Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng?

BÙI TÍN / Voa

clip_image001

Nh li li khuyên chân thành ca ông Lý Quang Diu, rng mun chng tham nhũng trước hết phi có lut nghiêm, công bng, bình đng.

Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.

Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động «cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết», với phương châm «tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật».

Hơn 20 vụ đại án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 nhân vật cao cấp bị khởi tố, tạm giam chờ ngày ra trước vành móng ngựa. Án tử hình được tuyên bố và dự kiến, án tù 20 năm, 10 năm đã được kết luận và dự trù cho không ít trường hợp.

Có nhà bình luận trong ngoài nước so sánh phen này ông Tổng Trọng cùng trưởng Ban Kiểm tra Trần Quốc Vượng sẽ ra tay, như cặp Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn đã trừng trị hơn 1 triệu tội phạm, trong đó có hàng trăm cán bộ cấp cao, tướng lĩnh, ủy viên Ban chấp hành TƯ, Ủy viên Bộ Chính trị và cả Ủy viên thường vụ bộ Chính trị xưa nay bất khả xâm phạm.

Thế nhưng ở trong đảng Cộng sản và ngoài xã hội, có một luồng dư luận ngày càng lan rộng, ăn sâu khi tổng kết 2 năm chỉnh đốn đảng do ông Trọng khởi xướng, rằng «đảng càng chỉnh đốn lại càng đổ đốn, tha hóa hơn, tham nhũng ngày càng phổ biến rộng hơn, nặng nề hơn, phức tạp hơn».

Đó là vì cái cơ chế hiện nay không những hoàn toàn bất lực chống giặc nội xâm rất ngoan cố này, mà trái lại chính cái cơ chế độc đảng, không phân chia 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau, không có tự do ngôn luận của công dân và báo chí tư nhân thì chống tham nhũng chỉ là hình thức vô hiệu, như phủi bụi, càng chống càng sinh sôi nảy nở thêm.

Chính cái cơ chế độc đoán, đạo đức giả đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, không tạo nên sức răn đe đủ mức, dưới nhìn lên trên, noi gương trên, cho rằng không tham nhũng là dại, tham gia phe nhóm để ăn chia, bảo vệ che chở cho nhau, làm cho tham nhũng như bệnh dịch không có thuốc chữa, lan tràn tàn phá ngân sách, tàn phá lối sống buông thả, ăn chơi, hưởng lạc, đua nhau có «bồ nhí», có biệt thự, biệt phủ hàng vài trăm /ngàn tỷ đồng.

Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng, một Nhà nước pháp quyền, nền tư pháp độc lập, hệ thống tòa án công khai minh bạch, lại cần một dư luận xã hội mọi người coi khinh, chê trách, coi bọn tham nhũng là kẻ cướp bóc tài sản xã hội, đáng khinh, đáng nghiêm trị, để cho mọi công dân, nhất là cán bộ viên chức phải sợ bị trị tội, vào tù, phải biết sợ bị nhục, bị xã hội lên án coi khinh, để không dám, không nỡ tham lam 1 đồng bạc của công, của người khác.

Chính cái cơ chế không giống ai, 1 đảng ôm đồm cả 3 mảng quyền lực, vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm luật, vừa lãnh đạo, vừa quản lý lại vừa xử án mà ông Trọng một mực kiên trì giữ vững, một cơ chế lạc thời đại, mang tính mác-xít giáo điều mù quáng, bảo thủ cực đoan, không có sức răn đe, khuyên giải ngăn chặn, cảnh báo những kẻ có lòng tham vô độ.

Đây là một điều phi lý, phi pháp thành cố tật, kéo dài thành một nếp cai trị lạc hậu, hủ lậu, bị cả thế giới tiến bộ chê trách mà vẫn trơ trơ cho là lẽ phải, chân lý, mẫu mực! Một tư lệnh chống tham nhũng được suy tôn là rất kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, nói là làm, sẽ làm đến cùng… nhưng thật ra lại kiên định duy trì một cơ chế hủ bại đẻ ra tham nhũng, khuyến khích tham nhũng lan tràn ở mọi cấp, càng ở cấp trên càng nghiêm trọng, làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, khi xét xử không thu hồi nổi vài phần trăm.

Dù cho có tử hình Trịnh Xuân Thanh, có tuyên án 20 năm tù Đinh La Thăng, có xử tội cả hơn 40 kẻ liên quan các vụ án này mà không thay đổi cơ chế như đông đảo cán bộ, đảng viên và toàn dân đòi hỏi thì rồi sẽ có hàng chục, hàng trăm ngàn Thăng và Thanh mới xuất hiện, tài sản đất nước sẽ còn bị thất thoát như trong thùng không đáy.

Và cuối cùng, trước thế giới và trước toàn xã hội, ngài Tư lệnh chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng hiện nguyên hình là kẻ tòng phạm nguy hiểm nhất, khi kiên trì một mô hình cai trị cực kỳ lỗi thời, một mô hình đang thai nghén và đẻ ra lúc nhức vô vàn con sâu tham nhũng mới.

Đây chính là một điều trái khoáy, một trò cười ra nước mắt, một bi kịch xã hội đau đớn nhất, kéo dài mãi mà người dân Việt hết chịu nổi.

Cả Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ, các đại biểu Quốc hội, các nhà lý luận của Học viện Chính trị vừa họp tổng kết cuối năm có dám mở mắt nhận ra bi kịch quốc gia và đại bi kịch của đảng Cộng sản này hay không?

B.T.

Tác giả gửi BVN

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.