Viêm gan siêu vi B


Viêm gan siêu vi B
Gan có thể bị viêm do nhiễm trùng, một bất thường của hệ thống miễn dịch hoặc do rượu, một số loại thuốc, độc tố hoặc chất độc.
  • Viêm gan siêu vi B gây ra bởi virus viêm gan siêu vi B (hepatitis B virus – HBV). Quá trình nhiễm trùng này trải qua 2 giai đoạn: cấp tính và mãn tính.

    • Cấp tính (mới mắc bệnh, trong thời gian ngắn) xảy ra một thời gian ngắn ngay sau khi tiếp xúc với virus. Một số ít sẽ phát triển thành một thể bệnh rất trầm trọng và có thể đe dọa mạng sống được gọi là viêm gan tối cấp.
    • Mãn tính (đang tiếp diễn, trong một thời gian dài) là nhiễm trùng do HBV kéo dài trên 6 tháng. Một khi tình trang nhiễm trùng trở nên mạn tính thì nó không bao giờ có thể khỏi hoàn toàn.
    • Khoảng 90 – 95% bệnh nhân bị nhiễm có khả năng đẩy lùi được virus do đó bệnh của họ không trở nên mạn tính. Chỉ 5 – 10% bênh nhân nhiễm HBV tiếp tục phát triển thành mãn tính.
    • Nhiễm HBV là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của viêm gan.
  • Những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính thường được gọi là người lành mang bệnh. Khoảng 2/3 những bệnh nhân này thường không biểu hiện bệnh hoặc chết do virus nhưng họ lại có thể truyền virus cho người khác. 1/3 còn lại sẽ phát triển thành viêm gan siêu vi B mạn tính, một bệnh về gan rất nặng.
    • Gan là cơ quan thiết yếu cho sự sống của cơ thể. Những chức năng quan trọng nhất của nó là lọc chất độc ra khỏi máu, dự trữ năng lượng, giúp hấp thụ một số chất dinh dưỡng trong thức ăn và sản xuất ra những chất chống lại sự nhiễm trùng và kiểm soát chảy máu.
    • Gan có khả năng tự lành một cách lạ thường nhưng nó chỉ có thể tự lành nếu như không có gì đang gây tổn thương cho nó.
    • Nếu tổn thương gan trong viêm gan siêu vi B mạn không dừng lại thì nó sẽ tiếp tục tiến triển cho đến khi gan bị cứng lại và hóa sẹo. Hiện tượng này được gọi là xơ gan, thường có liên quan đến nghiện rượu. Khi điều này xảy ra, gan không còn có thể đảm bảo những chức năng bình thường, tình trạng này được gọi là suy gan và cách điều trị duy nhất là ghép gan.
    • Viêm gan siêu vi B cũng có thể dẫn đến một dạng ung thư gan được gọi là carcinoma tế bào gan.
    • Những bệnh này đều có thể gây tử vong. Khoảng 15 – 25% bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B mạn chết vì những bệnh của gan.
  • Viêm gan là tình trạng nhiễm trùng gan nặng phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 350 triệu người mang HBV và hơn 250.000 người chết có liên quan đến bệnh lý về gan mỗi năm.
  • Ở Mỹ, viêm gan siêu vi B là bệnh khá phổ biến ở những người 20 – 25 tuổi. Có khoảng 1.25 triệu người lành mang bệnh và có đến 5000 người chết mỗi năm.
  • Tuy nhiên, nhiễm HBV hầu như luôn có thể phòng ngừa được. Bạn có thể tự bảo vệ mình và người thân khỏi viêm gan siêu vi B.

