Việt Nam: Hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền
Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, vàNguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài,
Trương Minh Đức, và Phạm Văn Trội
© Private
(New York) – Hôm nay, Tổchức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần hủy bỏmọi cáo buộc đối với các nhàvận động nhân quyền LêThu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội vàTrương Minh Đức, đồng thời phóng thích họngay lập tức. Tòa án Nhân dân Thành phốHàNội dựkiến sẽxửvụán của họvào ngày mồng 5 tháng Tưnăm 2018.
Sáu nhà hoạt động bị cáo buộc tội “hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân”theo điều 79 của bộluật hình sự.
“Tội duy nhất mà những nhà hoạt động nói trên phạm phải là đãvận động không mệt mỏi cho một nền dân chủvà bảo vệ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền,”ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổchức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam đáng lẽcần cảm ơn họvì những nỗ lực cải thiện tình hình đất nước, thay vìbắt giữvà đem họ ra xử.”
Tội duy nhất mà những nhà hoạt động nói trên phạm phải là đã vận động không mệt mỏi cho một nền dân chủ và bảo vệ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền.
Brad Adams - Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức
Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trộivà Trương Minh Đức bịcáo buộc cóliên quan tới Hội Anh em Dân chủ, được Nguyễn Văn Đài vàcác nhàhoạt động cùng chíhướng thành lập từtháng Tưnăm 2013. Với các mục tiêu được ghi rõlà“bảo vệcác quyền con người đãđược Hiến pháp Việt Nam vàcác Công ước quốc tếthừa nhận” và “vận động xây dựng một xãhội dân chủtiến bộ, công bằng vàvăn minh tại Việt Nam,”Hội Anh em Dân chủcung cấp một mạng lưới cho các nhàhoạt động cảtrong vàngoài nước, những người muốn vận động cho dân chủvànhân quyền Việt Nam.
Các thành viên của hội đãtổ chức các khóa tập huấn không chính thức về xãhội dân sự, nhân quyền vàdân chủ, và các kỹ năng như an toàn vàan ninh mạng Internet. Họtham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường, và các hoạt động nhân đạo như giúp đỡcác nạn nhân bịthiên tai hay thương phế binh. Hội Anh em Dân chủtrợ giúp về pháp lý cho một số nhàhoạt động bị bắt và truy tốvề các hoạt động dân chủ, và cùng ký các kiến nghịkêu gọi dân chủvà nhân quyền ởViệt Nam. Họ đi thăm các gia đình tù nhân và can phạm chính trịđểbày tỏtình đoàn kết.
Cảsáu nhàhoạt động đã tham gia nhiều công việc liên quan tới nhân quyền, như vận động cho các nạn nhân, giảng bài về tiêu chuẩn nhân quyền, vận động cho tự do tôn giáo, và hỗtrợ các tù nhân chính trịvà gia đình họ. Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội vàTrương Minh Đức cũng tham gia các nhóm xãhội dân sự khác đểđấu tranh chống Formosa, một công ty thép Đài Loan đãthải độc xuống biển gây ra thảm họa môi trường quy mô lớn dọc bờbiển miền trung Việt Nam.
Công an bắt giữNguyễn Văn Đài và LêThu Hà vào tháng Mười hai năm 2015 vàcáo buộc họ tội tuyên truyền chống nhànước theo điều 88 bộluật hình sự. Cảhai người đều bị tạm giam gần hai mươi tháng màkhông được tiếp xúc với nguồn hỗ trợpháp lý. Tháng Bảy năm 2017, công an thay đổi nội dung cáo buộc thành tội danh “hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân”theo điều 79 của bộluật hình sự. Bốn người còn lại bị bắt vào tháng Bảy năm 2017 với cùng tội danh vừa nêu.
Chỉtrừ LêThu Hà, cảnăm người còn lại đã từng phải thụán tùgiam vìcác hoạt động dân chủvà nhân quyền ôn hòa của mình (đểxem chi tiết lý lịch của từng người, xin đọc bản phụlục kèm theo đây).
