• TÀU-CỘNG LỢI DỤNG DU-SINH-TÀU LÀM GIÁN-ĐIỆP - Dr. Tristan Nguyễn
TÀU-CỘNG LỢI DỤNG
DU-SINH-TÀU LÀM GIÁN-ĐIỆP
Nói tóm lại, ở hai nước Mỹ và Úc người ta dễ dàng nhận thấy Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã đang gieo những “hạt mầm tình báo/seeding spies” và cài đặt những tên “gián điệp nằm vùng/sleepers” trong các cơ quan ban ngành của chính phủ, cũng như trong các đại học khắp nước Mỹ và Úc; dĩ nhiên là những tên “gián điệp nằm vùng/sleepers” này cũng có mặt tại các công ty tư nhân kinh doanh, thương mại, tài chánh quan trọng.
Cali Today News - Thu thập tin tức liên quan tới các vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, hay những chi tiết của một cuộc nghiên cứu về các ngành khoa học kỹ thuật, v.v… là một công việc chuyên môn, và người có trách nhiệm thu thập tin tức phải được huấn luyện qua trường lớp chính qui, cũng như phải tự biết nghiêm khắc giữ kỷ luật chuyên ngành của mình. Theo nguyên tắc căn bản là xây dựng một mạng lưới tình báo để thu thập những tin tức có giá trị và đáng tin cậy, thì không thể dễ dãi sử dụng người chưa từng được huấn luyện chuyên môn với một trình độ nhất định. Các cơ quan tình báo của các nước tự do trên thế giới đã có nhận xét về tiến trình công tác tình báo của Tàu Cộng là sử dụng một số quá đông người có tính cách bừa bãi và không có chuyên môn. Trong khi các nước tự do chú trọng đến tính chất bí mật của công tác tình báo và việc phải chọn lựa thu thập những dữ liệu, tin tức đáng tin cậy cũng như có giá trị càng cao càng tốt, thì công tác tình báo của Tàu Cộng chỉ chú ý tới việc thu thập được tin tức, dữ liệu càng nhiều càng tốt. Cho dù bị đánh giá là không có chuyên môn cao, nhưng công tác tình báo của Tàu Cộng một cách mỉa mai nó lại có kết quả rất tốt, và cũng bởi vì nó đã đang sử dụng quá nhiều người gồm cả hai loại cố ý hoặc vô tình làm gián điệp cho Tàu Cộng!
Ông Chen Yonglin bỏ nhiệm sở đi tị nạn.
Dĩ nhiên là Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng chắc chắn phải có những nhân viên nghiệp vụ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm, nhưng nói chung cái mạng lưới tình báo này lại sử dụng thêm một số quá đông người thường dân Hoa Lục, và có thể cũng có một số người quốc tịch khác nữa được Tàu Cộng chiêu mộ khuyến khích tham gia vào “trò-chơi-sưu-tập-tin-tức” do Tàu Cộng chủ trì, điều hành. Cái mạng lưới tình báo của Tàu Cộng ở nước ngoài gồm có quá đông người Hoa Kiều tham gia đã khiến cho nhiều cơ quan tình báo của các nước tự do phải gặp khá nhiều khó khăn trong nổ lực theo dõi phản gián lại tình báo Tàu Cộng. Cũng có thể cái quan niệm sử dụng rộng rãi số đông người dân không chuyên môn trong “công tác tình báo nhân dân” của Tàu Cộng đã có từ lâu khởi đầu từ quan niệm “Chiến Tranh Nhân Dân” của Mao Trạch Đông có mục đích tổ chức một mạng lưới tình báo rộng lớn trong cộng đồng thường dân Hoa Lục; nếu nói nôm na dễ hiểu là “thực hiện công tác tình báo nhân dân” có số đông người tham gia “nhiều như mắt trái khóm”, nó thu đạt nhiều kết quả khả quan mà không phải tốn nhiều tiền theo lối suy luận của Mao. Cái quan niệm “công tác tình báo nhân dân” của Mao cũng đã được một số nước cộng sản đàn em của Tàu Cộng đem ra học tập và thực hiện đúng theo khuôn mẫu. Đó là chuyện đã xảy ra trong thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương I và II của thế kỷ trước, hiện nay đã trải qua được gần 15 năm đầu của thế kỷ 21 với hầu hết các hộ gia đình người dân ở khắp nơi đều có ít nhất một cái máy điện thoại để nói chuyện, một cái máy vi tính để giao lưu tình cảm, để học hỏi, trao đổi kiến thức kinh nghiệm, để xem thông tin giải trí, và đa số người dân của mỗi nước đều có chiếc máy điện thoại di động để liên lạc thông tin hay chỉ đơn giản là để nói đủ thứ chuyện với nhau; vì vậy công tác thu thập tin tức tình báo các loại cũng được hiện đại hoá thực hiện bằng những phương tiện điện tử vô tuyến, điện-toán kỹ-thuật-số và được lưu trữ để phân tích với một khối lượng tin tức, dữ liệu khổng lồ.
