Giới vận động nữ ở châu Á ‘bị đánh và tống giam'

Gặp những nhà hoạt động nữ ở Đông Á bị bắt giam và quấy nhiễu vì hoạt động của mình

“Họ làm mọi cách khiến tôi sợ để tôi chấm dứt hoạt động của mình. Nhưng họ đã nhầm, càng đương đầu với họ chỉ khiến tôi mạnh mẽ và quyết tâm hơn… Mặc dù việc ba tôi bị bắt và gia đình tôi liên tiếp bị quấy rầy khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi, chúng tôi hiện có cơ hội sống cuộc sống ý nghĩa và vị tha hơn, bằng cách chấp nhận mạo hiểm, đối mặt với chính quyền và lên tiếng thay cho những người dân thấp cổ bé họng”.

Huỳnh Thục Vy

clip_image002

Trong khi phụ nữ trên thế giới được trao quyền để tố giác và buộc các kẻ xâm phạm tình dục gánh chịu trách nhiệm qua Phong trào #MeToo (Tôi cũng bị), thì phụ nữ ở Đông Á vẫn đang chật vật để đấu tranh cho quyền cơ bản và quyền tự do của mình.

Từ các cây viết blog cho đến Luật sư, người hoạt động vì quyền đất đai và nhà hoạt động phản đối chính trị, chính quyền các nước trong vùng ngày càng rắn tay với các hoạt động phản đối, bất đồng quan điểm với họ.

Trong báo cáo công bố tháng trước bởi nhóm vận động cho quyền tự do ngôn luận, Điều 19 đánh giá quyền tự do ngôn luận ở 172 nước dựa trên các tiêu chuẩn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar và Malaysia xếp nửa cuối trong bảng xếp hạng và đứng sau các nước Iraq và Pakistan.

Các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ và Indonesia được xếp hạng cao hơn 6 nước kể trên.

Báo cáo nêu rõ Thái Lan là một trong 20 nước mà hoạt động đàn áp những người chống đối có chiều hướng gia tăng.

Xét về tiêu chí bảo vệ, liệu các quốc gia có bảo vệ những nhà hoạt động ở tuyến đầu ủng hộ quyền tự do ngôn luận hay không, các nước như Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan đều có số điểm ít hơn Kazakhstan và Afghanistan.

Trả lời BBC, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng phụ nữ ủng hộ nhân quyền ở khu vực vẫn là nhóm dễ bị tổn thương, “họ dễ trở thành nạn nhân bị bôi nhọ và quấy rầy hơn vì họ là phụ nữ và có thể phải chịu những hình phạt cay nghiệt hơn để xoa dịu dư luận”.

Bị bắt cóc tại nhà riêng ở Bắc Kinh, Luật sư nhân quyền Vương Vũ ở Trung Quốc đã bị tống giam một năm vì những vụ án xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng mà bà theo đuổi.

Tương tự, nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu đất cho người dân Tep Vanny liên tục bị đánh đập tại các cuộc phản đối và hiện đang bị bắt giữ vì cô quyết tâm bảo vệ quyền của người dân.

Chính quyền Malaysia tiếp tục khởi tố các cá nhân tham gia vào cuộc mít tinh không bạo động, được cho là vi phạm nhân quyền quốc tế, bao gồm bà Maria Chin 60 tuổi người bị bắt giam trong xà lim kín, không cửa sổ suốt một thời gian dài vì đã tổ chức các cuộc mít tinh không bạo động nêu trên.

Câu chuyện về sáu người phụ nữ chúng tôi gặp gỡ là minh họa cho những gian khổ rất nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội ở khu vực đang phải đối mặt hàng ngày. Việc chọn lựa ai để phỏng vấn là một việc không dễ dàng vì nhiều người sợ bị trả đũa, trong khi những người còn lại thì bị quản thúc tại gia hay bị giám sát.

Vương Vũ
Trung Quốc

Trong thời gian bị bắt giữ, VươngVũ bị lột trần truồng trước lính canh, bị quấy rầy và cấm ngủ suốt năm ngày năm đêm.

Bà chỉ được phép ngồi trong phạm vi ô vuông nhỏ sơn vàng trên nền sàn phòng giam.

