Chuyện đất nước tôi

Ba thanh niên chém nhau loạn xạ giữa phố vì ghen

I. Vài nét về sinh hoạt xã hội thời Hồ Chí Minh

Hôm nay, tôi giới thiệu đến quý bạn đọc những hình ảnh và những câu chuyện đặc sắc của chủ nghĩa Xã Hội mà nhiều người nghe quen tai là "xuống hàng chó ngựa" đã xảy ra ở trên đất nước được gọi là Việt Nam trong tuần qua. Đây là những tội đại ác điển hình do báo Vnexpress, một điện báo được coi là lớn nhất của xã hội này ghi lại từ ngày 4/7 đến 8/7/2015.

Dĩ nhiên, đây không phải là tất cả những tội phạm trên toàn quốc trong thời gian này. Nó chỉ là một con số nhỏ được ghi lại trên một tờ báo mà thôi. Tuy nhiên, chỉ ngần ấy thôi nó đã thừa khả năng làm khủng hoảng và giết chết niềm tin của con người vào đời sống an ninh của xã hội. Những câu chuyện này đã không dừng lại nơi đây, nó vẫn đều đặn xảy ra hằng ngày, hàng tuần và ở trên cả nước. Tệ hơn thế, các sát thủ, người gây ra tội ác đều còn rất trẻ, mới trên dưới 20, và tất cả được giáo dục bởi hệ thống văn hóa dưới thời Hồ Chí Minh. Phải nói ngay rằng, đây là những thành quả chứng minh sự hiệu nghiệm của nền giáo dục mà CS đặt trên điểm tựa Vô Gia Đình, không cha không mẹ, Vô Tổ Quốc, không đồng bào, và Vô Tôn Giáo không đạo nghĩa mà Hồ chí Minh sau khi tự thực hành cho bản thân, Y đã áp đặt lên xã hội Việt Nam từ hơn 70 năm qua. Mời bạn cùng xem kết quả: 

1. Ba thanh niên chém nhau loạn xạ giữa phố vì ghen

Hẹn nhau giải quyết việc cùng quen một cô gái, 3 nam thanh niên ở Đồng Nai lao vào chém nhau khiến một người trọng thương.

Sáng 8/7, xuất phát từ mâu thuẫn vì cùng quen một cô gái, Lê Đăng Sang (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) hẹn Đinh Văn Thái (25 tuổi, quê Hải Phòng) gặp mặt để "nói chuyện".

2. Một thanh niên bị bắn xuyên tim, gục bên đường

Hai nhóm thanh niên chỉ dừng ẩu đả khi có tiếng súng, một người gục bên đường với nhiều thương tích. Khoảng 22h ngày 7/7, tại khu vực ngã 3 đường Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân (Hải Phòng), Tuấn và một nhóm thanh niên xảy ra va chạm dẫn đến vãi vã. Sau ít phút, 2 bên lao vào ẩu đả và chỉ giải tán sau khi có tiếng súng. Thấy Tuấn gục trên đường, người dân đã báo công an.


Ngày 8/7, Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho biết, Nguyễn Trường Sang (23 tuổi), nghi can đâm chết người trong vụ ẩu đả cách đây 4 ngày đã ra đầu thú. Theo tài liệu điều tra, khoảng 22h ngày 4/7, Sang tới quán ăn ở thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và gặp nhóm của Bùi Quang Đức (28 tuổi), Trần Hữu Quốc (30 tuổi), Hoàng Việt Trung (27 tuổi), Lê Xuân Cường (18 tuổi, cùng trú huyện Cẩm Xuyên).

4. Phụ xe khách bị đánh bất tỉnh vì 3 quả mít

Giao mít chậm, anh Chung và phụ xe khách bị nhóm 5 người đánh bất tỉnh giữa đường. Ngày 6/7, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã bắt Hà Văn Thành (29 tuổi), Hà Mạnh Quân (27 tuổi), Đinh Viết Việt (29 tuổi), Trần Xuân Lượng (26 tuổi) và Bùi Văn Linh (20 tuổi) để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.