Tuy nhiên, Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng vẫn còn nghĩ rằng ngoài các phương tiện điện tử vô tuyến, điện toán kỹ-thuật-số được áp dụng kín đáo để xâm nhập các tổ chức của đối phương, thì việc sử dụng 100 người không chuyên môn chính qui để thu thập 1 tài liệu theo yêu cầu phải chiếm hữu có vẻ khả thi hơn việc sử dụng 1 người chính qui có chuyên môn để thu thập 1 tài liệu đó. Nói cho rõ hơn là người ta còn nhận thấy Tàu Cộng đã đang rất uyển chuyển trong việc sử dụng 1 gián điệp chính qui để lấy cắp 100 tài liệu; ngược lại, Tàu Cộng cũng sẵn sàng sử dụng 100 gián điệp không nghiệp vụ chuyên môn để chỉ chiếm đoạt 1 tài liệu cần phải có.
Hơn nữa, một câu kinh nhật tụng ngắn gọn của người làm công tác tình báo là “Đừng Để Bị Tóm Cổ” phải luôn luôn được đọc lên trong đầu óc của mình mỗi khi mở hai con mắt thức dậy vào mỗi buổi sáng. Còn riêng đối với người làm công tác tình báo Tàu Cộng thì bài kinh nhật tụng này còn phải thêm một câu khá dài nữa là “Phải Chối-Chối-Chối Nhất Định Phải Chối Khi Bị Bắt Vì Cấp Trên Không Nhìn Nhận”. Một cách rất cay đắng nhưng cũng châm biếm mỉa mai là những người làm công tác tình báo Tàu Cộng bị đối xử như những “Đứa Con Hoang Vô Ý Thức Nên Làm Bậy, Làm Xấu Hổ Cha Mẹ Tàu Cộng”; những người cầm quyền Tàu Cộng đã từng từ chối không nhìn nhận những“Đứa Con Hoang” gồm cả những “Đứa Con Hoang Chính Qui” và những “Đứa Con Hoang Vô Tình” mà trước khi họ bị bắt, thì họ đã được Đảng Tàu Cộng ca ngợi khen thưởng họ là những “Người Yêu Tổ Quốc Hoa Lục Tàu Cộng” hơn mọi người khác. Một thí du ïcụ thể tiêu biểu là có một “Đứa Con Hoang Vô Tình” là Ông Dongfan G. Chung một kỹ sư hàng không làm việc tại hai Công Ty Chế Tạo Máy Bay Rockwell và Boeing nổi tiếng, Ông Chung đã bị Chính Phủ Mỹ kết tội làm gián điệp cho Tàu Cộng và bị kết án hơn 15 năm tù giam, nhưng Chính Phủ Tàu Cộng từ chối nhìn nhận Ông Chung. Kết quả là Ông Chung một Đứa Con Hoang Vô Tình của Tàu Cộng đã lấy cắp hơn ba trăm ngàn trang tài liệu của hai công ty Rockwell và Boeing chỉ để làm tài liệu tham khảo “viết sách nghiên cứu giải trí” cho chính Ông Chung, mặc dù ông ta đã thực sự chuyển giao tất cả số lượng tài liệu, dữ liệu quan trọng nêu trên cho Tàu Cộng để biết cách làm phi thuyền không gian, làm máy bay quân sự như chiếc vận tải cơ hạng nặng Y-20 mô phỏng thiết kế kỹ thuật của chiếc C-17 Globemaster III của Quân Đội Mỹ.
Căn cứ vào việc sử dụng một số người quá đông làm công tác tình báo, Tàu Cộng đã vượt qua mặt các cơ quan tình báo của các nước tự do, tiêu biểu nhất là nước Mỹ. Trên hai phương diện theo dõi những người Hoa Kiều tham gia công tác tình báo cho Tàu Cộng và tiến hành các thủ tục cần thiết để bắt giữ và truy tố những người gián điệp Tàu Cộng ra toà, quả thật nước Mỹ đã đang không thể quán xuyến triệt để công việc đánh lại gián điệp Tàu Cộng.
Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng có quan niệm rằng các du sinh và nghiên cứu sinh Tàu Cộng đã được chuẩn bị trước khi họ thực sự đi học đại học ở Mỹ, và rồi họ sẽ dễ dàng được tiếp cận hoặc được thu nhận vào làm việc ở các bộ phận nghiên cứu của các trường đại học Mỹ. Sau khi các du sinh tốt nghiệp đại học hoặc hậu-đại- học thì Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng vẫn còn giữ mối liên hệ với họ cho tới khi họ được thu nhận vào các cơ quan ban ngành của chính phủ Mỹ, hoặc những bộ phận trọng yếu của các công ty lớn của Mỹ.
Không phải chỉ có nước Mỹ đã đang phải đối phó với cái vấn đề gay go khó giải quyết là Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng lợi dụng một số quá đông du sinh và nghiên cứu sinh Hoa Lục làm gián điệp cho chế độ Tàu Cộng, mà còn có nước Úc cũng gặp phải vấn đề “tập thể du sinh Tàu Cộng là gián điệp”trong nước Úc. Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã đang sử dụng những Hiệp Hội Sinh Viên trong các trường đại học Úc để điều hành cái mạng lưới du sinh, nghiên cứu sinh Hoa Lục làm gián điệp. Cái mạng lưới gián điệp này cũng làm công tác theo dõi các sinh viên Hoa Kiều, gây áp lực với họ và thúc đẩy họ tham gia những hoạt động được tuyên truyền rằng là để “Yêu Tổ Quốc Hoa Lục Tàu Cộng” và để bảo vệ các quyền lợi của chế độ Tàu Cộng. Những du sinh Hoa Lục được nhận công tác của mạng lưới tình báo Tàu Cộng không phải chỉ để thu thập tin tức, nói đúng ra là “ăn cắp dữ kiện và tài liệu” theo yêu cầu của tổ chức, mà họ còn có thêm nhiệm vụ phải theo dõi và báo cáo những sinh hoạt của các cá nhân đã từng có ý kiến phê phán, chống đối chế độ Tàu Cộng. Một bằng chứng cụ thể là đã có một ông giáo sư đại học danh tiếng của nước Úc trong chuyến đi du lịch ở Hoa Lục thì ông ấy đã bị cơ quan an ninh Tàu Cộng ở Bắc Kinh mời tới “làm việc” bốn lần về các vấn đề mà ông ấy đã phê bình chỉ trích những người cầm quyền Tàu Cộng trong một cuộc hội thảo về dân chủ ở một trường Đại Học Úc. Nhân viên an ninh Tàu Cộng đã đưa ra cho ông giáo sư đọc một bản báo cáo về buổi hội thảo dân chủ này, nó có trích dẫn nguyên văn những lời phát biểu chống Tàu Cộng của ông giáo sư. Ông ấy không chối cãi những lời ông đã nói trong buổi hội thảo. Có một điều khiến cho ông ấy hơi ngạc nhiên là cái tên của người viết bản báo cáo này gửi cho cơquan an ninh Tàu Cộng ở Bắc Kinh là của một nữ-du-sinh Hoa Lục đã từng học trong lớp của ông ấy.
Trong thực tế rõ ràng là Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã đang chiêu mộ, sử dụng một số quá đông sinh viên Hoa Lục du học ở Mỹ, Úc, Gia Nã Đại để làm công tác tình báo cho Tàu Cộng. Mạng lưới tình báo Tàu Cộng chỉ yêu cầu mỗi du sinh hay nghiên cứu sinhđóng góp dễ dàng một phần nhỏ công sức của mình vào một công việc to lớn rất có ý nghĩa là phục vụ Tổ Quốc Hoa Lục Tàu Cộng. Họ rất vui lòng thoả mãn tự ái dân tộc, tự hào làm người Hoa Lục Yêu Nước. Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã có những thủ tục tiến hành chuẩn bị cho sinh viên Hoa Lục đi du học được thực hiện trước khi xuất cảnh. Những viên chức an ninh Tàu Cộng trực tiếp gặp mặt du sinh hay nghiên cứu sinh và họ luôn nhắc nhở rằng được đi học ở nước ngoài như là một ân huệ của Đảng Tàu Cộng ban cho và như thế là phải nhớ trung thành với tổ quốc và làm một người Hoa Kiều Yêu Nước, và họ đề nghị người đi học ở nước ngoài phải báo cáo bất cứ việc gì có thể có lợi ích cho tổ quốc Hoa Lục. Đối với các sinh viên du học và nghiên cứu sinh Hoa Lục thì công việc thu thập tin tức tình báo một cách trực tiếp hay gián tiếp đều được xem là những nhiệm vụ yêu nước đáng khen ngợi. Tính cách khéo léo, kín đáo, tế nhị của việc Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã lợi dụng sinh viên du học hay nghiên cứu sinh Hoa Lục làm công tác tình báo là khiến cho họ không cảm thấy họ bị lợi dụng làm một việc nguy hiểm phạm pháp ở nước mà họ đang du học. Thường thường việc điều hành du-sinh và nghiên-cứu-sinh đi học ở nước ngoài làm công tác tình báo cấp thấp là do hai văn phòng của Mặt Trận Thống Nhất Hành Động (United Front Work Department) và Văn Phòng Dịch Vụ Hoa Kiều Hải Ngoại (Overseas Chinese Affairs Office). Lẽ tất nhiên là việc điều hành công tác tình báo chính qui cấp cao là do Phòng Ba Tổng Tham Mưu Quân Đội Tàu Cộng (Chinese Military’s General Staff Department, the 3rd Department) phụ trách. Họ đã có một lực lượng gián điệp chính qui chuyên nghiệp hùng hậu trên hai trăm ngàn nhân viên tình báo, bao gồm cả Đơn Vị 61398 được sử dụng trong công tác tình báo liên mạng toàn cầu.
Quả thật ở Thành Phố Sydney của nước Úc đã có Ông Chen Yonglin một nhân viên toà lãnh sự Tàu Cộng đã bỏ nhiệm sở xin tỵ nạn chính trị tại nước Úc. Ông Chen Yonglin cho biết rằng đã có hơn một ngàn nhân viên mật vụ, tình báo Tàu Cộng phụ trách đủ loại ngành nghề đang tích cực hoạt động trên khắp nước Úc. Ông Chen Yonglin tự nhận mình cũng là một nhân viên lãnh sự Tàu Cộng đã từng phụ trách công tác tình báo ở nước Úc và ông cho biết thêm là ngoài công việc thu thập tin tức, tài liệu, dữ kiện theo yêu cầu, thì du sinh Hoa Lục trong mạng lưới tình báo cũng giúp ích trong việc chào đón những nhân vật lãnh đạo Tàu Cộng ở phi trường khi họ tới thăm nước Úc và họ cũng được tổ chức thành những nhóm biểu tình ủng hộ chính phủ Tàu Cộng để chống biểu tình, ngăn chặn, che khuất những nhóm người biểu tình phản đối chính phủ Tàu Cộng.
Khi Ông Chen Yonglin bỏ nhiệm sở đi tị nạn thì ông ấy có đem theo những tài liệu mật; một trong số những tài liệu mật này có một tập cẩm nang hướng dẫn hoạt động cho Toà Lãnh Sự Tàu Cộng, nó nêu ra từng chi tiết để chỉ cho Toà Lãnh Sự biết làm thế nào điều hành những du sinh, nghiên cứu sinh Hoa Lục trong mạng lưới tình báo để có thể thi hành các chỉ thị của Bắc Kinh một cách thành công tốt đẹp. Trong các tài liệu mật này còn cho thấy Toà Lãnh Sự Tàu Cộng tại Thành Phố Sydney còn có những vai trò hoạt động khác như hối lộ để lôi kéo giới truyền thông báo chí Hoa Ngữ ở nước Úc, chiêu mộ thêm nhiều sinh viên Hoa Kiều hoặc người Úc tại địa phương nếu có thể được để tham gia công tác tình báo cho Tàu Cộng, và nhất là phải có nổ lực xâm nhập vào các hội đoàn, đoàn thể Hoa Kiều đang hoạt động tại nước Úc để có thể tham gia sinh hoạt chính trị địa phương.