NGUYÊN NHÂN

Virus viêm gan siêu vi B được xem như là một loại virus sinh ra từ máu vì nó lây từ người này sang người khác bằng đường máu.
  • Tinh dịch và nước miếng chứa một ít máu cũng có thể mang virus.
  • Virus có thể bị lây truyền khi bất kỳ chất dịch nào của cơ thể tiếp xúc với phần da bị trầy xước hoặc các niêm mạc (miệng, cơ quan sinh dục, trực tràng) của người chưa bị nhiễm.
Những người có nguy cơ bị nhiễm bệnh bao gồm:
  • Nam hoặc nữ có nhiều bạn tình, đặc biệt là không sử dụng bao cao su.
  • Nam quan hệ đồng tính
  • Nam hoặc nữ quan hệ tình dục với người bị nhiễm HBV.
  • Những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Những người nghiện thuốc sử dụng chung kim tiêm.
  • Những người được truyền máu hay các thành phần của máu
  • Những người đang thẩm phân do bệnh thận.
  • Nhân viên y tế bị kim chích hoặc những dụng cụ sắt nhọn dính máu đã bị nhiễm trùng.
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm.
Trong một số trường hợp, nguồn lây không được xác định rõ.
Bạn bị nhiễm HBV lúc càng trẻ, thì bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển thành viêm gan mạn. Tỷ lệ phát triển thànhviêm gan mạn như sau:
  • 90% ở những người bị nhiễm khi sanh
  • 30% ở những người bị nhiễm lúc 1-5 tuổi
  • 6% ở những người bị nhiễm lúc trên 5 tuổi
  • 5 – 10% ở những người bị nhiễm lúc trường thành
Bạn không thể bị lây HBV qua các đường sau:
  • Bị ho, hắt xì vào người
  • Ôm
  • Bắt tay
  • Được nuôi bằng sữa mẹ
  • Ăn chung hoặc uống chung
  • Những tiếp xúc thông thường (gặp trong phòng làm việc hoặc quan hệ ngoài xã hội).

TRIỆU CHỨNG

Phân nửa những bệnh nhân bị nhiễm HBV là không có triệu chứng
Triệu chứng xuất hiện từ 30 – 180 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Những triệu chúnưg thường biểu hiện giống như cảm cúm. Hầu hết mọi người đều nghĩ họ bị cúm hơn là viêm gan siêu vi B.
  • Ăn không ngon
  • Mệt mỏi
  • Ngứa toàn cơ thể
  • Đau bụng ở vùng trên gan (phía bên phải bụng, ngay dưới những xương sườn dưới cùng)
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Nước tiểu sậm màu (như cola hoặc trà)
  • Phân bạc màu (màu xám hoặc như màu cứt cò)
Một số loại virus gây viêm gan siêu vi B cấp tính khác có những triệu chứng tương tự (viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi C)
Viêm gan tối cấp ít gặp và là một dạng nặng của viêm gan cấp có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Những triệu chứng thường xuất hiện rất bất ngờ
  • Rối loạn trạng thái tâm thần như lơ mơ, ngủ rất nhiều hoặc hôn mê( bệnh não gan)
  • Đột nhiên mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt
  • Bụng chướng
Buồn nôn và nôn kéo dài có thể gây mất nước. Nếu bạn nôn nhiều, bạn có thể sẽ chú ý đến những dấu hiệu sau:
  • Cảm thấy mệt , yếu
  • Cảm thấy lơ mơ hoặc khả năng tập trung kém
  • Bí tiểu
  • Dễ kích thích
Những triệu chứng của suy gan bao gồm:
  • Dịch bị giữ lại gây ra chướng bụng (báng bụng) và thỉnh thoảng xuất hiện ở chân
  • Tăng cân do báng bụng
  • Vàng da, vàng mắt kéo dài
  • Ăn uống kém, sụt cân, suy mòn
  • Nôn ra máu
  • Chảy máu mũi, miệng, trực tràng hoặc máu trong phân
  • Bệnh não gan (ngủ quá nhiều (ngủ gà), rồi loạn tâm thần và có thể tiến triển đến hôn mê)

KHI NÀO CẦN ĐẾN SỰ CAN THIỆP Y KHOA

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau đây:
Nếu gặp một trong 2 tình trạng sau, bạn cũng nên gọi bác sĩ:
  • Bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với người bị viêm gan hoặc bạn có thể có những yếu tố nguy cơ
  • Bạn có những bệnh lý khác và nghĩ rằng mình có thể bị viêm gan
Nếu bạn không thể liên lạc với bác sĩ hoặc có những triệu chứng sau, hãy đến phòng cấp cứu bệnh viện ngay lập tức:
  • Nôn quá nhiều và không giữ được nước lại
  • Đau dữ dội hoặc sốt cao
  • Lơ mơ, sảng hoặc khó đánh thức dậy.

