Giải ảo 3 - Hai triệu dân Việt chết đói năm 1945 là do Hồ đem gạo về Trung Cộng!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Khi đọc báo chí lề đảng mô tả về "nạn đói năm Ất Dậu" dưới đây, chúng ta cần tỉnh táo để thấy: Hiện thực nạn đói và các cảnh chết chóc đã được ghi lại là đúng thật, còn nguyên nhân đưa ra như: “chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến...” thì chúng ta cần xem lại. Ai dám khẳng định vào 1945 Hồ đã công khai tỷ lệ: “Người Trung Hoa lấy 2/3 và ta lấy 1/3” thì trước đó năm 1943, 1944 Hồ không lén lút thực hiện việc này?

*

I. Hai triệu Dân Việt chết đói

1. Hình ảnh khủng khiếp. 

Ảnh 1:


“Chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật, thực dân Pháp và thiên tai mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nạn đói từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945. Trên đường phố tại Phủ Lý (Hà Nam) năm 1945, hai em bé đổ cháo vào miệng bố, nhưng cháo chảy ngược ra ngoài vì hàm răng người bố đã cứng, không khép lại được.”

Ảnh 2: 


“Khi chụp bức ảnh này, nghệ sĩ Võ An Ninh được cho biết, cha mẹ các em đều đã chết vì đói.”

Ảnh 3:


“Trẻ em mút vỏ ốc thối nhặt được trên đường phố Nam Định. ”

Ảnh 4: 


“Đồng bào bị đói từ Nam Định, Thái Bình, Phủ Lý, Hải Phòng, Hải Dương kéo nhau về Hà Nội để xin ăn. Trong lúc ngồi chờ phát chẩn, nhiều người chưa kịp nhận phần đã lăn ra chết.”

Ảnh 5: 


“Đỉnh điểm của nạn đói, tháng 3/1945, xác người chết đói la liệt trên đường phố Hà Nội, không thể phân biệt nam nữ, già trẻ. Tình nguyện viên nhặt được là dồn một chỗ chờ xe đến chở đi chôn.”

Ảnh 6:


“Tại Hà Nội, xác người chết được tập trung về các góc đường.”

Ảnh 7:


“Bãi chợ Hàng Da (Hoàn Kiếm), hàng nghìn nạn nhân từ khắp các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương… lê lết xin cứu tế.”

Ảnh 8:


“Trước chợ Cửa Nam (Hoàn Kiếm), những nạn nhân còn đủ sức cất bước đi thành từng đoàn người về trại Giáp Bát và Viện Tế bần (sau phố Sinh Từ - Nguyễn Khuyến ngày nay).”

Ảnh 9:


“Nạn nhân đói tại trại Giáp Bát.”

Ảnh 10:


“Để tìm đường sống, nhân dân nhiều nơi cướp lại gạo, thóc của phát xít Nhật để ăn. Trong ảnh, người dân chặn đường giành lại thóc trên đường Hà Nội - Hà Đông, bị lính Nhật đánh đập dã man.”

Ảnh 11: 


“Quét những hạt gạo rơi vãi trên đường phố Hà Nội.”

Ảnh 12: 


“Xương sọ người chết đói 1945 được xếp lại trong hầm tại nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội. Tác giả Võ An Ninh, người trực tiếp chứng kiến nạn đói, chép lại cảm nhận khi chụp bức ảnh: "Phải chăng những oan hồn này đang lắp bắp tố cáo những cảnh rùng rợn, khủng khiếp, đau thương mà bọn đế quốc Nhật-Pháp đã gây ra cho dân tộc Việt Nam?".”

Ảnh 13: 


“Mùa xuân năm 1951, ngày lễ chôn cất những nạn nhân chết đói 1945 được tổ chức tại hầm hài cốt nghĩa trang Hợp Thiện, Hà Nội.” (Văn bản 1)

2. Xác nhận của Hồ Chí Minh.

Ngày 28-9-1945, Bác viết bài kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên tờ Cứu Quốc:“Hỡi đồng bào yêu quý. Từ tháng Giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc bộ ta đã có hai triệu người chết đói…” (3)

“Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là “Một cuộc đổi đời chưa từng có với người Việt Nam”... Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, phức tạp: thiên tai, lũ lụt, nạn đói ở miền Bắc

1. Lê Duẩn – Tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội, 1980, 1980, trang 13. 

2. Làm chết hơn 2 triệu người..” (4)

3. Người Tầu mại bản tích trữ gạo.

“Điều chua sót là trong khi cả Pháp lẫn Nhật gần như toa rập với nhau để cho hai triệu người mình chết đói thì người Tầu mại bản tích trữ gạo để bán cho người có tiền. Cho nên đã có câu ca dao của thời đó ghi lại chuyện này như sau: 

Mấy năm thiếu gạo vì ai 
Làm dân ta chết mất hai triệu người 
Tầu cười (tích trữ gạo) Tây khóc (bị đảo chính) Nhật no 
Việt Nam hết gạo, chết co đầy đường. ” (5)

Nhận xét: Dân chết đói do đâu?

