Phân tích và bình luận Quy tắc 9.2 Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

     Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Luật sư được xác định là một chức danh trong hệ thống các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, được công nhận theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp lý độc lập, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước Tòa án, các cơ quan nhà nước và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Nghề luật sư là nghề đặc việt, bởi khi hành nghề trách nhiệm nghề nghiệp của luạt sư không chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật mà còn phải tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

     Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định những chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong hành nghề và lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của luật sư. Trong quá trình hành nghề, luật sư gặp phải nhiều tình huống, rất nhiều mối quan hệ mà pháp luật không thể quy định hết hoặc không cần thiết phải quy định. Mỗi luật sư phải lấy đó làm chuẩn mực cho sự tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội. Ứng xử trong nghề nghiệp luật sư là sự lựa chọn hành vi xử sự của luật sư thể hiện thái độ, hành động thích hợp của luật sư phát sinh trong hoạt động hành nghề của luật sư, giữa luật sư với các chủ thể khác hoạt hoạt động nghề nghiệp theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, nếu vi phạm luật sư có thể bị dư luật trong nghề lên án, phê phán hoặc bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư.

     Trong các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư thì quy tắc nhận vụ việc của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Nhận vụ việc của khách hàng là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ pháp luật giữa luật sư và khách hàng. Trên thực tế, đây là giai đoạn đầu tiên khách hàng và luật sư tiếp túc với nhau. Trong đó luật sư, trước hết phải thực hiện trách nhiệm xã hội – nghề nghiệp của mình. Dưới góc độ đạo đức, luật sư không phân việt đối xử về giới tính, dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, tuổi tác, khuyết tật, tình trạng tài sản,… khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng. Giống như ngành y, bác sĩ phải cứu người, khách hàng đến với luật sư nhờ cung cấp dịch vụ pháp lý để cứu chữa con bệnh “pháp lý”.

     Trong khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng, luật sư tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng, chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Luật sư giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư về phạm vi hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ, quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng.

     Khi thực hiện vụ việc của khách hàng, luật sư phải thực hiện theo những quy tắc nhất định như luật sư chủ động tích cực giải quyết vị việc của khách hàng và thông báo tiến trình giải quyết vụ việc để khách hàng biết và trong khi thực hiện thì luật sư không coi tiền bạc, lợi ích vật chất là mục tiêu duy nhất của hành nghề luật sư.
Và ngoài việc luật sư có quyền từ chối vụ việc của khách hàng trong những trường hợp quy định thì khi đã tiếp nhận vụ việc của khách hàng rồi thì luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

     Thứ nhất, khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề hoặc trái đạo đức, trái pháp luật.
Nếu yêu cầu của khách hàng không có căn cứ, vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì luật sư phải từ chối nhận yêu cầu của khách hàng. Nếu luật sư biết rằng khách hàng chờ đợi ở luật sư một sự giúp đỡ để làm một việc bất hợp pháp, luật sư phải nói rõ cho khách hàng giới hạn đạo đức mà nghề luật sư cho phép. Nhiều lúc khách hàng cứ nghĩ có tiền thì yêu cầu luật sư làm gì cũng được và đã yêu cầu những việc nằm ngoài phạm vi hành nghề của luật sư. Luật sư chỉ làm những yêu cầu phù hợp trong phạm vi mình có thể làm để đảm bảo đúng những quy tắc đạo đức và ứng xử trong nghề nghiệp của mình và thực hiện tốt nhất vụ việc được tiếp nhận từ khách hàng.

     Ông Nguyễn Văn A đến tìm văn phòng luật sư B để tư vấn. Sau khi bàn bạc đã ký kết hợp đồng dịch vụ để văn phòng luật sư B, cụ thể là luật sư C thuộc văn phòng luật sư B sẽ tư vấn thường xuyên các vấn đề pháp lý lien quan đến công ty do ông A làm chủ và sẽ đứng ra đại diện cho công ty  nếu xảy ra tranh chấp với các bên. Trong quá trình tư vấn, thì ông A có đề nghị luật sư C tư vấn và thực hiện cho công ty để công ty có thể trốn thuế. Nhưng luật sư C đã từ chối tiếp tục tư vấn pháp lý cho công ty của ông A, do yêu cầu  mới của ông A trái pháp luật 