5. Tình đồng chí trong thời cộng sản. Cầm dây lưng siết cổ, đẩy xác bạn xuống sông Hàn

Bị chê bộ đèn xe máy mới lắp, Hải dùng thắt lưng siết cổ bạn, đẩy xác xuống sông cho chìm hẳn mới ra về. Ngày 6/7, TAND Đà Nẵng trong phiên sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Ngọc Hải (24 tuổi, trú quận Thanh Khê) án tử hình về tội Giết người, 4 năm tù về tội Cướp tài sản. Tổng hình phạt là tử hình. Theo cáo trạng, Hải quen anh Đặng Văn Sang (20 tuổi, quê Quảng Ngãi) qua hội chơi xe máy ở Đà Nẵng.

6. Thứ năm, 6/7/2017: Ông lão 70 tuổi chạy xe ôm bị 4 nhát đâm, nằm kêu cứu bên đường

Chiều 4/7, tại ngã ba đường liên xã giao với quốc lộ 7 thuộc địa phận xã Diễn Bình (huyện Diễn Châu, Nghệ An) người dân nghe tiếng kêu cứu của người đàn ông ôm vết thương nằm trên vũng máu.

Khi có người tiếp cận nạn nhân chỉ kịp thông báo ngắn gọn mình làm nghề lái xe ôm, chở một người đàn ông không quen biết tới địa phận xã Diễn Bình thì bị tấn công bằng dao. Trong lúc cố giằng co để giữ ví tiền, ông bị người khách đâm dao liên tiếp. Chiếc xe máy bị hắn cướp đi.

7. 7/7/2017: Người đàn ông hận tình sát hại cô giáo mầm non

Ngày 6/7, Công an tỉnh Nghệ An khởi tố, tạm giam với Nguyễn Hữu Sơn (52 tuổi, trú xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ) về tội giết người. Nghi can Sơn từng có vợ nhưng không có con nên ly hôn. Những năm gần đây ông ta sống một mình trong căn nhà nhỏ ở xã Nghĩa Đồng.

Gần một năm trước, Sơn tình cờ gặp cô giáo mầm non Dương Thị Chung (48 tuổi) cũng ly hôn, sống một mình. Nay Y đòi kết hôn, Cô không đồng ý. Y liền ra tay.

8. Thứ sáu, 7/7/2017: Đoạt mạng bạn bằng những cú đấm

Ngày 7/7, TAND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mở phiên sơ thẩm xét xử Nguyễn Ngọc Phú (41 tuổi, trú xã Cương Gián) về tội cố ý gây thương tích.

Theo cáo trạng, Phú đi ra biển gặp anh Dương Văn Hạnh (trú cùng xã) vừa ra khơi về. Thấy bạn trúng đậm vụ cá lớn, Phú trách không rủ mình đi cùng. Nghe Phú nói, anh Hạnh cãi lại, hai bên xảy ra mâu thuẫn. Phú sau đó lao vào đấm đá khiến anh Hạnh ngã xuống bãi cát. Hạnh chết sau đó.

9. Thứ ba, 4/7/2017: Thầy giáo thời xã hội chủ nghĩa bị chủ khách sạn tố ăn trộm 80 triệu đồng

Chủ khách sạn cho rằng ông Ngọc không chỉ lấy trộm điện thoại mà còn khoắng 80 triệu đồng trong túi xách của mình. Khách thuê phòng lấy trộm điện thoại của chủ khách sạn. Sau hơn 6 tháng bị hủy án và điều tra lại, ngày 4/7, TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mở phiên sơ thẩm lần hai xét xử bị cáo Nguyễn An Ngọc (48 tuổi, Đà Nẵng) về tội Trộm cắp tài sản. Theo lời khai, ông Ngọc là giáo viên ở thành phố Đà Nẵng.