Bà Vương Vũ là Luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc và thuộc nhóm các phụ nữ hoạt động vì nhân quyền tại Trung Quốc, nhóm được xem là “tượng trưng cho sự thách thức vai trò giới tính truyền thống và quan hệ quyền lực”, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Từ nhóm những người tập Pháp Luân Công cho đến nhóm có biệt danh “năm nhà nữ quyền” bị kết tội gây náo loạn vì tổ chức những chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tình trạng quấy rối tình dục, bà được biết đến là Luật sư chịu theo đuổi những vụ kiện khó nhất bất chấp hậu quả.

Ngay sau đó bà thường xuyên bị cảnh sát quấy rầy tại nhà vào buổi tối, và bị báo chí chính quyền chỉ trích..

“Trong năm năm gần đây, Trung Quốc thắt chặt ý thức hệ, ráo riết bắt bớ các nhà hoạt động chính trị xã hội theo hình thức phi bạo lực, khởi tố các Luật sư bảo vệ nhân quyền, và gia tăng chính sách cưỡng bức các dân tộc thiểu số”, theo William Nee nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Ân xá Quốc tế.

Sau đó, vào một đêm bà chỉ có một mình, sau khi tạm biệt chồng và con ra sân bay để đưa con sang Úc du học, điện và internet nhà bà đột nhiên bị cắt và một nhóm đàn ông xông vào nhà bà, còng tay bà, trùm đầu và lôi bà lên xe chờ sẵn bên ngoài.

Sự mất tích đột ngột của bà chỉ là khởi đầu cho sự đàn áp trên diện rộng các Luật sư và các nhà hoạt động chính trị xã hội tại Trung Quốc. Sau này, sự việc được biết đến là cuộc đàn áp “709”, được đặt theo ngày mà Luật sư Vương Vũ bị bắt khỏi nhà, ngày 9/7/2015.

“Đối với tôi, cuộc đàn áp 709 vẫn là một cơn ác mộng. Thực sự, nó vẫn ám ảnh tôi. Rất nhiều đêm, ngay cả khi tôi giật mình tỉnh giấc, tôi vẫn cảm thấy mình đang bị kẹt trong cuộc đàn áp”.

Bà bị giam giữ trong một khu nhà giam bí mật hơn một năm và bị thẩm vấn ba lần một ngày.

“Tôi nghĩ họ có thể giết tôi, và tôi không biết liệu mình có còn sống để thoát khỏi đây hay không”, bà nói.

Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tờ Nhật báo Nhân dân, sau đó lên án công ty luật của bà Vương vì tội “quấy rối trật tự xã hội một cách nghiêm trọng” cùng tội tổ chức, sắp đặt hoặc “xuyên tạc hơn 40 vụ án nhạy cảm khác”.

Tôi nghĩ họ có thể giết tôi, và tôi không biết liệu mình có còn sống để thoát khỏi đây hay không" - Vương Vũ

Maya Wang, nhà nghiên cứu của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch), không đồng tình với những cáo buộc trên, “Vương Vũ, cũng như nhiều nhà ủng hộ nhân quyền khác ở Trung Quốc, cũng là những người bình thường chứng kiến cảnh bất công xung quanh mình và không thể ngồi yên”.

“Chính quyền Trung Quốc thường nhắc đến luật định, nhưng tiếc thay điều đó lại có nghĩa họ dùng luật như một vũ khí để trừng phạt những người bảo vệ nhân quyền như bà”.

Được thả ra sau khi đóng tiền bảo lãnh vào tháng 8/2016, Vương Vũ đã giải thích rằng bà bị ép phải thú tội trên truyền hình.

“Tôi không thể gặp Luật sư, bị biệt giam không có cơ hội thấy ánh mặt trời hay đi ra ngoài”, bà nói.

Thời gian bị giam cầm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của bà, và đáng lo ngại hơn, là không thể trở lại trạng thái bình thường như trước.

“Tôi thường có vấn đề về tim và trí nhớ giảm sút”.

Sau khi được tại ngoại, bà bị chuyển tới Nội Mông và bị quản thúc tại gia. Chỉ đến tháng Bảy vừa rồi bà được phép quay về lại Bắc Kinh và mặc dù không bị quản thúc tại gia nhưng mọi hoạt động của bà vẫn bị giám sát chặt chẽ.

