Thiếu Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến VNCH


SQ 52/700.453
Sanh tháng 11-1932 tại Hà Nội

1954: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy- Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiễu Đoàn 4 TQLC
1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham MưuTQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ
1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.
- Thăng cấp Thiếu Tá
1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá
1966: Thăng cấp Đại Tá
1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC
1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Tổng Thanh Tra QLVNCH.
- Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ
1975: Đầu tháng 4 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California

Huy Chương:
- Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quý kể cả các huy chương của Đồng Minh.
- Legion of Merit ( Degree of Commander)



Vài cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLCVN

  MX Mai văn Tấn.
Trong cuối cuộc đời :
           
  Chấp nhận lưu vong làm người bại tẩu,
  Lang thang xứ người hưởng chút lòng nhân.
                                                  thơ Phan văn Thuận
Cuộc đời buông trôi với nổi ưu tư và mối hờn vong quốc, nhìn xem diễn tiến tình hình VN không khỏi bùi ngùi đất nước càng ngày đi dến chổ tuyệt vọng,nhân dân lầm than, xã hội bất công, tệ nạn không còn cách giải quyết. Nếu Cộng SảnVN còn cai trị đất nước, không biết tương lai đi về đâu….
Qua 35 năm, nghĩ lại một thời quá khứ gian khổ và nguy hiểm, nhưng cũng không thiếu nét hào hùng trong cuộc chiến xa xưa. Biết bao chiến sĩ đã đổ xương máu, trong cuộc chiến cho tự do,chống lại làn sóng Đỏ. Bao người đã hy sinh một phần thân thể, hiện sống lê lếch ngoài xã hội ở VN. Mặc dầu thất bại trong cuộc chiến chống Cộng, nhưng công lao của các chiến sĩ QLVNCH không phai mờ trong lòng nhân dân VN. Dành một phút suy tư để tưởng nhớ đến những anh hùng vị quốc vong thân. Nhắc đến công lao của Sư Đoàn/TQLC, nhiều bài viết đã nói lên những hào hùng và sự hy sinh của các chiến sĩ TQLC. Nhưng chưa bài viết nào nói đến vị Tư Lệnh,Thiếu Tướng Búi thế Lân.Nhân đọc bài "Ký ức tháng 4, liên quan đến TQLC của Tiến Sĩ Nguyễn tiến Hưng" tôi muốn nhân cơ hội nói lên cảm nghĩ về Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn/TQLCVN.

 
Ông nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn sau cùng cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bắt đầu hành quân Lam sơn 719, ông làm Tư Lệnh phó nhưng thường xuyên tại vùng hành quân, trong khi Trung Tướng Lê nguyên Khang đương kiêm Tư Lệnh nhưng ở tại hậu cứ Saigon. Từ dây tôi muốn xác nhận Sư Đoàn/TQLC bắt đầu hành quân cả Sư Đoàn không còn tăng phái từng Tiểu Đoàn hoặc Lữ Đoàn cho các đơn vị Bộ Binh.Trong trận tái chiến chiếm cổ thành Quảng Trị ông chính thức Tư Lệnh Sư Đoàn/TQLC.
  Trận tái chiếm Cổ thành Quảng Trị, phải nói cuộc hành quân tấn công quy mô cấp Quân đoàn. Cuộc hành quân nầy là cuộc hành quân quan trọng về chính trị lẫn chiến lược trong quân sử VNCH, vĩ đại nhất và cũng thành công nhất trong hơn hai mươi năm chinh chiến chống Cộng Sản. Gồm các đơn vị thiện chiến nhất như Nhảy Dù, Biệt Động Quân,TQLC,Thiết giáp, trong đó Sư ĐoànTQLC là nổ lực chính tấn công vào Cổ thành  .Ngoài ra các phi tuần yểm trợ Chiến lược lẩn Chiến thuật của Không Quân Việt Nam và Hoa Kỳ,Hải Pháo,Pháo Binh….51 ngày đêm thường trực. Các chiến sĩ ngày đêm đối đầu với Địch, tinh thần luôn căng thẳng, gian lao, nguy hiểm giành từng tất đất với Cộng Sản. Bộ tham mưu từ cấp Quân Đoàn, Sư Đoàn, Lữ Đoàn ngày đêm thường trực theo dỏi, phối họp hoả lực yểm trợ…Cuộc chiến với sự hy sinh vô bờ bến để quyết chiến thắng chứ không may mắn, hoặc phép lạ nào. Ngày 15 tháng 9 năm 1972 lá cờ Quốc Gia bay phất phới trên Cổ Thành là ngày đáng vinh danh cho cho tất cả các chiến sĩ QLVNCH, không quên bao chiến sĩ đã hy sinh và đã bị loại ra ngoài vòng chiến.Trong trận chiến gay go, ta không thể phủ nhận công lao của Thiếu Tướng Tư Lệnh, người đã sát cánh với tất cả chiến sĩ Mũ Xanh trong những lúc hiểm nguy cũng như có những quyết định chính xác để có sự chiến thắng vẻ vang.

TĐ3 TQLC
                         TĐ6 TQLC
Ghi lại chiến tích, xin kèm hai công điện :
 Tổng thốngVNCH :
 «  Tôi trân trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã đánh tan Cộng sản xâm lược ra khỏi Thị xã và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lời khâm phục vô biên của Tôi và toàn thể Chính Phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16 tháng 9 năm 1972. Bốn ngày trước khi đúc kết chiến dịch ba tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và sau những tuần lể đầy hy sinh gian khổ, toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân Binh Chủng địa đầu giới tuyến đã ghi thêm những nét vàng son sáng chói vào Quân Sử hào hùng của Dân tộc.
Mưu đồ của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một Bình Long anh dũng, một Kontum kiêu hủng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và chánh trị để lừa bịp dư luận đã bị toàn thể anh em đánh tan ra mây khói.
Một lần nửa Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể anh em đã chiến thắng. Tôi nghiêng mình trước trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghĩa Dân tộc.Tôi sẽ đến thăm anh em
                    Ký Tên
                               Tổng Thống VNCH
                                Nguyễn Văn Thiệu.

Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I :
 Gởi Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC
Tôi đã nhìn thấy Quốc kỳ tung bay trên nền trời Quảng trị chỉ ít lâu sau khi những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong Cổ Thành hôm 16 tháng 9 năm 1972.Tôi muốn thấy tại chổ chiến thắng của anh em để ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hảnh diện được chỉ huy Sư Đoàn TQLC trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Từ Bến Hải đến Cà Mau,gót chân người chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách và chiến thắng.Nhưng phải nói đây là lần đầu tiên Sư Đoàn phải chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt, đối đầu với nhiều khó khăn nhất, với kẻ thù đông gấp bội. Vì thế chiến thắng Quảng Trị, đánh tan Địch quân, giải phóng thị xã, là chiến thắng lớn nhất, lẩy lừng nhất.
Đấu tháng 5 năm 1972, khi Quảng Trị mất vào tay Địch, Sư Đoàn đã trấn giử được tuyến Mỹ Chánh và đã góp công đầu, cùng với các đơn vị của Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn I BB trong nhiệm vụ giữ Huế. Hàng trăm ngàn dân Trị Thiên đã phải di tản về Nam trước áp lực của Địch, nhưng tại tuyến Mỹ Chánh anh em đã ngăn được sức tiến của quân thù.
Những cuộc tấn kích hạn chế, sau đó đã được tổ chức trong vùng Hải lăng để dành lại thế chủ động và lủng đoạn các kế hoạch tiếp tục tấn công của giặc. Hành Quân Sóng Thần 5 ngày 13 tháng 5 tại Hải Lăng và Đa Nghi. Hành Quân Sóng Thần 6 ngày 24 tháng 5 tại Mỹ Thủy, Hành Quân Sóng thấn 8 vượt tuyến Mỹ Chánh ngày 8 tháng 6 đã đánh vào địch những đòn nặng và đã chuẩn bị cho cuộc phản công của quân ta ngày 28 tháng 6 năm 1972 là ngày chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu.TQLC và Nhảy Dù đã gây được bất ngờ kỳ thú ngay cho cả Địch cùng với các Quân Binh Chủng khác và với một quân số bạn địch 1/4, anh em đã đẩy lui được Địch, tiêu diệt một phần lớn tiềm năng của chúng,và trận chiến gay go nhất đã khởi diển từ ngày  27 tháng 7 năm 1972 khi Sư Đoàn tiếp nhận thị xã Quảng Trị từ Sư Đoàn Nhảy Dù. Chiến sĩ TQLC sau 51 ngày tiến chiếm từng tất đất, từng ngôi nhà, đã dành lại toàn bộ thị xã Quảng Trị, diệt được trên14.000 tên Địch, thu 4350 vủ khí, huỷ hay thu 71 khẩu pháo, 73 chiến xa tính từ đầu tháng 5/72.
Giặc đã dùng lực lượng của 4 Sư Đoàn chủ lực để giử thị xã Quảng Trị, những Sư Đoàn lừng danh với nhửng chiến thắng ở Bắc,Trung Việt và nhất là ở Điện Biên Phủ 304, 312, 325. Sư Đoàn TQLC đã đương đầu với chúng và nhẩn nại hơn chúng, dũng cảm hơn chúng,và đã chiến thắng chúng « ,những anh hùng Điện Biên một thời »
Chiến thắng đã được xây dựng với nhiều xương máu của các chiến sĩ, với sức chịu đựng vượt mức của anh em. Nhờ sự khéo léo và tài ba của Chuẩn Tướng và các SQ.
Tôi muốn qua thư nầy tỏ lòng khâm phục của Tôi đối với Sư Đoàn/TQLC, với những hy sinh vô bờ bến của các anh em, và lập lại sự hảnh diện chỉ huy các anh em trong cuộc thử thách lớn nhất, trong chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội.
Tôi yêu cầu Chuẩn Tướng chuyển lới ngợi khen của tôi đến tất cả SQ, HSQ và BS của Sư Đoàn.
                  Trung Tướng Ngô quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I 

 
Một cách khách quan nhìn nhận, lúc phải quyết chiến tấn công dành lại thị xã Quảng Trị, ngoài Sư Đoàn/TQLC không còn đơn vị nào quân số đây đủ, tinh thần sẵn sàng hơn TQLC.Vì chỉ có đơn vị TQLC , đơn vị duy nhất bổ sung quân số nhanh nhất và sẵn sàng nhất. Ngay ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân số khối bổ sung sẵn sàng còn hơn 1000 người để bổ sung khi cần thiết. Điều nầy cũng khó chối bỏ công lao sắp xếp của Tư Lệnh.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin ghi lại  biến chuyển ngày cuối cùng:
   