10. 4/7/2017: Thi thể người đàn ông không toàn vẹn sau ẩu đả giữa đường

Tối 3/7 tại thị trấn Hương Canh (Vĩnh Phúc), nam thanh niên 26 tuổi bị chém vào cổ, tử vong tại chỗ, thi thể không còn nguyên vẹn. Theo một số nhân chứng, nạn nhân có mâu thuẫn với nhóm thanh niên ở quán ăn, dẫn đến ẩu đả. "Sự việc diễn ra chỉ khoảng 10 phút. Nhóm truy sát bỏ đi, bỏ lại xác nam thanh niên giữa đường, đầu và thân không còn nguyên vẹn”, một nhân chứng nói.

11. 4/7/2017: Vợ bị chồng đâm tử vong khi đang chở 2 con

Ngày 4/7, Công an quận 12 (TP HCM) tạm giữ Trần Phú Tài (28 tuổi) về hành vi giết người. Theo điều tra, Tài và chị Tú (27 tuổi) sống với nhau từ hơn 10 năm trước, có 2 con. Tài là lái xe, còn vợ làm nghề uốn tóc. Hơn tháng trước họ xảy ra mâu thuẫn, chị Tú đưa các con về nhà mẹ ruột sống. Hồi cuối tháng 6, Tài đón các con về nhà thuê ở huyện Hóc Môn chơi.

Tối 2/7, chị Tú đến đón con về, không nói cho chồng biết. Biết chuyện, Tài tức giận bỏ dao vào cốp xe, chạy đến nhà mẹ vợ tìm. Vừa thấy chị Tú chở 2 con về đến đầu hẻm, anh ta chặn lại chửi bới. Sau vài câu cãi vã tranh giành nuôi con, Tài lấy dao đâm vợ nhiều nhát. Hai đứa trẻ hoảng loạn kêu khóc giữa trời…”

II. Nhìn quả để biết cây.

Tại sao xã hội Việt Nam, một xã hội trước đây được thế giới coi trọng vì sự đạo đức và cần cù, nay chỉ sau hơn 40 năm được “giải phóng” đã ra nông nỗi này? Câu trả lời chính yếu mà ai cũng biết là, bắt nguồn từ ba chữ Hồ Chí Minh và phương cách giáo dục không thuộc nhân cách con người của chúng mà ra. Tại sao tôi khẳng định như vậy? Thưa, đây là một thí dụ điển hình trong lối giáo dục, vô nhân bản của tập đoàn bất hảo này. 

Trích “ báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân”, tiếng nói của Quốc Hội. “Mục Văn Hóa - Giáo Dục

Nữ anh hùng tay không bắt giặc 

20/10/2009

“… Trên đường ra đồng, gặp Tây đi càn, chỉ có đòn gánh trên tay, không một tấc sắt trong người, chị xông ra giơ đòn gánh thét lên doạ mấy chú lính Tây giơ tay đầu hàng. Bất ngờ và hoảng sợ, lính Tây líu ríu giơ tay lên trời. Người nữ du kính bé nhỏ bình tĩnh cầm đòn gánh áp giải lính Tây đi hàng một về cho quân ta bắt sống…”


Trong khi đó, chính tay Hồ chí Minh viết dưới bút hiệu Trần Lực, Y kể về những tên lính Tây như sau: “Tháng 10 năm 1947, đội của tôi (Trần Lực) lại được điều đi đánh tại đường số 4. “Người ta nói dân ở gần mặt trận ai cũng hăng. Có gì lạ đâu. Tây nó ác quá. Chúng bắt được đàn bà con gái, thì 7 tuổi đến 70 nó chẳng từ ai. Năm bảy thằng tranh nhau hiếp. Hiếp không chết, thì nó chặt đầu, móc mắt, mổ bụng, rạch trôn. Có khi chúng bắt con trai hiếp mẹ, cha hiếp con gái, cho chúng nó coi và cười. Không nghe thì chúng giết cả nhà…”

