25/09/2015: Phiên xét xử hai dân oan Ngô Văn Huynh và Nguyễn Thị Tâm
Dân Làm Báo - Ngày 25/09/2015, phiên toà sơ thẩm lần 2 vụ án hai dân oan Ngô Văn Huynh và Nguyễn Thị Tâm với tội danh “cố ý gây thương tích” sẽ diễn ra tại Bình Dương.
Đây là một vụ án phức tạp. Trong phiên tòa sơ thẩm lần 1 (25/02/2015), Tòa tuyên phạt ông Huynh, bà Tâm mỗi người 5 năm 6 tháng tù giam vì tội ‘cố ý gây thương tích’... Khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, ông Huynh, bà Tâm tiếp tục kháng cáo lên phúc thẩm. Vào ngày 17.09.2014, vụ án được xét xử phúc thẩm và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ điều tra xét xử lại từ sơ thẩm. (*)
Với bản án nặng nề mà toà án CSVN cố tình sử dụng để răn đe những dân oan muốn phản kháng lại hành vi cướp đất của chính quyền.
Với bản án nặng nề mà toà án CSVN cố tình sử dụng để răn đe những dân oan muốn phản kháng lại hành vi cướp đất của chính quyền.
Ngay từ ban đầu, công an và toà sơ thẩm đã cố tình chia nhỏ các nội dung cần xử lý để quy bản chất vụ án từ hành vi “cưỡng đoạt đất đai” thành vụ án “chống người thi hành công vụ” một cách hoàn hảo.
Vụ việc từ xử lý dân sự đang trong quá trình khiếu kiện dẫn tới xử lý hình sự diễn ra khá bi hài.
Rất mong bạn đọc trong thôn quan tâm và ủng hộ tinh thần cho gia đình các dân oan bằng cách tham dự và đưa thông tin về phiên sơ thẩm lần 2 sắp diễn ra.
Sự lên tiếng của mỗi người chính là sự đồng hành cùng bé Ngô Thị Cẩm Hiếu trên con đường đi tìm công lý.
*
Mời các bạn đọc lại toàn bộ chi tiết về vụ việc.
*
Mời các bạn đọc lại toàn bộ chi tiết về vụ việc.
GNsP – Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, con gái của dân oan Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm cho GNsP biết, ngày 25.09.2015 sẽ diễn ra phiên tòa sơ thẩm lần 2 của cha mẹ với tội danh ‘cố ý gây thương tích’.
Mất đất và tù tội
Vụ án của gia đình cháu bé 11 tuổi liên quan đến ‘cưỡng đoạt đất đai’ và được các cơ quan bảo vệ pháp luật ‘cắt khúc’ một cách hoàn hảo. Trong phiên tòa sơ thẩm lần 1 vào ngày 25.02.2014, Tòa từng tuyên bố, Tòa chỉ xem xét nội dung vụ án mà VKS truy tố, còn những nội dung khiếu kiện kêu oan khác Tòa không giải quyết. Chính vì điều này, ông Huynh và bà Tâm chính là ‘nạn nhân’ của cường hào ác bá thời mới và trở thành bị cáo. Còn người ‘có dấu hiệu vi phạm pháp luật’ –cưỡng đoạt tài sản của công dân lại trở thành ‘người bị hại’.
Bản chất của vụ án ‘cố ý gây thương tích’ xảy ra vào ngày 16.02.2013, chỉ là giọt nước tràn ly của cả quá trình oan khuất mà gia đình ông Huynh-bà Tâm kéo dài gần chục năm trước, bắt đầu từ năm 2005.
Cán bộ ‘bảo kê’ hành vi xiết nợ cho chủ nợ
Vụ việc bắt đầu khi ông Huynh-bà Tâm vay tiền của anh em ông Nguyễn Bá Tuyên, gia đình có nhiều thành viên là cán bộ xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Do ông Huynh-bà Tâm không trả được nợ, gia đình ông Tuyên –chính chủ nợ có quyền lực trong tay và là những người thi hành công vụ ở địa phương này- nên đã ‘xiết nợ’ đất đai của gia đình ông bà. Lúc đó, cơ quan chức năng huyện Bù Đăng có văn bản xác định ‘hành vi xiết nợ là trái pháp luật đề nghị công an xem xét xử lý chủ nợ’, còn vụ việc vay-nợ sẽ được Tòa án dân sự giải quyết.
