Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt (1935-2015)

a


Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt 
SQ: 55/700.743

Tên Họ: Trần Văn Nhựt
Ngày và Nơi Sanh: 17/12/1935, Sàigòn

1948-1953: Học sinh các trường Lasan Taberd, Đồng Nai, và Trung Học Huỳnh Khương Ninh Đa Kao Sài Gòn.
1953: Tình nguyện thi tuyển, nhập học Khóa 10 Trần Bình Trọng, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
1954: Ra trường với cấp bậc Thiếu Úy Đại Đội Phó Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 68 Việt Nam
1955: Chỉ Huy đơn vị Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh Hải Quân, tham gia chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do Đại Tá Dương Văn Đức làm CHT
- 26 tháng 10 thăng Trung Úy Đặc Cách tại mặt trận.
- Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 kiêm Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh Hải Quân.
1956: Du học khóa Không Yễm tại Okinawa Japan.
1958-1959: Du học lớp Căn bản Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến tại Quantico, Virginia Hoa Kỳ.
1960: Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thay thế Đại Úy Lê Nguyên Khang.
1961: Du Học khóa Chỉ Huy Tham Mưu TQLC Hoa Kỳ.
1962: TĐT Tiểu Đoàn 1 TQLC thay thế Đại Úy Nguyễn Bá Liên
1963: Tham gia đảo chánh 1-11-1963.
- Ngày 2-11 thăng Thiếu Tá tạm thời đặc cách tại mặt trận và giử chức vụ Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
1964: Tùy Viên Quân Lực tại Phi Luật Tân.
1965: Thăng Thiếu Tá thực thụ.
1966: Thăng Trung Tá nhiệm chức.
1967: Phụ tá Đổng Lý Văn Phòng Bộ Quốc Phòng.
1967-1968:  
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 18 BB
1968-1969: Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
1969-1970: Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
1970-1972: Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long.
1971: Thăng Đại Tá nhiệm chức.
1972-1975: Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh
1972: 
- Ngày 7-7 thăng Đại Tá thực thụ đặc cách tại mặt trận An Lộc cùng ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm nhành Dương Liễu và Huy Chương Đặc Biệt Bình Long Anh Dũng trong mùa hè đỏ lữa 1972.
- Ngày 25-8 Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh thay thế Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp.
- Ngày 1-11 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức Đặc cách tại mặt trận.
1975: 
- Ngày 25-3 di tản Sư Đoàn 2 ra đảo Lý Sơn và về Bình Tuy vào ngày 1-4-1975.
- Ngày 13,14-4 Sư Đoàn 2 điều động ra chiến trường Phan Rang.
- Ngày 16-4 Phan Rang thất thủ.
- Ngày 29-4 di tản cùng Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
- Sau 30-4 định cư tại Houston, Texas và Orange County Hoa Kỳ.

Huy Chương:
- Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhất Hạng
- Trên 60 huy chương Quân Sự và Dân Sự.
- 2 Silver Star.
- Legion of Merit (Danh Dự Bội Tinh)
- 2 Bronze Star with V (Valor) device.
- Lục Quân Vinh Công Bội Tinh với V (Valor).

Lt. Frank Pangborn, General Nhựt and Major William Mimiaga
Aloha All........with sadness reporting the passing of a hero of the Vietnam War, Brigadier General Tran Van Nhut, Vietnam Marine Corps. A personal friend of our VVA Chapter, General Nhut trained at the Basic School in Quantico and again with the Marine Corps in Okinawa. The General led Marine Companies, Battalions, Brigades and Divisions. He was with our own chapter member, Colonel Craig Mandeville at the seige of An Loc where General Nhut received the Third Class Medal of Honor for his heroic exploits. He went on to receive 60 decorations to include the US awarding him and Colonel Mandeville the Legion of Merit, Silver Star, Bronze Star with V and the Purple Heart. Both were heroes at the Battle of An Loc in 1972.
General Nhut will be missed as he was revered by both the Vietamese and American Veteran community. God speed General on your journey to Valhalla. Hand salute and Semper Fi. Monsoon.

 









Local ex-Vietnam War general dies at 79

undefined
The local Vietnamese community is mourning the death of one of its most revered generals from the Vietnam War. Former South Vietnamese Army Gen. Nhut Van Tran died at age 79.


The local Vietnamese community is mourning the death of one of its most revered generals from the Vietnam War.

Former South Vietnamese Army Gen. Nhut Van Tran died at age 79.

He was awarded numerous medals by the U.S. military, including the Legion of Merit in 1998 for his role in defending the provincial capital of An Loc, under siege for 40 days during a major enemy offensive.

Tran came to the U.S. in 1975, and was instrumental in the creation of the Vietnam War Memorial in Westminster, featuring two soldiers, one Vietnamese, the other American.

"His whole life is about freedom for, you know, his countrymen, and he fought to preserve that freedom for the Vietnamese people," said Tran's son, Christopher.

On Tuesday, General Tran's former U.S. Marine comrades are also mourning his loss, including Maj. William Mimiaga. He notes that Tran received 60 decorations for his leadership and heroism.


 






Tang Lễ Trung Tướng Tôn Thất Đính

Thiếu Úy Phạm Hòa và Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt trong tang lễ Cố Trung Tướng Tôn Thất Đính

Section 1 Section 2 

Section 3
Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt và Trung Tá Tôn Thất Lăng



3 TÁC GIẢ TÊN TUỔI HỘI THOẠI TRÊN ĐÀI SRBS: TƯỚNG NHỰT, KIỀU MỸ DUYÊN & QUỐC NAM
PDF Print E-mail
Written by Administrator   
Monday, 14 November 2011 11:09
3 TÁC GIẢ TÊN TUỔI HỘI THOẠI TRÊN ĐÀI SRBS: TƯỚNG NHỰT, KIỀU MỸ DUYÊN & QUỐC NAM