Đọc xong hai đoạn trích này bạn nghĩ gì? Nếu Hồ Chí Minh viết đúng thì cái Quốc Hội Việt cộng cho đăng bài viết trên báo của mình kia là một bọn vô loại, láo lếu ư? Bởi lẽ, khi đó cô gái này đã bị bọn lính tây ác ôn kia ăn thịt rồi. Làm gì có chuyện một bọn Tây ác lại khoanh tay đưa tay lên đầu để đầu hàng? Tuy thế, ta cũng nên có sự công bằng đặt lại vấn đề kẻo oan cho người tốt. Theo đó, nếu báo của cái tập đoàn Quốc Hội kia viết đúng, đưa tin chính xác thì Hồ Chí Minh, kẻ ký tên là Trần Lực trong bài báo trên là tên vô lại sao? Hay cả hai đều chỉ là một thứ mà thôi? 

Từ điểm này, tôi muốn hỏi bạn một câu chân tình và đề nghị bạn hãy trả lời bằng chính sự hiểu biết của bạn hơn là được sự chỉ dẫn từ người khác. Bạn nghĩ sao về loại giáo dục này? Có phải đây là căn bản cốt lõi trong nền giáo dục của cộng sản hay không? Hỏi xem, một tổ chức được gọi là Quốc Hội, là nơi quy tụ những ưu việt, tinh hoa sáng giá nhất trong sinh hoạt của một nước, mà chúng đưa ra, trình bày, ca ngợi loại văn hóa dối trá, nếu như không muốn nói là ngu xuẩn này thì hỏi xem đất nước ấy sẽ đi về đâu? Hoặc giả, một lãnh tụ mà viết ra được những dòng chữ như thế thì Y thuộc loại nào? 

Kế đến, ai cũng biết “chiến tranh và tuyên truyền”. Theo đó, đôi khi người ta có thể bỏ qua những loại tuyên truyền trong chiến tranh. Tuy nhiên, bài viết này được đăng tải vào ngày 20-10-2009, hơn 30 năm sau ngày chấm dứt chiến tranh, như thế, nó chỉ có một ý nghĩa là nói lên sự gian trá diên trì của tập thể này. Từ đó, khi muốn biết về CS/VN, người ta chỉ cần tìm hiểu về những căn cơ của người lãnh đạo cũng như đường hướng căn bản của nó là có thể có được lời giải đáp đầy đủ về chúng. Ở VN, mỗi khi nhắc đến CS thì không ai không nghe biết đến cái tên đã đẻ ra tổ chức này là Hồ chí Minh. Hơn thế, Y còn là người lãnh đạo trong vị thế tuyệt đối của tổ chức CS này trong 40 năm từ 3-2-1930 đến 2-9-1969. Theo đó, chúng ta sẽ bắt đầu từ đây:

a. Đôi dòng về thời niên thiếu.

Nếu Hồ chí Minh là Nguyễn Tất Thành thì Y có cái lý lịch như sau: Bị đuổi khỏi trường học từ đầu năm lớp sáu. Từ xưa đến nay, ai cũng biết xã hội Việt Nam là một xã hội hiếu hòa, hiếu học và rất tôn trọng đạo nghĩa. Theo đó, những thành phần bị đuổi khỏi trường học thì đa phần là những kẻ bất hảo, không biết tôn sư trọng đạo. Hầu như không có học sinh ngoan hiền, hiếu học nào bị đuổi khỏi trường vì lý do hạnh kiểm. Như thế, trường hợp Nguyễn Sinh Cung cũng khó có ngoại lệ.

b. Văn tài và công nghiệp.