Vũng Tàu giúp tránh đại họa:
Một điểm lịch sử quan trọng khác là việc Đại Sứ Martin cực lực phản đối việc Washington có kế hoạch đưa TQLC Mỹ vào Saigon để di tản người Hoa Kỳ. Kế hoạch nầy hết sức nguy hiểm vì Binh Sĩ Mỹ phải đánh nhau với QLVNCH dể tìm lối thoát, dân chúng sẽ bị tai họa không tránh khỏi. Đi S Martin đã vận động với Nhảy Dù và TQLCVN để bảo đảm cửa biển, một lối thoát cho người Mỹ. Ông đã trình bày với Washington ngăn cản một cách quyết liệt, đã có quân thiện chiến của VNCH bảo đảm an ninh  cho cuộc di tản người Mỹ từ Saigon, những đơn vị đồn trú tại Vũng tàu và những điểm cần thiết để tàu cập bến
 Một bức điện văn gởi cho Tướng Scowcroft đề ngày 16 tháng 4 như sau:
Nếu tôi phải mang những người lính Dù và TQLC nầy cùng gia đình họ đi,tôi sẽ làm như vậy và trả lời sau về việc nầy.Tôi chẳng xin phép ông đâu dể khỏi làm phiền đến toà Bạch ốc quá sớm.Và ông cũng không cần nói tới chuyện nầy khi trả lời tôi.Tuy nhiên tôi muốn ông Henry Kissinger và Tổng Thống biết chuyện nầy.Nếu có gì trục trặc thì ông cứ tách rời khỏi tôi và đổ trút cho tôi hành động không có phép nếu ông muốn.Nhưng đây là cách tốt nhất để rút ra khỏi đây mà không phải dùng quân đội Mỹ đánh nhau với quân đội Đồng minh trước đây của chúng ta và sát hại nhân dân VN vô tội.
Vì Đi S Martin liên lạc với Thiếu Tướng Tư Lệnh không qua Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn 3 nên mới có nhiều thị phi là Thiếu Tướng ở Vủng Tàu không về Long Bình với TQLC  mọi việc để Tư Lệnh phó, sẻ bị phạt hoặc bị đưa toà án Quân Sự ….Bây giờ thấy điều đó oan cho ông, nhưng có điều ông giử im lặng cho đến giờ, không tranh cải hay nói cho ai biết để biện minh hành động của mình. Bởi thế ngày ông rời đảo Guam để đi đến trại tỵ nạn US Marine camp Pendleton đã được Đi Tá Mc Cain Tư Lệnh TQLC Mỹ ở Guam đến trại Navy camp Cunningham  và một toán dàn chào đưa tiển riêng ông mặc dầu trên trại có cả Thủ Tướng Nguyễn lưu Viên và một số Tướng Lãnh khác. Ngày ông rời camp Pendleton để đi định cư, Tướng Tư Lệnh Mỹ ở tại căn cứ US Marine camp Pendleton ở San Diego và một trung đội dàn chào tiển đưa cũng chỉ  độc nhất  Tướng Lân có một số người VN tỵ nạn tham dự. Khi tôi nghe tin nầy thú thật không hiểu vì sao và tại sao vì có nhiểu vị Tướng hơn thâm niên lẫn cấp bậc đối với Tướng Lân, sao không ai đưa tiển. Bây giờ tôi hiểu đấy là sự danh dự trả lại công đạo cho Tư Lệnh TQLCVN. Hơn nửa cuộc chiến dũng cảm ở Xuân Lộc  cho thời gian di tản được thêm 10 ngày quý giá. Cái nghịch lý là QLVNCH không những đã không bắt con tin mà lại giúp những người Đồng Minh của VNCH di tản an toàn (theo lời Đại sứ Martin). Điều nầy làm tôi liên tưởng đến chương trình ra đi của nhửng tù nhân cải tạo được thông qua bởi những công lao nầy một phần
  Những cảm nghĩ của tôi, chắc Thiếu Tướng Tư Lệnh không bằng lòng,nhưng xin phép Thiếu Tướng đó là những gì chân thật của một thuộc cấp suy nghĩ sau khi đọc được ký ức tháng tư của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng.Nhưng chắc chắn tôi không biết nhiều, chỉ kể những điều mình hiểu trong khả năng giới hạn vì tôi không làm việc kề cận bên cạnh Thiếu Tướng, nhưng tôi nghĩ cũng nói lên được suy nghĩ dành cho một cấp chỉ huy có nhiều hàm oan và những tiếng thị phi không đích xác và hy vọng nhỏ nhoi những lời nầy sẽ là một chút gì đó an ủi chuổi ngày còn lại của Tư Lệnh..
  Ngày hôm nay ngồi viết lại những dữ kiện nầy để vinh danh tất cả quân nhân các cấp trong Sư ĐoànTQLC những người đã hy sinh cũng như những người còn sống rải rác mọi nơi cùng những người đã hy sinh một phấn thân thể cho cuộc chiến vừa qua. Riêng Thiếu Tướng Tư Lệnh cả đời đã đem tất cả tâm tư và công sức cho sự lớn mạnh của Sư đoànTQLC. Chúng ta đương nhiên chấp nhận không bàn cải. Mặc dầu trong lúc thi hành nhiệm vụ, không khỏi có những lỗi lầm làm phật lòng một số chiến hữu, nhưng nhân vô thập toàn không ai không có lỗi lầm.
  Đến bây giờ mỗi khi hội ngộ của Sư Đoàn TQLC Ông cũng đến chung vui với anh em trong tình huynh đệ chi binh nếu sức khoẻ cho phép. Mọi gian khổ đã qua.mọi người bây giờ thanh thản, nhớ những nổi khổ cực, nguy hiểm đã qua như một niềm hảnh diện trong đời của một biến cố lịch sử chưa bao giờ xảy ra cho dân tộc VN. Chúng ta tỵ hiềm để làm gì trong những ngày cuối cuộc đời, ai ai cũng phải ra đi vĩnh viễn. Chi bằng gặp nhau vui vẻ, hỏi thăm sức khoẻ nhau, búi ngùi cho những người ra đi sớm, nói những lời đẹp đẻ cho nhau.Thật ra chúng ta cứ cố chấp người đau khổ chính là chúng ta.

                          Mây trắng vẫn là mây trắng củ,
                          Trời xanh đâu khác trời xưa.
                           Giếng sâu ấp ủ lòng thương nhớ.
                           Đôi cánh chim bằng tạt dậu thưa
                                                  thơ Nguyễn sỹ Tế

MX Mai Văn Tấn
Indiana cuối xuân 2010.







Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam với cuộc Tổng Công Kích Tổng Nổi Dậy 1972 của CSBV tại Vùng I Chiến Thuật

Tài liệu tổng hợp của MX Trần Văn Hiển

Tổng Thống Richard Nixon, trong bài diễn văn được truyền hình toàn quốc ngày 25 tháng 1 năm 1972, đã đề nghị một kế hoạch hòa bình 8 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh VN, trong đó Hoa Kỳ đồng ý rút quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh khỏi VN trong thời hạn 6 tháng sau khi một hòa ước dược ký kết. Không đầy môt tuần lễ sau, ngày 31 tháng 1, Hà Nội đưa ra một kế hoạch hòa bình khác gồm 9 điểm. Hà Nội nhấn mạnh đòi quân đội Hoa Kỳ và quân đội ngoại quốc triệt thoái ngay khỏi Đông Dương và ngưng mọi hình thức viện trợ cho chính phủ VNCH. Về phía VNCH, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vừa tái đắc cử vào tháng 8/71, mạnh mẽ phản đối kế hoạch hòa bình của Hoa Kỳ, vì trong đó, TT Nixon đã bỏ điều kiện đòi CSBV rút quân đội khỏi Nam VN cùng một lúc với quân đội Hoa Kỳ.
Nhằm tạo áp lực đưa Hà Nội đến bàn hội đàm một cách nghiêm chỉnh, chính phủ Hoa Kỳ, một mặt đẩy mạnh kế hoạch vận động ngoại giao quốc tế, mặt khác, tăng cường các cuộc oanh tạc trên lãnh thổ Bắt Việt và đường mòn Hồ chí Minh. Chuyến công du lần đầu tiên của TT Nixon qua Trung Cộng ngày 17 tháng 2/72 để mật đàm với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, rồi chuyến đi của Ngoại Trưởng Henry Kissinger qua Nga gặp Brezhnev và Kosygin trong tháng 4/72, và những cuộc oanh tạc nặng nề của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ xuất phát từ Đà Nẵng, Thái Lan và Hạm Đội 7, đã đưa đến kết quả là Hà Nội chấp thuận mở lại những cuộc hòa đàm giữa Ngoại Trưởng Kissinger và Lê Đức Thọ vào đầu tháng 5/72 tại Paris.
Trong khy đó, để hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết, Hà Nội áp dụng chiến thuật cố hữu "vừa đánh vừa đàm". Cuối tháng 3/72, CSBV và MTGPMN mở cuộc Tổng Công Kích Tổng Khởi Nghĩa (TCK-TKN) mang tên "Cuộc tấn công Nguyễn Huệ" (người Hoa Kỳ gọi là "Easter Offensive" vì nhằm đúng vào dịp cuối tuần lễ Phuc Sinh). Cuộc tấn công đã diễn ra đồng loạt trên 3 mặt trận: Mặt trận thứ nhất khởi diễn tai Vùng 1 Chiến Thuật vào ngày 30 tháng 3 với 6 sư đoàn CSBV 304, 308, 312, 324, 325, Mặt Trận B-5(4 trung đoàn) cùng vói 2 trung đoàn biệt lập, vượt sông Bến Hải và từ phía Tây từ biên giới Lào, tấn công Sư Đoàn 3 Bộ Binh(SĐ3/BB) và 2 Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái, lúc đó đang tran thu giới tuyến. Mặt trận thứ nhì diễn ra vài ngày sau đó, ngay 5 thang 4 bằng 3 sư đoàn CSBV 5, 7 và 9 từ biên giới Cam Bốt xâm nhập Vùng 3 Chiến Thuật, tấn công Tỉnh Bình Long, chiếm Lộc Ninh và bao vây An Lộc, cách Sài Gòn 96 cây số. Mặt trận thứ ba tại Vùng 2 Chiến Thuật, khai diễn tiếp theo vào ngày 6 tháng 4, nỗ lực chính với 3 sư đoàn 2, 320 và sư đoàn Sao Vang cùng nhiều tiểu đoàn biệt lập, tấn công Kontum, Dakto, Tân Cảnh, đèo Mang Yang và nhằm cắt đứt quốc lộ 1, nơi giáp ranh hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, chủ đích tách rời Vùng 1 khỏi lãnh thổ Miền Nam, để MTGPMN có đất, có dân và có thế đứng thương thuyết.

GIAI ĐOẠN 1: CSBV XÂM LĂNG

TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG.
Lực lượng QLVNCH tai Vùng 1 Chiến Thuật (phía Bắc đèo Hải Vân) gồm có:
-Sư Đoàn 1/BB trách nhiệm lãnh thổ Tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế,
-Sư Đoàn 3/BB,
-Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh với Thiết Đoàn 20 chiến xa M-48,
-Lữ Đoàn 147 và 258/TQLC,
-Và lực lượng Địa Phương Quân Nghĩa Quân(ĐPQ/NQ), trách nhiệm Tỉnh Quảng Trị và Thị Xã Đông Hà diện tích rộng trên 300 dặm vuông.
Hai lữ đoàn TQLC được đặt dưới quyền điều động hành quân của BTL/SĐ3, một đại đơn vị tân lập, vừa hoàn tất chương trình huấn luyện đơn vị trước đó 6 tháng, chưa có kinh nghiệm nhiều về hành quân từ cấp trung đoàn trở lên và phối hợp hỏa lực hành quân liên quân binh chủng. Các đơn vỉ tại giới tuyến được phí trí như sau:
-Trung Đoàn 57/SĐ3/BB tại các căn cứ A1, A2, A3 và C1(Gio Linh).
-Trung Đoàn 2/SĐ3/BB tại A4(Cồn Thiên), Fuller, C2 và C3.
-Trung Đoàn 56/SĐ3/BB tại Cam Lộ, Khe Gió và Carroll (Tân Lâm).
-Lữ Đoàn 147/TQLC tại 4 cứ điểm: núi Bá Hô, Sarge, Holcomb và Mai Lộc.
-Lữ Đoàn 258/TQLC trừ bị tại những cứ điểm: Pedro (Phượng Hoàng), Anne, Jane, Barbara và Nancy.
-Lực lượng ĐPQ/NQ phụ trách các đồn bót và cầu cống, dưới quyền điều động chiến thuật của Tiểu khu Quảng Trị.
-Ba Liên Đoàn 1, 4 và 5 Biệt Động Quân (BĐQ) được tăng cường sau khi nhiều vị trí của SĐ3/BB và TQLC tại Đông Hà và Quảng Trị thất thủ.