“Bởi vì cả tôi và chồng đều bị bắt giữ, chúng tôi bị mất việc và không có thu nhập. Do đó chúng tôi phải tích cực tìm việc và hy vọng sẽ có việc trong thời gian sớm nhất”.

Nhưng mối lo ngại lớn nhất của bà là việc con trai đã từng bị ngăn không cho xuất cảnh hai lần để đi du học với lý do đe dọa “an ninh quốc gia”.

“Chính quyền Trung Quốc rất hay trừng phạt thân nhân của những nhà bảo vệ nhân quyền như một biện pháp thô bạo và bất hợp pháp để khiến những nhà hoạt động nhân quyền im lặng”, ông Nee nói.

Bà nhận thấy rằng dù gia đình bà phải chịu nhiều hình phạt từ chính quyền, nhưng họ đã đạt được khá nhiều thành công.

“Thông qua những vụ kiện về nhân quyền, tôi có thể suy nghĩ một cách độc lập và có nhiều cơ hội hơn để giúp đỡ những nhóm người bị thiệt thòi trong xã hội. Khi nghiên cứu luật, điều chúng tôi hy vọng là sự công bằng và luật pháp được thực thi”, bà nói.

“Một khi phụ nữ nhận thức được tầm quan trọng của mình, họ có thể góp sức lớn trong việc thúc đẩy nhân quyền được thực thi, điều mà Chính quyền không hề ủng hộ, nên chính quyền đàn áp phong trào nữ quyền”.

clip_image003

clip_image005

Maria Chin
Malaysia

Maria Chin Abdullah không có gì ngoài bộ đồ tù và một quyển sách về nữ quyền khi bà bị biệt giam năm ngoái. Trong suốt 10 ngày, bà phải ngủ trên sàn bê-tông lạnh trong xà lim không cửa sổ và đèn không bao giờ tắt. Khi không bị giam trong xà lim thì bà bị thẩm vấn ở đồn cảnh sát suốt tám tiếng đồng hồ.

“Cho đến hôm nay, tôi không hề biết mình bị giam ở đâu vì họ bịt mắt tôi khi di chuyển tôi đi đến các nơi”, bà Chin, 61 tuổi, nói.

“(Trong khi thẩm vấn) họ đe dọa rằng nếu tôi không muốn có gì xảy ra với cha và con tôi thì tôi không nên dính dáng đến các hoạt động chính trị”.

“Đó là một lời đe dọa”.

Bà bị buộc tội “phá hoại chế độ dân chủ” vì liên quan đến Bersih 2.0, một tổ chức của người dân Malaysia ủng hộ nền dân chủ mà bà lãnh đạo, tổ chức này vận động cho việc bầu cử tự do và công bằng. Thêm vào đó, bà bị bắt theo Luật Vi phạm An ninh (Biện pháp đặc biệt), hay còn gọi là Sosma, luật chống khủng bố cho phép bắt giam những người tình nghi trong vòng 28 ngày mà không cần xét xử.

“Bị bắt giữ là điều tôi đã lường trước và nói với các con, tuy nhiên việc bắt giữ vẫn khiến tôi sốc khi bị bắt giữ dưới điều luật Sosma”, bà Chin nói.

“Trong đầu tôi chỉ có thể tự hỏi liệu họ được quyền giam giữ tôi trong bao lâu, tôi không thể biết được”.

(Trongkhi thẩm vấn) họ đe dọa rằng nếu tôi không muốn có gì xảy ra với cha và con tôi thì tôi không nên dính dáng đến các hoạt động chính trị” - Maria Chin

Cảnh sát trưởng Malaysia, ông Tan Sri Khalid Ibrahim, phát biểu rằng bà Chin bị giam giữ vì “có ý định lật đổ chính quyền và thủ tướng chính phủ”, theo The Malay Mail Online. Bà bị bắt một ngày trước mít tinh Bersih 5, một hội nghị cộng đồng bà tham gia tổ chức nhưng cuối cùng không thể tham dự.

Những cuộc họp mặt trước đây của Bersih đã bị cảnh sát đàn áp một cách tàn bạo, huy động cả cảnh sát chống bạo động đánh đập người phản đối và sử dụng hơi cay với đám đông.