Thế nhưng, công an huyện Bù Đăng chỉ chấp hành có ‘một nửa’ chỉ đạo của cấp trên, nghĩa là đưa vụ việc vay-nợ giữa ông Tuyên và ông Huynh-bà Tâm ra Tòa án dân sự giải quyết, ‘một nửa còn lại’ là ‘xử lý hành vi xiết nợ’ của anh em ông Tuyên được công an đáp trả rằng ‘không có dấu hiệu hình sự’. Sau khi Tòa án dân sự xét xử nhanh chóng, thi hành án khẩn trương, trong khi ông Huynh-bà Tâm đang mải đi khiếu nại các cấp có thẩm quyền thì đất đai của ông Huynh-bà Tâm bị công an ‘cưỡng chế’ giao cho các chủ nợ.
Tòa án sơ thẩm lần 1 bỏ qua ‘mục đích, động cơ phạm tội’ của ông Huynh-bà Tâm
Uất ức vì mất đất, cộng với thiếu hiểu biết về pháp luật, suy nghĩ giản đơn, bà Tâm đến khu vườn điều của gia đình bà -đã bị ‘cưỡng chế’ giao cho ông Tuyên, chủ nợ- để hái điều do chính mồ hôi nước mắt mà ông bà trồng nên. Đúng lúc đó, ông Tuyên xuất hiện và xảy ra ‘đánh nhau’ giữa ông Tuyên và bà Tâm, giữa ông Tuyên và bé Hiếu, giữa ông Huynh và ông Tuyên. Sau đó, cơ quan bảo vệ pháp luật yêu cầu ông Tuyên, người chủ nợ và là người bị hại, đi giám định vết thương với kết quả là 42%. Gia đình ông Huynh-bà Tâm và bé Hiếu cũng bị thương tích nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật ‘không yêu cầu họ đi giám định vết thương’, nên Tòa không xem xét và bỏ qua các thương tích của gia đình ông Huynh-bà Tâm và bé Hiếu. Đó chính là ‘kịch bản’ của Tòa án sơ thẩm lần 1 đã ‘cắt khúc’ thành công một câu chuyện nghe có vẻ ‘hợp tình hợp lý’ để tuyên phạt ông Huynh-bà Tâm mỗi người 5 năm rưỡi tù giam vì tội ‘cố ý gây thương tích’ cho người bị hại là ông Tuyên.
Cần nhấn mạnh, trong phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử [HĐXX] đã bỏ qua ‘những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự’ được quy định tại Điều 63 Bộ luật Tố tụng Hình sự: “Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh: … Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý;… mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo”.
Khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, ông Huynh-bà Tâm tiếp tục kháng cáo lên phúc thẩm. Vào ngày 17.09.2014, vụ án được xét xử phúc thẩm và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ điều tra xét xử lại từ sơ thẩm.
Số phận gia đình ông Huynh-bà Tâm và đứa bé gái 11 tuổi sắp tới ra sao?
Trong lần xét xử sơ thẩm lần 2 này, rất mong HĐXX không đi vào ‘vết xe đổ’ của phiên tòa sơ thẩm lần 1 để đem lại công lý cho gia đình ông Huynh-bà Tâm, để gia đình họ được đoàn tụ, sum vầy bên nhau và chăm sóc bé Hiếu –hơn 10 tuổi- nên người.
HĐXX cần ‘nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án’ được quy định tại khoản 2 Điều 66 Bộ Luật tố tụng hình sự. Nếu không, Tòa án dễ dàng chấp nhận truy tố của Viện kiểm sát rằng, ông Huynh-bà Tâm là những người nông dân, con của liệt sỹ, chính là ‘côn đồ’ và ‘xem thường pháp luật, nên mức án mà Tòa sẽ tuyên sắp tới là ‘đúng người, đúng tội, không oan sai’. Bất chấp ‘khúc đầu’ của câu chuyện chính là ‘cách hành xử trái pháp luật, thiếu trách nhiệm, áp dụng sai pháp luật, bất tuân kết luận của cấp trên’ của chính những người có quyền tại địa phương là công an xã, huyện… ‘bảo kê’ cho chủ nợ là anh em ông Nguyễn Bá Tuyên, dẫn đến một chuỗi vi phạm pháp luật càng ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại quyền và lợi ích chính đáng của công dân là ông Huynh-bà Tâm.
Xin mời quý vị xem lại video tâm tình của cô bé Ngô Thị Cẩm, 11 tuổi, đi kêu oan cho bố mẹ với ước mong được bố mẹ trở về bên bé.
http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2015/09/19/toa-huyen-bu-dang-sap-xu-vu-an-gia-dinh-be-gai-11-tuoi-di-keu-oan/
*
Hành trình kêu oan cho bố mẹ của cô bé 11 tuổi
VRNs (13.10.2014) - "Con không xấu hổ khi ba mẹ con đi tù, bởi vì người ta có tiền và có quyền", bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, con của Dân oan ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định như vậy khi bé Hiếu đi tìm công lý cho bố mẹ trong suốt hơn một năm qua.