Lực lượng Cộng quân:

Để chuẩn bị cho cuộc đại tấn công này, CSBV đã được Nga Sô và Trung Cộng viện trợ một số lượng vũ khí tối tân khổng lồ. Trong hai năm 70 và 71, nhiều số lượng vũ khí đã đưọc vận chuyển đến Bắc Việt gồm: chiến đấu cơ MIG 19 và 21, hỏa tiễn địa không SA-2, chiến xa T-54, T-55, chiến xa lội nước PT-76, đại bác 130 và 152 ly, hỏa tiễn 122 ly, súng cối 160 ly, đại liên phòng không 23 và 57 ly, hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 chống phi cơ,hỏa tiễn AT-3 chống chiến xa, và nhiều vũ khí cá nhân hiện đại khác. Tướng Võ Nguyên Giáp đã tung chủ lực gồm 14 sư đoàn chính quy CSBV, 26 trung đoàn biệt lập và các đơn vị trợ chiến khác vào chiến dịch TCK-TKN này.
Tại Vùng 1 Chiến Thuật, CSBV tấn công bằng các Sư đoàn 304, 308, 324, Mặt Trận B-5 (gồm 4 trung đoàn), 1 trung đoàn hỏa tiễn, 4 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn chiến xa và 2 trung đoàn biệt lập địa phương. Trong tháng 4 và 5/72, 2 Su đoàn 320 và 325 từ BV xuống và Sư đoàn 312 từ Lào về tăng cường tấn công Cam Lộ, La Vang, Hải Lăng và thành phố Quảng Trị.
Tương quan lực lượng giữa Ta và Địch là 1 chống 4.

DIỄN TIẾN CUỘC TẤN CÔNG.