Bà Chin không xa lạ gì với cảnh sát Malaysia, đã từng bị thẩm vấn hoặc bị kết tội bởi các cơ quan thi hành luật rất nhiều lần. Nhưng lý do xuyên suốt cho các cuộc bắt giữ này là việc bà có liên quan đến các hoạt động của tổ chức Bersih 2.0 và những nỗ lực của bà để chống lại tình trạng tham nhũng trong Quốc hội Malaysia bằng cách vận động ủng hộ một quy trình bầu cử công bằng.

Tổ chức do bà lãnh đạo được biết đến vì tổ chức các cuộc diễu hành trên đường phố với sự tham dự của hơn mười ngàn người mỗi lần, dù cho bị đàn áp bởi hơi cay, xe tăng quân đội và cảnh sát chống bạo động. Gần đây nhất là cuộc diễu hành Bersih 5 diễn ra tháng11/2016 với hơn hàng ngàn người tham dự tuần hành quanh đường phố Kuala Lumpur đòi Thủ tướng Malaysia phải từ chức sau cáo buộc về tham nhũng.

Hiện tại, bà bị kết tội bởi hai lý do khác nhau, một do phản đối sự bắt giữ lãnh đạo đảng đối lập năm 2013 và lý do còn lại do phát tờ rơi kêu gọi tuần hành ủng hộ dân chủ vào năm 2016. Bà nhấn mạnh rằng mặc dù đang ở trong tình trạng nguy hiểm do các hoạt động chính trị xã hội của mình, bà vẫn tin nên có càng nhiều người, nhất là những phụ nữ trẻ, quan tâm tham gia vào các hoạt động này.

“Phụ nữ dứt khoát nên tham dự vào các hoạt động chính trị xã hội. Những gì chúng ta chứng kiến hôm nay, và chúng ta đang được hưởng, chính là nền móng được xây dựng bởi lớp phụ nữ đi trước đấu tranh cho sự tự do và nữ quyền. Các bạn phải là một phần quan trọng của quy trình ra quyết định này bởi vì nếu các bạn không tham dự thì giới cầm quyền sẽ tiếp tục làm điều họ cho là tốt nhất cho đất nước này, mà có thể không phải là điều tốt nhất”, bà nói.

clip_image006

clip_image008

Phyoe Phyoe Aung
Myanmar

Khi cơn bão Nargis đổ bộ vào vùng đồng bằng Ayeyarwady năm 2008, Phyoe Phyoe Aung lúc này đang lẩn trốn. Cô bị truy nã bởi chính quyền lúc bấy giờ vì dính líu vào cuộc phản đối trong hòa bình được biết dưới tên Cách mạng Cà sa 2007, là phong trào phản đối dân quyền và chính trị do các nhà sư Phật giáo dẫn đầu. Sau cuộc mít tinh phản đối, cô buộc phải lẩn trốn cùng với cha mình.

Tuy vậy, cảnh tượng xác các nạn nhân sau bão rải rác khắp nơi sau bão buộc cô phải ra khỏi nơi ẩn náu để tiến hành chôn cất họ. Chính việc này khiến cô bị bắt và giam giữ suốt bốn năm trời.

Tuy vậy nhà tù chưa bao giờ xa lạ với Phyoe, vì cô đã chứng kiến cảnh cha mình bị bắt giam do hoạt động chính trị khi mới chin tháng tuổi. Ở tuổi 27, cô bị bắt ba lần và bị giam hai lần do các hoạt động chính trị của mình.

“Cuộc sống gia đình tôi thực sự khó khăn. Mẹ tôi phải vất vả xoay xở một mình cho cả gia đình”, cô nói.

“Gia đình tôi có đến hai tù nhân chính trị.”

Tuy nhiên, cô được biết đến nhiều nhất như người lãnh đạo của một trong những Hội sinh viên lớn nhất ở Myanmar – Liên đoàn sinh viên Burma (ABFSU).

Năm 2015 cô bị bắt giam hơn một năm do phản đối luật giáo dục quốc gia mới được thông qua vì cho rằng luật này giới hạn quyền tự do ngôn luận và tính dân chủ trong hệ thống giáo dục.

Đa số sinh viên bị bắt giữ bị kết tội dưới những lý do khác nhau – tụ tập bất hợp pháp, tham gia và tiếp tục tụ tập bất hợp pháp, bạo động và cố tình làm hại nhân viên nhà nước.