     Điều tối kỵ nhất với luật sư là làm những việc trái đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội và đặc biệt là trái pháp luật. Luật sư dùng pháp luật để bảo vệ cho lẽ phải bảo vệ cho thân chủ của mình, chứ không được vi phạm pháp luật làm những điều sai trái để bảo vệ cho thân chủ hoặc thực hiện những yêu cầu của khách hàng. Luật sư phải từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng nếu việc chấp nhận yêu cầu của khách hàng có thể dẫn luật sư đến một hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm những quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Không phải làm tất cả mọi điều để bảo vệ, đem lại những điều tốt nhất cho thân chủ, mà là những việc đó phải trong một khuôn khổ nhất định, không trái pháp luật, không trái đạo đức


     Thứ hai, khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục.

      Khi tiếp nhận một vụ việc của khách hàng, qua thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật có liên quan, luật sư đã đưa ra những ý kiến tư vấn, những định hướng, những việc làm nên làm hiện tại và tiếp theo đối với khách hàng, nhưng vì lý do nào đó, có thể khách hàng không chấp nhận thực tế đó hoặc không tin tưởng vào luật sư mà vẫn hương theo niềm tin nội tâm của mình mà không thực hiện theo những ý kiến tư vấn của luật sư. Như vậy có có sự xung đột về quan điểm giữa khách hàng với luật sư tuy là luật sư đã giải thích tận tình, đưa ra những tư vấn phù hợp với việc giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức nên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, nên luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc mà đã nhận của khách hàng.

     Luật sư có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp vào tất cả mọi thời điểm. Vì vậy, nếu các yêu cầu của khách hàng có thể dẫn đến việc luật sư vi phạm những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp thì luật sư phải từ chối tiếp tục thực hiện, ngay cả khi vì quyền lợi tốt nhất của khách hàng, luật sư cũng không được vi phạm những quy định này. Luật sư có thể tiếp tục công việc nếu khách hàng thay đổi yêu cầu của mình. Nếu khách hàng đã giao vụ việc của mình cho luật sư thì phải tin tưởng luật sư, và chấp nhận ý kiến của luật sư để mọi việc được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả.

     Luật sư A bảo vệ cho bị cáo B, người bị khởi tố về tội Tham ô tài sản tại điều 278 BLHS. Qua nghiên cứu hồ sơ luật sư nhận thấy các tình tiết của vụ án cho thấy bị cáo B phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tại sản (Điều 280 BLHS) với khung hình phạt nhẹ. Thế nhưng do bị cáo cho là mình không có tội và không chấp nhận ý kiến tư vấn của luật sư và do bị cáo làm phó chủ tịch huyện có quen biết với nhiều người có chức nên ông tin rằng với mối quan hệ của mình thì mình sẽ được xử vô tội. Sau nhiều lần khuyên răn và giảng giải nhưng bị cáo B vẫn không nghe nên Luật sư A quyết định từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc này và thành lý hợp đồng dịch vụ pháp lý.

     Thứ ba, khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể khỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư.
Khi nhận vụ việc của khách hàng, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Việc nhận vụ việc của khách hàng trải qua quá trình trao đổi giữa khách hàng và luật sư để đi đến có nhận dịch vụ hay không. Việc nhận dịch vụ được hoàn tất bằng việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ pháp lý vừa là nghĩa vụ đạo đức của luật sư. Và trong hợp đồng dịch vụ pháp lý luật sư không những cần xác định rõ các quyền, nghĩa vụ của hai bên trong vụ, việc mà còn thể hiện được trách nhiệm đạo đức của luật sư trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. 

     Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, đó là những cam kết thể hiện đầy đủ, minh bạch các quyền, nghĩa vụ của cả hai bên. Nếu khách hàng vi phạm một trong các cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đó , thì hai bên có thể ngồi lại để bàn bạc thỏa thuận lại. Nếu không thỏa thuận được mà quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại mà nguyên nhân dẫn tới sự vi phạm đó không phải là lỗi của luật sư thì luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc mà đã nhận từ khách hàng. Do đây là vi phạm của khách hàng không những làm ảnh hưởng đến thỏa thuận, đến hợp đồng pháp lý, đến mối quan hệ của hai bên mà còn ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện vụ việc, gây gián đoạn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trong không lường hết được. 