Từ khi bỏ nước ra đi, ngoài một cuộc sống cơ cực, Nguyễn Tất Thành đã có một chỗ nương tựa rất vững chắc khi gặp những vị tiền bối như lương sư là Phan Chu Trinh, Phan Văn Tường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh. Tuy thế, theo nếp nhà, (thân phụ của Hồ bị biếm chức quan vì đánh chết người trong lúc say rượu) Y khó trở thành người tử tế. Trái lại, ngựa vẫn quen đường cũ. Đó là lý do cái tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm trí thức trên tạo ra khi viết những bài tham luận với chủ trương tranh đấu cho Việt Nam, và Thành chỉ là người phụ việc, đi giao, phát báo hơn là người trực tiếp viết bài, nhưng chẳng bao lâu sau đã bị chính Y đánh tráo. Cái tên Nguyễn Ái Quốc đã trở thành cái tên riêng, thuộc quyền sở hữu của Nguyễn Tất Thành kể từ sau đại hội Versailles ở Pháp vào ngày 18-6-1919. “Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam (Revendications du peuple annamite) là bản yêu sách được gửi ngày 18 tháng 6-1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là Nguyễn ái Quốc (wikipedia).

Về chuyện này, “Trang thông tin Điện tử trường Chính trị Nghệ An” viết như sau “Bản yêu sách được luật sư Phan Văn Trường viết bằng tiếng Pháp (vì lúc này Nguyễn Tất Thành chưa thạo tiếng Pháp) và được Người ký tên là Nguyễn Ái Quốc”. Điều này chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc không phải là cái tên của Y. Tuy nhiên, sau lần tráo trở này, người ta không còn nghe nói đến chuyện Y trở lại để thăm hay đi phát báo cho những vị trên lần nào nữa. Thay vào đó, mỗi lúc Y có thêm nhiều cái tên mới khác, không biết có phải là của những người đã chết hay cũng bị Y đánh cắp? 

Rồi theo các nhà sử học, biên khảo của tập đoàn cộng sản Việt Nam dày công sưu tập, nghiên cứu thì Hồ chí Minh có khoảng 170 cái tên gồm bút danh, bí danh và nặc danh. Trong số 170 bút danh và tên thường dùng này có hai cái tên nổi trội hơn cả là C.B. tác giả của bài viết “địa chủ ác ghê” và cái tên Hồ chí Minh, chủ tịch đảng cộng sản và cũng là chủ tịch của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có trú sở tại Hà Nội. Ngoài ra, còn một cái tên khác là Trần dân Tiên tác giả của cuốn truyện “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” nguyên bản là chữ Tàu, được xuất bản tại Trung Hoa từ những năm 1946 cũng được cho là của Hồ chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay, dù có dư thừa những tài nghệ trong gian trá, nhưng tập thể cộng sản và những nhà văn hóa của tổ chức này vẫn không dám xác minh cái tên Trần dân Tiên là một trong những bút danh của Hồ chí Minh. Quả là việc đáng tiếc cho nhà nước CS này!

Để rộng đường nhận thức về khả năng của Nguyễn Tất Thành, xin mời bạn đọc đoạn trích dẫn dưới đây trong bài “vai trò của Nguyễn Tất Thành trong nhóm Ngũ Long”của Thụy Nguyễn để có cái nhìn rõ hơn về nhân vật này. 

“Nguyễn Tất Thành không phải là một trong những người (têtes pensantes) đã chủ xướng Bản Yêu Sách của nhân dân An Nam như những phần trích dưới đây cho thấy không hề nói đến N.T.T:

a) Hai trí thức họ Phan còn lập ra Hội đồng bào thân ái (La Fraternité des compatriotes) để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi những người thợ An Nam tại Pháp, vì đa số họ không biết viết và không nói chuẩn tiếng pháp, chỉ dùng tiếng bồi.

b) Chúng ta lưu ý đến chữ đồng bào được Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường dùng lần đầu tiên khi đặt tên cho tổ chức này…

Như thế, vai trò của Nguyễn Tất Thành là gì trong nhóm?

a) Nguyễn Tất Thành chỉ là một thanh niên trẻ vô nghề nghiệp, nói tiếng bồi vì không có trình độ học vấn, chân ướt chân ráo mới tới Pháp, được LS Phan Văn Trường trong tinh thần đồng bào thân ái (Fraternité des compatriotes) giúp đỡ cho tá túc tạm tại nhà của luật sư, tại số 6 Villa des Gobelins, Paris rồi nhân tiện dùng làm quản gia…”.

b) Nguyễn Tất Thành cũng được dùng làm người giao liên sai vặt (homme à tout faire) nên Bản thỉnh nguyện được in ra 6000 bản, được Nguyễn Tất Thành phân phát trên các đường phố Paris, được tờ nhân đạo (l’Humanité) đăng tải. (Thụy Nguyễn, vai trò của Nguyễn tất Thành trong nhóm Ngũ Long) 

b. Về đời sống. 

