Thành tựu của Campuchia là nỗi hổ thẹn của Việt Nam Xã Nghĩa

Le Nguyen (Danlambao) - Năm 1979 nhân danh làm nghĩa vụ quốc tế, nhân danh “phản công tự vệ,” đảng cộng sản Việt Nam xua quân vượt biên giới tiến công đánh đuổi chế độ diệt chủng Khmer đỏ do hung thần Pol Pot “con đẻ” của Tàu Cộng lãnh đạo, dựng lên nhà nước bù nhìn Miên Cộng, có tên gọi là Hội Đồng Nhân Dân do Heng Samrin làm chủ tịch. Sau hơn 10 năm chiếm đóng xứ Chùa tháp, thông qua trung gian dàn xếp của cơ chế liên hiệp quốc, với hai “nhân vật” chủ chốt là Việt Cộng-Tàu Cộng thủ diễn. Cuối cùng để tránh sa lầy không lối thoát, Việt Cộng đồng ý rút quân về nước nhưng cũng không quên cài cắm khá đông tay chân nằm lại hoạt động điệp báo ở bên trong lẫn bên ngoài chính phủ Campuchia.

Việc Việt Cộng thỏa thuận rút quân về nước và ủng hộ giải pháp thành lập chính phủ Campuchia hậu cộng sản với đa thành phần, khuynh hướng chính trị tham gia, là một phần trong nội dung thảo luận, dàn xếp của Hội nghị Thành Đô diễn ra vào tháng 05/1990. Thế nhưng mãi đến tháng 05/1993 chính phủ đa thành phần của Vương Quốc Campuchia gồm: Quốc Vương Norodom Sihanouk; đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Hun Sen; đảng bảo hoàng (FUNCIPEC) của Norodom Ranariddh; đảng Sam Raisy (SRP) của Sam Rainsy... thì chính phủ đa thành phần của Campuchia mới bước đầu thành hình sau cuộc tổng tuyển cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức và giám sát. 

Kể từ đó Hun Sen thủ lãnh của đảng Nhân Dân Campuchia, đương kim thủ tướng nhiều nhiệm kỳ đầy quyền lực hiện nay, là một trong những quân cờ được Việt Cộng hậu thuẫn mạnh mẽ làm mưa làm gió trên chính trường xứ chùa tháp nhiều chục năm qua. Có thể nói rằng không có cộng sản Việt Nam làm “xiếc” sau hậu trường chính trị Campuchia thì không có nhân vật “bí ẩn” Hun Sen ngày nay. 

Với chính thể Quân chủ Đại nghị (*) tức là chính trị dân chủ trong thể chế quân chủ, có đa đảng, có nhiều đảng tham chính nên thủ tướng Hun Sen, lãnh đạo tối cao của đảng Nhân Dân Campuchia theo thời gian thực hiện chính trị dân chủ trong thể chế quân chủ dần dần hoàn chỉnh. Do đó thủ tướng Hun Sen không còn tự tung tự tác, không thể tự ý làm theo ý chí độc tài cá nhân, không thể độc quyền quyền lực như thời gian đầu cầm quyền, lúc đất nước Campuchia còn trong vòng hỗn loạn của nhiều phe phái và bị sự chi phối, chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. 

Ngày nay Vương Quốc Campuchia với cơ chế tam quyền phân lập, có sinh hoạt đa đảng, có báo chí tư nhân và luật pháp ngày càng hoàn thiện nên thủ tướng Hun Sen – con đẻ của Việt Cộng không thể tùy tiện đứng trên, đứng ngoài luật pháp, chống lại ý chí của toàn dân. Hun Sen cũng không thể đại diện đảng Nhân Dân Campuchia đi đêm, tự ý ký kết nhượng đất liền, nhượng biển đảo để trả công cho quan thầy Việt Nam như đảng cộng sản Việt tự tiện đàm phán, ký kết hiệp ước bí mật dâng đất, dâng biển cho đảng cộng sản Tàu. Hiện nay cá nhân Hun Sen dù có muốn cũng không thể làm theo đòi hỏi của “thế lực” hậu thuẫn đưa ông ta lên làm lãnh đạo đất nước Campuchia như cộng đảng Tàu đòi hỏi các lãnh đạo cộng đảng Việt phải phục tùng, phải thực hiện theo ý đồ của mẫu quốc Tàu khi được sắp xếp vào vị trí lãnh đạo.