Hành trình kêu oan cho bố mẹ của cô bé 11 tuổi
VRNs (13.10.2014) - "Con không xấu hổ khi ba mẹ con đi tù, bởi vì người ta có tiền và có quyền", bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, con của Dân oan ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định như vậy khi bé Hiếu đi tìm công lý cho bố mẹ trong suốt hơn một năm qua.
Bé Hiếu chia sẻ: “Nhà hàng xóm đã nuôi con khi ba mẹ con ở tù. Ở trường, cô cũng thương con lắm. Các bạn của con biết ba mẹ con đi tù. Các bạn thương con lắm. Các bạn hay cho quà con lắm.” Nhưng bé Hiếu khựng lại với đôi mắt đỏ hoe, bé cúi gầm mặt xuống đất, cái mũi thì sụt sịt, đôi tay bé xíu vò lấy vạt áo đã cũ mèm, bé nói ngập ngừng không thành lời: “Con… con… con… không bao giờ nói cho người lớn biết… ba mẹ con… đi tù.” Bé Hiếu nói tiếp với đôi mắt đã ngấn lệ từ lúc nào và nghẹn lên từng nấc, “vì người lớn sẽ khinh thường ba mẹ con, họ nói xấu ba mẹ con…” Bé Hiếu bộc bạch sự cô đơn, “cô Bí thư Xã đoàn [Đảng viên], người làm giám hộ cho con, cô ghét gia đình con, cô ấy không tin gia đình con… Con không dám đi cùng với cô ấy, vì cô ấy là người phe bên kia…”
Mỗi tháng, bé Hiếu phải lặn lội hơn 100 cây số đi thăm nuôi bố mẹ với một ít bánh, một tí thức ăn gửi vào cho bố mẹ. Có những lúc hơn ba tháng trôi qua, bé Hiếu không thể đi thăm gặp bố mẹ do thời gian đó rơi vào mùa thi, hoặc không có ai chở đi và trở ngại lớn nhất đối với gia đình bé là không có tiền đi thăm nuôi.
“Cường hào ác bá” thời mới đẩy đưa Ông Huynh và Bà Tâm vào chốn lao tù, mỗi người 5 năm 6 tháng tù giam, tan nát một gia đình
Sự việc của gia đình bé Hiếu xảy ra vào năm 2010, bắt đầu từ giao dịch dân sự, nhưng các cán bộ xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, là con, anh, em chủ nợ – ông Nguyễn Bá Ngọ, Nguyễn Bá Tuyên, Nguyễn Bá Hưng, Di Văn Giáo… đã bảo vệ cho hành vi xiết nợ gây thiệt hại tài sản, đẩy gia đình ông bà mất đất, trở thành dân oan, khiến cả gia đình rơi vào vòng lao lý. Cụ thể, ông Huynh bị bắt vào ngày 4.7.2013. Khoảng thời gian sau đó, vào 2 giờ chiều ngày 29.08.2013, công an mời cả mẹ con bà Tâm, bé Hiếu ra Ủy ban xã làm việc với nội dung “Xác định yêu cầu của bà Tâm…và hỏi con của bà Tâm hiện sinh sống với ai?”. Bà Tâm trả lời: “…từ ngày 04.07.2013 (tức sau khi công an bắt ông Huynh), bé Hiếu, sinh năm 2003 đã được bà Bùi Thị Qui nuôi dưỡng vì bà Tâm phải đi khiếu nại ở các cơ quan chức năng”. Biên bản làm việc có cả chữ ký bé Hiếu. Ngay sau đó, họ đọc lệnh bắt bà Tâm tại xã, có mặt bé Hiếu và cho cô Bay- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã- chở bé Hiếu về nhà hàng xóm. Lệnh bắt ghi rõ “bà Tâm có hành vi dùng hung khí (cây) đánh người khác gây thương tích 05% tạm thời phạm vào Điều 104 BLHS”. Sau khi bắt cả cha lẫn mẹ, đứa con nhỏ thơ dại -chỉ mới có 10 tuổi- bơ vơ bên ngoài không nơi nương tựa, không ai chăm sóc, ở một nơi xa xôi hẻo lánh trong một vùng thôn quê nghèo nhưng không một cơ quan chức trách hay Đoàn thể nào quan tâm đến bé Hiếu. Họ thờ ơ theo kiểu ‘sống chết mặc bay’. Tuổi thơ của bé Hiếu lớn lên sẽ in đậm dấu ấn nhà, đất của gia đình bé bỗng chốc thuộc về người khác, cha và mẹ đi ở tù, còn bé đi ở nhờ, nương tựa nhà hàng xóm tốt bụng.