Cuộc sống gia đình tôi thực sự khó khăn. Mẹ tôi phải vất vả xoay xở một mình cho cả gia đình" - Phyoe Phyoe Aung

“Mặc dù chúng tôi không bị tra tấn về thể chất, nhưng chúng tôi bị tra tấn về mặt tinh thần”, cô nói.

“Họ dùng rất nhiều cách để đàn áp chúng tôi, ví dụ như giới hạn các loại sách chúng tôi đọc hoặc đọc chặn thư từ chúng tôi gửi cho gia đình”..

Ngày 8/4/2016, tòa tuyên bố cô được trắng án.

Vào thời điểm cô được thả ra, Tổ chức Ân xá Quốc tế nói: “Chính quyền mới phải đảm bảo hỗ trợ và phục hồi cho những nạn nhân được ân xá hôm nay, cùng với rất nhiều nạn nhân trước đây bị bắt giam oan”.

Hiện tại đã được tự do, Phyoe, đã có một con, thừa nhận mọi hoạt động chính trị ở “tuyến đầu” trở nên khó khăn hơn vì phải chăm sóc con nhỏ.

“Tôi đã chuyển giao nhiệm vụ đấu tranh cho thế hệ sinh viên mới”, cô nói.

“Là một thành viên của Mạng lưới quốc gia về Cải cách giáo dục, tôi cố gắng tiếp tục hoạt động trong phong trào giáo dục. Tôi cùng một số thành viên trước đây của Liên đoàn Sinh viên Burma đã thành lập nên Viện Win. Và tôn chỉ đầu tiên của việc là hỗ trợ sinh viên và giới trẻ”.

Nhưng công việc hiện tại của Phyoe vẫn có nhiều rủi ro.

“Các hoạt động của tôi có thể bị xem là phi pháp bất cứ lúc nào, vì pháp luật không công bằng, mà như một sợi dây thun có thể co dãn hoặc kéo căng tùy hứng”, cô nói.

Khi được hỏi về tương lai của đất nước Myanmar, cô nói “Số ít cho rằng tình hình ở Myanmar đang có thay đổi, thế nhưng liệu đất nước này có đi đúng hướng đến chế độ dân chủ hay không còn là vấn đề gây tranh cãi”.

“Chúng tôi đứng về phía người dân hơn là những nhà chính trị. Những ai yêu chuộng dân chủ, nhân quyền và bình đẳng vẫn phải đấu tranh cho sự thật”.

clip_image009

clip_image011

Anchana Heemmina
Thái Lan

Anchana Heemina đã trải qua khó khăn mà một gia đình có thể gặp phải khi có người thân bị chính quyền truy tố.

Người thân của bà bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh vì được cho là có dính líu đến các nhóm nổi dậy ở miền Nam Thái Lan. Cuối cùng người thân của cô cũng được tha bổng.

Các phần tử nổi dậy ở ba tỉnh cực nam Thái Lan, đa số là người Hồi giáo gốc Malaysia, vẫn không tiết lộ danh tánh, mặc dù các nhóm này được cho là đấu tranh vì mục tiêu giành độc lập khỏi nhà cầm quyền Thái theo đạo Phật. Phong trào đấu tranh này được khởi xướng bởi cựu quốc vương Malay vùng Pattani, người từng trị vì khu vực ba tỉnh cho tới khi sáp nhập vào Thái Lan vào năm 1909. Các nhóm từ lâu đã khẳng định cuộc đấu tranh của họ là vì danh tính hơn là một cuộc chiến tôn giáo.

Trường hợp người thân của Heemina bị bắt khiến bà tự hỏi liệu công lý có được thực thi trong mọi tình huống hay không.

Cùng với chị em mình, năm 2010, bà thành lập nhóm Duay Jai để giúp đỡ những tù nhân có liên quan đến các nhóm nổi dậy ở các tỉnh cực nam Thái Lan, cùng gia đình của họ. Sự giúp đỡ tập trung vào các chương trình giáo dục và tư vấn cho những người bị bắt giữ.

“Tôi cho rằng hệ thống pháp lý khiến người dânphải khổ sở. Cảnh sát nói rằng liệu một người có tội hay không phải được xét xử ở tòa. Nhưng đối với những người dân không có kiến thức hoặc thu nhập cao, việc đấu tranh để giành công lý thật sự khó khăn. Chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể đóng tiền bảo lãnh tại ngoại, và những người có mối quan hệ thì có người làm chứng. Đây là sự bất bình đẳng của hệ thống pháp lý”.