Theo báo Quảng Bình, cơquan ngôn luận của đảng bộ tỉnh Quảng Bình, “lợi dụng sựcố môi trường biển ởcác tỉnh miền Trung tháng 4-2016, cùng với các thế lực thù địch, phần tửphản động khác, Hội Anh em Dân chủ đãra sức tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo nhân dân tham gia biểu tình dưới cái gọi là ‘công lý,’‘tựdo,’ ‘dân chủ,’‘tuần hành biểu tình vìmôi trường.’Các đối tượng tìm cách thổi phồng, khoét sâu những vấn đềnhạy cảm mà dưluận xãhội quan tâm; tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình trong quần chúng. Chính sựcố ônhiễm môi trường biển vôtình trởthành ‘cơhội,’là ‘nguyên cớ’cho các đối tượng lợi dụng, lu loa nhằm gây ảnh hưởng đểdư luận trong vàngoài nước hiểu sai lệch vềđường lối, chính sách của Đảng và Nhànước, sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.”
Kểtừsau sựcốmôi trường Formosa vào tháng Tưnăm 2016, đã có nhiều cuộc biểu tình ởViệt Nam đòi một môi trường sống sạch vàđền bùthỏa đáng cho các nạn nhân bịảnh hưởng. Chính quyền Việt Nam đãđối phóbằng cách bắt giữvàbỏtùcác nhàhoạt động tham gia biểu tình, trong đócó Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh, Trần ThịNga, HồVăn Hải, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hóa và nhiều người khác nữa.
“Không phải ngẫu nhiên màphiên xửsáu nhàhoạt động được xếp lịch vào đúng ngày kỷniệm hai năm thảm họa môi trường Formosa,”ông Adams nói. “Thay vì buộc những người phê phán phải im tiếng, chính quyền Việt Nam lẽ ra cần yêu cầu một bên thứ ba kiểm định khách quan về những nỗ lực làm sạch, khắc phục sự cốcủa công ty này, vàtrao đổi trực tiếp với những người dân trong vùng bịảnh hưởng đểđảm bảo mọi thiệt hại của họđược đền bù một cách công bằng vàminh bạch.”
Nguyễn Văn Đài
Nguyễn Văn Đài, 48 tuổi, làmột luật sư nhân quyền từng hỗtrợ thành lập nhiều nhóm nhân quyền trong năm 2006, trong đócó Công đoàn Việt Nam Độc lập, Khối dân chủ8406, vàỦy ban Nhân quyền Việt Nam. Ông đãnhận bào chữa cho hầu hết các vụliên quan đến các nhàthờ Tin lành tại gia, trong đó có vụcủa mục sư dòng Mennonite vàcựu tùnhân chính trịNguyễn Hồng Quang. Ông đã viết nhiều bài về dân chủ vàtự do báo chí. Ông cũng mởnhiều lớp học ngoại khóa ởvăn phòng luật của mình đểdạy cho những người muốn học về nhân quyền.
Vì các hoạt động của mình màNguyễn Văn Đài đã phải chịu rất nhiều đợt sách nhiễu, đe dọa, thẩm vấn, quản thúc, câu lưu, hành hung và tùgiam. Ông bị khai trừ khỏi luật sưđoàn và bịbắt hồi tháng Ba năm 2007 về tội “tuyên truyền chống nhànước”theo điều 88 của bộluật hình sự. Tháng Năm năm 2007, ông bị xửvà kết án năm năm tù. Tháng Mười một năm 2007, tòa phúc thẩm giảm mức án của ông xuống còn bốn năm.
Sau khi hoàn thành bản án tù, Nguyễn Văn Đài lập tức nối lại các hoạt động vì quyền con người. Tháng Tưnăm 2013, ông giúp thành lập một nhóm có tên gọi là“Hội Anh em Dân chủ”để“bảo vệ các quyền con người đãđược Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tếthừa nhận”và để“vận động xây dựng một xãhội dân chủ tiến bộ, công bằng vàvăn minh tại Việt Nam.”