      Khách hàng A là nguyên đơn trong vụ kiện chia thừa kế nhờ luật sư K bảo vệ tại phiên tòa sơ thẩm. Để thu thập chứng cứ luật sư K đã thống báo cho bà A về việc mình sẽ gặp gỡ ông B là nguyên đơn và bà C là người có quyền lợi lien quan đến vụ án để xác minh về di sản và nguồn gốc  tài sản thừa kế. Một lần phát hiện luật sư K đang ngồi uống nuớc và nói chuyện rất vui vẻ với bà C, khách hàng A nghi ngờ luật sư K có quan hệ “không tốt” với C và đã yêu cầu luật sư K chấm dứt quan hệ với bà C. Luật sư K có giải thích việc gặp bà C vì lý do công việc và đã thông báo trước cho khách hàng A nhưng khách hàng A vẫn bảo lưu quan điểm của mình và suy diễn rằng việc quan hệ cá nhân quá thân mật với C có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Bởi bà C và ông B có quan hệ rất gần gũi nhau lại cùng một phe. Quan hệ của hai bên xấu đi và luật sư A dã từ chối tiếp tục thwucj hiện công việc theo hợp đồng, đề nghị khách hàng K đến thanh lý hợp đồng dịch vụ nhưng khách hàng K lại không đồng ý vì lý do chưa tìm được luật sư giỏi như luật sư A. Việc từ chối tiếp tục thực hiện dịch vụ của A trong trường hợp trên đây là có căn cứ tại vì khách hàng A đã không tin tưởng luật sư K và đã có những yêu cầu không hợp lý, vi phạm những cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

    Thứ tư, có sự đe dọa hoặc áp lực nào khác về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người thứ ba buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

     Tiến hành làm tốt nhất vụ việc được khách hàng giao phó là điều đương nhiên luật sư phải thực hiện. Nhưng nếu trong quá trình thực hiện khách hàng lại bằng vật chất hoặc tinh thần đe dọa hoặc gây áp lực gây khó dễ cho luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới tiến trình thực hiện vụ án, làm cho mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng trở nên căng thẳng, sẽ không có lợi cho bất kỳ bên nào cả.

      Luật sư có thể chấn dứt thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý nếu khách hàng buộc luật sư phải làm một việc mà luật sư tin rằng việc đó phạm pháp hoặc gian dối. Luật sư cũng được phép chấm dứt thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý nếu các dịch vụ của luật sư vị lợi dụng ngay cả khi việc lợi dụng này gây tổn hại cho khách hàng, Luật sư cũng có thể chấm dứt thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý nếu khách hàng muốn làm một việc có mục đích xấu xa.

      Một luật sư không được ngừng tiến hành vụ việc cho khách hàng trừ khi có lý do chính đáng và phải gửi thông báo đúng lúc việc này cho khách hàng. Những lý do đó chính đáng có thể là khi yêu cầu của khách hàng dẫn luật sư tới chỗ vi phạm những quy tắc về đạo đức hoặc có bất đồng lớn giữa họ về lòng tin hay sự tín nhiệm.

    Thứ năm, khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiệm trọng đạo đức xã hội.

     Luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý đang đảm nhận vụ việc có cơ sở tin rằng, khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội. Luật sư dùng pháp luật, dùng kỹ năng nghề nghiệp của mình để thực hiện vụ việc cho khách hàng nhằm đạt được kết quả nhưng kết quả này phải thu được một cách hợp pháp. Luật sư bảo vệ những cái đúng, thực hiện theo đúng pháp luật, nên khách hàng không thể sử dụng dịch vụ pháp lý này nhằm những mục đích xấu đặc biệt là để thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiệm trọng đạo đức xã hội, như thế sẽ làm xấu đi hình ảnh và uy tín của luật sư, là trái pháp luật, vi phạm đạo đức.

      Công ty TNHH A ký hộ đồng dịch vụ pháp lý với luật sư Phạm Văn B thuộc văn phòng luật sư C để thẩm tra các hợp đồng ký kết với các  khách hàng của A. là doanh nghiệp lớn nên các hợp đồng đã xây dựng các điều khoản có lợi cho doanh nghiệp A và bất lợi cho các khách hàng. Luật sư đã chỉnh sửa lại các điều khoản của hợp đồng để đảm bảo sự hợp pháp và sự công bằng giữa các bên. Doanh nghiệp A đã không đồng ý với sự chỉnh sửa trên và vẫn sử dụng dự thảo hợp đồng của mình, đồng thời từ chối thanh toán phần tiền còn lại theo hợp đồng đã ký kết, lấy lý do chất lượng thẩm định của luật sư không tốt, không bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp A. Nếu muốn được thanh toán phần tiền còn lại, luật sư B phải chỉnh sửa lại ý kiến của mình theo ý của Công ty A. Luật sư B đã từ chối thực hiện yêu cầu thanh toán phần tiền còn lại vì cho rằng mình đã thực hiện xong nghĩa vụ. Việc từ chối này là hoàn toàn có căn cứ vì khách hàng muốn sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiệm trọng đạo đức xã hội nên luật có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc này.