Ngày 30 tháng 3/72, lúc 11 giờ sáng, tại tuyến phòng thủ phía Tây, 2 cứ điểm Sarge và núi Bá Hô của Tiểu Đoàn 4/TQLC phát hiện quân CSBV điều động ào ạt. Pháo binh bạn được yêu cầu bắn ngăn chặn và tiêu diệt. Cùng lúc đó, Tiểu Đoàn 8/TQLC tại cứ điểm Holcomb bị pháo kích và tấn công. Đúng 12 giờ trưa, chủ lực CSBV trên 45,000 quân gồm 3 sư đoàn chính qui, 4 trung đoàn của Mặt Trận B-5, 2 trung đoàn chiến xa T-54 T-55 và PT-76, được pháo 130 ly, hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2 yểm trợ, đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi dùi tấn công phòng tuyến của SĐ3/BB và LĐ 147/TQLC.
Trước đó, từ 8 giờ sáng, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh SĐ3/BB cho lệnh hoán đổi khu vực hoạt động của 2 Trung Đoàn 2 và 56/BB, trùng vào ngày giờ CSBV mở cuộc tổng tấn công, mặc dù Ông đã được Phòng 2/QĐ1 và cố vấn Hoa Kỳ báo động trước sẽ có cuộc tấn công lớn của CSBV. Trong cuốn "Easter Offensive" của Ông Gerald H. Turley, Đãi tá TQLC/HK hồi hưu đã cho biết thêm chi tiết: "...Theo chương trình, vào trưa ngày 30/3, Tướng Giai và vị cố vấn Hoa Kỳ sẽ bay về Sài Gòn nghỉ lễ Phục Sinh cuối tuần, mặc dù việc hoán đổi vị trí của 2 trung đoàn đến 6 giờ chiều mới hoàn tất...". Khi CSBV mở màn cuộc tấn công và pháo kích, 60 phần trăm lực lượng của hai trung đoàn này còn đang trên đường di chuyển hoán đổi, đã không kịp phản ứng, tuyến phòng thủ nhiều nơi bị bỏ ngỏ. Hỏa lực pháo binh CSBV đã gây tổn thất và kinh hoàng cho dân chúng thuộc 3 quận lỵ giới tuyến, khiến trên 50,000 đồng bào bỏ nhà cửa, chợ búa, ruộng vườn, đổ dồn ra quốc lộ 1 và 9 để chạy giặc về hướng thành phố Quảng Trị phía Nam. Chiến xa T-54 và chiến xa lội nước PT-76 vượt sông Bến Hải bắn phá, gây kinh hoàng và bất ngờ cho binh sĩ trú phòng tuyến đầu. Trong 24 giờ đầu của cuộc tấn công, trên 5,000 quả đạn pháo binh, hỏa tiễn và súng cối đủ loại của CS đã rơi vào 12 căn cứ hỏa lực và phòng thủ chính của quân VNCH. Hai căn cứ hỏa lực lớn của SĐ3/BB và TQLC tại Carroll và Mai Lộc bị CSBV pháo kích nặng nề và liên tục, vì thế không yểm trợ được cho quân bạn và bắn phản pháo. Thời tiết trong mấy ngày đầu của cuộc chiến rất bất lợi cho các đơn vị VNCH. Trần mây thấp và mưa gió, phi cơ chiến thuật, quan sát và trực thăng tiếp tế tản thương VN và HK đã không thể yểm trợ đươc cho quân bạn. Tính đến 6 giờ chiều ngày 30/3, hai vị trí của TĐ4/TQLC tại Núi Bá Hô và Sarge bị pháo kích trên 600 quả đại bác và hỏa tiễn đủ loại, 70 phần trăm công sự phòng thủ bị phá hủy, nhiều quân sĩ tử thương và bị thương. Đến 10 giờ 45 đêm 31/3, địch tấn công tràn ngập căn cứ Sarge. 4 giờ sáng hôm sau ngày 1/4, Bộ Chỉ Huy LD147/TQLC mất liên lạc với TĐ4/TQLC tại Núi Bá Hô. Đây là 2 vị trí TQLC đầu tiên mất về tay quân CS trong 48 giờ đầu của cuộc tấn công.
Trước đó, ngày 30/3, BTL/QĐ1 điều động TĐ7/TQLC từ Đà Nẵng tăng cương mặt trận Quảng Trị cho LĐ147/TQLC. Đồng thời, TĐ3/TQLC thuộc LĐ258/TQLC phòng thủ cứ điểm Nancy phía bắc sông Mỹ Chánh đươc điều động lên Đông Hà dể giữ an ninh quốc lộ 9 từ Đông Hà đến Cam Lộ. Ngày 31/3, BCH/LĐ 258/TQLC được điều động lên căn cứ Ái Tử, nơi đặt bản doanh BTL/SĐ3/BB, liền bị pháo kích trên 800 đạn pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly. TĐ6/TQLC từ căn cứ Barbara lên tăng cường và phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong đêm, Tướng Giai cùng với một số sĩ quan tham mưu SĐ triệt thoái về cổ thành Quảng Trị, không còn liên lạc trực tiếp được với các đơn vị cơ hữu và tăng phái. Việc phối hợp điều quân và yểm trợ hỏa lực phi pháo tạm thời do BCH/LĐ258/TQLC và toán cố vấn HK do Trung Ta Gerald H.Turley, cố vấn phó SĐ/TQLC đang bị kẹt tại đây, khi ông vừa từ Sài Gòn ra thăm các cố vấn TQLC/HK và các đơn vị TQLC/VN.
Qua ngày 1/4/72, chiến trương giớo tuyến càng trở nên sôi động. Dưới áp lực nặng nề của địch quân, 10 giờ 45 sáng, đơn vị tại căn cứ Cồn Thiên (A4) triệt thoái, 14 giờ 50 chiều, các căn cứ Fuller (thuộc Trung Đoàn 2/BB), Khe Gió (thuộc Trung Đoàn 57/BB) và Holcomb ( TĐ/8TQLC) rút bỏ. Dân chúng chạy giặc, xe cộ và binh sĩ bỏ ngũ mang theo gia đình, gây cản trở việc điều quân và lưu thông trên quốc lộ 9 và 1. Tiền sát pháo binh của CS trà trộn vào đám đông di tản để điều chỉnh pháo binh vào các vị trí QLVNCH. Địch xử dụng những máy truyền tin tịch thu được từ những đơn vị thất trận để quấy phá hệ thống liên lạc của QLVNCH và cho những lệnh ngụy tạo, làm xáo trộn việc điều quân, gây hỗn loạn thêm cho binh sĩ VNCH. Ngày 2/4, BTL/SĐ3 dồn nỗ lực để gom quân và thiết lập hệ thống phòng thủ mới dọc theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc và Phượng Hoàng. Hai căn cứ hỏa lực Carroll và Mai Lộc tiếp tục bị pháo kích nặng nề. Chiến xa CSBV trực tiếp tham chiến. Vào lúc 9 giờ sáng, một lực lượng chiến xa T-54 khoảng 20 chiếc từ hướng Bắc tiến về Đông Hà theo quốc lộ 1. Một trục chiến xa lội nước PT-76 ở hướng Đông, tiến dọc theo bờ biển tiến xuống hướng Cửa Việt. Tình hình căng thẳng, TĐ3/TQLC được lệnh tử thủ Đông Hà "bằng mọi giá". Toán chống chiến xa trang bị đại bác 106 ly của TĐ6/TQLC từ Ái Tử được điều động lên tăng cường cho Đông Hà. Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN, lực lượng bộ binh CSBV với chiến xa T-54 và PT-76 yểm trợ, trực diện với TQLC có đại bác 106 ly và hỏa tiễn M-72 chống chiến xa. Hải pháo của Hạm Đội 7 HQ/HK yểm trợ bắn vào 2 đoàn chiến xa CSBV. Kết quả, một số chiến xa bị trúng đạn, gây nhiều tiếng nổ phụ và 4 cột khói và đám cháy lớn. Thời tiết tương đối tốt, phi cơ A-1 và A-37 của Không Quân VN bay lên oanh tạc chính xác vào 2 đoàn chiến xa địch, phá hủy 11 chiếc, 1 chiếc A-1 bị hỏa tiễn địa không SA-2 bắn rơi, phi công nhảy dù ra được, nhưng rơi về phía bắc cầu Đông Hà, trước những cặp mắt nhìn vô vọng của quân bạn. Để đề phòng chiến xa địcg vượt qua cầu Đông Hà, toán công binh chiến đấu TQLC và cố vấn HK đã can đảm, dưới hỏa lực che chở của bộ binh, đặt trên 500 cân Anh thuốc nọ dưới gầm cầu Đông Hà và cầu xe lửa gần đó. Đúng vào 16 giờ 30 chiều cùng ngày, 2 chiếc cầu này được giật xập, ngăn cản phần nào kế hoạch của CSBV dùng cầu này đưa bộ binh và chiến xa tiến xuống phía Nam.
Một biến cố xảy ra trong ngày 2/4, gây chấn động không ít đến tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ vùng giới tuyến đó là, căn cứ hòa lữc Carroll cách vùng phi quân sự 13 cây số, sau 3 ngày liên tiếp bị pháo kích và bao vây, sau khi toán cố vấn HK may mắn được một trực thăng HK bốc đi, đã mất về tay địch. Đúng 14 giờ 30 chiều, cờ trắng được kéo lên tại căn cứ Carrol. Trung Tá Phạm Văn Đính, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56/BB, sau khi họp với các cấp chỉ huy trực thuộc, đã liên lạc với đối phương xin đầu hàng cùng với gần 1,500 binh sĩ và 22 khẩu đại bác, trong đó có 4 khẩu đại bác 175 ly, 10 khẩu 105 ly của pháo đội TQLC, còn lại là pháo đội 155 ly và 105 ly của pháo binh QĐ1 và SĐ3/BB. Ngày hôm sau, qua làn sóng đài phát thanh của Hà Nội và MTGPMN, người ta nghe được tiếng nói của Trung Tá Đính kêu gọi chiến sĩ QLVNCH đầu hàng.
Về phía TQLC, TĐ4/TQLC bị tổn thất nặng trong đêm 30/3 phải triệt thoái khỏi 2 cứ điểm Núi Bá Hô và Sarge, đến 6 giờ chiều ngày 2/4 đã liên lạc lại được với BCH/LĐ147/TQLC và tập trung tại căn cứ Mai Lộc cùng với Thiếu Tá Walter Boomer, cố vấn trưởng tiểu đoàn (Sau này, Ông lên cấp trung tướng tư lệnh quân đoàn gồm 2 sư đoàn TQLC/HK trong trận chiến Vùng Vịnh đầu năm 1991). Sau khi căn cứ hỏa lực Carroll thất thủ, căn cứ hỏa lực Mai Lộc, nơi đặt BCH của LĐ147/TQLC trở thành tuyến đầu, đã liên tục bị pháo kích và tấn công. Được lnh tái phối trí, pháo đội 105 ly TQLC tại đây sau khi bắn hất đạn, đã được phá hủy bằng chất nổ. Đến 10 giờ tối, BCH/LD và TĐ4/TQLC triệt thoái khỏi Mai Lộc về Đông Hà. Sáng hôm sau, lực lượng này về tới Đông Hà, LĐ147/TQLC được lệnh di chuyển về tuyến sau tái bổ sung.
Sau 4 ngày tấn công của quân CSBV, lực lượng QLVNCH tại giới tuyến đã mất 53 khẩu trọng pháo đủ loại, trên 7 ngàn binh sĩ tử thương, bị thương, bị bắt và thất lạc đơn vị. Hầu hết các căn cứ phòng thủ tuyến đầu bị thất thủ. Các vị trí phía sau như của LĐ258/TQLC với các TĐ1, 3 và 6 TQLC tại Phượng Hoàng, Ái Tử và Đông Hà vẫn còn được duy trì.
Về phía Hoa Kỳ, hỏa lực yểm trợ của phi cơ chiến lược B-52 và chiến thuật đã được tăng cường cấp thời oanh tạc các vị trí tập trung quân CSBV tại giới tuyến và tại Bắc Việt. Ngày 3/5, hai hàng không mẫu hạm Kitty Hawk và Coral Sea tiến vào hải phận VN hợp lực với hai hàng không mẫu hạm Hancock và Constellation hiện có trong vùng, tăng số phi cơ oanh tạc của Hải quân lên 275 chiếc và 250 chiếc khác của không quân từ Đà Nẵng và Thái Lan, tạo nên một hỏa lực không trợ hùng hậu chưa từng thấy, kể từ sau cuộc oanh tạc Bắc Việt năm 1968.
Thời gian từ ngày 3 đến 8/4, một mặt, các đơn vị bộ binh bạn tái phối trí chung quanh căn cứ Ái Tử và Thị xã Quảng Trị, mặt khác, TĐ3/TQLC vẫn án ngữ tuyến phòng thủ phía Bắc, đẩy lui nhiều cươc tấn công của quân CSBV, bắn cháy 3 chiến xa PT-76 khi chúng mưu toan vượt qua sông Cửa Việt và Đông Hà. Ngày 3/4, Bộ TTM không vận BTL/SĐ/TQLC, BCH/BĐQ và LĐ369/TQLC từ Sài Gòn ra tăng cường QĐ1. BTL/SĐTQLC đặt trong Thành Nội Huế. LĐ369/TQLC trừ bị và phòng thủ tại các căn cứ Nancy, Jane, Evan và phòng tuyến Mỹ Chánh, ranh giới giữa hai Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Mặc dù toàn bộ lực lượng của SĐ/TQLC đã có mặt tại giới tuyến, nhưng 2 trong 3 LĐ/TQLC vẫn đặt dưới quyền điều động hành quân trực tiếp của BTL/SĐ3/BB, đây là một sai lầm quan trọng về chiến thuật khi xử dụng toàn bộ một SĐ Tổng Trừ Bị của BTL/QĐ1, để mãi 2 tháng sau khi Tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Tướng Hoàng Xuân Lãm, mới được điều chỉnh lại. Do đó, đã có nhiều trường hợp, các đơn vị TQLC và BĐQ chỉ thi hành lệnh của BTL/SĐ3/BB khi đã được cấp chỉ huy đơn vị gốc chấp thuận.
Các sư đoàn CSBV vẫn tiếp tục hướng các mũi tấn công váo Thị xã Quảng Trị. Vì cầu Đông Hà đã bị giật xập, nên bộ binh và chiến xa CSBV phải qua sông bằng cầu Cam Lộ phía Tây. Từ đó, một cánh quân tiến chiếm Đông Hà, Cửa Việt và theo QL1 tiến về hướng Nam, một cánh quân khác tiến về hướng Nam, theo tỉnh lộ 558 và 557 qua những cứ điểm vừa chiếm như Carroll, Mai Lộc, Holcomb để tấn công căn cứ Phượng Hoàng và Thị xã Quảng Trị từ hướng Tây.
Sáng ngày 9/4, 2 tiểu đoàn CSBV phối hợp với chiến xa T-54 tấn công TĐ6/TQLC tại căn cứ Phượng Hoàng (Pedro). Nhờ pháo binh TQLC từ căn cứ Ái TỬ yểm trợ hữu hiệu, quân bạn đã chận đứng nhiều đợt xung phong. Trận xa chiến tuyệt vời trên đồi Phượng Hoàng giữa đoàn Cọp Biển dùng hỏa tiễn chống chiến xa M-72 phản công quân CSBV tháp tùng chiến xa, tại địa điểm 10 cây số Tây Nam Quảng Trị khi Cộng quân thọc mũi dùi tấn công về thị xã này. LĐ 258/TQLC điều động 2 đại đội của TĐ1/TQLC từ Ái Tử cùng với thiết đoàn 20 chiến xa M48 và thiết vận xa M113 tăng cường cho TĐ6/TQLC. Cuộc phản công phối hợp diễn ra ác liệt và phần thắng lợi nghiêng hẳn về phía liên quân binh chủng pháo binh, thiết giáp, không quân và TQLC. Phi cơ Skyraider VN lên yểm trợ kịp thời, bắn cháy nhiều chiến xa. Các binh sĩ TQLC lên tinh thần tiến gần địch quân, dùng hỏa tiễn M72 và dại bác không dật 106 ly bắn cháy nhiều chiến xa T-54 . Sau hơn 2 giờ tử chiến, 13 trong số 16 chiếc T-54 bị bắn cháy tại chỗ, 3 chiếc còn lại bỏ chạy về hướng thung lũng Ba Lòng, bị pháo binh ta bắn chặn đầu, quá hoảng sợ, xạ thủ và tài công rời chiến xa bỏ chạy thoát thân, để lại 2 chiếc T-54 còn nổ máy tại chỗ, được TQLC lái về căn cứ Ái Tử (sau đó được đưa về Sài Gòn triển lãm cho dân chúng xem cùng với các chiến lợi phẩm khác). Địch để lại trận địa 157 xác chết với toàn bộ vũ khí.
Trong hai ngày 10 và 11/4, quân CSBV mở thêm nhiều đợt tấn công vào căn cứ Phượng Hoàng nhưng bị pháo binh bạn và lực lượng trú phàng đẩy lui, để lại 211 xác chết và nhiều vũ khí. Tài liệu tịch thu được cho biết, 2 trung đoàn của sư đoàn 304/CSBV có nhiệm vụ đánh chiếm Phượng Hoàng và Ái Tử. Qua trận chiến phía Tây Bắc giới tuyến này chứng tỏ, vũ khí của QLVNCH có đủ khả năng chống trả lại những chiến xa Nga sô và Trung Cộng trang bị cho quân CSBV. Kinh nghiệm sương máu của các Cọp Biển TQLC lần đầu tiên dùng hỏa tiễn M72 hạ chiến xa địch, đã được Bộ TTM QLVNCH phổ biến cho toàn quân đang chiến đấu trên các mặt trận. Kể từ đó, chiến xa CSBV và chiến thuật tấn công theo thế chân vạc Pháo-Bộ-Xa không còn là một mối nguy hại trên trận địa nữa.
Ngày 23/4, LĐ147/TQLC với 2 TĐ4 và 8/TQLC và TĐ2/PB/TQLC, sau một thời gian ngắn nghỉ bồi dưỡng, đã thay thế vùng trách nhiệm cũa LĐ258/TQLC phía Tây căn cứ Ái Tử và tiếp nhận thêm TĐ1/TQLC đang phòng thủ tại Phượng Hoàng. LĐ258/TQLC và 2 TĐ3 và 7/TQLC về Huế tái bổ xung. Trong thời gian này, Trung Đoàn 57/BB, LĐ1 Kỵ Binh, 2 Liên Đoàn 4 và 5/BĐQ phòng thủ tuyến Đông Hà phía Bắc và Đông căn cứ Ái Tử. Trung Đoàn 2/BB trách nhiệm khu vực Nam Ái Tử đến bờ Bắc sông Thạch Hãn. Liên Đoàn 1/BĐQ phòng thủ thị xã Quảng Trị, lập phòng tuyến tại bờ Nam sông Thạch Hãn.
Đêm 26/4, sau nhiều đợt pháo kích, SĐ304/CSBV cùng với chiến xa, đã mở nhiều mũi dùi tấn công LĐ147/TQLC. Hai TĐ1 và 8/TQLC đẩy lui nhiều đợt tấn công, bắn cháy 12 chiến xa T-54. Ngày hôm sau, tuyến phòng thủ của TQLC phải thu hẹp lại, chỉ còn cách Ái Tử từ 2 đến 3 cây số. Đêm 27/4, pháo binh CSBV bắn trúng kho đạn Ái Tử, phá hủy phần lớn đạn dược dự trữ. Ngày 28/4, địch đè nặng áp lực lên lực lượng BĐQ tại Đông Hà, khiến đơn vị này phải lui quân về Ái Tử và phòng thủ mặt Đông tiếp giáp với TĐ8/TQLC, trong khi đó, Trung Đoàn 57/BB triệt thoái về Thị xã Quảng Trị. Trong đêm 29/4, địch liên tiếp pháo kích và tấn công vào phòng tuyến của TQLC và Trung Đoàn 2/BB phía Tây và Tây Nam căn cứ Ái Tử. Sáng hôm sau, các chiến xa M-48 tăng phái cho BĐQ được điều động qua mặt trận phía Tây của TQLC. Vì thiếu phối hợp, lực lượng BĐQ nghĩ rằng, đơn vị thiết giáp bạn rút lui, nên cũng đã triệt thoái về Quảng Trị, chỉ còn lại LĐ 147/TQLC phòng thủ căn cứ Ái Tử, 2 mặt Bắc và Đông bị bỏ trống. Trưa ngày 30/4, LĐ147/TQLC được lệnh rút khỏi Ái Tử về phòng thủ thị xã Quảng Trị. Kế hoạch triệt thoái được bảo mật và thi hành tốt đẹp. Nhưng, cũng vì thiếu phối hợp, toán công binh SĐ3/BB đã đặt chất nổ giật xập cầu Quảng Trị trên QL1 và cầu xe lửa bắc qua sông Thạch Hãn trướoc khi đoàn xe của TĐ2/PB/TQLC với 12 khẩu pháo 105 ly đi qua. Đoàn xe và súng kẹt ở bờ phía Bắc, được lệnh phá hủy tại chỗ. Ba TĐ1, 4 và 8/TQLC vượt sông Thạch Hãn an toàn, chiếm giữ các vị trí phòng thủ trong Thị Xã Quảng Trị.
Sáng ngày 1/5, BTL/SD3/BB thông báo cho các đơn vị trú phòng nguồn tin: "5 giờ chiều địch sẽ pháo trên 10,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn vào thị xã Quảng Trị", và cho lệnh các đơn vi lui quân khỏi thành phố để tránh pháo. Từ lệnh lui quân tránh pháo đã đưa đến cảnh rút lui hỗn loạn, kéo theo hàng vạn đồng bào tản cư về Huế theo quốc lộ 1. Vào giữa trưa, Bộ tham mưu SĐ3/BB và 8 cố vấn HK đã được 3 trực thăng CH-54 bốc đi từ Cổ Thành Quảng Trị (16 cố vấn TQLC/HK vẫn ở lại với các đơn vị TQLC/VN), để lại phía sau các đơn vị thuộc quyền "tùy nghi ứng biến", đánh dấu một ngày đầy bi thảm của các đơn vị và đồng bào đang kẹt tại Thị Xã Quảng Trị.
Quốc lộ 1, quãng đường gần quận Hải Lăng, cách Quảng Trị hơn 10 cây số phía Nam mất an ninh nhiều ngày trước. Đoàn quân triệt thoái không đội hình, quân xa các loại và đồng bào chạy loạn bị địch phục kích tấn công, gây thiệt hại thảm khốc. Hàng trăm chiến xa, xe quân sự, xe hàng, xe tư nhân đủ loại bị bắn cháy, nằm ngổn ngang trên quốc lộ và hai bên đường. Quân nhân và thường dân, lớn bé già trẻ chết thảm khốc, nằm chồng chất lên nhau trên đường, dưới ruộng. Một phóng viên ngoại quốc chứng kiến thảm cảnh này khi thuật lại, đã đặt tên cho đoạn đường này là "Đại Lộ Kinh Hoàng".
Vào lúc 14 giờ 30 chiều, LĐ147/TQLC với 4 tiểu đoàn và gần 30 chiến xa và thiết vận xa còn lại của LĐ1 Kỵ binh, bắt đầu triệt thoái khỏi Quảng Trị về Huế theo Quốc lộ 1. Thêm nhiều quân nhân thất lạc đơn vị và đồng bào đi theo đoàn quân này gây trở ngại không ít khi điều quân và lúc giao tranh với địch. Lực lượng TQLC đã đụng độ suốt đêm với trung đoàn CSBV tại Hải Lăng, có nhiều quân nhân và đồng bào tháp tùng đã tử thương trong lúc giao tranh. Nhờ hỏa lực mạnh mẽ của thiết giáp, địch rút lui vào buổi trưa hôm sau. LĐ 147/TQLC, chiến xa và đoàn người chạy giặc đã tới Mỹ Chánh vào buổi chiều, nơi LĐ369/TQLC án ngữ. Chiều tối, địch nã trọng pháo nặng nề vào tuyến phòng thủ Mỹ Chánh. Sáng sớm ngày 3/5, quân CSBV có chiến xa yểm trợ, tấn công cầu Đập Đá trên sông Mỹ Chánh do TĐ9/TQLC án ngữ. Kết quả, 17 chiến xa bị bắn cháy, trên 500 xác địch để lại trận địa. Địch tiến sát phòng tuyến sông Mỹ Chánh và ngăn chận tất cả các ngả đường dân chúng di tản về hướng Nam.

