HẬU QUẢ GÌ TỪ ĐÊ XUẤT CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT CỦA BÙI HIỀN?

Vừa qua tại Việt Nam, phó giáo sư – Tiến sĩ (PGSTS) Bùi Hiền – Phó hiệu trưởng trường đại học sư phạm ngoại ngữ Hà Nội có đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ cho phù hợp. Theo đó, một số chữ cái sẽ bị loại đi và được thay thế bởi những chữ mới. Điều này đã làm cho dư luận trong nước không khỏi bàn tán với nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Theo PGSTS Bùi Hiền, hiện tại chữ Quốc ngữ đang dùng 2 đến 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu, mà theo ông nêu ví dụ là: ‘C’ ‘K’ ‘Q’ (cuốc, quốc, kali), ‘TR’ ‘CH’ (Tra, cha) … Bên cạnh đó lại dùng 2 chữ cái ghép lại với nhau để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối, mà theo ông nêu ví dụ là: ‘NG’ ‘CH’ ‘NH’ (ngang, trách, nhanh…). Ông lại đề xuất bỏ chữ ‘Đ’, bổ sung thêm các chữ ‘F’ ‘J’ ‘W’ ‘Z’. Đồng thời thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện đang có trong bảng chữ cái, cụ thể là:

Chữ cái
Âm vị được thay đổi
Chữ cái
Âm vị được thay đổi
C
CH, TR
K
C, Q, K
D
Đ
Q
NG, NGH
G
G
R
R
F
PH
S
S
X
KH
W
TH
Z
D, GI, R
N’
NH

PGS.TS Bùi Hiền đưa ra căn cứ dựa trên sự nghiên cứu về âm điệu của Hà Nội để đề xuất những sự thay đổi này.

Lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ trải qua tới nay đã hơn 400 năm tuổi, từ những mẫu tự Latin được dùng để phiên âm tiếng Việt cho tới khi trở thành chữ viết chính thức của một Quốc gia. So với những mẫu tự ban đầu, cho tới nay chữ Quốc ngữ đã có rất nhiều thay đổi ví dụ như các âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" dần dần bị biến mất và bị thay thế bởi các âm "tr", "nh", "l", "s". Nguyên do sự thay đổi của chữ Quốc ngữ trong suốt thời gian phát triển của nó, là bởi Dân tộc Việt Nam không tự tạo ra chữ viết cho chính mình. Chúng ta phải đi vay mượn để có được hệ thống chữ viết như ngày nay. Do đó không thể không tránh khỏi những bất cập trong hệ thống chữ viết.  Vì vậy những đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ là đáng được ca ngợi, nhằm mục đích hoàn chỉnh chữ viết cho người Việt Nam. Tuy nhiên sự đề xuất nào cũng nên có chừng mực của nó, không vượt quá giới hạn cũng như không được bộc phát nhất thời.

Nếu cho rằng, sự đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGSTS Bùi Hiền là đúng, nên thực thi áp dụng. Vậy hậu quả gì sẽ xảy ra sau đó? Không cần phải vắt óc suy nghĩ lâu, chúng ta cũng hình dung được hậu quả của nó như thế nào.

Thứ nhất: Theo PGSTS, kiểu viết chữ Quốc ngữ mới tiết kiệm được thời gian khoảng từ 10% đến 20% so với lối viết cũ. Trong khi đó chúng ta sẽ phải tiêu tốn một lượng giấy mực khổng lồ để in ấn lại toàn bộ mọi thứ văn bản bằng lối viết hiện tại. Như vậy, để tiết kiệm 10% đến 20% thời gian viết sẽ phải dổi lấy một chi phí đắt đỏ ngay sau đó.

Thứ hai: Theo PGSTS, kiểu viết chữ Quốc ngữ mới là do ông nghiên cứu dựa trên ngữ điệu của người Hà Nội. Trong khi đó ông hoàn toàn quên rằng, miền Trung và miền Nam có ngữ điệu hoàn toàn khác với miền Bắc. Liệu rằng cách áp dụng ngữ điệu của  Hà Nội – Thủ phủ của miền Bắc có thật đúng cho 2 miền còn lại? Trường hợp này giống với Trung Quốc thời kỳ Mao Trạch Đông. Vì muốn xóa bỏ chữ Hán phồn thể, chính quyền Trung Quốc đã có ý tưởng thay thế bằng chữ ‘Pinyin’ được La-mã hóa. Dạng chữ này đã không phù hợp với thực tế do số lượng từ đồng âm và nhiều thổ ngữ khác nhau ở Trung Quốc.

Thứ ba: Thay đổi chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGSTS Bùi Hiền sẽ khiến cho 99% người Việt Nam trở thành mù chữ, và phải đi học lại mẫu giáo ngay từ đầu. Đó là còn chưa kể tới phải cải biên sách giao khoa, giáo trình, đào tạo lại hệ thống giáo viên.

Thứ tư: Thay đổi chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGSTS Bùi Hiền sẽ khiến cho toàn bộ tài liệu, thư tịch hiện tại sẽ trở thành các tài liệu và thư tịch cổ. Và chỉ có những ai học và nghiên cứu về chữ Quốc ngữ trước khi cải biên thì mới có thể đọc và mới có thể hiểu được.

Thứ năm: Thay đổi chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGSTS Bùi Hiền sẽ làm cho thế hệ trẻ sau này không hiểu được và khó để giao tiếp với thế hệ người Việt đang học và đang dùng chữ Quốc ngữ hiện tại. Và thật khó để biết dược Dân tộc của mình ở đâu, từ đâu tới.

Thứ sáu: Sự đồng nhất các âm vị như đề xuất của PGSTS Bùi Hiền khi viết ra một từ sẽ có 2 cách phát âm khác nhau. Điều này sẽ dẫn tới việc các từ khác âm có cùng cách viết, và sẽ gây hiểu nhầm cho người đọc. Ví dụ: ‘C’ = ‘CH’ và ‘TR’, khi viết từ ‘Câu bản’ sẽ được hiểu là ‘Châu bản’ hay là ‘Trâu bản’. Hai âm điệu này là hoàn toàn khác nhau về cách đọc lẫn ngữ nghĩa của từ.

Thứ bảy: Sự thay đổi từ đề xuất của PGSTS Bùi Hiền thay đổi xóa bỏ các chữ cái và thay thế bởi các thữ cái khác sẽ khiến cho sự trong sáng của Tiếng Việt không còn. Cũng như mất đi bản sắc riêng của Tiếng Việt khi áp dụng những thay đổi này.

Từ những những hậu quả trước mắt mà chúng ta đều có thể nhìn thấy, liệu rằng chúng ta có nên đánh đổi một cái giá quá cao cho một sự cải biên không biết sẽ đi về đâu?

Có chăng cho sự thay đổi là việc đưa thêm các chữ cái latin có cùng âm tiết thay thế cho một số từ ghép trong Tiếng Việt. Và có chẳng nên thống nhất về những quy ước trong Tiếng Việt.

Bởi Dân tộc chúng ta không tự sáng tạo ra chữ viết cho bản thân mình, nên không thể không tránh khỏi những bất cập trong hệ thống chữ viết. Việc thay đổi chữ Quốc ngữ theo đề xuất của PGSTS Bùi Hiền là thật sự không cần thiết và không khả thi.

Rất cảm ơn các bạn đã dành chút thời gian đọc bài viết này.


Trân trọng!


No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.