Bà thường xuyên lên tiếng về việc sử dụng bạo lực của quân đội và những lỗ hổng trong hệ thống pháp lý của Thái Lan. Và chính quyền nhanh chóng tìm cách khiến bà phải im lặng.

“Cảnh sát và quân đội đến nhà tôi vài lần, yêu cầu tôi không được đăng những lời buộc tội chính quyền trên Facebook cá nhân của tôi. Họ còn tấn công tôi trên Facebook khiến tôi mất uy tín, họ đe dọa sẽ kiện tôi và coi tôi như người có ý đồ xấu. Có lúc họ còn yêu cầu bạn bè thuyết phục tôi chấm dứt việc tôi đang làm”, bà nói.

“Không ai tin lời của người nghèo, nhưng họ tin những lời nói dối của chính quyền" - Anchana Heemmina

Tuy nhiên, lý do chính là một báo cáo bao gồm chi tiết những người bị giam giữ được cho là bị tra tấn về thể chất và tinh thần, thường diễn ra tại các doanh trại quân đội, khiến chính quyền khó chịu và kết bà vào tội phỉ báng chính quyền theo luật hình sự.

Người phát ngôn quân đội Pramote Prom-In, chối bỏ các lời cáo buộc tra tấn trong bản báo cáo và coi những lời cáo buộc là “không có thực”.

“Mất tự do có thể được coi là tra tấn đối với họ… nhưng chúng tôi cần phải thực thi pháp luật”, Pramote nói. “Những người bị bắt giam được gia đình thăm viếng và những trường hợp bị bắt giam đều có người làm chứng”.

Champa Patel, Tư vấn cao cấp nghiên cứu khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói: “Điều bất công ở đây là ba nhà hoạt động chính trị xã hội dũng cảm báo cáo về việc tra tấn thì bị trừng phạt, trong khi quân lính thực hiện hành động dã man này lại được chính quyền bao che và không bị trừng phạt”.

Một báo cáo do một tổ chức phi chính phủ công bố tháng này tiết lộ từ năm 2014, có tất cả 179 phụ nữ đã bị kiện vì các hoạt động liên quan đến nhân quyền của họ ở Thái Lan.

“Những lời đe dọa dành cho những phụ nữ ủng hộ nhân quyền thường nghiêm trọng, mặc dù khả năng họ phải chịu tổn hại nặng nề ít hơn – như ám sát hay bắt cóc – so với nam giới hoạt động vì nhân quyền. Phụ nữ thường chịu tác động của việc mất người thân, việc kiện cáo và phải trải qua những gian khổ, thử thách để giữ vững cuộc sống gia đình trong khi bị đe dọa”, Pranom Somwong, điều phối viên của tổ chức này nói.

“Tôi độc thân, tôi thường phải chịu những lời bình luận xúc phạm và mọi người đều hỏi tại sao tôi chưa lập gia đình”, bà nói.

“Đó là một thử thách cho phụ nữ – vừa phải là một nhà hoạt động chính trị xã hội vững vàng, vừa đồng thời phải tìm cách đấu tranh cho điều mình tin tưởng mà không gây hậu quả nghiêm trọng gì”, bà chia sẻ.

clip_image012

clip_image014

Huỳnh Thục Vy
Việt Nam

Vào ngày 04/07/2012, Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc và áp giải vào xe chỉ toàn các nhân viên an ninh, và bị thẩm vấn trong vòng 12 giờ và bỏ lại một trạm xăng một mình lúc nửa đêm.

Bà bị thẩm vấn sau khi phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền, chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống quyền tự do ngôn luận và ngược đãi bất kỳ ai dám công khai phản đối vấn đề này. Chính quyền còn cấm bà bay đến Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 được trao cho các cá nhân là nạn nhân của tình trạng ngược đãi chính trị.

Vy là một trong những blogger nữ tại Việt Nam bị chính quyền công kích bởi các bài viết về lạm dụng nhân quyền, các cuộc đàn áp phản dân chủ và ngược đãi các dân tộc thiểu số. Và bà đã phải trả giá cho các bài viết của mình.