Vào ngày 25.02.2014, trong phiên tòa sơ thẩm TAND huyện Bù Đăng, ông Huynh bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam và bà Tâm cũng bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam, với tội danh “cố ý gây thương tích” ở khoản 3, Điều 114 Bộ luật Hình sự, và bị buộc bồi thường cho ông Nguyễn Bá Tuyên số tiền 71 triệu đồng, tại tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tổng cộng là 11 năm tù giam cho hai vợ chồng bà Tâm. Có thể thấy bản chất vụ án chỉ bằng một câu trong bản án sơ thẩm: “Bị cáo Tâm cho rằng, nguyên nhân các bị cáo đánh anh Tuyên là do lỗi của Nhà Nước giải quyết vụ cưỡng chế bán đấu giá tài sản của các bị cáo không thỏa đáng, đồng thời còn cho rằng việc giám định thương tích đối với anh Tuyên là không chính xác, chứng tỏ bị cáo chưa thực sự ăn năn hối cải, nên cần xử bị cáo với mức án thật nghiêm…” Bà Tâm trình bày về nguyên nhân vụ án, thực hiện quyền khiếu nại, kết luận giám định thương tích không trung thực và thiếu khách quan, nhưng lại bị kết án “chứng tỏ chưa thực sự ăn năn hối cải”? Ông Huynh- bà Tâm đã phản đối bản án này và làm đơn kháng cáo phúc thẩm.
Tiếp đến, vào ngày 17.09.2014, phiên tòa phúc thẩm diễn ra, nhưng Tòa án hoãn xử do thiếu nhân chứng và nhiều chứng cứ quan trọng chưa được kiểm tra làm rõ. Sau đó, vào ngày 10.10.2014, phiên tòa phúc thẩm tái tục và Tòa đã tuyên án hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại, vì các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm đã điều tra không đầy đủ, chưa xem xét, xác định nhiều tình tiết, chứng cứ quan trọng của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm trong thu thập, bảo quản vật chứng, cùng lúc có 2 quyết định khởi tố Bà Tâm, chưa làm rõ nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn, không triệu tập nhân chứng… Ông Tuyên có nhiều lời khai mâu thuẫn, thiếu trung thực, cùng chứng cứ đòi bồi thường có nhiều mâu thuẫn.
Ông Huynh dõng dạc tuyên bố: “Một người làm cha, làm chồng mà thấy người khác cầm gậy đánh con mình, đánh vợ mình mà không xông vào đánh thì không phải là người đàn ông.”
Trước tòa, ông Huynh đã dõng dạc tuyên bố như trên. Ông đã nhận hết tất cả hậu quả là do một mình ông gây ra, ông mong muốn vợ ông -bà Tâm được trở về chăm sóc bé Hiếu. Và, lời nói sau cùng của ông Huynh đã làm cho tất cả những người có mặt tại phiên tòa xúc động. Ông Huynh nói chậm rãi: “Thưa Quý Tòa, xin Quý Tòa cho bà Tâm về nuôi con, còn tôi ở tù thay bà Tâm cũng được.”
Người làm chứng quả cảm nhất, cam đảm nhất và trung thực nhất trong phiên tòa chính là bé Hiếu với thân hình còi cọc, gầy sọp, da ngăm đen, quần áo lam lũ, bé đã hiên ngang đứng trước tòa án òa khóc lên, kêu oan cho bố cho mẹ và kể lại vụ án theo những gì bé chứng kiến. Sau khi Tòa xét hỏi bé Hiếu xong, bé đã mạnh dạn thưa với Tòa: “Thưa Quý Tòa, con có thể đặt một câu hỏi cho Quý Tòa được không?” Tòa chưa kịp trả lời, bé đã nhanh nhẩu hỏi: “Thưa Quý Tòa, chú Tư -hàng xóm của gia đình con đã chứng kiến vụ việc …mà…” Câu hỏi của bé đột ngột bị cắt ngang bởi một vị Thẩm phán ngồi bên cạnh Chủ tọa lên tiếng xen ngang. Ngay lập tức, cô bé đã khựng lại và tôn trọng lời đề nghị của vị Thẩm phán là “không có quyền được đặt câu hỏi cho Hội đồng xét xử”. Câu hỏi mà bé Hiếu muốn hỏi Tòa là: “Thưa Quý Tòa, chú Tư -hàng xóm của gia đình con đã chứng kiến vụ việc, ông Tuyên khai là bị ngất, nhưng cha mẹ con đã về nhà, ông Tuyên tiếp tục chạy qua nhà con chửi bới, đòi đánh tiếp. Một người bị ngất thì có thể làm được như vậy không? Chú Tư hàng xóm là người chứng kiến, mà tại sao Tòa không mời chú Tư lên làm chứng cho bố mẹ con?”
