"Liệt sĩ hy sinh" hàng chục năm trời bỗng trở về nhà đêm mùng 5 Tết
VietBF | 21/2/2018
http://vietbf.com/forum/showthread.php…
<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<
*** " Đến chiều mùng 5 Tết, ông Chóng quyết định về thăm quê hương sau mấy chục năm xa cách. Khi đến nhà đã là lúc nửa đêm, ông Chóng đứng trước nhà la lớn tên người anh trai thứ 4 (Tư Cao) để mọi người chạy ra nhận mình.
Bà Nía xúc động nói: “Ngày nào tôi cũng thắp nhang lên bàn thờ nó. Vậy mà giờ nó về ngay ngày Tết rồi nói rằng: "Con Chóng đây má ơi". Phải cả tiếng đồng hồ sau, tôi mới tin là con mình trở về thật”. "
Người đàn ông đi lính trước đó được xác nhận là đã hy sinh và được công nhận là liệt sỹ. Tuy nhiên đêm mùng 5 Tết Mậu Tuất năm 2018, người đàn ông bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà. Nhìn thấy người thân "đã chết" trở về nhà khiến người trong gia đình hốt hoảng.
Ông Trương Văn Chóng.
Nửa đêm 19.2 (mùng 5 Tết), tại nhà bà Huỳnh Thị Nía (87 tuổi, ở ấp Định Hòa B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ), ông Trương Văn Chóng - con trai thứ 6 của bà Nía được cho là hy sinh từ năm 1985 tại chiến trường Campuchia, được công nhận là liệt sĩ, đột ngột xuất hiện trước cửa nhà khiến người thân trong gia đình hốt hoảng.
Trao đổi với PV, bà Nía cho biết, sau khi nghe tin con mình hy sinh (hơn 30 năm trước), bà đã lập bàn thờ. Đến năm 1993, ông Chóng được công nhận là liệt sĩ. Một năm sau đó, bà Nía bắt đầu nhận được tiền chế độ cho người có con là liệt sĩ.
Ông Chóng được cho là đã hy sinh năm 1985 và được công nhận liệt sĩ năm 1993.
Ông Chóng được cho là đã hy sinh năm 1985 và được công nhận liệt sĩ năm 1993.
Theo PV tìm hiểu, gia đình bà Nía có 10 người con, tất cả đều tin rằng, ông Chóng đã hy sinh ở chiến trường Campuchia. Tuy nhiên, đêm mùng 5 Tết, ông Chóng lại trở về, rồi tự tay đem tấm hình thờ mình xuống, đập bỏ bát nhang trên bàn thờ chính mình.
Ông Chóng cho biết, trong một trận đánh năm 1985, ông và đồng đội bất ngờ bị quân giặc tấn công trong một cánh rừng ở Campuchia. Do giặc quá mạnh nên mọi người đã tìm đường thoát thân. Lúc bấy giờ, ông Chóng cố chạy sâu vào rừng và bị lạc. Rất may, ông được người dân địa phương phát hiện và đem về nhà cưu mang.
“Trong thời gian thất lạc ở Campuchia, tôi không nhớ nhiều về những chuyện đã xảy ra cũng như không nhớ nhiều về gia đình, quê hương của mình. Cộng thêm căn bệnh tai biến, tiền bạc khó khăn nên tôi không tìm đường về quê” - ông Chóng nói về nguyên nhân tại sao mình không về nhà ngay sau chiến tranh kết thúc.
Cũng theo ông Chóng, thời gian gần đây, ông hỏi thăm nhiều người về quê hương mình. Đến chiều mùng 5 Tết, ông quyết định về thăm quê hương sau mấy chục năm xa cách. Khi đến nhà đã là lúc nửa đêm, ông Chóng đứng trước nhà la lớn tên người anh trai thứ 4 (Tư Cao) để mọi người chạy ra nhận mình.
Bà Nía xúc động nói: “Ngày nào tôi cũng thắp nhang lên bàn thờ nó. Vậy mà giờ nó về ngay ngày Tết rồi nói rằng: "Con Chóng đây má ơi". Phải cả tiếng đồng hồ sau, tôi mới tin là con mình trở về thật”.
Được biết, trước khi đi lính, ông Chóng đã có vợ và một đứa con trai nhỏ. Trong thời gian ở Campuchia, ông Chóng lấy người vợ thứ hai và có 2 người con. Khoảng 8 năm trước, ông Chóng lấy vợ khác và trở về huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) sinh sống.
Post a Comment