Bác Hồ là anh ba tàu! Theo bạn, có bao nhiêu % đáng tin?

Kỳ 1. Nguyên khí quốc gia - của nước Việt từ 1945 – còn hay hết?

Nguyễn Hà Nội (Danlambao) - Trước một thông tin, mà theo tôi là không mấy đáng tin, đó là Bác Hồ là người tàu! Tuy là không mấy đáng tin, nhưng nó lại là thông tin vô cùng quan trọng! Chính vì sự quan trọng của nó, mà theo tôi, dù rằng không mấy đáng tin thì chúng ta cũng cần làm cho ra nhẽ, dù chỉ một tỷ lệ xác suất vô cùng nhỏ, nhưng nếu nó lại là sự thật thì sao?

Đây là một câu hỏi mà tôi nghĩ, những người có trách nhiệm với đất nước cần nghiêm túc đặt ra và trả lời cho thỏa đáng. Những người cầm quyền hiện nay của đất nước 90 triệu dân này, không hiểu vì lý do gì họ đã không quan tâm, như ông Bùi Tín đã nói trong bài “Khôn nhà dại chợ - VOATiengViet” - Thì chúng ta, những độc giả của Thôn Danlambao - những người đã biết đọc báo lề Dân, thiết tưởng chúng ta cần thảo luận cho rõ ràng trắng đen.

Nhân đây, theo thiển ý của cá nhân tôi thì những gì mà báo lề Đảng không làm hay tránh né, thì chúng ta - báo lề Dân, cần phải giơ lưng ra mà gánh vác. Mà trong hàng ngũ báo lề Dân, thì tôi tin tưởng Thôn Danlambao hơn cả, thiết nghĩ hơn ai hết, Ban biên tập của Thôn Danlambao cần gánh vác trọng trách này. Các báo lề Dân khác hãy tập hợp xung quanh Danlambao để cùng có một nghiên cứu, như ông Bùi Tín đã từng mong ước: “Công cuộc đánh giá đúng con người cầm quyền cao nhất ở VN từ 1945 đến 1969, giải ảo sự sùng bái mù quáng dai dẳng lãnh tụ vẫn là một việc làm cần thiết, bằng những chứng cứ, lập luận vững chắc, tài liệu lịch sử đáng tin cậy, với thái độ bình tĩnh bè bạn chứ không thể bằng sự công kích, chia rẽ, lên án nặng nề, chỉ gây nên phản tác dụng, khi lực lượng dân chủ VN đang cần phát triển và đoàn kết.” (Dù việc đánh tráo có hay không… - VOATiengViet)

Tôi đề nghị: Danlambao hãy đăng cả những bài ngược với phân tích của tôi để độc giả sẽ là người phán xử cuối cùng.

Nguyên khí quốc gia - của nước Việt từ 1945 - còn hay hết?

Đây là một câu hỏi mà tôi nghĩ, những người có trách nhiệm với đất nước cần nghiêm túc đặt ra và trả lời cho thỏa đáng.

Thế giới đã bước sang thế kỷ 21 được gần 20 năm, họ đã chinh phục vũ trụ từ mấy chục năm trước, ấy vậy mà Việt Nam mình hôm nay chưa làm được cái ốc vít! “cách đây mấy năm, Công ty Canon – Nhật Bản đã lùng khắp nước Việt, làm việc với 20 doanh nghiệp để đặt mua ốc vít, nhưng không doanh nghiệp nào sản xuất được.” (ĐBQH: "Đào tạo được tiến sĩ nhưng không làm được ốc vít"? - DVO...)

Đau lắm chứ!

Vì sao vậy?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta hãy đi từ cái trung tâm của đất nước: Nguyên khí quốc gia - của nước Việt từ 1945 – còn hay hết?

***

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí”. Thân Nhân Trung.

Vậy: Nguyên khí quốc gia - của nước Việt từ 1945 – còn hay hết?