KHÁM VÀ CẬN LÂM SÀNG

Một số người có HBV nhưng không có triệu chứng, họ không biết rằng mình đang mắc bệnh.
  • HBV được phát hiện một cách tình cờ khi bạn đi khám bệnh vì những nguyên nhân khác.
  • Xét nghiệm máu khi khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm hoặc trước khi phẫu thuật cũng có thể cho những kết quả bất thường của các chỉ số về gan.
Nếu bác sĩ xác định bạn có những nguy cơ bị viêm gan, bạn sẽ được lấy máu.
  • Phòng xét nghiệm sẽ khảo sát máu để biết chức năng của gan như thế nào.
  • Máu của bạn sẽ được kiểm tra để xác định bạn có bị nhiễm mốt số loại virus viêm gan và có thể là những virus khác hay không.
  • Nếu bạn ói với lượng lớn và không thể uống nước trở lại, bạn sẽ được kiểm tra các chất điện giải trong máu để bảo đảm tính chất hóa học của máu vẫn được cân bằng.
  • Những xét nghiệm khác cũng được thực hiện để loại trừ những bệnh lý khác.
X – quang hoăc những phương pháp chẩn đoán hình ảnh học khác chỉ được trong những trường hợp rất đặc biệt
Khi bạn được chẩn đoán là viêm gan siêu vi B mãn, bạn sẽ phải gặp bác sĩ thường xuyên
  • Trong mỗi lần đi khám, bạn sẽ được lấy máu để kiểm tra xem virus có đang sinh sản hay không và tốc độ sinh sản của chúng.
  • Chức năng gan cũng sẽ được kiểm tra trong mỗi lần tái khám
  • Các kết quả này sẽ giúp bác sĩ quyết định thời gian bắt đầu điều trị.
Những xét nghiệm khác được thực hiện nhằm xác định bạn có nên điều trị hay không hoặc quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.
  • CT Scan hoặc siêu âm là những phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện sự lan rộng của những vùng gan bị tổn thương
  • Sinh thiết gan bằng cách lấy đi một mẫu nhỏ của gan. Phương pháp thực hiện là đâm kim dài vào gan và hút lấy những mẫu mô của gan ra. Những mẫu mô này được xem xét dưới kính hiển vi để phát hiện ra những thay đổi của gan. Phương pháp này có thể được thực hiện để xác định mức độ lan rộng của thương tổn và đánh giá hiệu quả điều trị.