Với cơ chế sinh hoạt chính trị dân chủ đa nguyên đa đảng, điều hành kinh tế, xã hội bằng luật pháp đi vào thực tiễn đời sống. Chính trị Campuchia dù còn ít nhiều hạn chế nhưng cộng sản Việt Nam dù có xây dựng củng cố cơ sở điệp báo cũ, mở rộng hoạt động đặc tình mới dưới vỏ bọc chuyên gia, doanh nhân, nhà đầu tư... trên xứ Chùa Tháp, vẫn không thể chi phối, ảnh hưởng nhiều vào cơ chế vận hành chính thể dân chủ, sinh hoạt chính trị đa nguyên, đa đảng ngày càng hoàn thiện của Vương Quốc Campuchia.

Cụ thể là quyền lực tuyệt đối của tên độc tài cộng sản Hun Sen trong những năm đầu xây dựng quyền lực nhà nước trên “nòng súng” ngày càng bị hạn chế lẫn bị kiềm chế bởi luật pháp, hiến pháp cùng với cặp mắt quan sát, giám sát sát sao của các thế lực chính trị đối lập trong nội tình chính trị Campuchia. 

Không ai có thể phủ nhận, thiết chế chính trị dân chủ trong thể chế quân chủ của Campuchia, dù chưa hoàn hảo nhưng vẫn có khả năng từng bước đẩy lùi tiêu cực tồn tại trong cơ cấu vận hành nhà nước. Và cơ chế dân chủ thực chất chính là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững đi vào chiều sâu phẩm chất con người cũng như đạt hiệu quả cao trên nhiều phương diện cuộc sống. 

Hơn hai mươi năm Vương Quốc Campuchia nằm dưới sự thao túng chính trị của tên “cựu” cộng sản, độc tài Hun Sen nhưng Campuchia với thiết chế dân chủ đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập, có báo chí tự do... nên các quyền con người, quyền dân sự, quyền chính trị căn bản của người dân Campuchia ngày càng hoàn thiện đi vào thực tiễn cuộc sống và đối với ai có theo dõi tình hình chính trị Campuchia cũng đều có thể thấy được. 

Chẳng hạn như người dân Campuchia có báo chí tư nhân, không phải nằm dưới sự chỉ đạo của tuyên giáo, không phải làm theo “lệnh lạc” của bộ thông tin truyền thông và người dân có cơ hội nói lên tiếng nói của mình mà không phải bị nói theo chủ trương, đường lối của đảng, nhà nước như Việt Nam. 

Sự khác biệt của chính trị Campuchia với Việt Nam là dù người dân có nói khác tiếng nói của đảng cầm quyền nhưng chẳng có người dân nào bị áp đặt, gán ghép tội lợi dụng quyền tự do dân chủ: “...Phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc... Tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý... Nói xấu lãnh đạo... Chống phá nhà nước... Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân...” như ở Việt Nam. Điểm khác biệt khác nữa là người dân Campuchia có rời nơi cư trú, thay đổi chỗ ở cũng không cần phải trình báo xin giấy tạm trú, tạm vắng như người dân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

Từ việc bảo vệ, tôn trọng quyền tự do, quyền con người căn bản mà mỗi người sinh ra đều được hưởng nên xứ Chùa Tháp đã bước, từng bước vững chắc đi lên con đường xây dựng, phát triển đất nước theo hướng văn minh của loài người tiến bộ và đã đạt được một số thành tựu làm cho người dân Campuchia có cơ sở tự hào, hãnh diện với người dân Việt Nam như:

Về mặt tham nhũng tiêu cực, Campuchia ngày càng tốt hơn, nó không trở thành nghiêm trọng và không thể ngăn chận đẩy lùi như ở Việt Nam. Ở Campuchia không có phong bao, phong bì phổ biến trong nhà thương, trường học, cơ quan công quyền... và cũng không thấy cảnh sát giao thông cùng với các cơ quan không chuyên trách nhập nhằng, tùy tiện chặn xe thu tiền mãi lộ lộ liễu như ở Việt Nam. 

