Phạm Ngọc Hưng - Chiến dịch dán nhãn tâm thần cho ông Vũ



Một trong những bài báo PR cho bà Diệp Thảo.
Đọc bài PR của TNI xong, tôi hình dung rằng có một công ty nghiên cứu thị trường được gọi đến giao nhiệm vụ trả lời câu hỏi "Tại sao NTD không chịu chuyển từ G7 sang King Coffee?" và đáp án là " Người tiêu dùng chỉ nhớ G7 gắn với tên Vũ Trung Nguyên mà thôi, nên muốn bán được phải sang tên".

Thế nên, bài báo về mối tình trong mơ Vũ-Thảo chỉ nhằm thuyết phục rằng Vũ không thể nên nỗi gì nếu thiếu Thảo, và nay giá trị tên tuổi của cặp đôi lý tưởng đó cần được chuyển sang cho Thảo, với lý do Vũ đã "biến đổi tâm lý sau 49 ngày nhịn ăn".

Từ đây TNI với Diệp Thảo là linh hồn sẽ thay thế cho cái tên Trung Nguyên, còn Đặng Lê Nguyên Vũ bị dán nhãn "thằng điên" và sẽ bị đẩy vào quên lãng.

Đấy là business.

29.03.2018


Sức lan tỏa của tút “Lá cải & lá ngón” của chị Kim Hạnh bảo đảm rằng campaign Ngôn tình Vũ-Thảo bị dội ngược và backfired.

Và, dẫu phải công nhận rằng agency của TNI rất chuyên nghiệp, thể hiện qua bài PR viết khéo, nhưng đến đây có thể nhận xét rằng họ đang áp dụng kỹ thuật PR một chiều của báo in vào thời đại tương tác của phây.

Xét về kỹ thuật, đỉnh cao của PR tương tác là news cycle design, trong đó người thiết kế phải dự báo được phản hồi của công chúng và từng bước cung cấp thông tin để đưa dòng dư luận đến đích mong muốn.

Nhưng cũng cần nói rằng, thiết kế của một news cycle thành công phải đặt trên cơ sở coi trọng ý thức công bằng của công chúng, và vì thế, phải có mục tiêu “lành mạnh”, lý do thuyết phục hay và lập luận vững chắc.

Điều cuối cùng, sau vụ này tôi tin rằng Trung Nguyên sẽ sống sót và sống khoẻ, còn chị Diệp Thảo e là khó khăn - tôi không lý giải được tại sao chị dùng đến đòn cuối sớm như vậy?

P/S: Ai muốn biết news cycle designthế nào là hay, cứ theo dõi cô Stormy bên Mỹ.

Cô ấy là bậc thầy.

30.03.2018


Một chiếc áo chemise nam gắn mác An Phước được người tiêu dùng mua với giá 500 ngàn đồng, nhưng cũng chiếc áo đó gán mác Pierre Cardin thì người tiêu dùng đồng ý trả tới một triệu rưỡi.

Khoảng giá một triệu tăng thêm đó là minh họa dễ hiểu nhất về giá trị biểu kiến của thương hiệu (brand equity).

Brand equity không chỉ thể hiện qua giá bán cao hơn, mà còn qua các mặt khác như lòng trung thành, cảm nhận về chất lượng, sự khác biệt, mức độ nhận biết...

Với thương hiệu khởi nghiệp mà thành như Trung Nguyên, thì equity chủ yếu gắn với người sáng lập là Đặng Lê Nguyên Vũ.

Equity của tên Đặng Lê Nguyên Vũ thể hiện qua vai trò cung cấp sự tin tưởng và trung thành của nhãn mẹ cho nhãn con Trung Nguyên và sản phẩm cà phê hòa tan G7.

Chiến dịch dán nhãn “tâm thần”cho ông Vũ, đồng thời đưa bà Thảo vào vị trí hứng lấy đồng cảm của công chúng, vì thế có bản chất là một hành động chuyển nhượng giá trị thương hiệu (equity transfer).

Bởi lẽ vụ chuyển nhượng này không được sự đồng ý của ông Vũ, lại có vẻ bịa chuyện “biến đổi tâm lý”, nên có dấu hiệu là một vụ rút ruột giá trị thương hiệu bất hợp pháp.

Nếu ý đồ thành công, thì cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ chỉ còn là một cái xác.

Đấy là lý do mà tựa đề “lá ngón”mà chị Kim Hạnh đặt cho chiến dịch ngôn tình là chuẩn xác.

(Cắt nghĩa vụ việc rõ hơn theo yêu cầu của một bạn).

FB PHẠM NGỌC HƯNG 30.03.2018 (Tựa do Thụy My tạm đặt)

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.