Tháng Năm năm 2014, khi đang ởtrong một quán càphê cùng vài nhàhoạt động nhân quyền khác, một nhóm người kéo đến, ném ly vào ông vàđánh đập ông. Tháng Giêng vàtháng Ba năm 2015, một nhóm người tấn công vào nhàông vàtìm cách phá cửa chính. Đầu tháng Mười hai năm 2015, Nguyễn Văn Đài có bài nói chuyện về các quyền con người được bảo đảm trong Hiến pháp Việt Nam, tiếp nối bằng một cuộc thảo luận mở ởgiáo xứVạn Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Buổi chiều hôm đó, Nguyễn Văn Đài cùng ba nhà hoạt động khác trởvề Hà Nội. Xe taxi chởhọ bịmột nhóm khoảng chục người mặc thường phục vàđeo khẩu trang. Nguyễn Văn Đài kể với một phóng viên đài Á châu Tự do rằng những người này lôi ông ra khỏi xe taxi, đánh ông vào đùi vàvai bằng gậy gỗ, rồi lôi ông lên xe ô tôcủa họ. Trong xe, họvẫn tiếp tục đánh ông. Sau cùng, những kẻthủ ác lột áo khoác vàgiày rồi bỏ ông trên một bãi biển. Ba nhàhoạt động khác cũng bị các nhóm người khác đánh rất tàn bạo. Mười ngày sau vụ tấn công đó, công an bắt Nguyễn Văn Đài khi ông đang trên đường đi gặp một phái đoàn Liên Âu tới Việt Nam đểtham gia cuộc đối thoại nhân quyền thường niên.
Nguyễn Văn Đài bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhànước vàbị công an tạm giam suốt 19 tháng rưỡi màkhông được tiếp cận với luật sư hay nguồn hỗtrợ pháp lý. Tháng Bảy năm 2017, công an thay đổi nội dung cáo buộc thành tội danh hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân theo điều 79 của bộluật hình sự.
Nguyễn Văn Đài được trao giải thưởng tựdo ngôn luận Hellman/Hammett năm 2007, giải Nhân quyền Việt Nam của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cũng trong năm 2007 vàGiải Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức năm 2017.
Trương Minh Đức
Trương Minh Đức, 58 tuổi, là một nhà báo từng viết vàđăng bài trên nhiều tờ báo chính thống ởViệt Nam, nhưbáo Tiền Phong, Thanh Niên, Pháp Luật và Kiên Giang (tờbáo của quê ông). Các bài viết của ông phanh phui tham nhũng và các việc khuất tất khác của chính quyền địa phương liên quan tới quyền sở hữu đất đai. Ông kêu gọi mọi người hãy giúp đỡnhững người gặp khókhăn. Năm 2006, ông tham gia khối dân chủ8406 vàĐảng Vì dân, “nhằm mục đích góp phần đấu tranh thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa xã hội, và xây dựng một nước Việt Nam Mới thật sự cóhòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ.”
Trương Minh Đức bị bắt vào tháng Năm năm 2007 vàcáo buộc tội “lợi dụng các quyền tựdo dân chủxâm phạm lợi ích của nhànước”theo điều 258 của bộ luật hình sự. Ông bịkết án năm năm tù. Sau khi hoàn thành bản án tù vào tháng Năm năm 2012, Trương Minh Đức lại tiếp tục viết về các vấn đềnhân quyền. Ông vận động cho tùnhân lương tâm, những người vẫn đang bị ngược đãi trong ngục tùchỉ vìkhông chịu nhận tội. Ông tham gia Liên đoàn Lao động Việt Tựdo từ năm 2014 đến năm 2016 và Phong trào Lao động Việt từnăm 2016 đểđấu tranh cho quyền lợi của người lao động. Ông làthành viên Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, và Hội Anh em Dân chủ, được thành lập từ năm 2013 để“bảo vệ các quyền con người đãđược Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tếthừa nhận”và để“vận động xây dựng một xãhội dân chủ tiến bộ, công bằng vàvăn minh tại Việt Nam.” Ông cũng đấu tranh chống Formosa, một công ty thép Đài Loan đãthải độc xuống biển gây ra thảm họa môi trường quy mô lớn dọc bờbiển miền trung Việt Nam.
