CSVN bán đất cho Tàu lập khu tự trị
Đại Nghĩa (Danlambao) - Rừng đầu nguồn: Sau khi nhà cầm quyền các tỉnh phía Bắc Việt Nam cắt đất rừng biên giới cho người Tàu mướn dài hạn trên 300 ngàn mẫu thì 2 vị tướng già Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh lo rằng việc nhà cầm quyền địa phương ngày nay cho Trung cộng mướn rừng đầu nguồn dài hạn chúng sẽ đưa người sang lập làng, lập ấp, sinh con đẻ cháu ở đấy rồi thì những phần đất ấy đương nhiên thuộc dân tộc Tàu và chính quyền địa phương xem như vùng tự trị không còn kiểm soát được nữa. Hai vị tướng cho rằng:
“Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những ‘làng Đài Loan’, ‘làng Hồng Kông’, ‘làng Trung Quốc’. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng”. (BBC online ngày 11-2-2010)
Những người lao động phổ thông của Trung cộng theo những nhà thầu của họ sang nước ta sống theo từng đàn, từng nhóm rất là nguy hiểm vừa an ninh quốc phòng, vừa tệ đoan xã hội mà người dân và nhà cầm quyền địa phương phải bó tay. Báo Dân Trí cũng phải nêu lên vấn đề “Người TQ lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?”
“Các Đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ TQ, nhập cư vào Việt Nam, đang ‘lập xóm, lập phố ở một vài địa phương’…
Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người TQ. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh miền Trung, các tỉnh Đông Nam bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố”. (DanTri online ngày 30-11-2013)
Nhà cầm quyền các tỉnh biên giới phía Bắc đã có ý “móc ngoặc” với Trung cộng cho nên họ thậm thụt bán đất, bán rừng của Tổ quốc một cách dễ dàng, Tiến sĩ Hán Nôm, Nguyễn Xuân Diện cho biết:
“Theo Bí thư thành ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, các doanh nghiệp đầu tư trong lãnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sở hữu đất tới 120 năm khi trả tiền một lần. Trong số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư”. (Xuandienhannom online ngày-11-2013)
Không biết việc bán rừng này nhận lót tay được bao nhiêu mà các ông cầm quyền địa phương chỉ lấy giá hữu nghị rẻ mạt như “tình cho không biếu không”.
“Báo Thanh Niên trích nguồn bản báo cáo cho hay, trong dự án thuê đất trồng rừng của công ty InnovGreen, HongKong, ‘với 8.123 ha đã được cấp, công ty này nộp ngân sách 77.946 đô la’.
Như vậy, trung bình nhà đầu tư nước ngoài trả ‘9,58 đôla/ha (tương đương 180.000 đồng/ha) là quá thấp”. (BBC online ngày 30-10 2010)
Đảng CSVN ngày nay mạnh ai nấy tranh thủ bán, vơ vét bán cái gì được thì bán để có hoa hồng lót tay trong nhiệm kỳ để mai kia hết việc về vườn có chút dưỡng già. Vương Trí Dũng cũng đã nhận thấy lối bán bừa bãi này ông viết “Bán đất bán nước bán cả đường đi” lối về!
“Không chỉ bán khoáng sản, không chỉ bán rừng, mà chúng ta bán cả nước sông hồ và biển. Nhiều hồ đều bị bán quyền sử dụng khai thác trong nhiều năm. Ở Vũng Áng chúng ta bán đi hàng ngàn héc ta biển. Đến Vịnh Hạ Long cũng có người muốn bán quyền sử dụng khai thác. Bán đất, bán rừng, bán tài nguyên khoáng sản và bán cả nước”. (Boxitvn online ngày 30-10-2014)
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nói rằng…
“Cho người nước ngoài thuê đất rừng để trồng cây nguyên liệu với giá rẻ mạt, có nơi Chính phủ đã hạn chế được, nhưng đáng tiếc là có nơi vẫn đang phát triển một cách khó hiểu, đây là sự thách thức lòng dân. Tại sao không đầu tư để nhân dân ta sản xuất?