ĐIỀU TRỊ

Viêm gan siêu vi B cấp có thể tự khỏi và không cần điều trị. Nếu có những triệu chứng nặng như nôn hay tiêu chảy, bạn có thể được điều trị để nhằm bù dich và điện giải. Không có thuốc để ngăn ngừa viêm gan siêu vi B cấp trở thành mạn tính.
Nếu là viêm gan siêu vi B mãn tính, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên.
Điều trị tại nhà
Mục tiêu của việc tự điều trị là nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn bệnh trở nên nặng hơn.
  • Uống nước nhiều để ngăn mất nước. Dùng nước chín đun sôi để nguội, hoặc nước trái cây, sữa vì chúng cung cấp năng lượng.
  • Tránh sử dụng các thuốc và những chất có thẻ ảnh hưởng xấu đến gan như acetaminophen.
  • Tránh uống rượu cho đến khi bác sĩ khẳng định bạn có thể uống được. Nếu nhiễm trùng trở nên mạn tính, bạn nên tránh uống rượu cho đến cuối đời.
  • Tránh sử dụng các thuốc gây nghiện, ngay cả những thuốc hợp pháp, nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnhviêm gan có thể thay đổi cách tác dụng của thuốc lên cơ thể. Nếu uống thuốc theo toa, hãy tiếp tục uống cho đển khi bác sĩ yêu cầu ngưng lại. Không bắt đầu sử dụng những loại thuốc mới (theo toa hoặc không theo toa), thảo dược hoặc thuốc bổ mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Cố găng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ăn những thức ăn mà bạn thích nhưng cố gắng giữ bữa ăn được cân bằng. Nhiều người bị viêm gan ăn rất nhiều.
  • Nên vận động nhẹ nhàng nên phù hợp với mức năng lượng của mình.
  • Tránh vận động nặng trong một thời gian dài cho đến khi những triệu chứng của bạn được cải thiện.
  • Bạn nên đi khám nếu những triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện những triệu chứng mới.
Tránh những hoạt động có thể lây bệnh cho người khác.
Điều trị
Viêm gan siêu vi B cấp
Hậu quả nặng nề nhất của viêm gan siêu vi B cấp là mất nước do nôn và tiêu chảy.
  • Nếu bạn bị mất nước, bác sĩ sẽ truyền dịch qua đường tĩnh mạch để giúp bạn khỏe hơn
  • Nếu bạn bị buồn nôn và nôn nhiều, bạn sẽ được cho thuốc để hạn chế những triệu chứng này
  • Những người có thể kiểm soát tốt triệu chứng của mình có thể được chăm sóc ở nhà.
  • Nếu hiện tượng mất nước hoặc những triệu chứng khác trở nên nặng hơn hoặc nếu bạn bị lơ mơ, khó đánh thức, có thể bạn cần phải ở lại bệnh viện.
  • Không có phương pháp điều trị nào ngừa được viêm gan siêu vi B cấp chuyển thành mãn tính.
Viêm gan siêu vi B mãn
Mức độ tổn thương của gan liên quan đến khả năng hoạt động, sự sinh sản của virus trong máu và trong gan. Thường xuyên đo số lượng DNA của HBV trong máu có thể giúp ta biết được tốc độ sinh sản của virus. Các phương pháp điều trị hiện nay được sử dụng gồm thuốc kháng virus có khả năng ngăn chặn sự sinh sản của virus.
Các tác nhân chống virus được coi là phương pháp điều trị viêm gan siêu vi B mạn tốt nhất nhưng lại không có tác dụng trên tất cả những bệnh nhân.
Mặc dù đã có một số loại kháng virus đã được FDA (U.S. Food and Drug Administration) thông qua nhưng các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Điều này có nghĩa là trong thời gian sắp tới liều lượng và phương pháp điều trị có thể được thay đổi.
Nghiên cứu đang được thực hiện để tìm ra những loại thuốc có hiệu quả tốt hơn và cho ít tác dụng phụ hơn.
Phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus không có tác dụng trên tất cả các bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn. Chúng dành cho những người bị nhiễm virus và có khả năng đang tiến triển thành mạn tính.
Quyết định bắt đầu điều trị dựa vào kết quả chức năng gan, HBV DNA và thường là có thể sinh thiết gan sau một cuộc hỏi và thăm khám hoàn chỉnh.
Tùy thuộc vào kết quả của các xét nghiệm trên, bạn có thể quyết định bắt đầu điều trị hay hoãn lại đến lúc khác.
Điều trị thường được bắt đầu khi xét nghiệm máu xác định chức năng gan trở nên xấu đi và số lượng HBV trong quá trình sinh sản đang tăng lên. Khoảng thời gian từ khi được chẩn đoán đến khi bắt đầu điều trị có thể từ 1, 2 hay nhiều năm. Nhiều người có thể không bao giờ cần đến điều trị.
Nếu bạn bị viêm gan siêu vi B mãn và nghĩ mình có thể có thai, hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức. Nếu bạn đangmang thai và bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với virus HBV, hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
Thuốc
Tất cả những loại thuốc được giới thiệu là dùng để điều trị viêm gan siêu vi B mạn đều là thuốc kháng virus. Chúng sẽ làm chậm lại hoặc ngừng hẳn sự sinh sản của virus trong cơ thể giúp cho gan có cơ hội tự lành được. Mặc dù những loại thuốc này tương tự nhau ở một vài điểm nhưng chúng cũng khác nhau ở một số điểm quan trọng khác. Do đó, hãy hỏi kỹ bác sĩ thuốc nào tốt nhất dành cho bạn.
Interferon α – 2b (Intron A) – Interferon là phương pháp điều trị cơ bản đối với viêm gan siêu vi B mãn trong những năm gần đây.
  • Đây là lựa chọn đầu tiên trong điều trị những bệnh nhân bị nhiễm HBV đang trong tình trạng tăng sinh dựa trên kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng.
  • Nó cho tác dụng tốt nhất trên những người có mức HBV DNA tương đối thấp nhưng kết quả xét nghiệm chức năng gan và sinh thiết gan cho thấy gan đang bị tổn thương.
  • Interferon thường không được dùng để điều trị cho những người bị tổn thương gan đã tiến triển thành xơ gan do nó có thể làm cho tình hình xấu thêm.
  • Thời gian điều trị ngắn hơn những thuốc khác nhưng cần phải tiêm thường xuyên và giá thành đắt hơn. Dạng interferon cũ được dủng 3 hoặc nhiều lần hơn trong một tuần. PEG - Inton (Pegylated interferon A) là dạng interferon mới, được thay đổi một chút để cho tác dụng kéo dài hơn trong cơ thể, do đó nó có thể chỉ cần dùng mỗi tuần 1 lần.
  • Interferon có những tác dụng phụ ở một số người, Nhiều người mô tả tác dụng phụ này giống như là họ đang bị cúm. Trên nhiều người tác dụng phụ nặng đến mức họ không thể tiếp tục sử dụng thuốc.
  • Chức năng gan và HBV DNA được sử dụng để kiểm tra hiệu quả điều trị.
  • Interfron ngăn chặn được nhiễm trùng ở khoảng 40% bệnh nhân. Và trên những bệnh nhân này, nhiễm trùng thường không bị tái phát.
Lamivudine (Epivir) – thuốc được dùng để sử dụng thay thế ở những người không thể dùng hoặc không muốn dùng interferon. Thuốc này cũng có thể dùng cho những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
  • Lamivudine làm chậm sự sinh sản của HBV.