Khi so sánh giữa hai nước Úc và Mỹ người ta nhận thấy nước Mỹ có một dân số 14 lần nhiều hơn, và một khối lượng dữ liệu, tin tức, dữ kiện, số liệu về những kết quả của các cuộc nghiên cứu khoa học kỹ thuật, về quân sự quốc phòng, cũng như về kinh tế, tài chánh, thương mại của nước Mỹ rất nhiều lần hơn nước Úc. Như vậy, cái đạo quân tình báo không chuyên nghiệp cũng như chuyên nghiệp của Tàu Cộng đã đang hoạt động trong nước Mỹ phải có một số rất đông người so với số người đã đang hoạt động tình báo ở nước Úc căn cứ theo lời cho biết của Ông Chen Yonglin. Vì sử dụng một số rất đông du sinh, nghiên cứu sinh thực hiện công tác tình báo ở nước ngoài, Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã dẫn đầu các cơ quan tình báo của các nước khác trên thế giới trong việc điều hành một lực lượng quá đông người làm công tác tình báo cho chế độ Tàu Cộng, nhưng khi họ bị bắt thì họ không được chính phủ Tàu Cộng nhìn nhận; vì vậy cái tội “ăn cắp tài liệu, thu thập dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức bất hợp pháp” một cách mỉa mai trở thành một trò chơi nguy hiểm của cá nhân, mà cá nhân lại thích làm không do dự lo sợ gì cả, như lấy cắp một món hàng trưng bày trong một siêu thị. Cái kết quả của một lực lượng quá đông người làm công tác tình báo trong ba thập niên vừa qua lại tốt đẹp một cách bất ngờ là chế độ Tàu Cộng đã đang có được hầu như mọi thứ muốn có nằm trong một khối lượng tin tức và dữ liệu khổng lồ mà các chuyên gia Tàu Cộng có thể khai thác dần dần có lợi cho chế độ Tàu Cộng. Cũng có một kết quả rất bất ngờ khác là khi sử dụng một số lượng quá đông du sinh và nghiên cứu sinh làm công tác tình báo, chế độ Tàu Cộng đã không chi tiêu nhiều tiền chi phí hoạt động cho họ; hầu hết du sinh và nghiên cứu sinh đã làm không-tính-tiền-công của họ, có chăng chỉ là cái danh hiệu Hoa Kiều Yêu Nước Hoa Lục Tàu Cộng trống rỗng để khi bị bắt bị truy tố thì tự mình một mình chịu tội “ăn cắp tài liệu, thu thập tin tức, dữ kiện, số liệu bất hợp pháp” như một trò chơi sưu tập cá nhân hoặc để “viết sách nghiên cứu” như trường hợp của ông kỹ sư hàng không tên Dongfan G. Chung phải ở tù hơn 15 năm vì cái tội ăn cắp những tài liệu, dữ kiện của các công trình nghiên cứu của hãng chế tạo máy bay Rockwell và Boeing giá trị tới 100 triệu đô la mà Tàu Cộng có được không phải tốn tiền gì nhiều qua việc ăn cắp của ông Chung!
Cũng có thêm một điều rất quan trọng cần phải nói tới trong bài viết này, nếu không nói tới nó thì là một thiếu sót lớn. Đó là Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng cũng quan tâm chiêu mộ, tuyển dụng những du sinh, nghiên cứu sinh Mỹ đang đi học ở các trường đại học của Hoa Lục. Tàu Cộng muốn sử dụng những người này như những kẻ “nội tuyến/insiders” hay những tên “gián điệp nằm vùng/sleepers” trong các cơ quan ban ngành quan trọng của chính phủ và các công ty lớn của Mỹ và Úc; nhất là những người có hợp đồng làm việc cho chính phủ. Có một câu chuyện làm bằng chứng cụ thể của việc Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng chiêu mộ tuyển dụng du sinh, nghiên cứu sinh Mỹ để làm gián điệp; đó là Ông Glenn Shriver trong thời gian đi học ở đại học Shanghai. Ông Shriver đã được Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng tuyển dụng để làm một kẻ “nội tuyến /insider” trong guồng máy CIA, nhưng Ông Shriver đã bị phát hiện, bị bắt và vào năm 2011 bị kết án 4 năm tù giam ở một nhà tù liên bang Mỹ.
Nói tóm lại, ở hai nước Mỹ và Úc người ta dễ dàng nhận thấy Cơ Quan Tình Báo Tàu Cộng đã đang gieo những “hạt mầm tình báo/seeding spies” và cài đặt những tên “gián điệp nằm vùng/sleepers” trong các cơ quan ban ngành của chính phủ, cũng như trong các đại học khắp nước Mỹ và Úc; dĩ nhiên là những tên “gián điệp nằm vùng/sleepers” này cũng có mặt tại các công ty tư nhân kinh doanh, thương mại, tài chánh quan trọng. Với một thực tế của hai nước Úc và Mỹ có rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng ra họ là ai với ai lẫn lộn trong một số lượng người Hoa Kiều quá đông. Tất nhiên là có rất nhiều khó khăn với một số lượng người quá đông, nhưng không có nghĩa là người ta không nhận dạng được bọn chúng!
Dr. Tristan Nguyễn
San Francisco, 18/10/2014
Post a Comment