ĐOẠN KẾT GIAI ĐOẠN I.

Hai LĐ147 và 258/TQLC đã bị tổn thất nặng nề trong giai đoạn 1, nhất là tại mặt trận phía Tây, nhưng các đơn vị vẫn giữ được đội hình và tổ chức, nhờ đó đã tạo được thời gian trì hoãn và truy cản cần thiết để Bộ TTM tại Sài Gòn và BTL/QĐ1 tại Đà Nẵng tái phối trí lực lượng và phản công sau này. Riêng LĐ369/TQLC, đa cố thủ được tuyến Mỹ Chánh, và nhờ đó các đơn vị QLVNCH, những quân nhân thất lạc đơn vị và đồng bào chạy giặc đến được vùng đất an toàn. Đồng thời, đã bẻ gãy kế hoạch thừa thắng tấn chiếm Tỉnh Thừa Thiên và Cố Đô Huế của Võ Nguyên Giáp. Phòng tuyến Mỹ Chánh sau ngày 2/5, do lực lượng của SĐTQLC và một số đơn vị tăng phái án ngữ đã trở thành tuyến đầu cùa VNCH sau cuộc xâm lăng phi pháp của CSBV cuối tháng 3/72. Và cũng từ phòng tuyến này, những đoàn quân dũng mãnh của QLVNCH dùng để xuất phát taqn công tái chiếm vùng đất đã mất là Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị.
Trong lúc tình hình khẩn trương và sau khi nhận định Tướng Lãm và BTM/QĐ1 của Ông không còn khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền, và một phần tình hình quân sự Vùng 4 Chiến Thuật tương đối yên tĩnh, nên ngày 1/5, TT Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh QĐ4 thay thế Tướng Lãm trong chức vụ Tư Lệnh QĐ1. Tướng Trưởng từng là Tư lệnh SĐ1/BB dưới quyền Tướng Lãm, Ông linh cảm được sự thay thế này, nên đã tuyển chọn trước một số sĩ quan thâm niên và kinh nghiệm, cả về chiến thuật lẫn tham mưu để theo Ông ra Vùng I. Ngày 4/5/72, Đại Tá Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Phó SĐ, sĩ quan có nhiều kinh nghiệm về tham mưu, được TT Thiệu bổ nhiệm làm Tư Lệnh SĐ/TQLC thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Tướng Khang về Bộ TTM giữ chức vụ Phụ tá Hành quân cho Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. Kể từ ngày TQLC được tổ chức thành sư đoàn vào đầu năm 1970, lần đầu tiên, BTL/SĐ/TQLC trực tiếp chỉ huy và điều động toàn bộ lực lượng trực thuộc với một vùng trách nhiệm chiến thuật được giao phó. Một vài sự kiện khác cũng đã xảy ra:
Ngày 4/5/72, trong khi TT Thiệu thăm viếng vùng hỏa tuyến, tờ nhật báo "Pacific Stars and Stripes" của quân đội HK vùng Thái Bình Dương đăng lá thư của Tướng Vũ Văn Giai bằng Anh ngữ, trong đó Ông viết: "...Tôi chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm trước lịch sử và pháp luật về cuộc triệt thoái này. Thị Xã Quảng Trị đã hoang tàn đổ nát. Lương thực, đạn dược và nhiên liệu dự trữ đã cạn. Các đơn vị tác chiến đã quá mệt mỏi. Tôi thấy không còn lý do nào chính đáng để ở lại bảo vệ những hoang tàn đổ nát ấy. Tôi ra lệnh cho các đơn vị thuộc quyền triệt thoái trong trật tự để tái củng cố lực lượng, thiết lập phòng tuyến và mặt trận mới, để tấn công lại đối phương nếu chúng vẫn còn duy trì cuộc chiến tranh đầy sai trái này...".
Ngày 5/5/72, TT Thiệu bổ nhiệm Chuẩn Tướng Nguyễn Duy Hinh thay thế Chuẩn Tướng Giai trong chức vụ Tư Lệnh SĐ3/BB vào lúc đơn vị chỉ còn lại chưa đầy 1/4 quân số (2,700 người), trong đó hơn 1,000 quân nhân được dùng để tái thành lập Trung Đoàn 56/BB (đã đầu hàng tập thể ngày 2/4 tại căn cứ Carroll). SĐ3/BB được lệnh tạm ngưng các cuộc hành quân chiến thuật đến cuối năm 72, để dồn nỗ lực vào việc tái tổ chức và huấn luyện đơn vị.

GIAI ĐOẠN 2 : TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ.

PHÒNG THỦ HUẾ.
Ngay sau khi nhận chức Tư Lệnh Vùng 1 ngày 1 tháng 5, Trung Tưởng Ngô Quang Trưởng thấy ngay hai nhiệm vụ phải hoàn tất: Phòng thủ thị xã Huế và tái chiếm Tỉnh Quảng Trị. Hai nhiệm vụ này không dễ gì đạt được trước tình trnạg tinh thần chiến aấu sa sút của binh sĩ doới quyền. Trong khi đó, hàng trăm ngàn đồng bào tị nạn cộng snả từ Quảng Trị đổ dồn về Huế và Ðà Nẵng, tệ trạng phá phcáh cướp bóc xảy ra trên đường phố Huế, do một số quân nhân thất trận bỏ ngũ ừừ mặt trận Quảng Trị chạy về. Thêm vào đó, đặc công cộng sản trá hình thường dân tuyên truyền rỉ tai, gây bạo động, đốt chợ Động Ba, vật giá leo thang v.v... tất cả đã gây hoang mang và lo sợ cho đồng bào và làm suy giảm thêm tiềm năng chiến đấu của quân đội. Trước tình hình đó, ngày 3/5, Tướng Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm toàn tỉnh Thừa Thiên, buộc tất cả quân nhân phải trở về đơn vị, cho lệnh bắn tại chỗ những người mang vũ khí lang thang ngoài đường phố hay bị bắt quả tang trộm cướp.
Lực lượng chính yếu phòng thủ Huế chỉ còn lại 2 Trung Đoàn của Sư Đoàn 1/BB và Sư Đoàn TQLC. Lực lượng TQLC phòng thủ từ ranh giới tỉnh Thừa Thiên phía Bắc (sông Mỹ Chánh) tới sông Bồ. Sư Đoàn 1/BB tiếp nối từ sông Bồ về phía Nam thành phố Huế. Với một đường lối chỉ huy rõ ràng, đơn giản và linh động đối với các đon vị trưởng trực thuộc, Tướng Trưởng nói: "...Sư Đoàn TQLC và Sư Đoàn 1/BB, được toàn quyền mở những cuộc hành quân trong khu vực trách nhiệm để tiêu diệt lực lượng địch. Điều quan tâm của tôi lúc này là thiết lập hệ thống phòng thủ có chiều sâu, lực lượng trừ bị mạnh, và xen kẻ các đơn vị Địa Phương Quân vào lực lượng chủ lực quân trong kế hoạch phòng thủ...". Để hổ trợ cho các lực lượng phòng thủ, Tướng Trưởng đề ra một kế hoạch hỏa lực thế công đại quy mô, mang tên "Lôi Phong", gồm hỏa lực của phi cơ chiến lược B-52, phi cơ chiến thuật Việt-Mỹ, hải pháo của Hạm Đội 7 và pháo binh QLVNCH, tập trung vào từng mục tiêu địch, được phối kiểm qua những nguồn tin chính xác cung cấp, đặc biệt nhắm vào những tuyến đường tiếp tế yểm trợ những cuộc tấn công của địch. Một kế hoạch hỏa lực "Lôi Phong" điển hình nhắm vào các lộ trình tiếp vận của địch, đã triệt hạ phần lớn tiềm năng tấn công của địch vào thị xã Huế từ hướng Nam.
Nhu cầu tái trang bị cho các đơn vị QLVNCH tại Vùng I trở nên khẩn thiết. Các quân dụng đang được Hoa Kỳ viện trợ cấp thời. Phi trường Đà Nẵng bận rộn ngày đêm với những phi vụ của phi cơ vận tải khổng lồ C-141 và C-5A lên xuống. Trên 200 chiến xa đủ loại, hàng trăm khẩu pháo binh đủ loại và xe vận tải được thay thế cấp thời. Những phi vụ C-130 của TQLC Hoa Kỳ từ Okinawa đến, chở quân dụng và vũ khí thay thế trực tiếp cho các đơn vị TQLC Việt Nam. Lần đầu tiên, từ đầu tháng 5/72, hỏa tiển điều khiển chống chiến xa TOW được dưa qua VN, và theo chỉ thị của Tư Lệnh MACV, Tưóng Creighton Abrams, vũ khí mới này chỉ được trang bị cho các đơn vị TQLC và Nhảy Dù. Để rút ngắn thời gian chuẩn bị, Tướng Trưởng ra lệnh thu ngắn thời gian huấn luyện đơn vị còn lại 2 tuần lễ để sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 1/5, theo lời yêu cầu khẩn cấp của Tướng Trưởng, Bộ TTM/QLVNCH điều động Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù từ Vùng 3 ra tăng cường Vùng 1, được BTL Quân Đoàn 1 tăng phái cho Sư Đoàn TQLC phòng thủ tuyến đầu. Dau đó, Liên Đoàn 1/BĐQ cũng được tăng cường thêm cho SĐ/TQLC phòng thủ khu vực Tây Bắc. Ngày 5/5, Lữ Đoàn 258/TQLC được điều động lên trách nhiệm phòng thủ phía Tây Quốc lộ 1 từ sông Mỹ Chánh. Lữ Đoàn 369/TQLC phòng thủ phía Đông từ Quốc lộ 1 ra đến bờ biển.
PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ
Đầu tháng 5/72, Tổng Thống Nixon đã có những quyết định quan trọng:
- Cho lệnh ngưng những cuộc đàm phán với CSBV tại Paris
- Phong tỏa bờ biển Bắc Việt
- Thả thuỷ lôi hải cảng Hải Phòng và nhiều hải cảng khác
- Tái oanh tạc các mục tiêu trên toàn lãnh thổ miền Bắc.
Không và Hải quân Hoa Kỳ khai diễn cuộc không kích mang tên "Bảo vệ chiến tuyến" (Linebacker). Tất cả những mục tiêu cũ và mới đều bị oanh tạc. Những mục tiêu như cầu Hàm Rồng ở Hà Nội mới vừa sửa chữa xong, những cầu xe lửa quan trọng phía Đông Bắc và Tây Bắc nối liền với Trung Quốc, những bồn chứa dầu, những nhà kho chứa hàng, bãi đậu xe, những trung tâm điện lực, hệ thống ống dẫn dầu và nhất là các vị trí hỏa tiển SAM và phi trường phản lực. Tất cả đều bị oanh tạc và tái oanh tạc nặng nề. Một kế hoạch không tập đặc biệt liên tiếp 11 ngày vào cuối tháng 10/72 với 740 phi vụ B-52 và trên 1,000 phi vụ phản lực cơ chiến thuật nhắm vào những mục tiêu giới hạn như: những nhà ga xe lửa, trung tâm điện lực ở những thành phố lớn, cảng Hải Phòng, những trung tâm viễn thông, những đài radar .... Kết quả của nhiều tháng oanh tạc, phi cơ Hoa Kỳ không còn bắt gặp phi cơ MIG trên không phận Bắc Việt và cường độ hỏa lực phòng không cũng giảm sụt hẳn. Tại miền Nam, không lực Hoa Kỳ, đặc biết phi cơ chiến lược B-52 đã giữ vai trò yểm trợ chủ yếu và hữu hiệu cho QLVNCH, gây tổn thất nặng nề cho lực lượng CSBV, trên trận địa cũng như trên đường mòn HCM, giúp phần lớn vào chiến thắng của QLVNCH trên cả 3 chiến tuyến: Trị Thiên, Cao Nguyên Trung Phần và Bình Long, An Lộc trong mùa hè 1972.
NHỮNG CUỘC TẤN CÔNG THĂM DÒ
Từ giữa tháng 5/72, các đơn vị phòng thủ Thừa Thiên bắt đầu mở những cuộc tấn công giới hạn để thăm dò. Ngày 12/5, LĐ-369/TQLC mở cuộc hành quân Sóng Thần 5-72, một đơn vị Viễn Thám TQLC vượt sông Mỹ Chánh ban đêm, chiếm cứ một vị trí để đặt bộ chỉ huy hành quân cho ngày hôm sau. Sáng sớm hôm sau, trực thăng của LĐ-9 Thủy Bộ TQLC/Hoa Kỳ từ quân vận hạm Okinawa bay vào bốc Tiểu Đoàn 3 và 8 TQLC đổ bộ xuống vùng kế cận phía Tây quận lỵ Hải Lăng, 10 cây số phía Nam thị xã Quảng Trị. Cuộc hành quân trực thăng vận chớp nhoáng vào hậu tuyến địch đã gây bất ngờ, khiến địch không kịp trở tay. Trên 1,200 Cọp Biển đã được trực thăng vận xông vào lúc 9 giờ sáng, chỉ có một chiếc trực thăng CH-53 bị trúng đạn, được phá hủy tại chỗ. Hai Tiểu Đoàn TQLC tảo thanh nhanh chóng về hướng Nam để giao tiếp với Tiểu Đoàn 9 TQLC, cũng trong buổi sáng hôm đó vướt sông Mỹ Chánh tiến về hướng Bắc. Trung đoàn 66/CSBV bị tấn công bất ngờ từ hai hướng Bắc và Nam đã phân tán lực lượng và né tránh giao tranh. Địch có trên 200 tên chết do hỏa lực của phi pháo, phía TQLC chỉ bị tổn thất nhẹ. Các cánh quân đã tiến nhanh để trở lại tuyến phòng thủ Mỹ Chánh trong buổi tối cùng ngày.
Ba ngày sau 15/5, hai Trung Đoàn của SĐ 1/BB mở cuộc hành quân thăm dò, nhằm tái chiếm những căn cứ đã mất trước đó 3 tuần. Hai Trung Đội cảm tử được trực thăng vận vào căn cứ hỏa lực Bastogne. Bị tấn công bất ngờ, địch bỏ chạy. Chiều tối, lực lượng chính của SĐ 1/BB tiến đến Bastogne và kiểm soát hoàn toàn căn cứ này. Hơn 1 tuần sau đó, căn cứ Checkmate cũng được SĐ 1/BB tái chiếm lại. Kế hoạch hỏa lực "Lôi Phong" của Tưóng Trưởng có kết quả trông thấy, trong vùng hành quân của SĐ 1/BB. Tin tình báo Hoa Kỳ cho biết, SĐ 324B CSBV bị tổn thất nặng nề về nhân mạng do hỏa lực pháo binh ta và đã phải triệt thoái về bên kia biên giới Lào để tái bổ xung.


