“Quốc hội như một trường học lớn”?
Tháng Chín (Danlambao) - Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ hôm 27/02/2015, bà Trần Thị Diệu Thúy - 38 tuổi, bí thư Quận ủy quận Gò Vấp, nguyên phó bí thư Thành đoàn TP.HCM đã cho biết: “Với tôi, Quốc hội như một trường học lớn. Năm năm ở Quốc hội giống như một chương trình học nâng cao.” (1) Bạn nghĩ gì khi một đại biểu Quốc hội phát biểu như thế?
Bà Trần Thị Diệu Thúy - Ảnh: Quang Định (báo Tuổi Trẻ) |
Là một người quan tâm đến tình hình đất nước có thể thấy rằng qua chia sẻ thẳng thắn của bà Diệu Thúy người dân thấy rõ tâm thế và vị trí thực sự của các đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trên thực tế ai cũng biết, Quốc hội là nơi lập pháp của quốc gia. Các đại biểu Quốc hội phải là người có trình độ, hiểu biết về pháp luật để cùng nhau thảo luận nhằm làm ra bộ luật thật tốt để điều hành hoạt động của đất nước.
Quốc hội dứt khoát không phải là trường học hay là nơi để cho các đại biểu học tập.
Một đại biểu QH có 5 năm nhiệm kỳ, mọi việc đi lại, ăn ở đều do ngân sách chi trả. Nếu coi đây là một chương trình học nâng cao, thì hóa ra bao lâu nay nhân dân đóng thuế để các đại diện của mình học tập và rút kinh nghiệm mãi sao?
Từ phát biểu của bà Diệu Thúy, nghĩ sâu hơn một chút người ta sẽ thấy rất rõ vai trò của Quốc hội dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam. Khi một đại biểu Quốc hội không ý thức được quyết sách của mình sẽ ảnh hưởng thế nào đối với đất nước, với người dân thì việc tham gia vào Quốc hội khác gì việc chấp nhận đồng diễn trên một sân khấu lớn dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị?
Ai là người đạo diễn màn kịch lớn, quyết định mọi chính sách và tương lai của đất nước khi chính đại biểu của nhân dân còn rụt rè, “không có kinh nghiệm, không biết phải phát biểu điều gì, phát biểu như thế nào…”
Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy, không phải là trường hợp đầu tiên thừa nhận việc coi Quốc hội là trường học. Trước đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh, với bài viết trên trang “Đại biểu Nhân dân tỉnh Quảng Nam” cũng cho rằng:
“Quốc hội là “trường đại học” lớn mà tôi được tham gia học tập…” (2)
Trong bài viết về các nữ đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, cũng có phát biểu tương tự cho rằng: “Quốc hội là một trường học lớn, giúp đại biểu tích lũy được rất nhiều kiến thức, kỹ năng.” (3)
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Thanh |
Như vậy có thể thấy, việc nhìn nhận “Quốc hội là trường học” có lẽ không phải là suy nghĩ chủ quan của vài cá nhân. Nó chính là sự phản ánh khách quan từ thực tế nghị trường của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Và kết quả của thực trạng đi học này là nhiều văn bản luật lập ra chưa đưa vào thực hiện đã phải thay đổi. Các đại biểu Quốc hội bỏ qua việc phản ánh những vấn đề hệ trọng của đất nước như biển Đông, các quyết sách kinh tế...
Với sự thừa nhận vai trò “đi học” của các đại biểu Quốc hội như trên, đã đến lúc chính nhân dân phải đặt câu hỏi và quyết định xem bản thân mỗi người sẽ làm gì, làm như thế nào để chấm dứt việc đóng học phí cho các khóa học cao cấp định kỳ và phải đứng lên phản đối các quyết sách sai lầm cũng như sự bàng quan và vai trò nhạt nhẽo của Quốc hội thế nào.
_____________________________________________
Chú thích:
Post a Comment