Vì đâu nên nỗi? Chính là do Hồ nói là phải cung cấp gạo cho 18 vạn quân Tưởng, nhưng kỳ thực là Hồ đem gạo cung cấp cho Trung Cộng! 

II. Hồ đem gạo cung cấp cho Trung Cộng!

1. Hồ bàn việc đem gạo cho… Tưởng!

Chúng ta không có những bằng chứng về việc Hồ tổ chức đem gạo về cho Trung Cộng năm 1943, 1944 (vì lúc đó Hồ chưa có chính phủ công khai) - Nhưng chúng ta có bằng chứng về việc Hồ núp bóng việc phải đem gạo cho Tưởng năm 1945, 1946, hắn đã bàn bạc công khai trong chính phủ của hắn là phải cung cấp gạo cho Tưởng:

“Thời gian: 19-10-1945

Sự kiện: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ để nghe thông báo kết quả việc thảo luận với Trung Hoa về việc chở gạo từ Nam ra Bắc.

Nội dung sự kiện: 17 giờ 30, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ để nghe thông báo kết quả việc thảo luận với Trung Hoa về việc chở gạo từ Nam ra Bắc (Người Trung Hoa lấy 2/3 và ta lấy 1/3), về vấn đề chiến sự ở Nam Bộ, vấn đề người dân tộc thiểu số Rađê hợp tác với Chính phủ và vấn đề kinh tế (thuế, muối, giá hàng, chống đầu cơ, tiền Quan Kim).

Nguồn trích: - Bản sao Biên bản Hội đồng Chính phủ, lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.” (6)

“... Năm 1946, sau khi cô Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội về, bác Nguyễn Sinh Khiêm lên đường từ Nghệ An ra Hà Nội.

... Khi được nghe báo cáo chuyện người anh Nguyễn Sinh Khiêm ra Hà Nội, Bác Hồ lặng đi, xúc động. 

Nhớ lần trước, lúc Bác Hồ đang chủ trì cuộc họp quan trọng bàn chuyện cấp gạo cho quân Tàu Tưởng, khi nghe thư ký thông báo rất nhỏ là có cô Nguyễn Thị Thanh ra thăm, Bác Hồ bàng hoàng cả người, hai tay bám chặt vào bàn để kìm nén nỗi xúc động quá lớn; nhiều người lúc ấy thấy đôi mắt của Bác Hồ rớm lệ...” (7)

Nhận xét: Ngay sau khi mới đọc Tuyên Ngôn “độc lập”, Hồ đã bày chuyện “thảo luận với Trung Hoa về việc chở gạo từ Nam ra Bắc.” Có phải là cấp cho Tưởng hay là cấp cho CS TQ? 

Kìa tỷ lệ: “Người Trung Hoa lấy 2/3 và ta lấy 1/3

Ngay 1945 đã vậy, thì ai dám chắc trước đó năm 1943, 1944 Hồ không lén lút thực hiện việc này?

2. Các tướng của Tưởng - kỳ thực đã là tướng của Trung Cộng!

Lưu ý: Lư Hán, Tiêu Văn, Lăng Kỳ Hàn, Lý Tế Thâm bề ngoài là Tưởng, nhưng đã ngả theo CS TQ, bằng chứng là đến 1949 bọn này đã là cán bộ cao cấp của CS TQ!

Bằng chứng: Hồ chửi Lư Hán, Tiêu Văn “là bọn quân phiệt khét tiếng chống Cộng” là "Diệt cộng cầm Hồ":

“Đến ngày 28/8, những đơn vị Quốc Dân Đảng đầu tiên mới bắt đầu vượt biên giới sang lãnh thổ Việt Nam nhưng thành phần chỉ huy có thay đổi: tướng Lư Hán thay Trương Phát Khuê thống lĩnh toàn bộ quân đội tiếp quản Bắc Đông Dương và Tiêu Văn là phó tư lệnh, ngoài ra còn có đơn vị Trung ương của tướng Chu Phúc Thành, tất cả đều là bọn quân phiệt khét tiếng chống Cộng với quân số khoảng 20 vạn…” (9)

“Cách đây 60 năm, cách mạng Việt Nam đứng trước một tình thế cực kỳ hiểm nghèo. 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc Việt Nam, kéo theo một số đảng phái người Việt tay sai của chúng, hòng thực hiện âm mưu "diệt cộng, cầm Hồ", lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ…” (10)

Giáp nói: Lý Tế Thâm khuyên “đừng đi theo con đường cộng sản”!