Sau khi bi tan cong bat ngo vao hau tuyen, ngay 21/5, quan CSBV va chien xa, tan cong vao khu vuc Lu Doan 369/TQLC. Khong nhu nhung cuoc tan cong truoc day cua dich thuong ap dung chien thuat "tien phao hau xung", lan nay bo binh va chien xa dich dan doi hinh han hoi tan cong vao tuyen My Chanh theo huong lo 555 gan bo bien. Khi thay chien xa dich xuat hien, luc luong Dia Phuong Quan tai day rut lui. Theo da, dich thoc sau ve tuyen sau cua ta de bao vay va danh boc hau 2 Tieu Doan 3 va 9/TQLC, nhung 2 don vi nay da tai phoi tri ve tuyen sau gan 5 cay so theo ke hoach. Nho hoa luc yem tro cap thoi cua khong quan Viet-My, phao binh va chien xa yem tro truc tiep, TQLC da danh bat dich lui tro lai tuyen phong thu cu vao chieu toi cung ngay. Sang som hom sau 22/5, mot luc luong khac cua dich voi 20 chien xa mo dot tan cong lan thu 2 vao Tieu Doan 3/TQLC va Bo Chi Huy cua Lu Doan 369 TQLC. Cac Cop Bien da xu dung hoa tien TOW va M-72 ban chay nhieu chien xa, 5 chien xa PT-76 bi ban chay cach ham chi huy cua Lu Doan 400 thuoc. Tong ket, sau 2 cuoc tan cong cua dich, 10 chien xa T-54 va PT-76 bi ban chay va 542 xac dich de lai tai cho. Phia TQLC bi thiet hai trung binh.
Ngay 25/5, dich chuyen mui dui tan cong sang phia Tay, vung trach nhiem cua Lu Doan 258 TQLC. Ba ngay lien tiep, dich dan tran tan cong giua ban ngay, nhung da tro thanh nhung muc tieu tot cho phao binh va khong quan ta tieu diet. Ngay 26/5, Lien Doan 1/BDQ bi dich tan cong manh, chung co gang pha vo tuyen phong thu cua ta, dich da lot vao duoc toi Bo Chi Huy cua mot vai Tieu Doan BDQ, nhung sau cung, da bi day lui, de lai tren tran dia tren 200 xac chet va nhieu vu khi.
Mac du tran chien phia Tay cua Lu Doan 258/TQLC con dang soi dong, Su Doan TQLC mo tiep cuoc hanh quan Song Than 6-72 voi 3 tieu doan cua Lu Doan 147/TQLC. Ngay 23/5, Tieu Doan 7/TQLC di chuyen den ben tau Tan My, 5 cay so phia Dong Bac thi xa Hue, de ra Ham Doi 7 dau ngoai khoi, tham du cuoc hanh quan do bo bang duong bien, phoi hop voi 2 Tieu Doan TQLC khac do bo truc thang vao vung co biet danh chien su "Day pho buon thiu". Cuoc hanh quan khai dien luc 7 gio 30 sang ngay 24/5. Phao binh, hai phao va khong quan oanh kich cac muc tieu tai cac bai do bo, trong khi doan tau cho Tieu Doan 7/TQLC con cach bo 3 cay so. Trong khi do, 2 Tieu Doan TQLC va truc thang Hoa ky san sang tai bai boc. Voi su phoi hop chat che cua hai Bo Tham Muu Su Doan TQLC va Ham Doi 7 dat tren chien ham chi huy USS Blue Ridge, phi vu B-52 bay toi trai nhung tham lua xuong cac bai dap, luc doan tau do bo con cach bo khong day 2 cay so. Khi B-52 vua cham dut oanh tac, 2 dot tau do bo, moi dot 40 chiec cap bai do Tieu Doan 7/TQLC len cac bai an dinh. Khong chan cho, cac Cop Bien xung phong nhu vu bao, tien chiem cac doi cat cao, nhanh chong chiem cac muc tieu, ha sat tai cho tren 50 ten dich, bat song 10 tu binh con ngo ngac so hai. Cung mot luc, 2 Tieu Doan 4 va 6/TQLC duoc truc thang TQLC Hoa ky do xuong khu vuc giao diem cua 2 huong lo 555 va 602. Tai day, luc luong TQLC dung do ngay voi 1 don vi cua Trung Doan 18, Su Doan 325/CSBV, ma chu luc da rut lui truoc do. Cuoc hanh quan Song Than 6-72 cham dut ngay 31/5, sau khi 3 Tieu Doan 4, 6 va 7/TQLC tro lai tuyen phong thu My Chanh. Sau hon 2 tuan le lien tiep giao tranh va bi nhieu ton that nang ne, 2 trung doan 66 va 88 CSBV da phai triet thoai khoi tran dia. Trong thang 5-72, da co tren 2,000 dich bi ha sat, tren 1,000 vu khi bi tich thu va tren 60 chien xa du loai bi pha huy va bi bat.
Trong khi luc luong TQLC van giu vung phong tuyen My Chanh, nhung qua nhung cuoc tan cong cua quan CSBV, ngay 22/5, Bo TTM quyet dinh tang cuong them cho Vung 1 Bo Tu Lenh Su Doan ND va Lu Doan 3/ND. Bo Tu Lenh Su Doan ND dat tai can cu Sally va duoc giao vung trach nhiem hoat dong phia Tay Bac thi xa Hue, nam giua Su Doan 1/BB va Su Doan TQLC.
Nhung thanh qua thu hoach duoc cua Su Doan TQLC, mot phan, nho hoa luc yem tro cap thoi va huu hieu cua khong quan va phao binh, va phan khac, nho tinh than chien dau hang say va hanh dong can dam cao do cua chien si cac cap. Thang 5-72, danh dau nhung thanh cong khoi dau cua Quan Doan 1. Ngay 28/5, tai ban doanh cua Bo Tu Lenh Su Doan TQLC dat trong Thanh Noi Hue, Tong Thong Thieu da vinh thang cap Chuan Tuong cho Dai Ta Bui The Lan, Tu Lenh Su Doan TQLC va tuong thuong cho nhieu quan nhan TQLC khac.
TAI CHIEM QUANG TRI.

