Hồ Chí Minh có vấn đề

Nguyên Thạch (Danlambao) - Thảm thương thay vì cũng từ đó mà đất nước đã ngập chìm trong tăm tối mụ mị và gian xảo triền miên. Ngày xưa khi thông tin còn độc quyền bưng bít một chiều, sự gian dối cứ được lặp đi lặp lại một cách dai dẳng khiến người ta cứ tưởng là sự thật. Hôm nay cánh cửa thông tin đã được mở toang cho những ai muốn tìm hiểu về về những vấn đề mà người ta muốn biết. nhưng tiếc thay số đông người Việt Nam vẫn còn mê ngủ trong trạng thái ù lì, nghĩa là vẫn tin tưởng ở "Bác", một cách rất "nhà quê", vẫn tôn vinh bác như một nhân vật bất khả xâm phạm và thậm chí còn đặt Bác lên bàn thờ mà khẩn nguyện như là khẩn nguyện Trời, Phật linh thiêng có khả năng độ trì cho chúng sinh vậy. Họ đâu có biết rằng trước khi chết Hồ Chí Minh có tâm nguyện là được đi gặp các cụ Các Mác, Lê Nin chớ chẳng muốn gặp Trời, gặp Phật!.

*

Tôn vinh một cá nhân tài ba, một nhân vật kiệt xuất, những nhân tố xuất chúng chẳng những không có gì sai trái, mà ngược lại còn là những việc làm đáng hoan nghinh. Trái lại, ca ngợi, thần thánh hóa một nhân vật, một lãnh tụ mà không đúng với sự thật thì sự tôn vinh ấy sẽ trở nên trơ trẽn và gây tác hại không ít cho những người tin theo một cách mù quáng.

Theo sử liệu và các nguồn thông tin thì ông Hồ Chí Minh là một nhân vật được nhiều sự chú ý và cũng gây nhiều bàn luận nhất. Sở dĩ có hiện tượng này, trước nhất là vì bối cảnh cảnh của Việt Nam có liên quan đến thực dân Pháp, phát xít Nhật và sau đó là sự can thiệp của Mỹ. Thứ đến là do sự tự khen mình của chính ông ta cùng với vô số chuyện thêu thùa gần như là huyền thoại do đảng CSVN cùng các hậu duệ cố tình thêu dệt về ông nhằm mục đích thần thánh một lãnh tụ để tạo uy tín cho đảng nắm giữ được vị thế độc tôn cai trị.

Nguồn tài liệu từ hai phía thì rất nhiều nghĩa là từ phía CHỦ ĐỘNG DÀN DỰNG trong đó có cả chính cá nhân ông Hồ Chí Minh và lớp bồi bút, và từ phía PHẢN BIỆN BẰNG SỰ THẬT để đối chứng ngược lại trên cơ sở có thực tế không thêm bớt, nghĩa là phản biện bằng những chứng tích khách quan của lịch sử.

Hãy đơn cử một vài thí dụ được cho là phổ thông nhất mà nhiều người biết đến nhất:

1- Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của tác giả Trần Dân Tiên.

Trích Wiki - "Thông tin cho rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được khẳng định và được hiểu như vậy bởi một số nguồn trong và ngoài nước.

Nguồn khẳng định:

Báo Nghệ An điện tử (của Đảng bộ tỉnh Nghệ An); 

...Thời gian Bác ở nước Pháp từ năm 1919 đến năm 1923, cuốn sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên (một bút danh của Bác) cho biết: "Thường thường, ông chỉ làm việc nửa ngày; làm buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện"... 

Hồ Chủ Tịch với bút danh Trần Dân Tiên, NXB Khoa Học Xã Hội 1985 Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 

...Đáp lại tình cảm mong muốn của đồng bào, của bạn bè trên thế giới, Hồ Chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch..."; 

Cựu Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, nhân vật bất đồng chính kiến người Việt là Bùi Tín trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do, 

...Nhân dân, tờ báo của Đảng cộng sản, nói rõ là ông Hồ trong cuộc đời đã dùng đến hơn 30 bí danh khác nhau, trong đó có bí danh Trần Dân Tiên, và khẳng định rõ rằng cuốn "Những mẩu chuyện về đời sống của chủ tịch HCM" là do chính ông Hồ viết ra... 

Học giả Mỹ William J. Duiker, trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life: 

...The other, Nhung mau chuyen ve doi hoat dong cua Ho Chu tich, by the fictitious historian Tran Dan Tien, was written by Ho in the late 1940s and has been translated into several foreign languages... 

Tạm dịch: Còn tác phẩm kia, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch", của nhà sử học tưởng tượng Trần Dân Tiên, được ông Hồ viết vào cuối thập kỷ 1940 và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác. 

Học giả Pháp Pierre Brocheux, trong tiểu sử Ho Chi Minh: A Biography: 

Học giả Mỹ Sophie Quinn-Judge, trong tác phẩm Ho Chi Minh: The Missing Years. 