Tất cả các loại hình cho nước ngoài thuê đất nói trên đều theo cơ chế ‘nhượng địa’ từ 50-70 đến 90 năm, người dân Việt Nam bình thường, không ai được phép vào khu vực đó”. (Boxitvn online ngày 2-3-2011)
Bauxite Tây Nguyên:
Kể từ khi nhà cầm quyền CSVN cho các nhà thầu Trung cộng tiến hành khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hai lần gửi thư tới lãnh đạo ngăn cản vì nơi đó là nơi rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Cho người Trung cộng vào khai thác họ mang theo hàng ngàn nhân công lao động phổ thông không biết là quân đội trá hình hay tình báo gián điệp lan tràn vào Tây Nguyên để thám sát địa thế, theo dõi, lấy tin tức… Với Đại tướng Giáp thì Tây Nguyên là nơi cực kỳ hiểm yếu, nếu kẻ nào chiếm được nó, sẽ chiếm được thế thượng phong. Âm mưu bành trướng của Trung cộng thì đã quá rõ người dân nào cũng thấy, chỉ có những người cộng sản tham quyền, tham tiền không thấy mà thôi. Trong thư Đại tướng Giáp nhấn mạnh:
“Việc xác định một chiến lược phát triển Tây nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng’. Bức thư gửi người đứng đầu chính phủ cũng nhắc đến việc ‘trong tháng 12 năm 2008, đã có hàng trăm công nhân TQ đầu tiên có mặt trên công trường, (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một công trường)…
Ông Dũng trả lời tướng Giáp, thông qua phương tiện truyền thông, rằng ‘vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước’...
Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì nói, hồi giữa năm ngoái, TBT đảng CSVN, ông Nông Đức Mạnh, sang thăm TQ cũng khẳng định 2 nước ‘tăng cường hợp tác trong các dự án’ trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông”.(RFA online ngày 11-2-2009)
Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương, Viện Chiến lược và Khoa học Công an cũng viết thư kiến nghị, trong thư có đoạn vạch rõ chiến lược thâm độc của Trung cộng trong tham vọng xâm chiếm Việt Nam có mấy điểm như sau:
“Ba là TQ vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Hiện nay TQ đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri - sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và TQ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu- tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho TQ vào Tây Nguyên có biết điều này không?” (DoiThoai online ngày 3-3-2009)
Theo một chuyên gia ở Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, với luận đề chuyên môn về người Thượng Tây Nguyên, cũng là người thường viết những bài tham luận trên báo về an ninh quốc phòng Việt Nam trả lời phỏng vấn của RFA như sau:
“Đắc Nông hiện nay nằm ở vùng ngã ba biên giới là Tây Nguyên, Nam Lào và Campuchia, thành ra Đắc Nông là địa điểm rất lý tưởng để khai thác quặng bauxite vì quặng này chiếm 2/3 đến 3/4 diện tích lãnh thổ của tỉnh Đắc Nông…Họ xây dựng cơ sở ở đó. Họ thiết lập hạ tầng như nhà cửa, địa ốc của họ để họ quản lý vùng đó.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam mình không có quyền kiểm soát trong khu vực họ làm việc. Đây là một sự thiếu suy nghĩ của chính quyền Việt Nam về vấn đề chiến lược lâu dài”. (RFA online ngày 15-4-2009)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người thường trăn trở vì tình hình của đất nước đang ngày đêm bị mất vào tay bọn Trung cộng bành trướng không xa nên ông cũng thường lên tiếng can ngăn, khuyên giải, tuy nhiên như đàn khải tai trâu.
“Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ ‘nuôi cá’, họ đã khảo sát vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, ‘mua’ thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt nam, họ tự do đưa ồ ạt lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta”. (Boxitvn online ngày 28-10-2013)
Vũng áng, Hà Tĩnh:
Nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã sai phạm vượt quá quyền hạn của một tỉnh cũng như luật cho thuê đất dài hạn tối đa là 50 năm, nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã cấp phép cho nhà thầu Formosa khai thác ở Vũng Áng đến 70 năm. Sự sai trái này được Thanh tra Chính phủ phát hiện, tuy nhiên “Thanh tra ‘chém’ Thủ tướng ‘che”.
“Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong việc cấp phép cho dự án Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Tuy vậy Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý hợp thức hóa, không xét lại việc chính quyền địa phương cố tình nâng thời hạn giấy phép từ 50 năm theo luật định lên 70 năm…
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập từ Hà Nội phát biểu: ‘Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng... Việc hợp thức hóa một quyết định trái với qui định của nhà nước thì tôi nghĩ cũng lại là trái pháp luật nữa. Vấn đề Vũng Áng đúng là một chuyện hết sức kỳ quặc. Quyết định này cho thấy có những thế lực thực sự đã bán rẻ theo ý người ta”. (RFA online ngày 4-3-2015)
Ngoài số “Gần 3.000 lao động TQ không phép ở Vung Áng” (BBC online ngày 16-10-2014) thì “Hơn một ‘sư đoàn’ lao động TQ sắp đến Hà Tĩnh”:
“Vietnamnet ngày 25-8 dẫn nguồn tin của ban quản lý kinh tế Hà Tĩnh cho biết, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 10.000 lao động nước ngoài (khoảng 90% là TQ) làm việc tại Formosa”. (Motthegioi online ngày 29-6-2015)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, luôn trăn trở vì tình hình đất nước ngày càng một nghiêm trọng, thêm một lần nữa ông báo động hiểm họa an ninh quốc gia bị đe dọa bởi một bọn người ‘bán nước’. Tướng Vĩnh đã vạch rõ:
“Formosa rộng hơn 3 km2, không chỉ là cơ sở luyện thép mà bên trong xây dựng những bê tông cốt thép, có người cho biết có cả 100 m2 sâu xuống 10 m, lại có đường hầm ra biển, chưa rõ mục đích gì. Vũng Áng như cái yết hầu của nước ta, nếu có biến, đất nước sẽ bị chia cắt rất nguy hiểm. Tại huyện Kỳ Anh đầy người TQ cư trú, tự tung tự tác như làm chủ toàn huyện. Từ Kỳ Anh đến Đèo Ngang, TQ đã thuê dài hạn phía Đông đường quốc lộ ra biển, không biết họ làm gì trong đó”. (Boxitvn online ngày 19-3-2015)
Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì:
“Đặc biệt tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người TQ ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm và các ông trùm khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng xem ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh…Với đà này chẳng bao lâu nữa người TQ nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh”. (Boxitevn online ngày 28-10-2013)
“Tóm lại, những nơi mà TQ thuê, mua, đầu tư trở thành lãnh địa của TQ. Người Việt Nam, Công an, chính quyền địa phương không được vào… Thế là tất cả những nơi nói trên, ta mất chủ quyền, chẳng phải là mất nước từng phần là gì?
“Thế là họ vừa thực hiện được mục đích di dân vừa bố trí được đội quân thứ 5 hàng vạn người rải khắp nước ta. Rất nhiều người trong số họ lấy vợ Việt Nam, sau thời hạn 50-70 năm sẽ có hàng trăm ‘làng TQ’ trong nước ta”. (Boxitvn online ngày 17-4-2014)
Ngày nay người ta dễ thấy nhan nhản “Phố TQ ở Hà Tĩnh”…
“Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu TQ, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên cho biết: “Lao động TQ thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ của họ và từ chối vô quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu”. (DanTri online ngày 8-5-2013)
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, người được biết như một nhà phản biện độc lập hiện sống và làm việc tại Hà Nội từng bày tỏ:
“Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam là rất lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị TQ kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của TQ rồi chứ còn gì nữa!” (RFA online ngày 19-5-2014)
Ngày nay Formosa đã lộ nguyên hình và không còn che dấu ý đồ thâm độc và ngang ngược của họ khi họ ngang nhiên thành lập khu tự trị ngay trong lòng đất nước Việt Nam mà báo mạng Pháp Luật của nhà cầm quyền CSVN phải lên tiếng báo động vì những hành động ngang ngược của Formosa…
“Có vẻ công ty này muốn lập ‘một lãnh thổ riêng’, một ‘nhà nước’ riêng và ban hành ‘pháp luật’ riêng mà ngay cả chính quyền sở tại cũng không thể can thiệp! Điều này cần phải được chấm dứt ngay, không thể để tái diễn và trở thành tiền lệ nguy hiểm cho nền pháp chế và hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. (PhapLuat online ngày 12-9-2015)
23/9/2015
Post a Comment