Thang 6-72 mo man no luc cua TQLC tan cong tai chiem Quang Tri. Ngay 6/6, Su Doan TQLC khai dien cuoc hanh quan Song Than 8-72. Dong loat, 4 Tieu Doan TQLC vuot song My Chanh duoi hoa luc yem tro cua khong quan va phao binh. Cac truc tien quan cua ta gap suc khang cu manh me cua dich, dac biet, canh quan tien theo truc huong lo 555 phia Dong. Tien sau TQLC la nhung don vi Cong binh, co nhiem vu thiet lap va sua chua nhung cau cong, de cac don vi chien xa ban tien len yem tro. Cuoc hanh quan Song Than 8-72 cham dut sau mot tuan le voi ket qua: 230 dich chet, 7 chien xa bi ban chay, TQLC co 9 tu thuong va mot so bi thuong. TQLC chiem giu phan dat vua chiem, thiet lap tuyen phong thu moi phia Bac My Chanh.
Ngay 18/6, cuoc hanh quan Song Than 8A-72 duoc khai dien voi cac don vi cua 3 Lu Doan TQLC tien ve huong thi xa Quang Tri. Tieu Doan 7/TQLC tien doc theo bo bien, gap suc khang cu khong dang ke. Tieu Doan 6/TQLC tien song song voi Tieu Doan 7/TQLC theo huong lo 555, gap suc khang cu cua bo binh va chien xa dich. Tieu Doan 5/TQLC tien ben trai, gan quoc lo 1. Cac canh quan khong tien nhanh duoc, mot phan, do su chong tra manh liet cua dich, mot phan khac, do viec thieu phoi hop yem tro hoa luc giua cac canh quan. Cuoc hanh quan Song Than 8A-72 cham dut ngay 27/6 voi ket qua: 761 dich bi ha, 8 chien xa bi pha huy, TQLC co 10 tu thuong va tren 40 bi thuong, tren 2,000 dong bao duoc giai thoat ve Hue. Tuyen phong thu moi duoc thiet lap 4 cay so phia Bac tuyen My Chanh. Ngay 28/6, Bo Tu Lenh Quan Doan 1 khoi dien cuoc hanh quan Lam Son 72, TQLC lay ten la Song Than 9-72, voi Su Doan ND va Su Doan TQLC song song va dong loat tien ve huong Quang Tri, co thanh Dinh Cong Trang la muc tieu cuoi cung cua Su Doan ND. Su Doan TQLC trach nhiem vung hanh quan tu bo bien huong Dong den quoc lo 1 huong Tay. Su Doan ND phu trach khu vuc tu quoc lo 1, giap ranh voi TQLC huong Dong den chan rang Truong Son phia Tay. Lu Doan 2/ND la luc luong tien phong cua Su Doan ND cung voi TQLC va BDQ. Trong thang 6-72, phia dich co 1,515 bi giet, 15 bi bat lam tu binh, 18 xe thiet giap bi pha huy, 4 chiec khac bi bat, tren 500 vu khi du loai bi tich thu. Phia TQLC bi 150 tu thuong va tren 300 bi thuong, vu khi bao toan.
Tiep tuc cuoc hanh quan Song Than 9-72, trong thang 7-92, cac don vi TQLC giao tranh manh me tren cac truc tien quan. Dac biet, TQLC da mo 2 cuoc hanh quan truc thang van vao hau phuong dich: -Ngay 11, Tieu Doan 1/TQLC nhay vao vung 2 cay so phia Bac thi xa Quang Tri, chan ngang huong lo 560, truc lo tiep van va chuyen quan cua CSBV vao Quang Tri. Trong cuoc hanh quan nay, 1 truc thang CH-53 bi hoa tien SA-7 ban ha, gay tu thuong cho 30 linh TQLC va phi hanh doan Hoa ky. -Ngay 27, Tieu Doan 5/TQLC duoc truc thang van vao vung 10 cay so phia Dong Bac Quang Tri, gap suc khang cu manh cua dich. Day cung la cuoc yem tro hanh quan truc thang van cuoi cung cua TQLC Hoa ky trong cuoc chien VN. Tong ket trong thang 7-72: Dich co 1,880 ten bi ha sat, 51 chien xa du loai bi pha huy. TQLC tich thu: 3 khau dai bac 130 ly, 7 dai lien phong khong 37 ly, 1,200 vu khi ca nhan va tren 20 tan dan duoc du loai.
Su Doan ND tien quan vao thanh pho Quang Tri song song voi Su Doan TQLC tu dau thang 7-72. Nhieu don vi ND, vi bi ton that nhieu qua nhung tran chien ac liet truoc do tai cac mat tran Cao Nguyen, Binh Long va An Loc, nen tien quan cham. Sau hon 1 tuan le, Lu Doan 3/ND moi chi tien duoc toi khu vuc ngoai o thi xa Quang Tri. Nhung tuan le ke tiep la thoi gian chien dau day cam go va chet choc cho ca 2 phia ta va dich. Mac dau voi hoa luc yem tro hung hau cua hai phao, phi co Viet-My va phao binh, nhung don vi tuyen dau cua ND van chua tien sat duoc toi chan tuong cua co thanh Quang Tri. Doi ben khai thac toi da hoa luc cua phao binh va sung coi de tieu diet quan bo chien. Nhung tran mua bom cua B-52, phan luc co du loai cua Hoa ky va phao binh ban tap trung, da gay ton that nang ne cho quan CSBV.
Trong luc do, tinh hinh chinh tri quoc te anh huong khong it den chien truong. Bo truong Quoc phong Hoa ky, Ong Melvin Laird ly luan rang: "...Nam VN nen bo y dinh tai chiem Quang Tri, de don no luc bao ve phan dat dang kiem soat se it bi ton that hon...". Mot vien chuc ngoai giao Hoa ky tai Paris noi rang : "...Khi thanh pho Quang Tri duoc dua ra thao luan tren ban hoi nghi, duong nhien, chung ta muon no thuoc ve chung ta...". Tai Sai Gon, Bo TTM/QLVNCH nghien cuu de co the dieu dong 1 su doan bo binh tu Vung 4 tang cuong cho Vung 1, nhung sau cung da phai huy bo, vi thay co qua nhieu tro ngai, tu chien thuat, tiep van den tam ly binh si. Tuong Truong qua quyet rang, Quan doan 1 co du suc danh bai doi phuong bang luc luong hien co. Luc dau, Ong khong dong y ke hoach tan cong thang vao thi xa Quang Tri. Thay vao do, Ong nham vao viec cat dut cac truc lo tiep van va chuyen quan cua dich vao Quang Tri, roi sau do, se tan cong chiem Quang Tri. Nhung sau nay, Tuong Truong doi y, xu dung luc luong hung hau cua Su Doan TQLC thay the Su Doan ND tan cong chiem Quang Tri. Ngay 27/7, luc 9 gio 30 sang, cac tieu doan cua Lu Doan 258/TQLC thay the cac don vi cua ND trong khi doi ben dang giao tranh, vi tri gan nhat, con cach tuong thanh Quang Tri khoang 200 thuoc.
Trong thang 8-72, cac trung doan cua Su Doan 325/CSBV de nang ap luc vao cac don vi cua Lu Doan 147/TQLC dang ngan chan truc lo tiep van cua chung theo huong lo 560. Do do, cac nguon tiep te cua dich vao Co Thanh Quang Tri phai bang ngang qua song Thach Han, de dang bi ta phat giac. Cung trong thang nay, cac don vi cua Lu Doan 258 TQLC phai chien dau rat cam go trong thanh pho, duoi hoa luc phao binh va sung coi ngay dem cua dich, tren 50,000 dan phao binh va sung coi dich ban vao cac vi tri TQLC. Mot so vi tri then chot trong thanh pho bi mat va lay lai, dang co giua ta va dich.
Dau thang 9-72, Lien Doan 1/BDQ voi 3 tieu doan duoc dieu dong len thay the Lu Doan 147 TQLC an ngu tran tuyen phia Bac. Ngay 9, cuoc tan cong quyet dinh cua Su Doan TQLC bat dau. Bo Tu Lenh Su Doan TQLC xu dung 2 Lu Doan 147 va 258/TQLC tan cong chiem co thanh Quang Tri. Lu Doan 147/TQLC xu dung 2 Tieu Doan 3 va 7 TQLC tan cong tu huong Dong Bac xuong. Lu Doan 258/TQLC dieu dong 3 Tieu Doan 6 va 9 TQLC tan cong tu huong Dong Nam va Tieu Doan 1/TQLC tu huong Nam len. Hoa luc khong quan va phao binh duoc tap trung toi da vao co thanh va vung ke can. Tren 200 phi vu phan luc co Hoa ky oanh tac nhung muc tieu trong co thanh. Trong 2 dem 9 va 10/9, tieu doi biet kich cua Tieu Doan 6/TQLC xam nhap bi mat vao trong co thanh tham sat tinh hinh, trong khi dich quan van khang cu manh me. Sang som ngay 11, trung doi tien phong cua Tieu Doan 6/TQLC da tien sat duoc toi chan tuong co thanh lam dau cau. Ngay 13, Tieu Doan 3/TQLC cung tien den chan tuong Dong Bac co thanh. Ngay 15/9, sau khi phoi hop, 2 Tieu Doan 3 va 6/TQLC dan quan doi hinh tien ve huong Tay, can quet nhung o khang cu con lai trong co thanh. Cac Cop Bien da khong dan duoc niem sung suong ho hoi, ho het trong vui mung khi ho vuot qua nhung hoang tan do nat tien ve bo thanh phia Tay. Dem do, nhung o khang cu cuoi cung cua dich duoc thanh toan va thanh pho Quang Tri da thuc su thuoc quyen kiem soat cua Quan Dan Mien Nam.

VAN THU, CONG DIEN CHUC MUNG.
Tu phia Viet Nam Cong Hoa:
- Dien van cua TT Nguyen Van Thieu: "Toi tran trong yeu cau Dai Tuong chuyen den Trung Tuong Tu Lenh Quan Doan I, Chuan Tuong Tu Lenh Su Doan TQLC cung toan the don vi va chien si TQLC da danh tan quan Cong san xam luoc ra khoi Thi Xa va Co Thanh Quang Tri, loi ngoi khen nong nhiet nhat, dong thoi long kham phuc vo bien cua toi va toan the Chanh Phu hop tai Dinh Doc Lap sang hom 16-9-72... Muu do cua bon Cong san xam luoc muon bien Quang Tri thanh mot Binh Long anh dung, mot Kontum kieu hung cua chung, dong thoi bam lay mot dia danh tam ly va chinh tri de lua bip du luan, da bi toan the anh em danh tan ra may khoi...Toi se den tham cac anh em". Ky ten: TT VNCH Nguyen Van Thieu.
- Cong dien cua nhom Dan bieu Quoc gia Ha vien: "Kinh yeu cau Trung Tuong Tu Lenh Quan Doan I chuyen toi Bo Tu Lenh, cac si quan, ha si quan va anh em binh si thuoc Su Doan TQLC, Su Doan ND, Su Doan 1/KQ va toan the chien si Quan Khu I loi nong nhiet chuc mung va ca ngoi cua nhom Dan bieu Quoc gia ve chien thang Quang Tri vo cung anh dung va lay lung - Biet on sau xa doi voi cac hy sinh cao ca cua cac chien si da bo minh hay bi thuong tich va hien con chien dau trong cuoc hanh quan tai chiem Quang Tri, va dac biet Co Thanh. Triet de hau thuan cac chien si giet giac cuu nuoc". Dan bieu: Nguyen Tuan Anh, Nguyen Van Binh, Nguyen Van Cu, Nguyen Duc Cung, Nguyen Minh Dang, Nguyen Van Kim, Duong Minh Kinh, Nguyen Trong Nho, Dang Van Tiep, Pham Ke Toai, Do Sinh Tu.
- Buu Diep cua Trung Tuong Tu Lenh Quan Doan 1: "Toi da nhin Quoc ky tung bay tren nen troi Quang Tri chi it lau sau khi nhung ban tay kieu dung cua anh em keo len tu trong Co Thanh hom 16-9-1972. Toi da muon thay tai cho chien thang cua anh em, de ngay tai chien truong, tu cam thay hanh dien duoc chi huy Su Doan TQLC trong mot chien dich quy mo nhat cua Quan Doi. Tu Ben Hai den Ca Mau, got chan nguoi chien si TQLC da trai qua bao nhieu thu thach, gian kho va chien thang. Nhung phai noi rang, day la lan dau tien Su Doan da chien dau trong mot hoan canh dac biet, doi dau voi nhieu kho khan nhat, voi mot ke thu dong gap boi. Vi the, chien thang Quang Tri danh tan quan dich, giai phong Thi Xa, la chien thang lon nhat, lay lung nhat...".Trung Tuong Ngo Quang Truong.
- Cong dien cua Dang Cong Nong, co quan do dau Su Doan TQLC: "Toan the anh em Dang Cong Nong VN rat vui mung duoc tin anh em TQLC da anh dung tai chiem Co Thanh va Thi Xa Quang Tri sau cac tran danh vo cung ac liet duoi mua dan va phong ba bao tap. Chung toi xin nghieng minh truoc anh linh cac chien si da hy sinh...". Tran Quoc Buu, Chu tich Dang Cong Nong VN.