Vì các hoạt động của mình, Trương Minh Đức đãphải chịu rất nhiều vụsách nhiễu, đe dọa, quản thúc, thẩm vấn, vàhành hung. Tháng Chín năm 2014, khi Trương Minh Đức đi cùng với ba nhàhoạt động khác tới BộCông an ởHàNội đểyêu cầu giải thích lệnh cấm xuất cảnh đối với nhàvận động cho quyền lợi của người lao động ĐỗThịMinh Hạnh, một nhóm người mặc thường phục đãtấn công vàđánh ông đến ngất xỉu. Tháng Mười một năm 2014, ông bịmột nhóm tám người đánh rất tàn bạo, trong đócó một người ông nhận diện được làcông an tên làHòa, người đãthẩm vấn vàđánh mình hai tháng trước đóởđồn công an phường MỹPhước, huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương). Tháng Mười một năm 2015, công an tỉnh Đồng Nai câu lưu vàhành hung Trương Minh Đức cùng nhà hoạt động vìquyền lợi người lao động ĐỗThịMinh Hạnhchỉvìhọgiúp đỡngười lao động ởCông ty Yupoong thực hành các quyền của mình.
Tháng Bảy năm 2017, công an bắt giữTrương Minh Đức và cáo buộc ông tội hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân theo điều 79 của bộluật hình sự.
Trương Minh Đức được trao giải thưởng tự do ngôn luận Hellman/Hammett năm 2013, vàgiải Nhân quyền Việt Nam của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam năm 2010.
Nguyễn Trung Tôn
Nguyễn Trung Tôn, 46 tuổi, là mục sư Tin lành độc lập vàmột blogger chuyên viết vềtình trạng thiếu tựdo tôn giáo vàcác vấn đềnhân quyền khác ởViệt Nam. Ông viết về tình trạng trưng thu đất đai ởđịa phương vànạn tham nhũng đãđẩy nhiều nông dân vào hoàn cảnh không cóđất. Ông nhận xét vềcác khoản lãng phítiền thuếvà ngân sách vào các lễhội thay vì sửdụng đểđầu tư xây dựng cơsở hạtầng, trường học hay hỗ trợcho dân nghèo. Ông ủng hộnhững người bạn hoạt động vì quyền tự do tôn giáo, nhưnhà lãnh đạo Phật giáo Hòa Hảo độc lập LêQuang Liêm hay mục sư Tin lành Mennonite Dương Kim Khải. Ngoài ra, Nguyễn Trung Tôn cũng viết về tình trạng công an sách nhiễu và tấn công bản thân ông cũng nhưgia đình ông.
Nguyễn Trung Tôn đã phải chịu rất nhiều đợt sách nhiễu, đe dọa, quản thúc, thẩm vấn, vàhành hung. Tháng Năm năm 2003, nhiều người mặc thường phục tấn công vào nhà riêng, nơi ông sử dụng làm nhàthờ tại gia. Tháng Sáu năm 2006, ông bị công an triệu tập sau khi dựmột buổi lễ tại nhà thờ, và bịhành hung trong khi thẩm vấn. Tháng Tám năm 2009, trong một buổi cầu nguyện tại nhàriêng, nhiều người mặc thường phục cóđại diện chính quyền địa phương đi cùng đãtấn công và đánh đập những người trong gia đình Nguyễn Trung Tôn và bạn bè hoạt động vì tự do tôn giáo. Tháng Sáu năm 2010, cậu con trai vịthành niên của ông, tên làNguyễn Trung Trọng Nghĩa bịnăm người lạ mặt đánh trên đường đi học sau khi cha cậu đã phanh phui các hành vi vi lạm dụng quyền lực của công an.