     Thứ sáu, có căn cứ xác định khách hàng đã cố ý lừa dối luật sư.

    Khi đã ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý thì hai bên phải tin tưởng nhau, khi khách hàng đã nhờ tới luật sư để tiến hành giải quyết vụ việc của mình thì khách hàng phải tuyệt đối tin tưởng và thành thật với luật sư. Cung cấp những giấy tờ và thông tin cần thiết để luật sư tiến hành một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Nhưng nếu khách hàng đã cố ý lừa dối luật sư, không cung cấp thông tin hồ sơ đúng sự thật, mặc dù luật sư đã nhận vụ việc này những nếu luật sư có đủ căn cứ xác định khách hàng đã cố ý lừa dối thì luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc này.

     Thứ bảy, phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định mà luật sư được quyền từ chối.

     Khi Luật sư đã tiếp nhận vụ việc nhưng nhận thấy mình không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc thì luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc hoặc khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích các nhân làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư và quyền lợi hợp pháp của khách hàng hoặc có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giải hoặc yêu cầu của khách hàng không có cơ sở, trái đạo đức, trái pháp luật hoặc có sự xung đột về lợi ích giữa các khách hàng nếu tiếp tục nhận vụ việc đó hoặc khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và nghề luật sư thì luật sư đề có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc đã nhận và giải thích rõ lý do cho khách hàng biết.

     Thứ tám, các trường hợp do quy định của pháp luật hoặc trường hợp bất khả kháng.

     Hiện nay pháp luật luật sư không có quy định cụ thể về các trường hợp bất khả kháng trong nghề luật sư. Vì vậy thế nào là bất khả kháng để luật sư có quyền từ chối vụ việc đã nhận. Luật sư từ chối vụ việc đã nhận của kahchs hàng khi trùng lịch xét xử không thể hoãn được phiên toàn, khi có công việc đột xuất của gia đình khi công tác nước ngoài theo sự phân công của Tổ chức hành nghề luật sư vv…. Có được coi là bất khả kháng hay không. Sự không cự thể của pháp luật đặt ra nghĩa vụ đạo đức của luật sư phải tự xác định để lựa chọn xử sự phù hợp khi rơi vào các trường hợp “bất khả kháng” từ đó luật sư xác định mình có quyền từ chối vụ việc đã nhận hay không. Các trường hợp “bất khả kháng” theo quy tắc này, theo quan điểm của chúng phải là các trường hợp luật sư không thể cung cấp được dịch vụ pháp lý,hoặc không thể cung cấp dịch vụ pháp lý chất lượng tốt trong khi luật sư rơi vào tình trạng không biết trước, không có nghĩa vụ phải viết trước các sự kiện xẩy ra mà khi gặp ohair nếu tiếp tục cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của khách hàng

     Nếu đang thực hiện vụ việc mà khách hàng giao cho, luật sư gặp phải tai nạn hoặc sự cố ngoài ý muốn hoặc những trường hợp bất khả kháng khác thì luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc đó.

     Chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư được quyết định bởi giai đoạn luật sư thực hiện vụ việc của khách hàng. Tuy nhiên, pháp luật không thể quy định cụ thể quyền và nghĩa cụ của luật sư trong giai đoạnh này. Mặc khác, chỉ có quy tắc đạo đức mới tác động có hiệu quả tới hành vi của luật sư trong giai đoạn này. Chính vì vậy cần có quy tắc đạo đức để điều chỉnh. Đối với khách hàng, khi đã ủy thác cho luật sư, họ rất tin tưởng vào luật sư nhưng nếu gặp phải những trường hợp như đã phân tích ở trên thì lỗi không phải do luật sư mà nó đã gây cản trở cho việc tiến hành thực hiện vụ việc nên luật sư có thể từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp đó.

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.