So sánh Quyền con người và Quyền công dân

So sánh Quyền con người và Quyền công dân

Tiêu chí
Quyền con người
Quyền công dân
Định nghĩa
Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người có từ lúc đã thành hình bào thai tới lúc đã chết đi và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
Dân quyền (hay Quyền công dân; Tiếng Anh: Citizenship) là tình trạng của một người được công nhận theo các điều kiện Pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch). Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào.
Mỗi một Quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân Quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Cơ sở pháp lý
Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779
Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.
Công ước về chính sách việc làm 1964
Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965
Công ước về quyền của những người khuyết tật về tâm thần 1971
Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979
Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984
Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia
Và các văn bản pháp lý Quốc tế khác
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Tư sản Pháp 1789.
Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.
Chủ thể
Tất cả những ai là con người, từ lúc bào thai đã thành hình, được sinh ra cho tới lúc đã chết đi.
Một bộ phận con người đủ các điều kiện Pháp lý được định sẵn trước đó. Những người có mối quan hệ gắn kết với một hoặc nhiều Quốc gia, được thể hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi người được Quốc gia đó quy định.

Bản chất
Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên khi có sự xung đột giữa quyền công dân và quyền con người, Pháp luật của một số Quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc…
Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại Quốc gia đó. Người được hưởng quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định Pháp lý trước đó.
Căn cứ phát sinh quyền
Từ lúc bào thai thành hình tới lúc đã chết đi
Quyền công dân xuất phát từ quyền con người. Quyền công dân bắt đầu có kể từ lúc người đó đáp ứng đủ điều kiện trở thành công dân của một Quốc gia, hay nói cách khác là người đó đã có Quốc tịch của Quốc gia mang Quốc tịch
Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền
Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực.
Chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất, và phụ thuộc và thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia đó.



No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.