1. Bác Hồ trọng lão hay giết lão?

Lão ở đây được hiểu là những người trí thức lớn, tinh hoa của đất nước, chúng ta hãy đi từ bài báo “Học tập tinh thần “Trọng lão yêu nước” của Bác Hồ - Báo Bắc Ninh”, bài báo viết: “Nguyễn Tất Thành từ lúc tuổi còn thơ là Nguyễn Sinh Cung đã hân hạnh được sống bên ông ngoại, một nhà nho uyên thâm, được hầu hạ cha anh khi cha anh tiếp xúc với các nhà khoa bảng, văn thân bàn việc cứu nước; gần gũi nhất là với Phan Bội Châu, Vương Thúc Oánh và một số chí sĩ trong phong trào Đông Du... Rồi khi sang Pháp lại gắn bó với Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh... Đọc mấy bức thư Nguyễn Tất Thành viết cho Phan Châu Trinh ở Pháp, ai cũng cảm thông với nhiệt tình yêu nước kính già của Tất Thành về tấm lòng: Con trẻ phải gắn kết với cha anh để tiếp sức lẫn cho nhau trên con đường cứu nước.

Đó là trước 1945, hay nói chính xác thì đó là tư tưởng của Nguyễn Tất Thành, còn khi là Hồ Chí Minh?

Chúng ta hãy để ý đoạn văn trên được nhắc tới một số trí thức lớn, tinh hoa của đất nước, họ đã chết trước 1945, nên chúng ta khó biết được, nếu họ còn sống sau 1945 thì Hồ Chí Minh đối xử với họ như thế nào? Gia đình của họ ra sao? Nhưng qua một thông tin ở một bài báo, ta thấy: Tất cả 2 người con lớn của cụ Phan Bội Châu đều chết trẻ vào năm 1946!

Tại sao vậy?

Tại sao tất cả 2 người con trai của cụ Phan đều chết năm 1946?

“- Ông Phan Nghi Đệ, sinh năm 1901, con trai thứ của cụ Phan bị địch bắt đày đi Lao Bảo (Quảng Trị). Sau khi ra tù, ông Đệ sống ở quê nhà, về sau vào sống với cha ngày hai buổi giúp cha cơm nước. Vợ ông làm nghề kiếm sống trên sông nước, thường dùng thuyền chở cụ Phan từ nhà ra Bến Ngự, sông Hương. Ông Đệ bị bệnh và mất vào năm 1946.

…Con trai cả của cụ Phan và cụ bà Thái Thị Huyên, ông Phan Nghi Huynh cũng từng bị địch bắt giam. Sau khi ra tù, ông về quê dạy học. Sau cách mạng Tháng 8-1945, ông Huynh giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban hành chính xã Lạc Hồng, Nam Đàn. Ông bị bệnh nặng và mất tháng 2-1946, ở tuổi 42.” (Tạp chí Cộng Sản - Chuyện ít biết về hậu duệ nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.)

Tại sao vậy?

2. Tại sao “Mệnh tận”?

Một bài báo nữa về “tinh thần “Trọng lão yêu nước” của Bác Hồ”, đó là bài “Tinh thần “Trọng lão yêu nước” của Bác Hồ - Báo Đắk Lắk”, bài báo viết: “Từ lúc tuổi còn thơ, tiếp xúc vói các nhà khoa bảng, văn thân như: Phan Bội Châu, Vương Thúc Oánh, Hồ Phi Huyền trong Bác đã sớm hình thành tinh thần “Trọng lão yêu nước”.”

Ở đây, xuất hiện một nhân vật thứ 3, còn sống tới 1945 đó là cụ Hồ Phi Huyền! Nhưng rồi cụ Hồ Phi Huyền cũng mệnh tận vào năm 1946!

“Cụ cử Hồ Phi Huyền, tức Hồ Phi Thống, hiệu là Đạm Trai, sinh năm 1879 tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, vùng đất văn vật nổi tiếng.