Phiên tòa diễn ra suốt ba tiếng đồng hồ, bé Hiếu phải chứng kiến bố mẹ bị còng tay, đứng trước vành móng ngựa với cơ thể gầy gò, xanh xao, rệu rã… Mẹ liên tục khóc, liên tục bị đại diện Viện Kiểm Sát lên án, mà những kết án ấy chính bé Hiếu đã quả quyết trước Tòa: “con chứng kiến trực tiếp, không nghe ai kể lại”. Thiết nghĩ, những thắc mắc “sao người lớn lại nói sai sự thật đến như vậy?” sẽ còn đi theo bé suốt cuộc đời.
Thời gian Tòa nghị án là khoảnh khắc ngắn ngủi gia đình bé Hiếu được đoàn tụ
Trong khi Tòa nghị án, chính là thời gian hiếm hoi gia đình bé Hiếu được đoàn tụ, sum họp với nhau sau hơn một năm bé xa cách hơi ấm của người mẹ, sau gần hai năm vắng bóng tình yêu thương của người cha. Ông Huynh và bà Tâm vội vàng gọi, “Hiếu… Hiếu… Hiếu… ra đây với ba mẹ.” Bé vội vàng xà vào vào lòng bố mẹ, còn ông bà vội vàng ôm chằm lấy đứa con thơ dại vào lòng. Ông Huynh ôm ấp bé Hiếu, ông hôn lấy hôn để lên trán và mái tóc rối bù của bé. Bà Tâm thì rối ra rối rít hỏi chuyện bé. Đầu con bé gục vào bả vai người bố với những giọt nước mắt lăn dài trên gò má, đủ làm ướt hết áo của bố. Sự hồn nhiên của trẻ con nhanh chóng trở về trong tình yêu thương bao bọc của cha mẹ, bé bắt đầu nũng nịu kể chuyện học hành, nào là năm ngoái con được học sinh giỏi và đứng đầu lớp, ở nhà con biết nấu cơm, con tự giặt quần áo cho con… Ông bố bà mẹ liên tục nói, “dù thế nào đi nữa, bố mẹ sẽ về với con. Con nhớ ngoan và học giỏi nghe chưa”. Con bé thì cứ liên tục đáp lại: “Dạ… dạ… dạ”.
Niềm hạnh phúc xum vầy của gia đình nhỏ bé ấy chỉ vỏn vẹn được hơn 45 phút cho đến khi Tòa kết thúc nghị án. Khi nghe Tòa tuyên hủy án sơ thẩm, ngay lập tức, bé Hiếu quay xuống nhìn những người thân và nhoẻn một nụ cười thật tươi, thật hạnh phúc nhằm báo trước niềm tin cho sự sum họp gia đình của bé trong nay mai.
Quan sát thấy, khi ấy, các công an bảo vệ ở đó với trái tim sắt đá, với đôi mắt lạnh đã mỉm cười vui mừng khi nghe kết luận của Tòa. Họ -khi bất đắc dĩ phải theo dõi phiên Tòa- đã thấu cảm được nỗi oan khiên của gia đình và sự kiên cường của bé Hiếu.
Hình ảnh của bé Hiếu và câu chuyện của gia đình bà Tâm- ông Huynh đã làm thay đổi thái độ của Hội đồng xét xử, các nhân viên công an, những người đi tham dự phiên tòa. Ngay cả ông Tuyên- người được xem là bị hại cũng biểu lộ sự thay đổi rõ rệt từ lòng hận thù, muốn trả thù gia đình bà Tâm, nay biến thành sự cảm thông. Nhân chứng nhí 11 tuổi -bé Hiếu đã đánh thức lương tâm của nhiều người lớn.
Tuổi thơ của bé Hiếu ngụp lặn trong những ngày tháng năm lẽo đẽo theo sau người mẹ, bôn ba từ Bắc vào Nam đi khiếu kiện, kêu oan. Bé Hiếu ước ao: “Con muốn trở thành Luật sư… để… để.. giúp những người như bố mẹ con.”
PV. VRNs
Post a Comment