Nhất là không ai thấy các quan chức tham nhũng táo tợn, liều lĩnh thách thức luật pháp, sử dụng đồng tiền phạm pháp vào các trò chơi ngông như phô diễn biệt thự siêu bự, xe siêu hiếm, du thuyền siêu sang, chân dài siêu mẫu... như quan chức Việt Nam và quan chức tham nhũng Việt Nam không ai bị làm sao cả, dù luật pháp có quy định tử hình cho những kẻ phạm tội tham nhũng!

Về mặt cuộc sống kinh tế, xã hội của người dân Campuchia ngày càng đi vào ổn định theo chuẩn mực sống của các nước văn minh. Cụ thể như người dân Campuchia vẫn còn nghèo hơn dân Việt Nam nhưng có ý thức cao, không làm xấu mặt đất nước họ và nhà nước Campuchia, không cần phải treo khẩu hiệu đỏ rực trời mang nội dung “...Sống, làm việc theo luật pháp và hiến pháp... Học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh... Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Xây dựng nếp sống văn minh...” nhưng người dân Campuchia trên tầm nhìn tổng thể có ý thức kiểm soát hành vi cao hơn người dân xã nghĩa Việt Nam.

Có lẽ ai cũng thấy, dù người dân Campuchia không được “giáo dục” bằng khẩu hiệu đường phố tận tình như Việt nam nhưng người dân nghèo buôn thúng bán bưng, những người dân lao động chân tay, lao động trí óc, những người làm dịch vụ, kinh doanh liên quan đến ngành nghề du lịch của Campuchia tổ chức rất quy củ theo chuẩn mực văn minh ở các điểm du lịch, vui chơi giải trí có khách nước ngoài lẫn bản xứ đến tham quan. Họ không chèo kéo, chửi bới, giành giật, lừa đánh tráo, chặt chém khách du lịch và có ý thức tôn trọng quy định luật pháp hơn hẳn Việt Nam thời xã nghĩa.

Từ nền tảng tự do của thiết chế chính trị dân chủ sản sinh con người Campuchia có phẩm chất của loài người văn minh như vừa kể đã giúp cho xứ Chùa Tháp xây dựng phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đi vào chiều sâu và đã gặt hái một số thành quả vượt mặt Việt Nam xã nghĩa. Dù thời khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình chính trị đi vào vận hành xây dựng, phát triển đất nước Campuchia, tính tổng cộng chỉ độ vào khoảng 15 năm trở lại đây nhưng họ đã đạt được thành quả hơn hẳn Việt Nam xã nghĩa như:

Campuchia đã chế tạo được xe hơi có tên gọi Angkor 333 Model 2003 do Nhean Phaloek kỹ sư kiêm nhà phát minh, tạo mẫu không qua trường lớp chế tạo và được hoàn chỉnh với mẫu mã xe Angkor EV 2014 chạy năng lượng điện trông đẹp mắt, hiện đại có nhiều tính năng tự động như các công ty sản xuất xe hơi lâu đời của Âu châu, Mỹ, Nhật. 

Chiếc xe "Angkor EV 2014" tại buổi lễ ra mắt ở tỉnh Kandal ngày 14/2. (AFP/TTXVN)

Campuchia cũng đã gặt hái được thành công ngoạn mục về nghệ thuật điện ảnh với cuốn phim Missing Picture của Ritthy Panh, là nạn nhân sống sót trong thời kỳ diệt chủng của Khmer đỏ được đề cử giải Oscar, một giải thưởng điện ảnh danh giá của Viện Hàn lâm Khoa học - Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ và Missing Picture cũng chiếm giải Cành cọ vàng ở Liên hoan phim Cannes, Pháp Quốc năm 2013. Bản thân Rittthy Panh cũng đã nhận được giải nhà làm phim Á Châu của năm 2013 ở liên quan phim Busan, Hàn Quốc.