Đây là bài đã được phổ biến trên nguyệt báo Đông Phương SRBS số 24 bộ mới (năm thứ 26) tháng 7/2002, nguyên văn như sau:Vào lúc 5 giờ chiều của ngày 30 tháng tư năm 2002, hàng chục ngàn người Việt cư ngụ trong các thành phố thuộc Miền Tây tiểu bang Washington đã cùng chăm chú  theo dõi cuộc hội luận đặc biệt trên làn sóng điện của Hệ Thống Truyền Thanh Saigon (SRBS). Ba khuôn mặt tên tuổi tham dự cuộc hội luận này là cựu Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt (cựu SVSQ Khóa 10 Võ Bị Dalat, nguyên Tỉnh Trưởng Bình Long & Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh), nhà báo Kiều Mỹ Duyên (Phóng Viên chiến trường danh tiếng trong suốt cuộc chiến tại Nam Việt Nam trước năm 1975), và nhà thơ nhà báo Quốc Nam (cựu SVSQ Khóa 22 Võ Bị Dalat, Tổng Giám Đốc Tổ Hợp Truyền Thông SRBS).
Ba Tác Giả nêu trên đã đàm luận với nhau suốt 60 phút đồng hồ, về cuộc chiến Quốc-Cộng và Quân Lực VNCH. Kính mời quý độc giả theo dõi cuộc hội luận “30/4 năm thứ 27” độc đáo này, nguyên văn sau đây:
Quốc Nam (QN).-  Đây là Đài Phát Thanh Saigon SRBS. Kính thưa quý thính giả. Bây giờ chúng tôi xin gởi đến quý vị một cuộc hội luận rất đặc biệt, giữa 3 Tác Giả. Thứ nhất là Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt (tác giả cuốn hồi ký “Cuộc Chiến Dang Dở”). Thứ hai là nhà văn nhà báo Kiều Mỹ Duyên (tác giả tập bút ký “Chinh Chiến Điêu Linh”); và thứ ba là cá nhân tôi (tác giả tuyển tập thơ văn “Quê Hương Nước Mắt”).
Như quý vị đã biết, chế độ VNCH đã bị bức tử vào ngày ngày 30 tháng tư năm 1975. Trong suốt cuộc chiến 21 năm giữa ta với CSVN tại miền Nam VN, thì trận đánh lớn nhất đã diễn ra 94 ngày đêm trong lửa đạn kinh hoàng, mà hồi đó Tướng Nhựt là Đại Tá Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long. Dạ, kính mời Thiếu Tướng lên tiếng ạ!
Trần Văn Nhựt (TVN).- Cám ơn anh Quốc Nam. Tôi xin kính chào tất cả quý vị thính giả.
QN.- Kính thưa quý vị, bây giờ chúng tôi giới thiệu tác giả thứ hai “Chinh Chiến Điêu Linh” là nhà văn nhà báo Kiều Mỹ Duyên. Xin mời chị Kiều Mỹ Duyên lên tiếng chào quý vị thính giả trong vùng ạ!
Kiều Mỹ Duyên (KMD).- Kiều Mỹ Duyên kính chào quý thính giả, kính chào Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và kính chào anh Quốc Nam. Xin cho Kiều Mỹ Duyên nói Kiều Mỹ Duyên là nhà báo chớ không phải là nhà văn. Tại vì nhà văn, văn thi sĩ thì nhả ngọc phun châu. Riêng Kiều Mỹ Duyên là nhà báo thì thấy sao viết vậy, nghĩ sao thì viết vậy, thưa anh Quốc Nam.
QN.- Thưa chị Kiều Mỹ Duyên, bây giờ tôi muốn hỏi chị điều này. Chị đã cho ấn hành cuốn sách “Chinh Chiến Điêu Linh” bởi lý do nào?
KMD.- Kính thưa anh Quốc Nam và kính thưa quý thính giả. Sở dĩ Kiều Mỹ Duyên cho phát hành cuốn “Chinh Chiến Điêu Linh”, mà tất cả diễn biến trong cuốn “Chinh Chiến Điêu Linh” đều là chuyện có thật của “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972. Lúc đó tôi mới vừa du học ở Úc Châu về. Qua một ngày hôm sau thì tôi bay ra Quảng Trị liền. Là một phóng viên chiến trường, tôi đã có dịp theo gót quân hành của các chiến sĩ miền Nam Việt Nam khắp bốn vùng chiến thuật. Hơn mười mấy năm làm báo ở quê nhà, tôi mới biết được sự can đảm, hào hùng, gian khổ và những sự hy sinh quá nhiều của người lính miền Nam. Cho dù hôm nay chung cuộc như thế nào, trong lòng tôi, những hình ảnh oai hùng và sự hy sinh cao cả của các anh vẫn không bao giờ phai lạt. Và  thưa anh Quốc Nam, thưa Thiếu Tướng Nhựt và quý thính giả, cuốn sách mà tôi viết ra, như là một đóa hồng nhỏ gởi đến tất cả chiến sĩ QLVNCH, để tri ân và tưởng niệm những chiến sĩ đã đi vào lòng đất mẹ.
QN.- Vâng, cám ơn chị Kiều Mỹ Duyên đã cho quýthính giả biết điều đó. Kính thưa Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt, chúng tôi đang có trong tay cuốn sách “Cuộc Chiến Dang Dở” của Thiếu Tướng. Sách dày 300 trang với bìa màu rực rỡ. Chúng tôi được biết là Thiếu Tướng đã hết những cuốn sách đầu tiên, và đang cho tái bản. Vậy thì xin cho biết là Thiếu Tướng đã viết cuốn sách này trong bao lâu và ấn hành lúc nào? Bây giờ tái bản, thì đã có những cuốn sách mới chưa?
TVN.- Cám ơn anh Quốc Nam, thật ra thì lúc đầu tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể viết như vậy được; nhưng nhiều bạn bè thân hữu đã nói là tại sao anh, hay là chú, đã từng dự 3 trận lớn nhất của VNCH. Thứ nhất là cuộc đảo chánh chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tôi nghĩ rằng chuyện đó thì mình bỏ qua. Thứ hai nữa là trận An Lộc. Kế đó là trận Sa Huỳnh mà tôi nghĩ là chiến thắng rất vẻ vang của QLVNCH, so sánh giữa sư đoàn 2 Bộ Binh và công trường 2 CSBV. Với khả năng của ta thì có thể đè bẹp CSBV, nhưng tiếc rằng mình không có đủ những phương tiện giống như những người Mỹ đã hứa với mình. Thành ra nhiều người đã nói ràèng: tại sao Thiếu Tướng không viết cái này để cho anh em biết, cho dân chúng biết, kể cả cho người Mỹ biết. Vì vậy tôi đã mất hết 2 năm trời để nghiên cứu, xin những tài liệu của những người Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam, cũng như các chiến sĩ ở Việt Nam đã từng tham chiến ở An Lộc hay Sa Huỳnh, hoặc là trong cuộc cách mạng 63 đó. Rồi tôi có đủ những yếu tố đó, nên mới có thể viết được. Thật ra như anh Quốc Nam đã biết, tôi không phải là nhà văn, cũng không phải là nhà báo giống như chị Kiều Mỹ Duyên. Mới đây, tôi có gặp một ông bác sĩ  mà ổng vừa ra máét một cuốn sách gì đó... thì khi gặp tôi, ổng nói Thiếu Tướng viết hay lắm, song lỗi chánh tả nhiều quá! Nhưng mà kỳ tái bản này, thì tôi đã sửa lại gần hết.
KMD.- Thưa anh Quốc Nam, cho Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Thiếu Tướng Nhựt một câu: Trận An Lộc là một trận hào hùng nhất, nhưng cũng có những trận hào hùng khác ở chiến trường miền Trung... Và trận An Lộc đã làm cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cũng như Ngũ Giác Đài đã lấy trận An Lộc làm mẫu, cho nên bây giờ có những buổi học tập của những trường huấn luyện ở Mỹ, đã lấy trận An Lộc ra để làm điển hình mà dạy về các trận chiến ở vùng Đông Nam Á.  Kế tiếp còn nhiều câu hỏi nữa, anh Quốc Nam ơi! Nhưng mà hồi nãy Thiếu Tướng Nhựt có nói một ông bác sĩ nói là Thiếu Tướng viết thì hay, nhưng mà lỗi chánh tả nhiều. Thưa với quý thính giả, Kiều Mỹ Duyên là người Nam thì dấu hỏi, dấu ngã trong sách không thể nào bằng người Bắc và người Trung, mặc dù Kiều Mỹ Duyên cũng có học ở Đại Học Văn Khoa, rồi cũng có đi dạy môn Việt Văn, nhưng mà cho tới khi ra mắt quyển sách “Chinh Chiến Điêu Linh”, lấy những bài viết cũ mà in lại, thì cũng phải nhờ một cô nhân viên người Bắc sửa lại từng cái dấu hỏi, dấu ngã cho bớt lỗi chánh tả, nhưng cuối cùng vẫn còn lỗi. Bây giờ, xin mời Thiếu Tướng trả lời là tại sao người Mỹ dùng trận An Lộc để làm bài học cho những sinh viên sĩ quan của Hoa Kỳ trong trường võ bị, thưa Thiếu Tướng?
QN.- Bây giờ xin chị cho phép tôi nói vài câu trước khi chị hỏi nha! Kính thưa quý vị thính giả, như quý vị cũng đã biết chúng tôi đang giới thiệu tập hồi ký “Cuộc Chiến Dang Dở” của Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và cuốn “Chinh Chiến Điêu Linh” của chị Kiều Mỹ Duyên. Cả 2 vị đều không nhận mình là nhà văn mặc dù viết rất là hay, và đọc rất là thú vị. Kính thưa quý vị, hồi nãy chúng tôi cũng đã nói trận chiến An Lộc là một trận chiến rất là lớn, trận chiến 94 ngày đêm quần thảo với Cộng quân. Hồi đó là năm 72, mà chúng ta đều nhớ một câu: “Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng và Trị Thiên vùng dậy”, và 3 địa danh đó, dường như trên đài phát thanh này chị Kiều Mỹ Duyên đã nói về Trị Thiên vùng dậy. Hôm nay đích thân Thiếu Tướng nói chuyện với quý thính giả cùng với phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên vào đúng 30 tháng tư, ngày sụp đổ của miền Nam Việt Nam cách đây 27 năm, mà cộng lại thành số 9. Thành ra, gặp con số 9 hên mà nếu quý vị từ chối danh xưng “nhà văn” thì Thiếu Tướng và chị Kiều Mỹ Duyên chắc chắn là nhị vị “Tác Giả” rồi . Đâu thể nào từ chối được.