Tu phia Hoa ky:
- Thu cua Dai Tuong Tu Lenh TQLC/HK: "...Chien thang vang son cua quy Binh Chung tai chiem hoan toan Thi Xa Quang Tri da la mot hinh anh hung hon, se mai mai ton tai, de bieu duong long dung cam va kha nang chien dau can truong cua binh chung TQLC/VN...". Dai Tuong R. E. Cushman JR.
- Van Thu cua Dai Tuong Tu Lenh MACV: "... Rieng trong cuoc tan cong xam lang cua Cong san vua qua, quy Binh Chung da chung to cho the gioi thay ro kha nang chien dau dung cam va hao hung hon bat cu luc nao. Chien thang lay lung cua quy Binh Chung o Quang Tri da the hien long yeu nuoc va nang cao gia tri va truyen thong cua TQLC VN...". Dai Tuong Fred C. Weyand.
- Dien van cua Trung Tuong Tu Lenh luc luong De Tam Thuy Bo TQLC/HK: "...Danh tieng cua quy Binh Chung vang doi khap nam chau, nguoi linh TQLC tren khap the gioi dang theo doi su chien dau cam go va long quyet tam dat den chien thang cua quy Binh Chung...". TrungTuong Metzger.
- Dien van cua Tu Lenh Su Doan 1/TQLC/HK: "Nhan ngay ky niem 18 nam thanh lap TQLC/VN, toan the quan nhan thuoc Su Doan 1/TQLC/HK xin chan thanh gui loi chao mung den quy binh chung qua chien thang lay lung tai Quang Tri...". Thieu Tuong Schwenk.

- Dien van cua De Doc Tu Lenh Ham Doi 7/HK: "...Chung toi kinh trong va kham phuc Chuan Tuong cung toan the quan nhan cac cap thuoc quy Binh Chung ma chung toi han hanh yem tro trong cac cuoc hanh quan, dat den chien thang vang doi tai tinh Quang Tri...". De Doc W. D. Toole JR.
-Va cac dien van cua: Thieu Tuong Fegan, Tu Lenh SD3/TQLC/HK; Dai Ta Charles Williamson, Tu Lenh luc luong 33 Thuy Bo TQLC/HK; Thieu Tuong Cooksey, Co van Truong QD1/QK1; Pho De Doc Wilson, Co van Truong Hai Quan VN; Dai Ta Donald Newton, Tu Lenh luc luong 31 TQLC HK; Dai Ta J. W. Dorsey, Co van Truong Su Doan TQLC VN; Trung Tuong Wilson, Tu Lenh TQLC HK tai Thai Binh Duong; Va Trung Tuong R. P. Keller, Chi huy Truong TTHL/TQLC Hoa ky, Quantico, VA.

KET LUAN.
- Voi hoa luc yem tro doi dao cua Hoa ky va cac don vi ban, cung voi nhung cong lao chien dau gian kho cua cac chien huu Su Doan 1/BB, Su Doan ND va cac Lien Doan BDQ, Su Doan TQLC da hoan thanh nhiem vu Quan Doi va Chinh phu trao pho: Phong Thu Hue va Tai Chiem Co Thanh Quang Tri. Trong suot 7 tuan le chien dau day mau xuong va nuoc mat cua chien huu dong ngu, duoi nhung lan mua dan phao nang ne cua doi phuong, tinh trung binh, cu 4 nguoi linh TQLC, co 1 nguoi hy sinh. Tinh tu thang 6-72 den ngay toan thang, ve quan so, TQLC bi ton that tren 5,000, trong do co 3,658 chien si hy sinh.
- Trua ngay 16/9/72, Tieu Doan 6/TQLC dung ngon co Vang 3 Soc Do dau tien tren cong tuong phia Tay Co Thanh Quang Tri. Voi bieu tuong do, ho cho the gioi biet rang, khong nhung QLVNCH da ngan chan duoc cuoc xam lang, nhung da thuc su danh bai quan chinh quy CSBV. Hinh anh nguoi linh TQLC Viet Nam dung co, tuy voc dang gay om vi chien tran, nhung chat chua day long can dam, cuong quyet va hy sinh, da la bieu tuong nguoi hung cua Quan Luc Mien Nam, truoc nhung cap mat nhin day nguong mo cua cac binh chung TQLC Dong Minh.
- Trung Tuong Ngo Quang Truong, nguoi hung cua chien truong Tri Thien, da bao ve duoc Co Do Hue va lam dao nguoc the co cua quan Bac phuong. De ghi nhan chien thang lon lao nay, Tong Thong Thieu da tu Sai Gon bay ra Hue trong ngay vinh quang de chuc mung Tuong Truong, sau do dung truc thang bay len tuyen dau, Co Thanh Quang Tri, bat tay va cam on Tuong Bui The Lan, Tu Lenh Su Doan TQLC. Hung khoi voi chien thang lon, Tong Thong Thieu dung xe jeep den tham Bo Chi Huy Lu Doan 147/TQLC va Tieu Doan 6 TQLC, om hon va chuc mung vi Tieu Doan Truong va anh em binh si da chien dau anh dung, tao nen chien thang vi dai cho Quan Doi va toan Dan Mien Nam.
- Sau cuoc tong cong kich Tet Mau Than nam 1968, Tuong Vo Nguyen Giap da thu nhan tham bai voi tren 300,000 can bo va quan linh chet, bi thuong va bi bat. Voi cuoc tan cong mua Xuan 1972, Tuong Giap da tung vao Mien Nam, gan nhu toan bo luc quan Bac Viet: 14 su doan chinh quy va 26 trung doan biet lap, nhung lai mot lan nua, nhan lay that bai nang ne, khong chiem giu duoc mot tinh ly nao cua VNCH, bi "nghien nat" tren chien truong voi tren 120,000 thuong vong, phan lon vu khi va trang bi nang bi mat, do nhung uoc tinh chu quan va vi ap dung chien tranh quy uoc tren 3 tran tuyen rong lon, ngoai kha nang tiep van, tiep lieu va yem tro tu hau phuong Mien Bac (Luc luong chien xa CSBV tai mat tran Vung 3: Binh Long, An Loc bi tieu diet hoan toan). Mien Bac voi nhung hoang tan do nat vi bom dan cua khong quan Hoa ky, da lam tieu tan mong xam lang va chien thang Mien Nam bang vo luc cua tap doan lanh dao quan su Bac Viet. Ngoi sao Vo Nguyen Giap cua chien thang Dien Bien Phu nam 1954, da bi lu mo tu sau nam 1972. Va, ngay 23 thang 1 nam 1973, Ha noi da phai chap nhan ky ket hoa uoc tai Paris, "tam thoi" ngung xam lang Viet Nam Cong Hoa.

MX Trần văn Hiển
TP3/SĐ/TQLCVN (10/74 - 4/75)




Buổi lễ trao huy chương Legion of Merit (Degree of Commander) cho Thiếu Tướng Bùi Thế Lân

Vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Bảy 7 tháng 3 năm 2009 tại phòng họp của Đài phát thanh Radio Sàigòn trong khu thương mãi Southwest thành phố Houston đã tiếp đón 20 quan khách Hoa Kỳ và 40 quan khách Việt Nam đến tham dự buổi lễ trao huy chương Legion of Merit (Degree of Commander) replacement cho Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Huy chương này đã được trao cho Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân khi Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến hoàn toàn làm chủ thị xã Quảng Trị vào tháng 9 năm 1972.



Sự hiện diện quý vị cao cấp các đơn vị của QLVNCH và một số anh em gia đình TQLC Houston làm buổi lễ như một niềm hãnh diện chung cho QLVNCH. Được biết huy chương cao quý này trao tặng cho Tướng Lãnh các quốc gia Đồng Minh với Hoa Kỳ.(hiện tại trên thế giới có 19 vị đã nhận huy chương này)

Vì số chổ có hạn định nên Thiếu Tướng TL đã không thể mời hết toàn thể gia đình Mũ Xanh của Houston và Vùng Phụ Cận tham dự.

Lt. Col. Emmett Sterling Huff USMC cựu Cố Vấn Tiểu Đoàn 8 TQLCVN giới thiệu Col. Gerald Turley, Maj Gen. William Eshelman, Maj. Gen. Bùi Thế Lân, Col. Micheal H. Harrington, Col. Nguyễn Thành Trí , tiếp sau đó tất cả mọi người cùng đứng dậy, trang nghiêm nghe Trung Tá Huff đọc bảng tuyên dương bằng Anh Ngữ



Sau đó Thiếu Tướng William Eshelman choàng huy chương Legion of Merit (Degree of Commander) trên cổ Thiếu Tướng Bùi Thế Lân. Thiếu Tướng Eshelman cho biết là bạn cùng khóa với Thiếu Tướng Bùi Thế Lân tại Quantico, khi ông về làm Cố Vấn cho TQLCVN, ông chỉ là Thiếu Tá, trong khi bạn cùng khóa với ông đã là Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam



Tiếp theo Đại Tá Nguyễn thành Trí Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đọc bảng tuyên dương bằng Việt Ngữ



Thiếu Tá Trần Huy Lễ mang bó hoa trao cho Thiếu Tướng Bùi Thế Lân



Buổi lễ chấm dứt và quan khách được mời qua nhà hàng Kim Sơn dự tiệc

Chú thíchDanh sách 18 vị Tướng Lãnh đã được nhận lảnh huy chương Legion of Merit (Degree of Commander), Thiếu Tướng Bùi Thế Lân chưa register nên chưa nhật tu trong danh sách

Commander:
  • Lieutenant General Bernard Freyberg, 1st Baron Freyberg VC, arguably New Zealand 's most famous soldier and military commander, also served as Governor-General of New Zealand.
  • Brazil's Brigadier General Amaro Soares Bittencourt was the first to receive the medal in a degree.
  • Colombian's General I.M Elias Nino Herrera, Colombian Marine Corps, For exceptionally meritorious conduct in the performance of outstanding service as Commandant of the Colombian Marine Corps. General Nino's cooperation and understanding have been a significant contribution to the mutual friendship between Colombia and the United States.
  • Ecuador's General de Ejercito (General of the Army) Paco Moncayo, because of his exceptionally superior performance as Chief of the Armed Forces Joint Command and his contribution to Ecuadorian history, politics and democracy
  • The Philippine's General Fidel Valdez Ramos, former President of the Philippines and a 1950 West Point United States Military Academy graduate
  • The Philippine's General Alfredo M. Santos, Chief of Staff of the Armed Forces of the Philippines 1962 - 1965
  • Australia's Chiefs of the Defence Force - General Sir Phillip Bennett, Generals John Baker, and General Peter Cosgrove
  • General Alfred John Gardyne Drummond de Chastelain, OC, CMM, CH, CD was appointed Commander of the Legion of Merit in 1995, and in 1999, he was made a Companion of Honour by HM The Queen. He is the former Chief of the Defence Staff (Canada) for the Canadian Forces and he is the Chairman of the Independent International Commission on Decommissioning since November 1995 for the Northern Ireland peace process.
  • Stefan Rowecki "Grot," Polish General and the Commander of the Home Army. He was decorated posthumously on August 9, 1984 by Ronald Reagan.
  • Lt. Gen. Władysław Anders, Polish General and the Commander of the 2nd Polish Corps.
    German Generals Hans-Otto Budde, Adolf Heusinger, Klaus Naumann and Wolfgang Schneiderhan
  • French Generals Edgard de Larminat, Alain de Boissieu and Vincent Desportes
  • Bangladesh Army's Brigadier General Sharif Uddin Ahmed was the first Bangladeshi General to receive this award for his outstanding service as the Defence Attache from 1985 to 1989 in Bangladesh Embassy, United States.
  • General Sir Peter de la Billière KCB, KBE, DSO, MC & bar, commander of the British forces during Gulf War I
  • General Michael John Dawson Walker, Baron Walker of Aldringham GCB, CMG, CBE, ADC, DL, former Chief of the Defence Staff (CDS) in the United Kingdom and Commander of the Implementation Force in Bosnia.
  • Air Chief Marshal Sir Keith Rodney Park of New Zealand, Royal Air Force commander during the Battle of Britain and later Allied Air Commander South East Asia.
  • Turkish ex-Commander in Chief of the Armed Forces Mehmet Yaşar Büyükanıt (12 December 2005)
  • Major General William Henry Evered Poole, CB, CBE, DSO, Commander of the 6th South African Armoured Division which was part of the 5th US Army during the Italian Campaign during World War II. 

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.