Đánh bắt cá 'vẫn tiếp tục' sau sự cố tràn dầu biển Hoa Đông
Navin Singh Khadka Phóng viên môi trường, BBC Thế giới vụ
Chiếc tàu bị chìm vận chuyển một loại sản phẩm dầu thô cực kỳ độc hại và không thể quan sát được sau sự cố tràn dầu
Đánh bắt cá tiếp tục diễn ra trong nhiều ngày tại khu vực xảy ra sự cố tràn dầu rất lớn ở biển Hoa Đông, hình ảnh vệ tinh BBC thu nhận được cho thấy.
Hầu hết các tàu đánh bắt cá tại khu vực ảnh hưởng được xác định là của Trung Quốc.
Do vậy, xuất hiện những quan ngại lớn về khả năng ô nhiễm đối với hải sản, hệ sinh thái biển tại trong và quanh khu vực xảy ra vụ việc.
Vụ tràn dầu xảy ra sau khi một tàu chở dầu va chạm với một tàu chở hàng khác vào hôm 6/1 trước khi tàu chở dầu bị chìm một vài ngày sau đó.
Con tàu này đang vận chuyển tới Hàn Quốc gần 1 triệu thùng dầu thô siêu nhẹ, còn được gọi là condensate (chất ngưng tụ). Loại chất này được cho là có tính độc hại rất cao và không thể quan sát được.
Các chuyên gia cho hay đây là lần đầu tiên loại sản phẩm dầu mỏ này bị tràn ra với số lượng lớn đến thế.
Một vài chuyên gia độc lập nói rằng việc đánh bắt cá đã không dừng lại cho tới rất lâu sau sự cố và các báo cáo của truyền thông Trung Quốc cũng chỉ ra điều tương tự.
Những hình ảnh vệ tinh và dữ liệu BBC nhận được cho thấy vẫn có sự xuất hiện của nhiều thuyền cá tại khu vực sau sự cố.
Trung Quốc là nước xuất khẩu hải sản rất lớn và khu vực bị ảnh hưởng từ sự cố được cho là có lượng hải sản rất phong phú bao gồm các loài như cua, mực, cá đỏ dạ, cá thu và nhiều loài khác.
Cơ quan quản lý đại dương quốc gia của Trung Quốc không có phản hồi nào với BBC trước yêu cầu đưa ra bình luận về các các hoạt động đánh bắt này.
Theo trang web của Bộ Nông Nghiệp, khu vực bán kính 30 hải lý từ nơi xảy ra tai nạn được tuyên bố là khu vực cấm.
Bản quyền hình ảnh AFP/TRANSPORT MINISTRY OF CHINA
Image caption Các nhà khoa học cho hay vết dầu loang trên bờ mặt biển giống với loại dầu mà chiếc tàu bị chìm sử dụng
Bản quyền hình ảnh AFP/TRANSPORT MINISTRY OF CHINA
Image caption Các nhà khoa học cho hay vết dầu loang trên bờ mặt biển giống với loại dầu mà chiếc tàu bị chìm sử dụng
Brad Sould, chuyên gia phân tích của Oceanmind, một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi các hoạt động đánh bắt cá nói với BBC: "Dựa trên phân tích, chúng tôi dự báo các hoạt động đánh bắt cá có thể đã tiếp tục diễn ra trong khu vực kể từ sau khi sự cố xảy ra, bao gồm phạm vi 60 hải lý từ khu vực tàu chìm."
Phân tích của nhóm ước tính rằng có hơn 400 tàu cá hoạt động trong khu vực trong thời gian từ 6/1 tới 25/1 trong khi 13 tàu bị phát hiện hoạt động trong vòng 60 hải lý từ khu vực tàu chìm.
Sanchi, một chiếc tàu chở dầu từ Iran, được cho là đã trôi dạt từ 50 tới 100 hải lý về phía Nam sau vụ va chạm trước khi chìm hẳn.
Điều này có nghĩa tàu đã tiếp tục làm tràn chất ngưng tụ (condensate) trên đường trước khi chìm hẳn sau đó.
Bộ Giao thông Vận tải của Trung Quốc cho biết một đội cứu hộ đã xác định được chiếc tàu này chìm ở độ sâu 115m (377ft).
Tổ chức OceanMind cho hay: "Trong khoảng thời gian từ 26/1 tới 14/2, có 146 tàu đánh cá hoạt động trong khu vực và 2 tàu được quan sát hoạt động trong phạm vi 60 hải lý từ khu vực chìm,"
Ông Soule nói rằng sự phân tích dựa trên những tín hiệu đường truyền nhận được từ những tàu đánh bắt cá đang di chuyển với tốc độ chậm hơn so với tốc độ di chuyển thông thường.
Post a Comment