KMD.- Anh Quốc Nam ơi, cho tôi xin một giây thôi, trước khi  Thiếu Tướng Nhựt trả lời. Trong số quý thính giả đang nghe chương trình này, chúng tôi biết có nhiều thi sĩ và văn sĩ. Nếu mà nói Kiều Mỹ Duyên là nhà văn, thì chúng tôi nghĩ rằng có lẽ phải học thêm quý vị thi sĩ, văn sĩ cũng phải vài 3 kiếp nữa, mới được làm nhà văn. Dạ, xin mời anh.
QN.- Kính thưa quý vị thính giả, kính thưa Thiếu Tướng, và kính thưa chị Kiều Mỹ Duyên. Hôm nay ngày 30 tháng tư, kỷ niệm Quốc Hận năm thứ 27, Đài Saigon chúng tôi quyết định liên lạc với 2 vị đủ tư cách để nói chuyện về ngày 30 tháng 4, nhất là những chuyện về chiến trường ở miền Nam Việt Nam. Thứ nhất là Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt, là một quân nhân đã từng can dự trong một số trận đánh lớn nhất trong quân sử VNCH, và có thể lớn không thua gì những trận đánh trên kháép thế giới trong nhiều thế kỷ qua. Người thứ hai là chị Kiều Mỹ Duyên, một phóng viên chiến trường nổi tiếng đã viết về rất nhiều trận đánh của QLVNCH khắp 4 vùng chiến thuật. Do đó, chúng tôi đã vinh hạnh chọn nhị vị. Bây giờ chúng tôi giới thiệu đến qúy thính giả trên Cao Nguyên Tình Xanh 2 Tác Giả Trần Văn Nhựt và Kiều Mỹ Duyên. Tôi nghĩ đây là cơ hội cho những người quan tâm đến tiền đồ đất nước, cũng như quan tâm đến QLVNCH và quan tâm đến  miền Nam Việt Nam tự do, khi chúng ta được dịp nghe chính nhị vị nói chuyện với nhau về cuộc chiến Việt Nam. Chúng tôi xin dành tất cả thời giờ của buổi hội luận này, để phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Tư Lệnh Chiến Trường Trần Văn Nhựt, xin mời!
KMD.- Xin mời Thiếu Tướng trả lời câu hỏi của Kiều Mỹ Duyên vừa rồi: Tại sao người Mỹ lấy trận An Lộc làm điển hình để dạy cho các sinh viên ở các Trung Tâm  huấn luyện của Hoa Kỳ, thưa Thiếu Tướng?
TVN.- Trước khi nói về An Lộc, tôi cũng xin với quý thính giả ở tiểu bang Washington rằng: có lẽ nếu cuộc hội thoại này được phổ biến ngay tối hôm nay, và báo chí của anh Quốc Nam đưa ra, thì đó là một hãnh diện. Ngày hôm qua khoảng 11 giờ, tôi đã dự một buổi lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng tượng đài của Việt-Mỹ “War, My Memorial”, chắc là quý vị cũng biết là chúng tôi, không phải là riêng tôi mà gồm thật ra nhiều anh em cựu quân nhân ở tại Little Saigon đã tranh đấu cả mấy năm nay rồi, đã đóng góp hơn 500 ngàn đô-la để “tượng đài” này được thực hiện; nhưng mà chờ lâu quá, tới hôm nay mới thực hiện được. Trong tương lai, khi tượng đài này thực hiện xong rồi, có thể sẽù là một địa điểm để tập họp đồng bào, và tất cả những cuộc mít tinh của chúng ta sẽ được tổ chức tại đó. Tôi rất lấy làm hãnh diện là đã đóng góp một phần nhỏ với những anh em đã tranh đấu cho dự án này. CSBV đã phản đối rất nhiều với Westminster City. Trước đây tôi từng làm Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Nam Cali. Tôi biết những thân hữu, những chính khách của Hoa Kỳ yểm trợ chúng ta rất là nhiều. Tôi nghĩ đó là một thành tích đáng hãnh diện mà cộng đồng chúng ta đã thâu thập được trong thời gian ở đây.
Riêng về chị Duyên có hỏi tôi tại sao An Lộc lý do thắng được, và đó cũng điều mà người Mỹ quan tâm? Thứ nhất tôi phải nói là tinh thần của quân dân cán chính ở An Lộc, nếu quý vị có đọc cuốn hồi ký của tôi thì nhận thấy ngay tôi không phải là Tỉnh Trưởng, là Chỉ Huy Trưởng của quân dân trong tỉnh, mà tôi luôn luôn là người anh em bên cạnh họ mà thôi. Tôi đã hòa mình hết sức với họ. Tôi nghĩ rằng với một cái tỉnh nhỏ mà mình làm được cái gì cho đồng bào, thì đó là cái tình quân dân cán chính rất là tốt đẹp. Thứ hai là  lúc đó mặc dầu cả Tiểu Khu Bình Long có 20 vị cố vấn Mỹ,  không có quân đội của Hoa Kỳ tham chiến. Ngay tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu tôi chỉ có 2 người cố vấn Mỹ thôi, là một ông Trung Tá và một ông Trung Sĩ lo về truyền tin. Bên phía Thiếu Tướng Hưng cũng có một số cố vấn Mỹ như ở Liên Đoàn 3BĐQ, cũng như bên ông Huấn (Liên Đoàn 81), hoặc bên Chuẩn Tướng Lưỡng. Chúng ta không có dùng quân lực của Hoa Kỳ để chống đỡ tại An Lộc, mà chỉ dùng phương tiện của họ. Trước đó, tôi có gặp ông Đại Tướng Tư Lệnh Phó MACV... Tôi nói là nếu quý vị giúp yểm trợ chúng tôi đúng mức, giống như quý vị đã hứa, chúng tôi có thể chiến đấu được. Và chúng tôi đã làm được điều đó tại An Lộc. Thiếu Tướng  Hưng và tôi cũng như một số anh em, trong đó tôi có nhắc lại sau này là thí dụ như Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tướng Lê Quang Lưỡng, Đại Tá Phan Văn Huấn, cũng như Trung Tá Nguyễn Văn Biếc... Tất cả các vị đó là những anh hùng. Tôi nghĩ rằng với thật sự yểm trợ hữu hiệu của Không Lực Hoa Kỳ, thì chúng ta có thể chiến thắng được Cộng quân bất cứ chỗ nào. Cám ơn chị Duyên.
KMD.- Dạ kính thưa quý thính giả, thưa anh Quốc Nam. Thiếu Tướng Nhựt mới vừa trả lời là vì thiếu phương tiện của người bạn đồng minh Hoa Kỳ, cho nên chúng ta thua trận trong sự xót xa đau đớn. Thưa Thiếu Tướng, nếu mà nhìn lại quá khứ là như thế, thì trong tương lai Thiếu Tướng có nghĩ rằng Việt Nam sẽ đổi mới và chế độ CS sẽ không còn nữa? Vậy thì vai trò của người Việt ở hải ngoại ra sao; chúng tôi muốn nói là thế hệ chúng ta đang có mặt và thế hệ thứ hai là con em chúng ta, cũng như chúng tôi cũng được tiếp xúc với rất nhiều con cái của cựu tù nhân chính trị, cựu tù nhân HO; hầu hết các cháu học rất là giỏi, cố gắng rất nhiều, bởi vì có lẽ là những năm thân phụ của các cháu ở trong lao tù CS, làm cho những đứa trẻ này cang cường, dũng mãnh hơn, chịu khó hơn. Vậy cái nhìn của Thiếu Tướng trong những năm những tháng sắp tới, thì cái nhiệm vụ của người Việt Nam ở hải ngoại làm gì cho những người ở trong nước, nhất là có những người đã bị tù đày, đã chết oan ức trên mặt biển và cô nhi quả phụ. Thực tình lúc nào chúng tôi cũng băn khoăn, khắc khoải về những con cái của cô nhi quả phụ mà không được đi, và những người không được may mắn ra đi như chúng ta, thì Thiếu  Tướng nghĩ gì?
TVN.- Thưa chị Duyên và thưa anh Nam, ngày hôm qua mà một ông bà Thị Trưởng Mỹ và một số quan khách đào đất để mà xây dựng tượng đài. Đó là ngày 29 ở tại đây, nhưng đó chính là ngày 30 tháng tư ở Việt Nam. Chắc quý vị nhớ tất cả họ chọn ngày đó là chứng tỏ sau 27 năm người Việt Nam chúng ta đã rất là thành công trên mọi phương diện tại Hoa Kỳ. Để trả lời câu hỏi của chị Kiều Mỹ Duyên, tôi nghĩ rằng bỏ nước ra đi là một cái buồn, cái tủi nhục đối với những người cầm súng chiến đấu như chúng tôi (kể cả những anh em ở binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, hay những anh em Địa Phương Quân và Nghĩa Quân). Tôi nghĩ đó là một nỗi buồn, nhưng đó lại là sự may mắn cho người Việt chúng ta, bởi chưa có nước nào trên thế giới mà có nhiều người đi du học, đã tập sự để làm bác sĩ hoặc kỹ sư ở bốn mươi mấy nước trên thế giới, là hầu hết đều thành công trên cả phương diện tài chánh lẫn chính trị. Tôi còn nhớ là Trung Tướng Đôn mỗi lần qua đây, đến nhà tôi dùng cơm, có nói rằng: “Anh Nhựt à, tôi nhớ hồi xưa ông Moshe Dayan... là Tướng độc nhãn của Do Thái. Khi đến Việt Nam, tôi đã tiếp ổng và đưa ổng đi thăm một số các chiến trường miền Nam. Ổng có nói với tôi một câu mà tôi thấy là ổng nói đúng, mà hồi đó tôi không có nghĩ như vậy: “Hãy để cho CSVN chiếm