cựu đại sứ Mỹ chỉ trích Obama nhu nhược trước kẻ thù và kêu gọi Hoa Kỳ cảnh giác với Putin28.05.2016 - 0 Comments

Tin Nóng

  • ĐIỂM TIN NGÀY 22-4-201822.04.2018 - 0 Comments
  • Những sự thật không thể chối bỏ (Phần 4, 5, 6)13.10.2012 - 0 Comments
  • Bản “tù ca” bất hủ sau 40 năm đã ra tù02.01.2017 - 0 Comments
  • Việt Nam: Một xã hội đẫm máu vì bạo lực26.05.2016 - 0 Comments
  • Bộ luật Hình sự Tố tụng Việt Nam Cộng Hòa 1972 - Quyển II15.09.2015 - 0 Comments
  • Mặc cả mức án trước phiên tòa12.12.2017 - 0 Comments
  • Cơ quan ANĐT tỉnh Khánh Hoà có xâm phạm chế độ của người bị tạm giam?14.04.2016 - 0 Comments
  • BẢN TIN TỐI 17-4-2018 (Báo Tiếng Dân)17.04.2018 - 0 Comments
  • Sa đại án ngàn tỷ: Trầm Bê xin căn nhà, Hứa Thị Phấn đòi ô tô...23.01.2018 - 0 Comments
  • Tại sao điều tra viên sửa lời khai Trịnh Xuân Thanh?06.02.2018 - 0 Comments
Powered by Blogger.