Bà không thể rời khỏi Việt Nam sau khi bị tịch thu hộ chiếu năm 2015.

“Tôi đã đánh mất những ngày được yên bình”, bà than phiền.

Bà và chồng buộc phải rời bỏ nhà riêng ở TP Hồ Chí Minh.

“Nhà cũ của vợ chồng tôi bị ném đá và tạt nước dơ bốn lần”, bà kể.

Họ làm mọi cách khiến tôi sợ để tôi chấm dứt hoạt động của mình. Nhưng họ đã nhầm, càng đương đầu với họ chỉ khiến tôi mạnh mẽ và quyết tâm hơn” - Huỳnh Thục Vy

Bà cùng chồng hiện đang sống tại quê nhà của chồng ở tỉnh Đắk Lak, vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Phải mất ba năm sau khi viết blog bà mới nhận ra rằng đến lúc phải hành động. Năm 2013 bà thành lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.

Mặc dù không bị kết tội, nhưng bà lo ngại tình hình có thể xấu đi trong tương lai.

“Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất và khuyên chồng nên chuẩn bị những gì có thể cho con gái”, bà nói.

Nhiều blogger nữ khác cũng chịu sức ép từ chính quyền, trong đó có trường hợp của Trần Thị Nga, hay còn biết đến với tên “Thúy Nga”.

Bà Nga bị bắt hồi tháng Một vì phát tán các bài báo và video trên mạng đề cập đến tình hình xâm phạm nhân quyền liên quan đến các vấn đề môi trường và tham nhũng.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay “Mẹ Nấm”, bị kết án năm 2016 bởi Điều 88 Bộ luật Hình sự sau khi bị bắt giữ hai tháng. Sau phiên xử phúc thẩm tháng 11 vừa rồi, bản án tù 10 năm của cô được giữ nguyên.

Với trường hợp của Vy, hậu quả lớn nhất của việc viết blog là việc sức ép từ chính quyền tác động đến quan hệ của bà với bạn bè và gia đình, cũng như việc bà và chồng khó có thể tìm được việc.

“Khi chồng tôi bị đuổi việc vì tôi là vợ anh ấy, tôi nhận ra rằng mình không nên phí thời gian nữa”, bà nói.

Họ phải chuyển sang hướng tự kinh doanh, và hiện tại đang bán cà phê qua mạng để trang trải cuộc sống.

“Mặc dù việc ba tôi bị bắt và gia đình tôi liên tiếp bị quấy rầy khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi, chúng tôi hiện có cơ hội sống cuộc sống ý nghĩa và vị tha hơn, bằng cách chấp nhận mạo hiểm, đối mặt với chính quyền và lên tiếng thay cho những người dân thấp cổ bé họng”.

Khi nhắc đến Việt Nam là đất nước mà phụ nữ “nằm ngoài lề hệ thống chính trị, kinh tế và giáo dục suốt nhiều thế kỷ qua”, bà khẳng định rằng phụ nữ hoạt động chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội.

“Nếu chúng ta không tham gia hoạt động chính trị xã hội từ bây giờ, chúng ta sẽ không thể nào có cơ hội để đấu tranh cho bình quyền sau này”.

clip_image015

clip_image017

Tep Vanny
Campuchia

Tại Campuchia, cảnh phụ nữ dẫn đầu các cuộc mít tinh xuống đường không còn xa lạ, với nhiều lý do từ phản đối việc bị chiếm đất cho đến yêu cầu được hưởng mức lương tối thiểu. Do đó, cũng không lạ gì khi chứng kiến cảnh lực lượng an ninh hoặc cảnh sát đánh đập những phụ nữ với nỗ lực giải tán các cuộc mít tinh đường phố.

Chiến lược ban đầu, dựa trên giả định là công an không đánh phụ nữ, được dùng để hạn chế việc người phản đối bị đánh đập, nay trở thành làn sóng mới của các phong trào nhân quyền. Một nhân vật nổi tiếng của phong trào này là bà Tep Vanny, 36 tuổi làm nội trợ, hiện đang đấu tranh cho phong trào sở hữu đất tại nước này.