miền Nam đi, rồi từ đó người dân miền Nam hay là thế giới, sẽ thấy rõ bộ mặt của nó”. Nói thật với chị Duyên, với anh Quốc Nam, tôi ngẫm nghĩ hoài. Khi ông Đôn nói câu đó, tôi nhận thấy rằng: ông Dayan (hồi đó là Tổng Trưởng Quốc Phòng của Do Thái), ổng nói rất đúng. Tại sao? quý vị thấy rằng sau khi cưỡng chiếm miền Nam, thì CSBV đã làm được cái gì cho đất nước Việt Nam. Trong khi đó, người Miền Bắc họ mong người Miền Nam ra giải phóng cho họ, nhưng mà rốt cuộc họ thất vọng là chúng ta không làm được chuyện đó bởi tại nhiều lý do. Thứ nhất là miền Nam của chúng ta nội bộ bị chia rẽ nhiều quá; nói về vấn đề chính trị thì ông Tổng Thống, ông Phó Tổng Thống, ông Thủ Tướng v.v... đều không vạch ra mục tiêu rõ ràng để làm chuyện đó. Thứ hai nữa là sau khi cưỡng chiếm miền Nam thì CS họ không có chủ trương gì hết, chỉ trả thù đày ải anh em chúng ta, tới ngày nay dân chúng Việt Nam chúng ta vẫn là dân của một nước nghèo nhất  trên thế giới, đến nỗi ai cũng muốn bỏ nước ra đi hết. Chúng hô hào đánh đuổi Mỹ, đánh đuổi Tây, rồi quý vị cũng thấy cách đây 5, 7 năm, chúng qua đây lạy lục người Mỹ để viện trợ cho chúng nó. Viện trợ cho CS, không phải chúng giúp ích gì cho người dân Việt Nam hết. Quý vị thấy bây giờ thì tham nhũng đầy dẫy, tụi nó bây giờ mua tài sản ngay Little Saigon ở Nam Cali. Mấy người lãnh đạo muốn cần bằng chứng, thì cũng có những bằng chứng đó. Thành ra, quý vị thấy CSVN sau khi chúng cho là đã giải phóng được miền Nam, chính bây giờ chúng sa lầy. Bây giờ người miền Bắc đã thấy rõ bộ mặt thực của chúng. Tôi nghĩ rằng quả đúng như lời ông Dayan nói cho CSVN chiếm được miền Nam đi; chiếm được một thời gian nào thì chắc chắn miền Nam sẽ có tự do dân chủ, mà tôi nghĩ tự do dân chủ đó là thế hệ con em của chúng ta, giống như cuốn sách mà tôi viết. Tôi cũng lớn tuổi rồi, mà anh Quốc Nam thì còn trẻ, mà chị Duyên thì cũng khá lớn rồi, mình không có hy vọng làm được chuyện gì, nhưng mà con em chúng ta thấy được cái điều đó; “con em” không phải chỉ là trong nước, mà kể cả ở hải ngoại nữa. Với tài nguyên dồi dào của 3 triệu dân Việt Nam ở hải ngoại, mà quý vị thấy mỗi năm nếu tôi tính không lầm, thì người Việt Nam ở hải ngoại gởi về trong nước 2 tỷ đô-la.
KMD.- Dạ 3 tỷ đô la Mỹ, thưa Thiếu Tướng!
TVN.- Vậy là chị giỏi hơn tôi. Thì điều đó đã đủ cho tụi nó sống rồi, chuyện mà giúp đỡ thân nhân ở trong nước đó là một chuyện bắt buộc, tôi đồng ý cái chuyện đó. Tại sao mình không lo cho con em, con cháu mình, ba má mình? Cái chuyện đó cần phải làm, nhưng mà tùy theo cách xử dụng tiền của họ thôi.
KMD.- Anh Quốc Nam ơi, anh cho phép Kiều Mỹ Duyên hỏi thêm một câu nữa, rồi sau đó tới anh Nam nha!
QN.- Vâng, thì tôi đã nói lúc đầu ràèng chị là phóng viên chiến trường, thì chị có quyền ưu tiên  hỏi Thiếu Tướng Tư Lệnh mà! Đâu cần phải hỏi ý kiến củatôi.
KMD.- Vâng, cám ơn anh. Kính thưa Thiếu Tướng và kính thưa quý thính giả. Câu hỏi kế tiếp thì có lẽ gay gắt hơn một chút, nhưng mà khi dư luận nghe ràèng Kiều Mỹ Duyên sẽ phỏng vấn một số Tướng lãnh trong ngày 30 tháng tư đen. Một số người đề nghị như thế này: có 2 nguồn dư luận được đưa ra. Quan niệm của nguồn thứ nhất là làm Tướng thì phải chết theo thành, khi mất nước thì Tướng phải chết cho Tổ Quốc, chết cho đất nước; đó là một ý kiến. Nguồn thứ hai thì cho ràèng: mình không giữ nước được thì phải tìm cách mà đi, trong lúc đi vẫn hữu sự hơn để tìm cách tái chiếm và phục hồi lại đất nước. Không biết là Thiếu Tướng nghĩ gì về 2 ý kiến của đồng bào mình là Tướng thì phải chết theo thành như ngày xưa, hay là quan niệm là chết đi thì với khí tiết đó, cũng làm cho người ta kính phục. Nhưng mà nếu sống thì người làm Tướng có cơ may để phục quốc lại, thì quan niệm của Thiếu Tướng thì như thế nào?
TVN.- Cám ơn chị Duyên, câu này cũng hơi hóc búa đấy!
KMD.- Vâng, đây là câu hỏi hóc búa, nó phải khó khó một chút. Với lại một người có đảm lược đã lên radio và TV, hay lên báo chí, thì chắc chắn cũng phải có câu trả lời mà thôi. Chúng tôi hỏi câu hỏi này có lẽ quý đồng hương đang nghe Đài chắc cũng muốn hỏi hai câu này lắm, thì đây Kiều Mỹ Duyên xin hỏi giùm cho quý đồng hương và quý thính giả.
QN.- Đây là câu hỏi rất hay.
TVN: Dạ cám ơn anh Quốc Nam và chị Kiều Mỹ Duyên, tôi xin trả lời câu hỏi này. Vào những ngày mất nước mà trong cuốn sách tôi có đề cập đến, những lỗi lầm lớn nhất của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là đã ra lệnh rút bỏ Vùng I và Vùng II trước, đưa tới sự hõãn loạn như vậy đó. Trong khi phía Hoa Kỳ lẽ tất nhiên là họ muốn bỏ rơi mình rồi; nhưng mà lúc đó tại Saigon, có một số chính khách như Dân Biểu Quốc Hội, Thượng Nghị Sĩ, một số người vì vấn đề quyền lợi của đảng phái, họ đã yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ không viện trợ cho chính phủ ông Thiệu. Đó là một lỗi lầm lớn nhất. Không muốn viện trợ cho ông Thiệu thì Quốc Hội Hoa Kỳ mừng quá, vì họ đã muốn bỏ rơi mình rồi, trong khi tài khóa mà Quốc Hội Mỹ lúc đó dự trù cho chúng ta hơn 1 tỷ đô la (nếu tôi không lầm),  nhưng vì vấn đề giá xăng nhớt, chúng ta chỉ còn lại 750 triệu mà thôi. Lúc đó Mỹ đã tháo khoán được khoảng 300 triệu viện trợ cho chúng ta đầu năm.Thực là những lỗi lầm lớn cho những người làm chính trị hồi đó. Thứ hai nữa, lúc đó tôi được lệnh đưa Sư Đoàn 2 về Bình Tuy để chấn chỉnh lại, và đưa ra để chống lại Cộng quân tại Phan Rang. Thật ra đã có một lỗi lầm chiến thuật rất là lớn. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi nghĩ rằng: khi Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm ông ra đó thì ít ra ông phải có 2 Sư Đoàn còn nguyên vẹn. Nói là nguyên vẹn  tức là không giống như Sư Đoàn 2 rút về chỉ còn có 6 ngàn quân. Một Sư Đoàn thường thường có từ 11 đến 12 ngàn quân, có cả trăm thiết giáp và chiến xa đủ thứ. Nhưng khi rút về đó thì không còn gì cả, trấn thủ như vậy thì tôi thấy đó là một lỗi lầm rất lớn về phương diện quân sự của Bộ Tổng Tham Mưu của ông Thiệu. Và tiếc rằng Trung Tướng Nghi cũng đã làm hết mình, cũng chỉ hoài công. Thứ hai nữa, nói về vấn đề bỏ nước ra đi, tôi không bao giờ suy nghĩ như vậy. Khi mà tôi nhận thấy tình hình quá bi đát, thì mình ở lại sẽ làm được cái gì? Quân không có, rút Sư Đoàn 2BB về Vũng Tàu, tôi chỉ còn có 100 quân mà thôi (nói thật với quý vị). Trung Úy Giàu là Đại Đội Trưởng Trinh Sát của tôi mò về được, và tôi ôm ổng nói rằng: “Mấy em đi đâu thì đi đi, anh không còn quân nữa”. Đã như thế thì ở lại để chiến đấu cái gì chứ? Tôi là một sĩ quan được huấn luyện từ một quân trường đàng hoàng, bây giờ ở lại để chiến đấu với ai, và mình chỉ huy ai nữa? Khi mà nghe ông Vũ Văn Mẫu tuyên bố yêu cầu Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, tức là mình thấy rõ ràng mưu đồ của những người như ông Vũ Văn Mẫu, một số nữa như Lý Quý Chung hay này kia, là họ muốn đầu hàng với CS rồi. Họ muốn hòa hợp hòa giải với CS, nhưng mà phải ở một thế nào mới hòa hợp hòa giải được chứ! Đâu có phải mình ở thế mạnh, trong khi Cộng quân nó tiến vô Long Khánh, tiến vô bao vây Biên Hòa, tất cả này kia, thì hòa hợp hòa giải cái gì? Chúng nó đâu có ngu gì mà chấp nhận hòa hợp hòa giải với mình. Nhưng mà những người dân sự (xin lỗi) thì cái nhìn họ khác... Khi mà ông Minh tuyên bố đầu hàng, thì nói thật với quý vị, tôi ở lại để làm cái gì chứ? Khi mà tôi không có quân trong tay, chính phủ ông Thiệu trước đó không có chuẩn bị một cái mật khu, không có chuẩn bị gì hết. Có nhiều người nghĩ về cái vùng của phía lực lượng Hòa Hảo, thì là tốt đó. Nhưng thực tế thì không có chuẩn bị, đã không bao giờ chuẩn bị gì hết. Tôi nghĩ là lực lượng ở vùng đóÛ là một lực lượng tốt, nhưng mà nếu về đó thì ai viện trợ cho mình? Ai sẽ tiếp tế cho mình để mà đánh trận nữa? Thì cái chuyện bỏ nước ra đi, tôi nghĩ rằng: mình đi thì mình phải làm cái gì cho đất nước chứ! Chứ đâu phải mình đi để rồi mình phủi tay. Tôi thành thật tôi nói thế này, có ba người mà tôi rất kính trọng. Đó là ông Lê Lợi. Khi mà ổng bị quân Minh bao vây, ổng cởi áo Long Bào mà ngày xưa tôi học trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư (tôi nhớ như vậy), rồi trao cho ông Lê Lai. Ông Lê Lai chấp nhận chuyện đó, ông Lê Lợi trốn thoát được. Sau này nếu ông Lê Lợi không làm hành động đó, không có Nguyễn Trãi hay Nguyễn Phi Khanh (thì tôi xin lỗi quý vị), chắc chắn đất nước của chúng ta đã ở vào một thế khác rồi. Hai người ngoại quốc mà tôi kính trọng nữa là ông Tướng De Gaull. Nếu ông De Gaull không trốn qua England, thì lấy ai sau này điều khiển những kháng chiến quân ở Pháp, để mà phối hợp với lực lượng đồng minh. Thí dụ Mỹ hoặc England hay là quân đổ bộ, nhảy dù, thì ai mà hướng dẫn họ làm chuyện đó! Người thứ ba nữa là ông Tướng Mac Arthur mà trong phần kết cuốn sách “Cuốc Chiến Dang Dở” của tôi có viết. Khi tôi đứng trên tàu rời Việt Nam, nhìn về Vũng Tàu, chỗ Vũng Tàu là chỗ tôi đổ bộ nhiều lần, tàu của Việt Nam đưa rước đi hành quân... Tôi cảm thấy tôi nhớ lại ông Mac Arthur khi mà ổng rời Subic Bay, mà một dạo tôi có dịp làm tùy viên quân sự bên đó. Tôi có đến thăm Bộ Tư Lệnh của Tướng Mac Arthur. Hồiđệ nhị thế chiến, lúc bị quân Nhật tấn công, ổng trốn chớ ông đâu có hãnh diện bỏ đi đâu, nhưng mà khi ổng ra ngoài được rồi, thì ổng có nói: “Tao sẽ trở lại”. Tôi nghĩ tại sao mình (xin lỗi những Tướng lãnh đã tự sát này kia)... tại sao tôi 23 năm trong quân ngũ, tôi tình nguyện vào quân đội, thì tại sao mình tự vận làm cái gì? Ích lợi gì cho đất nước đâu? Đất nước còn dài. Tại sao mình ở lại với ông Dương Văn Minh để mình đầu hàng? Mỗi người có một cách hành xử, thành ra tôi quyết định “đi”. Nhưng mà “đi” không phải đi là mình phủi tay, đi mình tiếp tục công việc của mình. Giống như tôi quan niệm trong cuốn sách, tôi nghĩ rằng mình không có tham vọng làm chánh trị hay làm  Tổng Thống gì hết.... thì qua đây phải cố gắng làm thế nào để thành lập một cộng đồng Việt Nam, đầu tiên là ở tại Nam Cali. Và tôi cũng nói một lần nữa là Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ thì tôi là người làm chủ tịch đầu tiên 1992, để mình làm sao “build up” anh em trẻ, những giới trẻ này kia, cũng như  nhiều đồng bào Việt Nam ở hải ngoại, rồi có một ngày nào mình trở về Việt Nam chứ! Và cám ơn chị Duyên.
KMD.- Dạ, cám ơn Thiếu Tướng. Kính thưa anh Nam, kính thưa Thiếu Tướng, và kính thưa quý đồng hương. Với một người phóng viên như là Kiều Mỹ Duyên đã từng theo sát các anh ngoài mặt trận, thì Kiều Mỹ Duyên rất là ngưỡng mộ, rất là kính trọng, và rất là thương mến các Tướng Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, các Tướng Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Nguyễn Khoa Nam. Quý vị Tướng lãnh này thì Kiều Mỹ Duyên đều có dịp phỏng vấn rồi. Mỗi một người có lý tưởng riêngï, cho dù họ có chết rồi, thì một trăm năm sau những hình ảnh của họ lúc nào cũng rực rỡ trong lòng dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một người có mỗi đường hướng khác nhau. Khi mà 5 vị Tướng ở tù17 năm mấy tháng, đã được thả về, như là Tướng Lê Minh Đảo, và một số Tướng về sau này, thì họ cũng có cái nhìn rất là phóng khoáng. Họ cũng không oán trách những người đã ra đi rồi. Họ không có trách những Tướng Tá, hay là các viên chức chính phủ đã di tản trước đó. Nhưng mà mỗi người cũng có một quan niệm riêng, chẳng hạn như Thiếu Tá Bửu Chuyển (cựu SVSQ khóa 17 Võ Bị Đà Lạt) trong trận đánh Lệ Khánh, khi mà xe tăng thiết giáp CS tràn vào tiền đồn Lệ Khánh ở Pleiku, thì anh Bửu Chuyển đã ra lệnh cho rút theo 3 đường lui quân khác nhau. Vì bảo vệ cho con cái của người Thượng, con và vợ lính đa số là người Thượng đi, nên di tản rất là chậm. Do đó, khi xe tăng CS tràn vào thì anh Bửu Chuyển đã tử trận ngay trên con đường rút quân để bảo vệ cho những người Thượng. Thì bất cứ hành động gan lì, dũng cảm, đầu đội trời, chân đạp đất nào cũng làm cho người ta kính trọng. Cho nên, kính thưa Thiếu Tướng, theo quan niệm của Kiều Mỹ Duyên, những anh H.O. mà ở trong nhà tù mà sĩ khí anh hùng, đã làm cho kẻ thu økính nể thì Kiều Mỹ Duyên cũng rất là ngưỡng mộ. Tuy nhiên, nếu quý vị đã đi qua đây trước mà vẫn nghĩ về quê hương, vẫn nghĩ về đất nước, vẫn nghĩ về có một ngày nào đó sẽ về để xây dựng lại đất nước, hoặc là làm thế nào để rút ngắn đường về Việt Nam thật sự có tự do, nhân quyền, thì điều đó cũng đáng kính phục lắm. Không biết là sau khi Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt trình bày quan niệm riêng, thì anh Quốc Nam có ý kiến như thế nào, thưa anh Quốc Nam?
QN.- Vâng, kính thưa Thiếu Trần Văn Nhựt, và kính thưa chị Kiều Mỹ Duyên. Tôi cũng là một cựu quân nhân QLVNCH, xuất thân cùng một quân trường Võ Bị Dalat như Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt, thì chúng tôi là những người đã chọn vào binh nghiệp tức là chúng tôi chắc chắn phải sống chết với binh nghiệp. Những ngày cuối cùng mà chúng ta đã không kiểm soát được chính những phương tiện xung quanh của chúng ta, và người Mỹ đã bỏ rơi chúng ta một cách bi thảm. Theo tôi thì đất nước Việt Nam bị mất, là bởi 3 nguyên nhân chính đã đưa dấn đến sự sụp đổ của VNCH gồm: Thứ nhất là vụ thảm sát chí sĩ Ngô Đình Diệm. Thứ hai vụ triệt hạ Quỹ Tương Trợ Tiết Kiệm Quân Đội. Thứùùù ba là cuộc triệt thoái Cao Nguyên bởi những lệch lạc vô lý, gây ra những cái chết thảm thiết nhất trên liên tỉnh lộ 7B, đã chết cả mấy chục ngàn người trên tỉnh lộ 7B mà sau đó máy bay L19 bay trên vòm trời đó 10 ngàn bộ vẫn còn ngửi thấy mùi tử khí, tức là không phải chỉ có những người Tướng Tá chết mà chúng ta tri ân đâu, những người lính chiến đã chết trong cuộc chiến chúng ta cũng phải tri ân. Bởi vậy, theo tôi thì QLVNCH chúng ta đã bị bó tay trong cuộc chiến, và khi mà những vị Tướng hay Tá ra đi để bảo toàn sinh mạng, với ý nguyện sau này giải cứu lấy quê hương, thì cái điều đó cũng đáng trân trọng chứ! Quan niệm của tôi thì không cứng ngắc về sự thắng bại sau cùng của QLVNCH. Nhưng tôi nghĩ là quân đội chúng ta chiến đấu rất anh hùng. Bao nhiêu là chiến trận đã diễn ra, những trận đánh nhau giữa ta với CS rất lớn, mà thường thường quân CS nhiều hơn là quân ta, mà quân ta vẫn thắng. Điều này chứng tỏ là quân đội Nam VN quả thực là anh hùng, trong khi người bạn đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta không được tốt lắm. Đó là quan niệm của riêng cá nhân tôi. Trong giây phút này, tôi chỉ biết là chúng tôi kính phục những chiến sĩ đã giữ vững được An Lộc trong 94 ngày đêm bàèng quân cơ hữu của mình... Đến đây, tôi xin hỏi Thiếu Tướng thêm một câu: Người ta biết được chi tiết trận chiến An Lộc là do Thiếu Tướng đã viết ở trong cuốn sách “Cuộc Chiến Dang Dở”, nhưng mà tôi có một cái thắc mắc là thị xã An Lộc có diện tích bao nhiêu thước vuông, và Cộng quân đã pháo vào An Lộc bao nhiêu trái đạn trong 94 ngày đêm?