…Theo nhà văn Sơn Tùng, sinh thời cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ) rất nể trọng cụ Hồ Phi Huyền, từng gửi ông Nguyễn Tất Đạt (anh ruột Bác Hồ) sang để chữa bệnh và học y thuật, trạch cát. Cụ Cử Hồ là người đã giúp bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột Bác Hồ) đưa hài cốt của cụ Hoàng Thị Loan (thân mẫu Bác Hồ) từ kinh đô Huế về Nam Đàn và cùng ông Đạt đi khắp dãy núi Đại Huệ để chọn cát địa an táng… Sau Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ kêu gọi giới nhân sĩ ra giúp nước. Nhà văn Sơn Tùng ghi theo lời kể của ông Vũ Đình Huỳnh rằng: "Bác nói: "Lần này lại có việc, ủy thác đi mời đón một nhà túc nho "Thông Thiên - Địa - Nhân". Bậc nho sĩ này đồng khoa, đồng đạo với cụ Phan Bội Châu, và đồng đạo với các cụ Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế… Ra khỏi tù đế quốc, cụ ẩn vào đạo sư. Đó là cụ Hồ Phi Huyền. Sự nghiệp còn dở dang mà các cụ hầu hết đã ra đi, nay còn được cụ nào là phúc lớn cho dân tộc.

…Cụ đang nghỉ tại nhà chú Đặng Thai Mai, con rể của cụ". Tôi cùng đồng chí Phạm Văn Nền lái xe của Bác đi đón cụ Hồ Phi Huyền về nhà số 8, phố Vua Lê. Đồng chí Vũ Kỳ (ngày ấy còn gọi tên gốc là anh Cần) lo việc tiếp đãi. Bữa cơm Hồ Chủ tịch thật đạm bạc mà ngon lành, thanh khiết đãi đằng người thanh khí…".

Tự biết mệnh phận mình không còn, cụ thốt rằng: "Các cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng), cụ Tố (Nguyễn Văn Tố), cụ Bùi (Bùi Bằng Đoàn)…đều ra gánh vác được việc nước, còn tôi thì mệnh tận"… Ngày 25/12/1946, cụ Hồ Phi Huyền tạ thế tại quê nhà Quỳnh Đôi, thọ 67 tuổi.” (Đạo Người trong quan niệm của "Thầy của nhiều thầy" | Báo Công an ...)

Vâng, “còn tôi thì mệnh tận”! Vâng, cụ đã chết ở tuổi 67, một cái tuổi đã được gọi là già ở thời đó, vâng vì cụ “mệnh tận”, nên chúng ta cũng chẳng mấy quan tâm. Nhưng…

3. Nhưng…. Những người không… mệnh tận thì sao?

Về 3 người được cụ Hồ Phí Huyền nhắc tới trong bài báo trên “cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng), cụ Tố (Nguyễn Văn Tố), cụ Bùi (Bùi Bằng Đoàn)…” Số phận của họ ra sao?

3.1 vì sao “cụ Huỳnh (Huỳnh Thúc Kháng)…” chết trên đường đi kinh lý năm 1947?

“Cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy giao trọng trách quyền Chủ tịch nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác nước ngoài (từ 31.5.1946 – 20.10.1946).

Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử cụ Huỳnh làm đặc phái viên của Chính phủ đi kinh lý miền Trung, chuẩn bị “toàn dân kháng chiến, toàn quốc kháng chiến”.

Trên đường công tác, cụ Huỳnh lâm bệnh nặng, mất tại Quảng Ngãi ngày 21.4.1947. Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tổ chức quốc tang cụ Huỳnh…” (Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng đưa ra nhiều chứng cứ 'Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam'.)

3.2 Vì sao “cụ Tố (Nguyễn Văn Tố)” – cũng chết mất xác năm 1947?

“Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội, được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội, rồi giữ chức Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông lên chiến khu Việt Bắc và ngày 7-10-1947, giặc Pháp nhảy dù xuống Bắc Cạn, ông bị địch bắt và hy sinh ngay sau đó. Biết tin này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời điếu cụ Tố với niềm trân trọng và tiếc thương sâu sắc: "Nhớ cụ xưa - Văn chương thuần túy, học vấn cao sâu …” (Nguyễn Văn Tố trong tiến trình nghiên cứu văn hóa dân tộc đầu thế kỷ 20.) (nhandan.com.vn)

3.3 Vì sao “cụ Bùi (Bùi Bằng Đoàn)” – cũng “bị tai biến mạch máu não” từ 1947, rồi chết 1955?

“Ngày 19/4/1947, trong lúc Hội đồng Chính phủ họp ở Mỏ Giác, châu Tự Do, Bác Hồ thoáng thấy vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt cụ Bùi Bằng Đoàn. Bệnh cũ tái phát, cụ phải đặt tay lên đầu gối để chống đỡ. Thấy hiện tượng không bình thường ở cụ, Bác cho gọi bác sĩ tới khám bệnh ngay cho cụ…

Ngày 12/8/1948, vừa đi dự Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 về, Bác nhận tin cụ bị tai biến mạch máu não. Bác liền cử ngay...” (Từ vị quan thanh liêm trong triều đình phong kiến trở thành Chủ tịch Quốc hội.)