Trên đây là câu chuyện về đời sống của Nguyễn Tất Thành. Nhưng nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành thì xem ra cũng có lý vì cái nghề trộm đạo của Y có từ thời thơ ấu vẫn không bỏ Y cho đến lúc cuối đời. Trái lại, món nghề mỗi ngày một sắc bén hơn trong vụ đánh cắp “Nhật Trung nhật Ký” cho cán cộng nhảy múa. Chỉ có điều, Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản dưới tay Y không biết tính toán và lừa đảo người dân thế nào về câu chuyện của bà Nguyễn Thị Năm và Luật Đấu Tố với cái chết của hơn 172 000 người Việt Nam bị gọi là “trí phú địa hào” cho hợp lý. Bởi lẽ:

Xét về tài sản thì chỉ cần cấp đảng, bộ ở phường xã ngày nay đều giàu có hơn các phú hộ bị chúng giết xưa kia nhiều lần. Đã thế, ai cũng biết tiền bạc của những người bị cộng sản xiết cổ là do họ tích cóp lại từ nhiều đời mà có. Trong khi đó các cấp cán bộ của cộng sản là con em của những kẻ giết 170000 người Việt hôm xưa, mới chỉ dựng nghiệp được trên dưới 40 năm. Riêng phận cha ông của họ còn ra chợ trời tại miền nam sau 30-4-1975 để mua nhặt từ cái đinh, sợi chỉ hay tóm gọn là “điện đài đá đổng đạp” đã là giấc mơ một đời của họ? Như thế, tiền của ở đâu chúng có để nhà lầu xe hơi, tiền trong ngân hàng ngoại? Hỏi xem, có kẻ cướp của giết người nào giỏi hơn cán bộ đảng viên cộng sản VN không? Quả là, một năm theo Việt cộng hơn trăm năm đi làm? 

III. Việt Nam rồi ra sao, về đâu?

Ra sao? 

Sẽ không một ngày khá hơn. Với lối giáo dục vô giáo dục và đầy bất trắc theo lý thuyết và tổ chức của cộng sản, Việt Nam sẽ không bao giờ có một ngày mai khá hơn, nếu như không muốn nói là càng ngày càng tồi tệ về cả hai lãnh vực đời sống và luân lý xã hội. 

Về đâu?

Với tôi, nếu cái tên Hồ Chí Minh và những tượng đứng đái là biểu tượng gian trá của Y cũng như tập thể của Y còn hiện diện trên phần đất Việt Nam, người Việt Nam sẽ không có ngày mai cho mình cũng như cho tổ quốc này. Nếu có, thì đó cũng chỉ còn là cuộc sống trong nô lệ với bản sắc của Tàu cộng mà thôi.

Như thế, nếu Việt Nam còn muốn tồn tại, có chỗ đứng và còn truyền lại cho mai sau thì chúng ta chỉ còn mỗi một con đường để đi là: Mọi người cùng nhau đứng dậy một lần và bằng mọi nỗ lực, kể cả sự hy sinh, để đập nát cái chế độ vô nhân bất nghĩa do Hồ chí Minh và tập đoàn CS đã áp đặt trên quê hương này mà đi. Chúng ta đi và đập nát nó ra không phải vì bất cứ một lý do riêng hay quyền lợi cá nhân nào khác. Nhưng là vì bảo vệ quyền sinh, quyền sống an bình của con người trong một xã hội có văn hóa, có gia đình, có tổ quốc và có tôn giáo trên phần đất Việt Nam.

20-7-1017

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.