TVN.- An Lộc là một thị xã nhỏ, vào cỡ 4 cây số bề dài và 2 cây số bề ngang. Trong cuộc Cộng quân tấn công An Lộc năm 1972, tôi cũng nói rõ cho quý vị biết: Ở cuọäc hội thảo “Vietnam War Center” tại một Đại Học Texas, thì Trung Tướng CS Nguyễn Đình Ước  nói rằng: năm 71 họ đã giảm viện trợ của Nga, của Tàu, chỉ còn 60% thôi. Lúc đó cũng có mười mấy Tướng lãnh Hoa Kỳ, trong số này có Đại Tướng Alexandre, đáng lẽ Tướng Westmoreland cũng có mặt, với nhiều phóng viên. Tôi là người đặt câu hỏi (xin lỗi quý vị): Nếu ông nói như vậy, thì tôi lấy làm lạ là trong năm 72 làm sao phía ông có tất cả những đại pháo như là 130ly, SR7 tức là hỏa tiễn địa không, những xe tăng T54 này kia. Ông ta có nói một câu có vẻ ngớ ngẩn, mà trong sách tôi có nói: “Cái này chúng tôi dự trữ trước”. Ổng nói tiếng Anh không được,  có một anh Tùy Viên Quân Lực tại Washington thông dịch lại. Ai cũng thấy rõ ràng là họ nói không có đúng sự thật, tôi không dám nói là họ nói láo. Quý vị cũng đã thấy rằng họ đã chuẩn bị chiến trường từ năm 72 ở tại Quảng Trị, Kontum và An Lộc. Mục tiêu của họ là họ muốn chiếm An Lộc để làm thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), mà báo chí Mỹ cũng đã tiết lộ điều đó.
Vấn đề của anh em H.O. , thì mỗi người có một hoàn cảnh. Đối với anh em HO, thì tôi cảm phục rất là nhiều, anh Lê Minh Đảo cũng là khóa 10 Võ Bị với tôi, ông Lý Tòng Bá cũng là người đi hành quân với tôi. Tôi kính phục những sự hy sinh ở lại của các anh em đó, kể cả anh Huấn của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, cũng ở lại và bị tù đày. Sự việc đó thì mỗi người có một lối nhìn khác nhau, sự hy sinh của mình cũng ở một mức nào đó. Anh Quốc Nam có hỏi gì nữ không?
QN: Thưa Thiếu Tướng, tại sao Thiếu Tướng trực tiếp tham gia cuộc đảo chánh chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963?
TVN.- Hồi đó tôi còn trẻ lắm. Tôi tham gia cuộc đảo chánh là mong muốn đất nước mình có cái gì thay đổi. Tôi rất tiếc là ông Đại Tướng Dương Văn Minh (lúc đó là Trung Tướng) lên làm Chủ Tịch Ủy Ban gì đó... Hội Đồng Quân Dân  Cách Mạng, nhưng mà ổng không có tài , không có khả năng, ngược lại đất nước đã đi đến cái mức tệ như vậy. Kế đó, tôi xin nói luôn là ông Trung Tướng Nguyễn Khánh sau này lên Đại Tướng lãnh đạo cũng vậy thôi. Có một tài liệu mà mới vừa rồi tôi gởi cho những người Mỹ, và họ nói với tôi một câu rất là hay, khi tôi trách những người Mỹ đã dùng những người dễ thao túng sau cách mạng 63, để đưa quân vào Việt Nam, thì một ông Tướng đã nói: “Không, tôi không nghĩ như vậy, chúng tôi rất là xui gặp những tướng, những người lãnh đạo như vậy”.
KMD.- Kính thưa Thiếu Tướng, kính thưa anh Quốc Nam và kính thưa quý thính giả, Kiều Mỹ Duyên nghĩ rằng từ 27 năm nay mỗi lần đến ngày 30 tháng tư thì chúng ta nhắc về quá khứ, nhắc về những chiến sĩ anh hùng. Ở đây, tôi cũng đồng ý với anh Nam có những vị anh hùng âm thầm vào rừng sâu núi thẳm để mà chống lại với quân thù, và có nhiều người ở trong tù vẫn tổ chức chống lại với chế độ Cộng Sản, hay là những người còn ở lại Việt Nam (kể cả những chiến sĩ lẫn vợ con chiến sĩ) hay đồng bào của chúng ta, vẫn một lòng với Chánh Ngĩa Quốc Gia; nhưng nhiều người ưu tư là ngày nay chúng ta đã may mắn ở lại ngoại quốc, đa số là con em của quý vị đã thành công, chẳng hạn như là Tướng Nhựt thì trong nhà có nhiều người con là bác sĩ, khoa học gia v.v... thì bây giờ mình làm cái gì? Những việc gì mình làm quan trọng nhất góp phần vào Việt Nam, sao cho đất nước chúng ta thật sự có nhân quyền và tự do. Chúng ta phải làm gì, thưa Thiếu Tướng và thưa anh Quốc Nam?
TVN.- Cám ơn chị Duyên. Từ khi qua đây, tôi cũng có hợp tác rất nhiều tổ chức, như quý ông Nguyễn Ngọc Huy, Lê Quốc Túy, nhưng mà cái nhìn của tôi thì giải pháp quân sự không còn hợp thời nữa, không có nước nào giúp mình hết. Năm 1982, tôi và anh Huy có đi qua bên Thụy Sĩ, Bỉ, để vận động thành lập một Ủy Ban Quốc Tế Việt Nam Tự Do, nhưng mà gần đây nhất tôi thấy Trung Cộng có những xáo trộn rồi mà mình không biết. Việc dân chúng phát động biểu tình đòi hỏi quyền lợi công nhân của họ, và việc Pháp Luân Công biểu tình, tôi nghĩ rằng Trung Cộng chắc không ổn rồi. Vấn đề Việt Nam của chúng ta, khi ông Bùi Tín qua bên Pháp đào ngũ, thì nhiều người lúc đó đã kết tội ổâng là giả ngụy để trốn, thật sự là không có. Ngay cả những người phản kháng như Dương Thu Hương, thì quý vị thấy mầm mống chống đối ở trong nước rất là mạnh, nhưng mà giải pháp quân sự của chúng ta không còn nữa. Tôi nghĩ vấn đề bây giờ, như trong quyển sách tôi có nói, tôi hy vọng vào thế hệ trẻ rất là nhiều... Giới trẻ trong nước cũng như ở hải ngoại. Tôi qua bên Úc, có những cháu đã hỏi: “Ba hay Bác ơi, có nhiều tụi nó qua đây học với tụi con này kia, và muốn làm quen với con, nhưng mà con sợ quá! Mà quen tụi nó thì một số anh em bên này chống đối, nói là muốn bắt tay với tụi Cộng Sản”. Tôi nói thẳng các con cứ mời nó ăn chơi, mời về nhà nếu  nhà các con có điều kiện, để cho họ thấy rằng người Quốc Gia chúng ta không có đầu óc trả thù, trả oán... Trong tương lai có thể mấy anh em sinh viên đó họ về Việt Nam làm việc, mấy con bên này làm việc bên này; nhưng mà có một giai đoạn nào đó, mấy con cần phải ngồi lại với họ. Giai đoạn đó thì Bác muốn thấy xảy ra miền Nam Việt Nam trong tương lai. Ngồi lại để làm cái gì? Lẽ cố nhiên những người trẻ qua đây du học, đã thấy nền dân chủ tự do tốt đẹp như những nước Úc, Mỹ... thì chắc chắn khi trở về Việt Nam sẽ có đầu óc khác. Họ muốn thay đổi đất nước, không có chấp nhận Cộng Sản Việt Nam bám vào chiêu bài “Xã Hội Chủ Ngĩa” để cho đất nước nghèo thì càng nghèo thêm.... Chỉ có một đám lãnh đạo giàu có thôi.
KMD.- Dạ thưa, khi nghe Thiếu Tướng nói về sinh viên du học muốn làm quen với con cháu chúng ta ở nước này, thì Kiều Mỹ Duyên chợt nhớ đến mùa hè năm rồi Kiều Mỹ Duyên có phỏng vấn cựu Tổng Thống Gorbachev của Nga-Sô đến đây 1, 2 lần. Trong một buổi họp mà Kiều Mỹ Duyên tham dự , Tổng Thống Gorbachev có nói trong giai đoạn tiến tới dân chủ, hòa bình cho nước Nga, thì ông phải tốn rất nhiều công sức, với sự giúp đỡ hết sức tích cực của Chánh Phủ Hoa Kỳ, cũng như sau này với Tổng Thống George Bush (Cha của đương kim Tổng Thống Hoa Kỳ G.W.Bush). Kiều Mỹ Duyên liền đặt câu hỏi: theo ông, chừng nào Việt Nam có dân chủ, thì ông nói rằng bao giờ mà Trung Cộng không còn chủ nghĩa Cộng Sản nữa thì Việt Nam và các quốc gia khác cũng sẽ không còn. Kiều Mỹ Duyên có hỏi là bao lâu, thì ổng nói là “verry soon” nghĩa là rất gần. Trong quan niệm dân chủ  của ông M.Govbachev với Nga Sô là một liên bang, cho nên rất là khó khăn, mà cũng không có đổ máu, cũng biến đổi được chế độ Cộng Sản. Chúng tôi biết là Thiếu Tướng trong một đảng phái chính trị, chắc là cũng có nhiều giải pháp để Việt Nam có thể dân chủ hóa Việt Nam, phải không thưa Thiếu Tướng và thưa anh Quốc Nam?
TVN.- Kiều Mỹ Duyên cứ nhìn thấy những người bây giờ như tôi nói là Tướng Trần Độ và những người mà quý vị thấy bây giờ đó, những người đã phục vụ cho Đảng Cộng Sản rất lâu, đã có những thái độ chống đối với nhóm người lãnh đạo bây giờ. Kế đó là những con em du học về nước, hay là bên đây con em của mình nữa, tôi nghĩ chuyện đó sẽ thay đổi. Chị đạët vấn đề Trung Cộng không còn Cộng Sản nữa, như chị thấy đó, họ đã cho những thương gia hay những người thương mại được vào Đảng CS Trung Quốc rồi... Hồi xưa Đảng đó là của nhân dân, chị  Duyên nhớ không?  Bây giờ họ cho những người thương gia vào đảng, thì đâu còn gì Cộng Sản nữa. Nhưng mà tôi nhìn, mới nói chuyện với một người thân, thì cứ nghĩ sao mình lấy lại được Nam Quan, lấy lại được lãnh hải của mình. Quý vị nhớ rằng mỗi một nước đều có cái thời mạnh ghê lắm, Mỹ cũng có một thời mạnh ghê lắm, có lúc Mỹ cũng xuống dốc, nhưng mà Mỹ thì họ tốt hơn. Trung Cộng có một lúc mà quý vị thấy lãnh thổ của họ bị ngoại bang chia cắt về trận giặc nha phiến ở Hồng Kông... Quý vị thấy từ khi Hong Kong mà England chiếm, và Ma Cao này kia, thì một ngày nào đó nếu mà Trung Hoa yếu đi, thì mọi chuyện sẽ khác. Người dân Trung Hoa có khoảng 1 tỷ 300 triệu người, tôi nghĩ trong tương lai họ sẽ có những khó khăn. Khó khăn đó sẽ ăn thua đến những người lãnh đạo đất nước trong tương lai của chúng ta. Cái việc lấy lại Ải Nam Quan, lấy lại lãnh hải, tôi nghĩ đó là giải pháp chính trị. Đó là mộng của tôi thì như vậy.