  • Lamvudine được sử dụng dưới dạng uống và hầu như không có tác dụng phụ. Tác dụng phụ của chúng, nếu có, tương tự với interferon nhưng nhẹ hơn rất nhiều.
  • Xét nghiệm chức năng gan và HBV DNA được sử dụng để kiểm tra hiệu quả điều trị.
  • Lamivudine có hiệu quả hơn interferon ở những người đã có tổn thương gan nặng (xơ gan).
  • Lamvidune làm giảm số lượng HBV trong máu ở hầu hết những bệnh nhân. Khoảng 40% bệnh nhân có số lượng virus giảm đến mức xét nghiệm không tìm ra virus.
  • Khoảng một nửa số bệnh nhân sử dụng lamivudine, triệu chứng viêm gan hết hẳn trên sinh thiết gan. Trong khoảng 2/3 trường hợp, xét nghiệm chức năng gan trở về giá trị bình thường.
  • Tuy nhiên, ở hầu hết bệnh nhân, virus sẽ tăng sinh trở lại sau khi ngừng điều trị. Đôi khi trong suốt quá trình điều trị, virus thay đổi về gen (đột biến) và không còn đáp ứng tốt với điều trị như trước đây nữa.
  • Một số nghiên cứu đang được tiến hành nhằm xem xét hiệu quả của sự phối hợp lamivudine với interferon hoặc với những thuốc khác hoặc vaccin để nâng cao hiệu quả điều trị của nó.
Adefovir dipivoxil (Hepsera) – đây là thuốc kháng virus được FDA công nhận vào năm 2002.
  • Adefovir làm chậm sự sinh sản của HBV.
  • Sử dung 1 viên mỗi ngày như lamivudine.
  • Có hiệu quả ngay cả trên những người đã bị đề kháng với Lamivudine
  • Virus bắt đầu tăng sinh trở lại sau khi ngừng điều trị.
  • Adefovir có thể gây tổn thương thận. Xuất hiện ở hầu hết những người đã có bệnh lý về thận trước đây.
Entecavir (Baraclude) – đây là thuốc mới nhất trong điều trị viêm gan siêu vi B mãn được công nhận.
  • Entecavir làm gảm sự sinh sản của HBV.
  • Sử dụng qua đường uống dưới dạng viên hoăc dung dịch.
  • Giống như adefovir, nó có thể được kê toa với những người đã bị đề kháng với lamivudine.
  • Cần phải tiếp tục điều trị trong một thời giandài nếu không virus sẽ bắt đầu tăng sinh trở lại sau khi ngừng điều trị.
  • Cần phải chỉnh liều ở những bệnh nhân có bệnh lý về thận.
Phẫu thuật
Ngoại khoa không được dùng để điều trị viêm gan siêu vi B
Nếu tổn thương gan nặng đến mức gan bắt đầu suy, phương pháp điều trị duy nhất là ghép gan.
  • Nếu điều đó xảy ra, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về việc ghép gan có hiệu quả đối với bạn hay không.
  • Ghép gan là một việc rất quan trọng và cần thời gian hồi phục kéo dài.
  • Nó cũng phụ thuộc vào mức độ phù hợp của gan người tặng.
  • Nếu việc ghép gan có thể thực hiện được, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những nguy cơ và những lợi ích của nó.
Những phương pháp điều trị khác
Không có loại thuốc nam, thuốc bắc, các loại thảo mộc, thuốc bổ hoặc những phương pháp điều trị thay thế khác được cho rằng có hiệu quả tốt bằng những thuốc kháng virus trong việc làm giảm khả năng sinh sản và tăng khả năng làm lành của gan trong viêm gan siêu vi B.
  • Tuy nhiên, trong các thử nghiệm lâm sàng, những bệnh nhân sử dụng interferon kết hợp với thảo dược Trung hoa cho kết quả tốt hơn những người dùng interferon một mình hoặc dùng thảo dược một mình. Tuy nhiên, những kết quả này cần phải được chứng minh.
  • Những nghiên cứu đang thực hiện để xác định những tác dụng có ích của thảo dược đối với viêm gan.
  • Hiện tại, không có loại thảo dược đặc biệt nào được các nhà khoa học khuyên dùng.

