Kỹ Năng Áp Dụng Pháp Luật Trong Quản Lý Lãnh Đạo
Khái quát chung về quản lý lãnh đạo và áp dụng pháp luật trong quản lý lãnh đạo.
1. Quan niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo
1.1 Khái niệm lãnh đạo.
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dân dắt hành vi của cá nhân hoặc nhóm người nhằm hướng đến đạt được mục tiêu.
Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng xã hội, xái mà 1 người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ của những người khác nhằm đạt được thành công cho 1 mục tiêu chung.
1.2 Khái niệm nhà lãnh đạo
Người lãnh đạo là người đứng đầu 1 tổ chức hoặc tập thể có vai trò dẫn dắt, định hướng chỉ đạo vào xây dựng mối quan hệ giữ những thành viên trong cùng 1 tổ chức, cùng vận hành theo 1 hệ thống nhất định.Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những vị trí bình thường. Nhà lãnh đạo luôn xuất hiện trong nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, người đứng đầu có khả năng đề xuất tầm nhìn cho mọi người, và quyết định cho mọi hoạt động của tổ chức.
Lãnh đạo là 1 động từ chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là 1 danh từ chỉ chủ thể thực hiện 1 hoạt động. Lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải luôn gắn liền với nhau. Nhiều người được mệnh danh là nhà lãnh đạo nhưng không thực hiện được lãnh đạo. Trong thực tế tồn tại 2 loại nhà lãnh đạo là nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thực sự.
Nhà lãnh đạo chức vị là người có quyền hành do vị trí công tác, do nghi thức truyền thống trao cho. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng cho người khác. Khi mất chức vị thì họ không thể gây ảnh hưởng cho người khác được nữa.
Nhà lãnh đạo thực sự là những người dùng tài năng, phẩm chất của mình để lôi cuốn mọi người đi theo con đường của họ. Đây là nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến từ tự nhiên chứ không phải là cái gì tác động từ bên ngoài.
Trong thực tế chúng ta thường hay nhâm lẫn giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý. Nhà lãnh đạo là người tìm đường, còn nhà quản lý là người đi đường. Sự khác biệt lớn nhất giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý được phân biệt ở khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với các thành viên trong tổ chức. Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức hướng tới mục tiêu trong tương lai. Còn nhà quản lý chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của tổ chức.
2.1 Khái niệm quản lý.
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động, nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục đích, mục tiêu chung.
Quản lý diễn ra ở hoạt động tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý càng cao, và vai trò của quản lý càng lớn.
Quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Theo nghĩa thông thường, quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức vào định hướng của chủ thể quản lý vào 1 đối tượng nhất định để điều chỉnh quan hệ xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng quản lý theo mục tiêu nhất định.
- Quản lý bao gồm các yếu tố:
Quản lý diễn ra ở hoạt động tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý càng cao, và vai trò của quản lý càng lớn.
Quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Theo nghĩa thông thường, quản lý là hoạt động nhằm tác động có tổ chức vào định hướng của chủ thể quản lý vào 1 đối tượng nhất định để điều chỉnh quan hệ xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng quản lý theo mục tiêu nhất định.
- Quản lý bao gồm các yếu tố:
+ Chủ thể quản lý: đó là các tác nhân tạo ra các tác động quản lý, luôn là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.
+ Đối tượng quản lý: là đối tượng tiếp nhận trực tiếp sự tác động của đối tượng tiến hành quản lý
+ Khách thể quản lý: Chịu sự tác động, điều chỉnh của chủ thể quản lý.
+ Mục tiêu quản lý: Là đích cần phải đạt được tại 1 thời điểm nhất định do chủ thể quản lý tiến hành. Nó là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý
+ Đối tượng quản lý: là đối tượng tiếp nhận trực tiếp sự tác động của đối tượng tiến hành quản lý
+ Khách thể quản lý: Chịu sự tác động, điều chỉnh của chủ thể quản lý.
+ Mục tiêu quản lý: Là đích cần phải đạt được tại 1 thời điểm nhất định do chủ thể quản lý tiến hành. Nó là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý
Post a Comment