Nguyễn Trung Tôn bị bắt vào tháng Giêng năm 2011 vềtội tuyên truyền chống nhànước vàbị kết án hai năm tù. Sau khi thi hành xong án tùvào tháng Giêng năm 2013, Nguyễn Trung Tôn lập tức nối lại các hoạt động vận động cho nhân quyền vàdân chủ. Ông viết hồi kývề thời gian ởtrong tù, sau đó đãđược đăng trên Dân Làm Báo. Ông vận động đòi thảcác tùnhân chính trị. Ông là thành viên của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam và Hội Anh em Dân chủ, được thành lập từ năm 2013 nhằm “bảo vệ các quyền con người đãđược Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tếthừa nhận”và để“vận động xây dựng một xãhội dân chủ tiến bộ, công bằng vàvăn minh tại Việt Nam.” Ông đấu tranh chống Formosa, một công ty thép Đài Loan đãthải độc xuống biển gây ra thảm họa môi trường quy mô lớn dọc bờbiển miền trung Việt Nam.
Tháng Hai năm 2017, Nguyễn Trung Tôn và một người bạn nữa đón xe khách ởxã Quảng Thịnh, tỉnh Thanh Hóa đểvề thịtrấn Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Khi tới nơi, một nhóm khoảng 7, 8 người mặc thường phục lôi họ vào một chiếc xe bảy chỗ, lấy hết đồđạc và lột quần áo của họ, và dùng áo khoác trùm đầu họ rồi đánh liên tục bằng ống sắt. Sau đónhững kẻthủ ác bỏ Nguyễn Trung Tôn và người bạn cùng đi xuống một cánh rừng vắng ở tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Trung Tôn bị thương nặng và phải trải qua phẫu thuật tại một bệnh viện địa phương.
Tháng Bảy năm 2017, công an bắt giữNguyễn Trung Tôn và cáo buộc ông tội hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân theo điều 79 của bộluật hình sự.
Nguyễn Trung Tôn được trao giải thưởng tự do ngôn luận Hellman/Hammett năm 2013.
Phạm Văn Trội
Phạm Văn Trội, 46 tuổi, là một blogger đãdùng nhiều bút danh đểviết vềnhân quyền, dân chủ, quyền sởhữu đất đai, quyền tự do tôn giáo vàtranh chấp lãnh thổgiữa Việt Nam vàTrung Quốc. Ông làmột thành viên tích cực của Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, một trong vài tổchức nhân quyền duy nhất từng hoạt động ở Việt Nam thời đó, cho đến khi tất cả các lãnh đạo của tổchức này bị bắt. Ông cũng viết cho TổQuốc, một tập san bất đồng chính kiến. Kểtừ năm 2006, ông phải chịu rất nhiều vụ sách nhiễu, quản thúc, hành hung vàthẩm vấn.
Công an bắt Phạm Văn Trội vào tháng Chín năm 2008 và cáo buộc ông tội tuyên truyền chống nhànước theo điều 88 bộluật hình sự. Tháng Năm năm 2009, Đoàn Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc kết luận rằng Phạm Văn Trội đãbị tạm giữ oan. Bất chấp kết luận đó, tới tháng Mười năm 2009 ông vẫn bị xửvà kết án bốn năm tùgiam.
Theo nội dung bản cáo trạng được đăng trên báo chínhà nước, Phạm Văn Trội “đãviết bài ‘Đơn tố cáo về chính sách an ninh của Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam’vào tháng 11-2006 với nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo Nhànước đàn áp dân chủ. Ngoài ra, Trội còn trả lời phỏng vấn qua điện thoại vu khống bịcông an, quần chúng nhân dân đàn áp đánh đập.”