KMD.- Kính thưa anh Nam, kính thưa quý thính giả, cũng như Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt. Những ngày gần đây, khi mà nghe đến Ải Nam Quan, đảng Cộng Sản Việt Nam đã dâng đất và dâng biển cho Trung Cộng, thì khắp nơi trên thế giới (không riêng gì miền Nam Califorinia), đã có nhiều tổ chức chính trị cũng như những diễn giả, những người nghiên cứu về luật pháp như luật sư Nguyễn Hữu Thống, hay giáo sư Nguyễn Văn Canh (đang nghiên cứu cho Đại Học Standford), cũng như là tiến sĩ Ngô Văn Tuấn ở Hòa Lan, và những người thuộc mạng lưới nhân quyền ở Hòa Lan, Pháp, Anh, Úc và ở khắp nơi, đều có những cuộc hội thảo và xin chữ ký để phản đối Cộng Sản đã dâng đất dâng biển của ông cha chúng ta đểø dâng cho Trung Cộng, thì chúng tôi nhìn thấy trong Internet có nhiều vị Linh Mục và Giám Mục đã ký tên trong bản phản đối này, mà chúng tôi thấy rất nhiều Linh Mục  khắp nơi trên thế giới. Đạëc biệt nhất là các Linh Mục ở Hà Nội, chúng tôi thấy một danh sách rất dài các Linh Mục ở Bắc Việt đã ký vào bản phản đối việc dâng đất và dâng biển này. Nhân cơ hội ngày 30 tháng tư năm nay, cũng là sự bất hạnh chung cho đồng bào của chúng ta, không biết là anh Quốc Nam cũng như Thiếu Tướng có ý nghĩ gì về việc uất hận của chúng ta là mất đất, mất biển, mà đất và biển là mồ hôi nước mắt của tổ tiên và chúng ta?
QN.- Kính thưa Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và kính thưa chị Kiều Mỹ Duyên. Dĩ nhiên việc này là sự uất hận lớn, tôi nghĩ rằng: không những chúng ta ở đây mà cả những người ở trong nước và ngay cả đảng viên Cộng Sản nữa, cũng uất ức. Tuy nhiên thời lượng của cuộc hội luận có hạn, chúng ta không còn nhiều thời giờ nữa. Nếu mà thảo luận vấn đề này thêm, thì chúng ta sẽ lấn qua một số chương trình khác hôm nay của đài phát thanh.
KMD.- Tôi nghĩ là chúng ta còn 5 phút nữa mà!
TVN.- Xin anh Nam cho thêm vài phút được không?
QN: Dạ, vâng ạ!
TVN.- Tôi xin phát biểu về vấn đề này, để mà nói với anh em. Thật ra người trong nước lúc trước không có biết về chuyện Cộng Sản cắt đất cắt lãnh hải cho Trung Cộng, đa số người dân trong nước không biết; coi như bây giờ thì bắt buộc họ phải biết rồi. Bây giờ đối với chúng ta, nhất là giới truyền thông. Tất cả chúng ta nên xửû dụng mọi phương tiện phổ biến tin cắt đất cắt biển vào trong nước, như là gửi thư, email, hay là báo chí của mình lọt vô được, để cho người dân họ đọc. Tôi nghĩ tinh thần dân tộc Việt Nam của chúng ta rất là cao. Mình đã đánh quân Minh, quân Tàu và đuổi Tây, bây giờ mà cắt đất dâng cho Trung Cộng, tôi chắc chắn là người dân rất là phẫn uất, và nhất là đám quân đội. Đám mà ngày xưa gọi là bộ đội đã đi theo Cộng Sản để chiếm miền Nam. Nay họ bật ngửa ra rồi. Họ là những người bị bạc đãi nhuiều nhất. Tại sao nói họ giải phóng miền Nam, mà vô miền Nam đâu thấy họ giải phóng được cái gì? Tôi cho rằng, với phương diện truyền thông báo chí và internet, mình cứ gửi về trong nước tất cả những gì đã xảy ra, để kích thích lòng dân. Giải pháp đó tôi nghĩ là làm được. Điều nàytôi nghĩ là anh Quốc Nam với phương tiện truyền thông báo chíù sẵn có sẽ làm được, và chị Kiều Mỹ Duyên cũng vậy.
QN.- Vâng, xin đồng ý với Thiếu Tướng và chị Kiều Mỹ Duyên. Kính thưa quý thính giả, cuộc hội luận hôm nay giữa 3 Tác Giả đang được thực hiện trên đường dây điện thoại viễn liên, giữa chúng tôi ở tiêu bang Washington, với nhị vị cùng ở tại Orange County, là Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt và nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên, nhưng 2 vị ở hai văn phòng khác nhau. Trước khi chấm dứt buổi này, chị Kiều Mỹ Duyên có điều gì muốn nói với quý thính giả trong vùng này không?
KMD.- Dạ, Kiều Mỹ Duyên cám ơn anh Quốc Nam đã cho  Kiều Mỹ Duyên có cơ hội gởi tiếng nói của mình đến quý thính giả. Lúc nào trong trái tim của Kiều Mỹ Duyên vẫn ngưỡng mộ các chiến sĩ anh hùng một cách tuyệt đối. Đối với Kiều Mỹ Duyên, chiến sĩ QLVNCH là đẹp nhất, hy sinh cao cả nhất, nhất là sự hy sinh mạng sống của mình cho tổ quốc, cho quốc gia, cho dân tộc. Kiều Mỹ Duyên cũng chia xẻ với những chị em cô nhi quả phụ, mất cha mất chồng trong cuộc chiến vừa qua. Kiều Mỹ Duyên cũng rất cảm động khi được quý thính giả đã nghe chương trình này, đã có nhiều vị gọi điện tho ạicho Kiều Mỹ Duyên tại miền Nam California, cho biết là đã nghe tiếng nói chúng tôi qua đài phát thanh Saigon của anh Quốc Nam. Chúng tôi cảm động lắm, và mong gặp lại những người bạn cũ đang nghe chương trình này, hay là chưa phải là bạn, hoạëc là chưa gặp nhau đã nghe chương trình này, cũng sẽ là những người bạn thân thiết. Chúng tôi xin kính chúc quý thính giả, quý bằng hữu lúc nào cũng được ơn riêng của Thượng Đế và sẽ cùng nhau hoài vọng cố hương, cùng nhau hẹn ngày về gặp nhau trên đất nước thân yêu của chúng ta. Ngày đó phải là ngày mà quê hương Việt Nam có tự do dân chủ thật sự. Một lần nữa xin cám ơn anh Quốc Nam và cám ơn Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt đã cho Kiều Mỹ Duyên tham dự cuộc hội thoại hào hứng này, và một lần nữa rất là cám ơn quý thính giả đã nghe cuộc hội thoại ngày hôm nay. Xin đa tạ quý vị.
QN.- Dạ, xin cám ơn tác giả “Chinh Chiến Điêu Linh” Kiều Mỹ Duyên. Bây giờ kính thưa Thiếu Tướng, trước khi chấm dứt cuộc hội luận hôm nay, Thiếu Tướng có điều gì nói với anh em cựu quân nhân QLVNCH ở tại  hải ngoại?
TVN.- Trước hết là cám ơn anh Quốc Nam và chị Kiều Mỹ Duyên có nhã ý mời tôi trong cuộc hội thọai này. 27 năm rồi, có những cái uất ức mà mình không thể nói được, nhưng bây giờ tôi đã nói hết rồi. Lý do tại sao mình bỏ nước ra đi, lý do tại sao nhiều chuyện lắm... Không có gì hơn, tôi nghĩ chắc mình sẽ còn gặp lại nhau, và tôi cũng xin lỗi quý thính giả nếu trong lời phát biểu của tôi có những  cái gì quá bộc trực, mà những anh em HO có thể không thích, bởi vì dù sao đó chính là quan điểm của tôi. Tôi nghĩ ràèng mỗi người có một quan niệm, mình qua một xứ tự do dân chủ, thì mình có quyền nói những gì mà mình suy nghĩ. Anh không thích thì thôi, thích thì cũng tốt. Xin cám ơn anh Quốc Nam.
KMD.- Anh Quốc Nam ơi! Cho Kiều Mỹ Duyên nói thêm một giây nữa. Kiều Mỹ Duyên xin cám ơn tất cả quý vị thính giả, và lúc nào trong trái tim của người phóng viên chiến trường này: hình ảnh của những người chiến sĩ QLVNCH lúc nào cũng đẹp nhất, tuyệt vời nhất, hào hùng nhất, can đảm nhất, gan lì nhất, và các anh ở tù vẫn hiên ngang ở trong nhà tù làm cho đối phương phải kính nể. Điều đó Kiều Mỹ Duyên xin đa tạ và ngưỡng mộ vô cùng. Xin cám ơn anh Quốc Nam.
QN.- Chúng tôi, đài phát thanh Saigon SRBS xin cám ơn Thiếu  Tướng Trần Văn Nhựt tác giả “Cuộc Chiến Dang Dở” và chị Kiều Mỹ Duyên tác giả “Chinh Chiến Điêu Linh”. Trước khi chấm dứt buổi hội luận hôm nay, chúng tôi xin quý vị cùng chúng tôi tưởng nhớ những chiến sĩ anh hùng của QLVNCH, đã hy sinh cho chúng ta được tự do đến đất bình an để ngồi nói chuyện như ngày hôm nay. Đó là nhạc phẩm “Chiến Sĩ Vô Danh”, xin kính tặng tất cả đến anh linh các chiến sĩ và những đồng bào đã nằm xuống trên biển Đông. Trước khi chấm dứt, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã lắng nghe cuộc hội thoại này, giữa 3 tác giả: Thiếu Tướng Trần Văn Nhựt, nhà báo Kiều Mỹ Duyên và Quốc Nam. Xin cám ơn toàn thể quý vị. [Saigon Radio Broadcasting System (SRBS)]