...Although the author's name is given as Tran Dan Tien, it is believed, in fact, to be an autobiography... 

Tạm dịch: Mặc dù tên tác giả là Trần Dân Tiên, nhưng người ta tin rằng thực ra nó là tự truyện...(1) 

Những khái quát về tác phẩm này: 

* Hồ Chí Minh là một người rất khiêm tốn, rất giản dị. 

* ...Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. 

Ngày thứ hai tôi viết thơ xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng tiếp được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này: 

Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến 

Ký tên: Hồ chí Minh." (1) 

2- Vừa đi đường vừa kể chuyện của tác giả T.Lan. Một bút danh khác của Hồ Chí Minh. Chuyện tự đặt cũng có, chuyện tào lao cũng có và cuối cùng "Bác" nổ còn hơn bom nguyên tử: "Ngày nay đế quốc Mỹ đang đi theo vết xe chống cộng của Hítle, chắc chắn rằng số phận của đế quốc Mỹ cũng sẽ kết thúc một cách thảm hại như số phận của Hítle". "Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thực hiện khắp thế giới: điều đó cũng rõ rệt và chắc chắn như mặt trời mọc từ phương Đông". (2) và (3)

3- Đạo đức Hồ Chí Minh. Nói về đạo đức của "Bác: thì nhiều lắm, chẳng hạng như đạo đức của Tam Vô, đạo đức không vợ không con, đạo đức khiêm tốn thật thà...hãy đưa ra ví dụ một trong những thứ đạo đức đó: Đạo đức giết người hàng loạt

"Bác" không thích đưa mấy ai ra tòa. Giết quách đi cho xong nhưng vụ Trần Dụ Châu trong kháng chiến chống Pháp. Mà giết một không đủ, giết nhiều cho nó sướng tay. Từ thời Xô-viết Nghệ Tĩnh (1930-31), Hồ Chí Minh đã không ngần ngại dùng đòn khủng bố: "Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ." Thời gian HCM và Phạm Văn Đồng đi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau (không có kết quả) giữa năm 1946, Hồ cho Võ Nguyên Giáp thẳng tay giết khoảng 10 nghìn người trong các đảng phái Quốc gia (theo Philippe Devillers, một sử gia Pháp). Bảy năm sau, từ 1953 đến 1956, Cải cách ruộng đất của "Bác" giết nhiều người trên một nửa nước trong 3 năm "hòa bình" hơn cả một cuộc chiến tranh dài 8 năm chống Pháp (CCRĐ dạy cho cả nước nhục mạ, đấu tố và giết địa chủ, "cường hào, ác bá," kể cả phú nông, có thể lên đến 100 nghìn người-tổng số nạn nhân là 172 nghìn theo tiết lộ của Đặng Phong). Trong trận Mậu Thân (Tết 1968 và sau đó), Hà Nội mất 500 nghìn người theo thú nhận của Võ Nguyên Giáp với Oriana Fallaci (Interviews with History). (4)

Đạo đức của một kẻ từng tuyên bố phải CƯỚP cho được miền Nam "dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn", dẫu phải nướng hàng triệu thanh niên để cuối cùng Lê Duẩn tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc"

4- Địa chủ ác ghê - C.B. Một bài viết thể hiện ném đá giấu tay một cách hèn hạ của "Bác" khi đặt những điều để vu khống và tố giác bà Cát Hạnh Long - Nguyễn Thị Năm, một đại ân nhân của đảng CSVN. Một thứ đạo đức lừa thầy phản bạn, vong ân bội nghĩa, ngoảnh mặt làm ngơ và sẵn sàng dùng viên đạn uy hùng của "cắt mạng" để bắn vào đầu một người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng đã có công cho công cuộc cách mạng do chính Y hô hào. Địa chủ ác ghê, CB ác tợn! của tác giả Lê Thiên đăng trên Danlambaovn

Màn kịch "Nước mắt cá sấu" của HCM

5- Hồ Chí Minh được Unesco công nhận là danh nhân hóa thế giới. Chuyện ông Hồ được United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) vinh danh là nhà văn hóa của thế giới hay không?. Xin tham khảo ở đây:


Trong sách giáo khoa cũng như trên báo chí Việt Nam, một điều luôn đựơc nhắc đi nhắc lại một cách tự hào, là Tổ chức Văn Hóa, Khoa học và Giáo Dục Liên Hiệp quốc, tức UNESCO đã vinh danh ông Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông, vào năm 1990. (6)

Ngày xưa trong hoàn cảnh rất là chán đời, anh Nguyễn Tất Thành đã đi "bụi đời", anh bô ba khắp nơi, một ngày tối trời mây đen vần vũ, anh chộp được tài liệu: Luận cương của Lênin. khiến anh Quốc mừng rỡ la lớn "nó đây rồi" kèm theo tiếng khóc ròng.

"Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người nói:

"Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"! (5)

Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".


Thảm thương thay vì cũng từ đó mà đất nước đã ngập chìm trong tăm tối mụ mị và gian xảo triền miên. Ngày xưa khi thông tin còn độc quyền bưng bít một chiều, sự gian dối cứ được lặp đi lặp lại một cách dai dẳng khiến người ta cứ tưởng là sự thật. Hôm nay cánh cửa thông tin đã được mở toang cho những ai muốn tìm hiểu về về những vấn đề mà người ta muốn biết. nhưng tiếc thay số đông người Việt Nam vẫn còn mê ngủ trong trạng thái ù lì, nghĩa là vẫn tin tưởng ở "Bác", một cách rất "nhà quê", vẫn tôn vinh bác như một nhân vật bất khả xâm phạm và thậm chí còn đặt Bác lên bàn thờ mà khẩn nguyện như là khẩn nguyện Trời, Phật linh thiêng có khả năng độ trì cho chúng sinh vậy. Họ đâu có biết rằng trước khi chết Hồ Chí Minh có tâm nguyện là được đi gặp các cụ Các Mác, Lê Nin chớ chẳng muốn gặp Trời, gặp Phật!.

Muốn biết thêm nhiều chi tiết, mời bạn đọc tham khảo từ những loạt bài "Những sự thật về Hồ Chí Minh" của tác giả Đặng Chí Hùng.

Với một người có nhiều mặt, nhiều tên và thậm chí ngày sinh ngày chết cũng phải giấu diếm thì mọi nghi vấn về một nhân vật như vậy đều có lý do chính đáng. Ngạn ngữ trong cuộc sống đã nói rằng "Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin" là lẽ đương nhiên.


Giá như ngày xưa Nguyễn Tất Thành được chính phủ Pháp chấp nhận cho học trường Bảo hộ thì chắc chắn những câu chuyện về Hồ Chí Minh sẽ khác đi và cục diện của Việt Nam đã không như ngày hôm nay.


*

Giá mà

125 năm trước nếu không có?
Bác

Thì suốt 85 năm sau lòng dân miền Bắc đâu có?
Tan tác

40 năm sau nữa, cả nước không sống trong cảnh?
Ngơ ngác

Đâu có chuyện mấy triệu thanh niên cả hai miền Nam Bắc?
Banh xác

Cũng đâu có hiện tượng vượt biên, vượt biển
Ào ạc

Và suốt 80 năm miền Bắc không phải nghe loa phóng thanh
Cạ cạc

Cả nước không phải nghe TV, báo đài toàn mụ mị và?
Lung lạc

Cả thế giới không phải nhìn Việt Nam là một nước?
Bệ rạc

Thủ tướng và các quan chức đi ra nước ngoài không phải bị khinh là?
Đồ đốn mạt!

Các nhà đấu tranh Dân Chủ không phải bị?
Tù dạt

Các em bé gái chưa đến tuổi vị thành niên không phải đi?
Lang bạt

Thiếu nữ Việt Nam không thèm đi ra nước ngoài để?
Làm đĩ kiếm bạc

Thanh niên khỏi đi làm lao nô và luôn bị?
Bắt nạt

Doanh nhân cũng không sống trong tình cảnh?
Bị lường gạt

Hiến pháp cũng không có những điều luật như 88, 258?
Xuyên tạc

Dân oan cũng không bị cướp đất cướp nhà rồi trở nên?
Tàn mạt

Sinh viên
Học sinh ở trường học đâu phải bị?
Cưỡng đạt

Tài xế lái xe đâu phải bị CSGT xử phạt bằng cách bỏ túi riêng cả?
Khối bạc

Quân đội đâu phải bị Tàu Phù?
Dọa nạt

Dân Việt Nam đâu phải?
Xơ xác

Thể chế chính trị đâu có đảng?
Độc ác

Chính phủ đâu có?
Gian ác

Giá mà 125 năm trước mẹ Bác không đẻ ra Bác thì nước Việt Nam đâu có?
Tan nát
...

Nghĩ mà tủi cho Quê Hương, nên lòng tôi?
Buồn man mát...

*

Như đã nêu trên, đề tài về Hồ Chí Minh thì nhiều vô kể, trong đó có nhiều nghi vấn ông là ai?. Người Việt hay người Tàu?. Mục đích của Hồ Quang - Hồ Chí Minh là gì? vv...Thì những nguồn tài liệu đáng tin cậy đã giải mã và thực thể của Việt Nam đã chứng minh cho nhiều nghi vấn nêu trên.

Mỗi người dân là một chiến sĩ thông tin, chúng ta có bổn phận đả phá những thứ bịp bợm trí trá vì trình độ DÂN TRÍ của xã hội rất quan trọng, nó quan trọng đến mức: Nhận thức và Tư duy có thể thay đổi cả chế độ.


Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com

________________________________________

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.