3.4 Vì sao gia đình cụ Bùi – 4 trí thức lớn đều chết 1947 – 1949?

“Khoa thi năm Bính Ngọ 1906, ba anh em Bùi Bằng Phấn, Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn đều ứng thí. Kết quả, Bùi Bằng Phấn đỗ Tú tài, còn Bùi Bằng Thuận và Bùi Bằng Đoàn cùng đỗ Cử nhân. Ba anh em được mệnh danh là Hà Đông tam bằng.” (nt)

“Ông Quân chỉ vào những bức ảnh và một vài hiện vật, kể tiếp cho chúng tôi: Trong những ngày cuối năm 1946, chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến, các cơ quan nhà nước lần lượt sơ tán về Liên Bạt, trước khi rút lên Việt Bắc. Ngôi nhà riêng của cụ Đoàn trở thành trụ sở của Ban Thường vụ Quốc hội.… Anh Bùi Nghĩa - con trai út của cụ Đoàn làm thư ký riêng cho cha mình. Tại nhà của cụ Bùi Bằng Thuận - anh ruột cụ Đoàn, gần đó là nơi sơ tán của báo Sự thật, do đồng chí Trường Chinh phụ trách. Thỉnh thoảng đồng chí Trường Chinh ghé thăm cụ Đoàn và có quà tặng cụ Trần Thị Đức - phu nhân của cụ Đoàn.” (Bùi Bằng Đoàn – Người trí thức đồng hành cùng dân tộc | Báo Công An nhân dân.)

“Ngày 12/8/1948, vừa đi dự Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 về, Bác nhận tin cụ bị tai biến mạch máu não. Bác liền cử ngay đồng chí Phan Mỹ – Chánh Văn phòng Chủ tịch phủ và bác sĩ riêng Lê Văn Chánh đến kiểm tra trực tiếp bệnh tình của cụ. Xét thấy ở An toàn khu không có đủ thuốc men, Bác Hồ quyết định chuyển cụ về quê, ở gần Hà Nội để có điều kiện chữa trị.

Khi về gần đến nhà thì gặp lính Pháp đang càn quét ở Vân Đình, cụ phải lánh đi. Lúc đó, một mình cụ bà Trần Thị Đức ở nhà, đang cất giấu tài liệu của Quốc hội và của Đảng thì bị giặc Pháp ập vào bắn chết. Trong những ngày ấy, tình trạng sức khỏe của cụ Bùi Bằng Đoàn rất yếu nên mọi người không cho cụ hay chuyện này. Mãi tới năm 1955, khi về thăm nhà, mọi người mới cho cụ biết.” (Từ vị quan thanh liêm...)

“Con cả là Bùi Bằng Phấn (1882 - 1949): …

Con thứ là Bùi Bằng Thuận (1883 - 1947):…

Con thứ ba là Bùi Bằng Đoàn (1889 - 1955):…” (16. Văn chỉ làng Liên Bạt Trù và truyền thống hiếu học, khoa bảng ...)

4. Khi csvn thắng lợi thì tầng lớp trí thức bị mất đi.

Theo giáo sư Chu Hảo: “"Tầng lớp trí thức theo định nghĩa mà tôi hiểu chưa hình thành ở Việt Nam từ sau năm 1954 và sau năm 1975 ở Miền Nam."

"Khả năng độc lập tư duy, khả năng dám bảo vệ chính kiến của mình, khả năng dự báo và tạo ra dư luận lành mạnh trong xã hội chưa có nhiều. Và đó là điều đáng thất vọng."” (BBC Vietnamese - Việt Nam - Đảng 'cần lắng nghe trí thức')

16/11/2017

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.