* TRẦN VĂN NHỰT.- Tướng Trần Văn Nhựt là một sĩ quan QLVNCH xuất thân khóa 10 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Đà-lạt). Sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963, ông đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC. Năm 1970, ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng tỉnh Bình Long, và sau mùa hè đỏ lửa 1972 đến tháng tư năm 1975, ông đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 2 B Binh.
T/T Trần Văn Nhựt đã từng được tưởng thưởng trên 60 huy chương của VNCH, và 6 huy chương cao quý của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Tướng Nhựt đã được gắn 3 Bảo Quốc Huân Chương gồm Đệ Ngũ, Đệ Tứ và Đệ tam đẳng, kèm Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
Tại hải ngoại gần 3 thập niên qua, T/T Nhựt đã hoạt động cộng đồng và chính trị liên tục. Ông từng là Chủ Tịch Cng Đồng VN tại Hoa Kỳ & Miền Nam California, Hội Trưởng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN miền Nam California, Ủy Viên Danh Dự của Ùy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do, và đồng sáng lập Liên Minh Dân Chủ VN cùng cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và bác sĩ Trần Văn Đỗ. Năm 2002, T/T Trần Văn Nhựt đã ấn hành cuốn hồi ký ‘Cuộc Chiến Dang Dở’.

* KIỀU MỸ DUYÊN.-
Kiều Mỹ Duyên là một ký giả chuyên nghiệp, đã cầm bút khoảng 4 thập niên qua. Nói về tiểu sử của chị thì rấtø nhiều sự kiện, tuy nhiên nơi đây chỉ giới thiệu về chị một vài nét thôi.
Kiều Mỹ Duyên là một tên tuổi rất quen thuộc trong làng báo Việt Nam trước và sau năm 1975. Chị nổi tiếng là một phóng viên chiến trường rất xuất sắc và gan dạ. Lưu vong qua Hoa Kỳ, chị tốt nghiệp Đại Học về ngành báo chí, chính trị và địa ốc tại University of Fullerton, California. Hiện Kiều Mỹ Duyên viết báo, phát thanh tại thủ đô tị nạn Little Saigon miền Nam California, và hoạt động xã hội rất hăng say. Đặc biệt là đối với các gia đình HO.
Vào năm 1994, nhà báo Kiều Mỹ Duyên đã gom góp các bài bút ký chiến trường của chị, để ấn hành cuốn sách “Chinh Chiến Điêu Linh” dày gần 400 trang. Với phần “Tựa” trang trọng của cố thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan. Cuốn sách này đã được độc giả khắp năm châu đón nhận nồng nhiệt. Nay do sựï yêu cầu của đông đảo quý độc giả mến mộ, Tác giả Kiều Mỹ Duyên có ý định tái bản cuốn sách này trong một thời gian ngắn nữa.
* QUỐC NAM.-
Quốc Nam sinh năm 1944 tại tỉnh Nam Định. Làm thơ từ thuở 12 tuổi. Bắt đầu có thơ văn đăng báo từ năm 1961. Viết văn, làm báo mưu sinh từ năm 1963 khi vừa bước lên Đại Học. Tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia VN năm 1967.
Trước tháng tư năm 1975, ông cộng tác hoặc điều hành tòa soạn cho mt số nhật báo và tuần báo tại thủ đô Sài-Gòn, đồng thời làm Chủ Biên kiêm Phó Giám Đốc Hãng thông tấn Tin Miền Nam từ năm 1970. Ngay từ năm 1964, khi chưa đầy 20 tuổi, ông đã đảm nhận vai trò Thư Ký Tòa Soạn tuần san giáo dục Tinh Hoa.
Lưu vong qua Hoa Kỳ từ tháng 9 năm 1975, Quốc Nam là Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Hoài Hương và Đông Phương từ tháng 8 năm 1976, đến tháng 8/1986 thì tạm đình bản. Ông vẫn tiếp tục hoạt đng trong lãnh vực xuất bản, với vai trò Giám Đốc Điều Hành Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương (từ năm 1976). Từ năm 1993 tới nay, ông làm Giám Đốc Đài Saigon Radio phát thanh hàng ngày tại tiểu bang Washington. Đầu năm 2000, ông tục bản nguyệt báo Đông Phương SRBS, phát hành rng rãi ở Canada và Hoa Kỳ.
Từ năm 1987, Quốc Nam sáng lập Giải Quốc Tế Tượng Vàng Việt Nam (VN’s International Golden Awards). Tháng 8/1999, ông hoàn tất một khu vườn văn hóa VN đầu tiên ở hải ngoại là Công Viên Tượng Vàng VN với Tượng Đài cao 12 feet, trên một khu đất rng 10 ngàn 500 square feet tại đô thị Seattle.
Cuối tháng 5 năm 2000, thi sĩ Quốc Nam đã tổ chức rất thành công ‘Quốc Tế Đại Hội Văn Hóa VN Mừng Thế Kỷ 21’ tại Tacoma Dome (nhà vòm mái bằng gỗ quý lớn nhất địa cầu), với sự tham dự của gần 3 ngàn nhân vật (cộng đồng, tôn giáo, văn hóa, doanh thương...) và đồng bào đến từ nhiều nơi trên thế giới. Đại Hội mang tầm vóc quốc tế này đã được công ty NVvideo tại California thu hình để ráp nối thành bộ video văn nghệ & lịch sử cng đồng ‘Quốc Tế Đại Hội’ khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Quốc Nam đã trở thành người cầm bút đầu tiên tại hải ngoại được tuyên dương là ‘Chiến Sĩ Văn Hóa Việt Nam’ bởi 4 tổ chức người Việt uy tín (tính tới năm 2002), gồm: Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Ontario Canada (1992), Hội Sinh Hoạt Văn Hóa VN tiểu bang Louisiana (1994), Tổng Hội Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia VN & Hội Ký Giả VN Hải Ngoại (2001).
Ngoài ra, Quốc Nam từng đảm nhiệm mt số chức vụ sau đây:
- Phó Bí Thư Tỉnh Đảng B Đại Việt Cách Mạng Hậu Nghiã (1970-1973)
- Cán Bộ Trung Ương Tổng Liên Đoàn Lao Công VN (1970-1975) & Tổng Liên Đoàn Công Nhân VN (1974-1975)
- Chủ Tịch Hội Thương Phế Binh VN Quân Khu III  (1971-1973)
- Chủ Bút bán tuần san Tre Xanh tại Hongkong (1975)
- Phó Chủ Tịch Liên Đoàn Thanh Thiếu Việt tại Hoa Kỳ (1976-1983).
* Tác phẩm đã xuất bản:
- Tình ca Lính Alpha Đỏ, thi tập (Hương Việt xb, 1968)
- Người Vào Cuộc Chiến, thi tập (Hương Việt xb, 1969)
- Ngã Rẽ Một Đời, tập truyện ngắn (Hương Việt xb, 1970)
- Thung Lũng Tội Lỗi, tiểu thuyết (Hương Việt xb, 1971)
- Quê Hương Nước Mắt, tuyển tập thơ văn (Đông Phương xb, 1987 & tái bản 1987, 1989, 1991)
- Người Tình Quê Hương, thi tập (Đông Phương xb, 1999 & tái bản 2002)



































No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.