NHỮNG BƯỚC KẾ TIẾP

Theo dõi
Theo đúng tất cả các chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống đủ nước sạch hằng ngày. Không được uống các chất có cồn, cafein.
  • Tránh những thuốc có hại đến gan như acetaminophen và những thuốc có chứa acetaminophen.
  • Không uống rượu cho đến khi bác sĩ nghĩ rằng điều đó không nghiêm trọng.
  • Tránh tập thể thao nặng hoặc kéo dài cho đến khi những triệu chứng của bạn được cải thiện.
  • Nếu triệu chứng của bạn trở nên xấu đi, hãy liên lạc với bác sĩ ngay.
Phòng ngừa
Đã có vaccin phòng chống HBV (Engerix – B, Recombivax HB). Chúng an toàn và có hiệu quả tốt trong phòng bệnh. Cần phải tiêm tổng cộng 3 mũi trong vài tháng.
  • Loại vaccin này có tác dụng phòng ngừa thành công trên những người tiếp xúc với virus.
  • Vaccine được khuyến khích tiêm đối với tất cả những trẻ em dưới 19 tuổi. Và có thể trở thành một phần của các đợt tiêm vaccine thông thường.
  • Những nhóm người sau nên thực hiện tiêm ngừa HBV:
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, kể cả trẻ sơ sinh - đặc biệt là những trẻ có mẹ bị nhiễm HBV.
  • Tất cả nhân viên y tế có thể tiếp xúc với máu.
  • Bệnh nhân bệnh máu khó đông hoặc những rối lọan đông máu khác và được truyền các yếu tố đông máu.
  • Những bệnh nhân cần phải thẩm phân máu do các bệnh lý về thận.
  • Những người đi du lịch đến những nước nhiễm HBV phổ biến – bao gồm hầu hết các khu vực thuộc Châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc và Trung Á, Đông Âu, Trung Đông, các đảo thuộc Thái Bình Dương, những nước dọc sông Amzon thuộc Nam Mỹ.
  • Những tù nhân
  • Những người sống trong điều kiện dành cho những người kém phát triển.
  • Những người dùng ma túy qua đường tiêm
  • Những người có bệnh gan mạn như viêm gan C
  • Những người có nhiều bạn tình hoặc đã từng bị những bệnh lây qua đường tình dục
  • Đồng tính nam
Globulin miễn dịch kháng HBV (Hepatitis B immune globulin ) (BayHep B, Nabi – HB) được sử dụng kết hợp với vaccin HBV ở những người chưa tiêm ngừa nhưng đã tiếp xúc với HBV.
  • Bao gồm những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HBV, nhân viên y tế tiếp xúc với máu của bệnh nhân bị nhiễm HBV, những trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HBV.
  • Cũng có thể bao gồm những người chỉ không thực hiện đủ 3 lần tiêm vaccine.
  • Globulin miễn dịch kết hợp với vaccin trong những tình huống này có khả năng phòng ngừa lây nhiễm trong khoảng 80 – 90% trường hợp.
  • Những phương pháp tự bảo vệ khác:
  • Nếu bạn quan hệ tình dục nhiều, hãy thực hiện cách quan hệ tình dục an tòan. Sử dụng bao cao su đúng cách có thể giúp phòng ngừa lây nhiễm HBV, nhưng ngay cả khi thực hiện đúng cách thì hiệu quả bảo vệ của bao cao su cũng không đạt được 100%. Nhưng người quan hệ đồng giới nam nên tiêm ngừa cả viêm gan A và B.
  • Nếu dùng ma túy bằng đường chích, không nên sử dụng chung kim tiêm.
  • Không sử dụng chung bất kỳ thứ gì có thể có dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu.
  • Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định xăm hình hay xỏ lỗ tai, xỏ khuyên trên người. Bạn có thể bị nhiễm nếu người thực hiện cho bạn không sử dụng kim và dụng cụ đã được tiệt trùng, găng tay dùng 1 lần và rửa tay sạch, đúng cách.
  • Nhân viên y tể nên tuân theo những nguyên tắc đề phòng cơ bản và sử dụng kim cùng với những vật nhọn một cách an toàn.
  • Nếu bạn có thai hoặc nghĩ mình có thể có thai, bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ nguy cơ bị nhiễm HBV nào.
Tiên lượng
Một số người sẽ phục hồi nhanh chóng sau viêm gan siêu vi B cấp. Những người khác có thể có quá trình bệnh kéo dài hơn và phục hồi rất chậm, hoặc sẽ diễn tiến nặng hơn sau quá trình phục hồi.
Một số ít người (1% số người bị nhiễm) sẽ có diễn tiến nhanh trong giai đoạn cấp và tiến triển đến mức tổn thương gan nặng (suy gan). Hiện tượng này có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần và bệnh nhân có thể tử vong.
Những biến chứng khác của HBV bao gồm: tiến triển thành viêm gan siêu vi B mạn tính. Những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính bị rơi vào nguy cơ dẫn đến tổn thương gan (xơ gan), ung thư gan, suy gan và chết.
Theo emedicinehealth – Y học NET

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.