Một cảnh trong phim "Bức ảnh thất lạc" của đạo diễn Ritthy Panh..

Ngoài ra Campuchia cũng đang lên kế hoạch tạo thương hiệu cho các mặt hàng nông sản cùng chủng loại với Việt Nam như gạo, cà phê, tiêu, hột điều, cao su... đổ bộ vào các nước dân chủ giàu mạnh, là thị trường đã làm giàu cho Trung Cộng, là nơi Việt Cộng than phiền có nhiều rào cản vô hình lẫn hữu hình chống lại Việt Nam. Và rào cản vô hình, hữu hình là lý do để Việt Cộng “tuyên truyền” phải ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nếu không Trung Cộng đóng cửa biên giới là kinh tế tắt thở, không biết phải giải quyết nông sản nói riêng, kinh tế nói chung ra sao?

Thành tựu ấn tượng của Vương Quốc Campuchia là người dân được tự do xuống đường biểu tình chống cướp đất của bất cứ thế lực nào chống lại lợi ích của họ nên Campuchia đã ngăn chận được làn sóng dân oan khiếu kiện đông người tràn lan năm này qua năm khác như ở Việt Nam. Người dân Campuchia cũng được quyền biểu tình phản đối các nhóm lợi ích phá rừng bừa bãi, tàn phá môi sinh ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, của các sinh vật và không người dân nào bị mời lên trụ sở công an tra hỏi, dọa nạt cũng như cắt cử công an thường phục lẫn sắc phục canh cửa ngày đêm như ở Việt Nam! 

Cuối cùng thành tựu ấn tượng mới nhất là việc người dân Campuchia đấu tranh quyết liệt đến độ xung đột bạo lực ở những điểm phân định biên giới Tây Nam. Phản ứng của người dân buộc chính phủ Hun Sen phải dừng cấm cột móc Việt Nam – Campuchia, phải trưng ra hiệp ước, bản đồ phân định biên giới với Việt Nam cùng với bản đồ Quốc Vương Norodom Sihanouk đệ nạp lên Liên Hiệp Quốc và các bản đồ trong các kho lưu trữ đáng tin cậy của Pháp, Hoa Kỳ... để tham chiếu, để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.

Việc chính phủ Hun Sen cung cấp thông tin để cho người dân có cơ sở đối chiếu, tham khảo xem thủ tướng Hun Sen có nhượng đất để đổi lấy sự hậu thuẫn của Việt Nam hay không cũng là hình thức công khai, minh bạch của nhà nước, của đảng cầm quyền trong cơ chế chính trị dân chủ?

Tương tự với vụ việc phân định, cấm móc biên giới, người dân Campuchia được thể hiện quyền làm chủ, quyền xuống đường phản đối buộc chính phủ phải cho người dân biết những gì họ muốn biết, muốn kiểm tra và việc biểu tình phản đối mạnh mẽ của người dân Campuchia, không ai bị gán ghép lợi dụng quyền tự do dân chủ hoặc cho là bị các thế lực thù địch kích động chống phá chính sách ngoại giao mềm dẻo của nhà nước Campuchia như đảng, nhà nước xã nghĩa “dân chủ vạn lần hơn” đối xử với người dân Việt Nam - những người dân muốn biết nội dung hiệp định biên giới, hội nghị Thành Đô, xuống đường phản đối hành động xâm lược của trung Cộng...

Tóm lại, những thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... của Vương Quốc Campuchia được trưng dẫn sơ lược trong bài viết này không phải là thông tin thành tựu sốt dẻo của xứ Chùa Tháp vượt qua Việt Nam. Thành tựu mới nhất của Campuchia là tăng trưởng GDP 7.5% năm 2015, vượt mức 7.0% do ngân hàng thế giới (world bank) dự đoán, trong lúc Việt Nam vẫn còn loay hoay tìm giải pháp trong vũng lầy khủng hoảng toàn diện không lối thoát.

(Đón đọc số tới để thấy nguyên nhân làm nên sự khác biệt giữa Campuchia với Việt Nam.)

19/8/2015


_____________________________________

Chú thích:

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.