Sau khi hoàn thành bản án tùvào tháng Chín năm 2012, Phạm Văn Trội lập tức nối lại việc vận động cho nhân quyền vàdân chủ. Tháng Tưnăm 2013, ông giúp thành lập Hội Anh em Dân chủnhằm “bảo vệ các quyền con người đãđược Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tếthừa nhận”và để“vận động xây dựng một xãhội dân chủ tiến bộ, công bằng vàvăn minh tại Việt Nam.” Ông vận động đòi thảcác tùnhân vàcan phạm chính trịtrong đócó Trần Anh Kim vàNguyễn Văn Đài. Ông đấu tranh chống Formosa, một công ty thép Đài Loan đã thải độc xuống biển gây ra thảm họa môi trường quy mô lớn dọc bờbiển miền trung Việt Nam.
Phạm Văn Trội bị theo dõi gắt gao. Các nhà hoạt động và cựu tù nhân chính trịtới thăm ông bịsách nhiễu, câu lưu và đánh đập. Tháng Mười hai năm 2016, nhiều người mặc thường phục tới ném đávào nhàông vàlàm vỡkính cửa sổ.
Công an bắt Phạm Văn Trội vào tháng Bảy năm 2017 và cáo buộc ông tội hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân theo điều 79 của bộluật hình sự.
Nguyễn Bắc Truyển
Nguyễn Bắc Truyển, 50 tuổi, là một doanh nhân bắt đầu tham gia các hoạt động nhân đạo vào đầu thập niên 2000. Ông hỗ trợcác nạn nhân bịthiên tai, trẻ mồcôi vàtrẻ em vùng sâu vùng xa. Công ty ông làmột trong số những công ty đầu tiên ởViệt Nam áp dụng chế độnghỉ sinh con cho nam giới. Ông viết và đăng bài trên các trang mạng tin tức ởhải ngoại về tình trạng đènén, bất công vàvi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Năm 2005, ông gia nhập Đảng Dân chủNhân dân mới được thành lập đểvận động cho đa nguyên đa đảng ở Việt Nam.
Nguyễn Bắc Truyển bịbắt hồi tháng Mười một năm 2006 theo điều 88 bộluật hình sự vềtội danh tuyên truyền chống nhà nước. Theo bản cáo trạng được báo chínhà nước đăng lại, trước thềm Hội nghịThượng đỉnh APEC (vào tháng 11 năm 2006), ông đã“đi rải truyền đơn, tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, viết thư đòi gặp Tổng thống Mỹkhi vào thăm Thành phố HồChí Minh.” Tháng Năm năm 2007, Tòa án Nhân dân Thành phốHồ ChíMinh kết án Nguyễn Bắc Truyển bốn năm tù giam. Đến tháng Tám năm 2007, Tòa án Tối cao giảm mức án của ông xuống còn ba năm sáu tháng.
Ngay sau khi mãn án tù hồi tháng Năm năm 2010, Nguyễn Bắc Truyển bắt đầu đăng các bài viết về những người bạn tùchính trịcủa mình, và nỗi khó khăn, sự kỳthị mànhững cựu tù nhân chính trịphải chịu đựng. Ông làthành viên trực ngôn của Hội Ái hữu Tù nhân Chính trịvà Tôn giáo Việt Nam, cómục tiêu hỗ trợcác tùnhân vàgia đình họ. Ông trảlời phỏng vấn của Đài Áchâu Tựdo và đài BBC vềcác trải nghiệm trong tùvà tập hợp một danh sách chi tiết các cựu tù nhân ở Việt Nam cho các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nguyễn Bắc Truyển vận động cho các tín đồPhật giáo Hòa Hảo Việt Nam độc lập bị đàn áp chỉvì họkhông chịu theo giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đãđược nhà nước phê chuẩn. Ông phối hợp với nhà thờDòng Chúa Cứu thếở Thành phố HồChí Minh thực hiện các hoạt động nhân đạo cho các thương phế binh từng chiến đấu trong quân đội miền Nam trước 1975. Ông đấu tranh chống Formosa, một công ty thép Đài Loan đãthải độc xuống biển gây ra thảm họa môi trường quy mô lớn dọc bờbiển miền trung Việt Nam.