Bà Vanny trở thành nhà hoạt động đấu tranh cho quyền sở hữu đất vào năm 2008 khi chứng kiến 3.000 người hàngxóm trong cộng đồng bà ở bị tước đất ở khu vực Boeng Kak nằm xung quanh hồ Boeng Kak, hồ nước lớn nhất của thành phố.

Tranh chấp đất rất phổ biến ở Campuchia khi rất nhiều gia đình sống trên cùng một mảnh đất qua nhiều thế hệ mà không hề có giấy tờ sở hữu gì, hầu hết bị mất trong thời gian Khmer Đỏ nắm quyền cuối những năm 1970.

Những người cùng hoạt động miêu tả bà là người có lòng trắc ẩn, thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Khmer, là người dũng cảm và kiên trì, thường sẵn sàng tiếp tục công việc ngay cả khi đang bị cảnh sát dùng gậy đánh. Bà thường ở hàng đầu trong các cuộc diễu hành phản đối; bà thường cầm biểu ngữ to hơn cả người và hô hào lớn, đầy giận dữ các khẩu hiệu để thu hút đám đông.

“Ngay cả khi bị đánh đập trong các cuộc biểu tình, ngày hôm sau nó vẫn tiếp tục tham dự. Nếu có ai gặp khó khăn con gái tôi sẽ giúp đỡ họ đấu tranh cho công lý. Nó dũng cảm lắm. Không ai mua chuộc được nó, nó rất kiên định và sẽ không bỏ cuộc”, mẹ của bà Tep Vanny, 69 tuổi, nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế trong một cuộc phỏng vấn.

Hiện tại, bà Vanny đang phải ngồi tù thụ án hai năm rưỡi vì tội kích động tình trạng bạo lực trong một cuộcbiểu tình năm 2013 trước nhà Thủ tướng Hun Sen. Bản án không được thi hành trong vài năm nhưng được nhắc lại khi bà bắt đầu phản đối việc bắt giam năm nhà hoạt động nhân quyền khác vào năm 2016.

Chúng tôi biết chúng tôi sẽ bị đánh đập, bắt giam, kết tội, và ngay cả bị giết, nhưng chúng tôi sẽ tìm ra cách để đấu tranh cho quyền của mình” - Tep Vanny

Theo sau việc giam giữ bà, người phát ngôn của Tòa thị chính Phnom Penh Met Measpheakdey nói bà Vanny cuối cùng cũng nhận hình phạt đích đáng bởi những cuộc biểu tình của bà thường dẫn đến rối loạn nơi công cộng.

“Thực ra, bà đã tiến hành những hoạt động phi pháp và chưa bao giờ quan tâm đến ảnh hưởng của những hoạt động này đến người khác”, tờ Nhật báo Campuchia, nay đã đóng cửa, dẫn lời ông Met Measpheakdey. Tờ báo này bị chính quyền gâp áp lực buộc phải đóng cửa vào tháng Chín và là điềm báo cho một loạt động thái trả đũa từ Chính phủ bao gồm việc bắt giam các thành phần đối lập và đóng cửa nhiều cơ quan truyền thông khác.

Vụ án hồ Boeng Kak đã được xét xử và chấm dứt. Các gia đình bị mất đất nhận được rất ít tiền bồi thường. Và rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền như Vanny đã bị chính quyền bắt giữ.

“Bà bị quấy rối, đánh đập, và bị chính quyền kết án hình sự về tội có động cơ phá hoại chính trị. Bà bị bắt năm lần kể từ cuộc tổng tuyển cử 2013”, Josef Benedict nói, Phó giám đốc phụ trách các chiến dịch vận động vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Bà Vanny khẳng định bà sẽ không ngừng đấu tranh cho những người bị áp bức cũng như không ngừng đấu tranh cho công lý. Nhưng nếu tiếp tục, bà sẽ phải trả giá cho các hành động của mình.

“Trong phiên tòa cuối cùng, con gái tôi đã khóc cho đến khi ngất đi … Tôi là mẹ mà phải ngồi tù và không thể chăm sóc con mình”, bà nói trong cuộc phỏng vấn với đài Voice of America năm ngoái.

Trong cuộc phỏng vấn với Tổ chức Ân xá Quốc tế, bà nói: “Tôi nghĩ những gì mình làm là đúng và tôi không hề sợ cái chết”.

clip_image019clip_image020

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/resources/idt-sh/asia_women_activists_vietnamese

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.