Vì các hoạt động bảo vệnhân quyền của mình, Nguyễn Bắc Truyển đãphải chịu nhiều vụsách nhiễu, đe dọa, theo dõi gắt gao, thẩm vấn, vàhành hung. Tháng Tám năm 2010, công an thành phốHồChíMinh câu lưu vàthẩm vấn ông sau khi ông công khai kêu gọi BộChính trịViệt Nam phóng thích tất cảtùnhân chính trịvàtôn giáo. Tháng Hai năm 2014, một nhóm bạn hoạt động đến thăm Nguyễn Bắc Truyển vàvợông làBùi ThịKim Phượng ởhuyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Cảnh sát giao thông vànhiều người mặc thường phục đãchặn họlại vàtấn công họ. Ba người trong nhóm bịbắt, bịcáo buộc tội “phárối trật tựcông cộng”vàbịkết án tù. Hai tuần sau đó, Nguyễn Bắc Truyển ra HàNội đểgặp các nhàngoại giao nước ngoài nhằm vận động cho những người bịbắt. Trên đường đến Đại Sứquán Úc, một nhóm người mặc thường phục tấn công vàlàm dập mũi ông. Tháng Chín năm 2016, Nguyễn Bắc Truyển cùng vợđang trên đường vềnhàthìbịmột nhóm người mặc thường phục tấn công vàdùng mũbảo hiểm đánh họ.
Công an bắt Nguyễn Bắc Truyển vào tháng Bảy năm 2017 vàcáo buộc ông tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 của bộluật hình sự.
Nguyễn Bắc Truyển được trao giải thưởng tựdo ngôn luận Hellman/Hammett năm 2011, và giải Nhân quyền Việt Nam của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao năm 2014.
Lê Thu Hà
Lê Thu Hà, 36 tuổi, bắt đầu quan tâm đến các vấn đềxã hội và nhân quyền từkhi còn làsinh viên. Sau khi tốt nghiệp, chị đi dạy tiếng Anh vàtham gia các hoạt động xã hội dân sự. Năm 2013, chị tham gia Hội Anh em Dân chủ để“bảo vệ các quyền con người đãđược Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tếthừa nhận”và để“vận động xây dựng một xãhội dân chủ tiến bộ, công bằng vàvăn minh tại Việt Nam.” Chịgiúp nhóm dịch các báo cáo về vi phạm nhân quyền sang tiếng Anh. Chịtham gia biểu tình vìmôi trường đểphản đối việc chặt cây ởHà Nội vào tháng Ba năm 2015. Chịcùng một nhóm nhỏcác nhàhoạt động đưa tin vềcác vụvi phạm nhân quyền trên một kênh YouTube gọi là “Lương tâm TV”do Hội Anh em Dân chủ vàHội Cựu Tù nhân Lương tâm thành lập vào tháng Tám năm 2015. Chịkêu gọi hủy bỏđiều 258 có nội dung trừng phạt những người hoạt động ôn hòa với tội danh “lợi dụng các quyền tựdo dân chủxâm phạm lợi ích nhà nước.”Lê Thu Hàcũng đi tới tòa án khi cócác phiên xử những người hoạt động chính trịđểbày tỏtình đoàn kết.
Tháng Tư năm 2015, công an cấm LêThu Hàxuất cảnh đi dựhội nghịvề nhân quyền ởThụy Điển. Tháng Chín năm 2015, chị bịcâu lưu và thẩm vấn vềviệc tham gia kênh “Lương tâm TV.”
Tháng Mười hai năm 2015, công an bắt LêThu Hà vàcáo buộc chị tội tuyên truyền chống nhànước theo điều 88 của bộluật hình sự. Chịbị công an tạm giam 19 tháng rưỡi màkhông được tiếp xúc với luật sư hay nguồn hỗtrợ pháp lý. Tháng Bảy năm 2017, công an thay đổi tội danh của chịthành “hoạt động nhằm lật đổchính quyền nhân dân”theo điều 79 của bộluật hình sự.
Post a Comment