“Trước khi chúng tôi rời Quế Dương, ông Hồ Ngọc Lãm, một người Việt Nam có tinh thần yêu nước, một võ quan trong quân đội Quốc dân đảng dã viết thư giới thiệu chúng tôi với Lý Tế Thâm. Lý là chủ nhiệm Tây Nam hành dinh của Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi lấy tư cách là những người của Việt Nam giải phóng đồng minh để giao dịch với Lý. Anh Đồng mang tên mới: Lâm Bá Kiệt, chủ nhiệm biện sự xứ hải ngoại của Việt Nam giải phóng đồng minh. Anh Hoan thì lấy tên là Lý Quảng Hoa. Tôi cũng tự đặt cho mình một tên mới: Dương Hoài Nam.

Nơi Lý ở giống như một cung điện, khi vào phải qua nhiều lần cổng có lính gác. Chúng tôi đã biết, khi ở Quảng Châu Lý nổi tiếng về giết cộng sản. Lý làm ra niềm nở khi gặp chúng tôi. Lý hứa giúp đỡ Cách mạng Việt Nam. Lý nói, nay mai theo lệnh của Đồng minh, quân Tầu sẽ tiến vào Việt Nam, và yêu cầu chúng tôi làm giúp kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Lý hỏi chương trình điều lệ của Việt Nam giải phóng đồng minh, rồi khuyên chúng tôi: “Muốn cách mạng thành công thì đừng đi theo con đường cộng sản”.” (15).

Nhưng đến 1949 thì Lư Hán, Tiêu Văn, Lý Tế Thâm, Lăng Kỳ Hàn lại hiện nguyên hình:

3. Lư Hán 1949 = Ủy viên thường vụ quốc hội của Trung quốc Cộng sản.

“LƯ HÁN (1895-1974), người Thiệu Thông, tỉnh Vân Nam, tự là Vĩnh Hành, người dân tộc Di. Tốt nghiệp Vân Nam giảng võ đường (Trường võ bị Vân Nam), nguyên là Sư đoàn trưởng của Long Vân. Đã từng là Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 1, Tổng tư lệnh Phương diện quân số 1 của Quốc dân đảng, Tỉnh trưởng Vân Nam, kiêm Tổng tư lệnh Quân bảo an (Công an) tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân đảng. Tháng 12 năm 1949 đã dấy binh khởi nghĩa. Sau đó giữ nhiều chức vụ trong chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Chủ tịch Ủy ban quân chính tỉnh Vân Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính khu Tây Nam, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng, Ủy viên thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Phó chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao quốc gia...” (13)

“Lư Hán vốn xuất thân trong một gia đình đại địa chủ vùng Viêm Sơn, ông là em họ của Long Vân…Tháng 7 năm 1948 Lư Hán hạ lệnh trấn áp học sinh Côn Minh tạo ra sự kiện thảm sát 15 tháng 7. Năm 1949 Lư Hán còn tạo ra vết nhơ trong vụ thảm sát 21 người vô tội trên đường phố Nam Bình.

Sau đó Cánh Lư Hán và Long Vân dưới sự chỉ đạo của TW DCS TQ và Ủy ban Công hội tỉnh Vân Nam và dưới sự chi viên của quân giải phóng nhân dân, cùng đấu tranh ở Vùng biên giới giữ Vân Nam và Quý Châu. Và đến ngày 9.12.1949 đã nổ ra khởi nghĩa Côn Minh, Tỉnh Vân Nam tuyên bố giải phóng trong hòa bình.

Sau năm 1950, Lư Hán lần lượt đảm nhiệm các chức Chủ tịch quân ủy Vân Nam, phó chủ tịch quân ủy Tây Nam, ủy viên thường vụ quốc hội, thường vụ ủy ban chính - hiệp (giống như MTTQ) Trung quốc, ủy viên bộ quốc phòng, phó chủ nhiệm UBTDTT, thường vụ TƯ UB dân cách v.v..

Lư Hán mất tại Bắc Kinh ngày 13.5.1974 thọ 79 tuổi.” (11)

4. Lý Tế Thâm 1949 = phó chủ tịch chính phủ của Trung quốc Cộng sản.

“Lý Tế Thâm (Bính âm: 李济深, sinh năm 1886 – mất 9 tháng 10, 1959) là một nhà quân sự và chính khách của Trung Quốc. Ông từng là Tư lệnh Quân đoàn 4 Trung Hoa Dân Quốc, Tỉnh trưởng Quảng Đông, Ủy viên Ủy ban Quân sự và Quyền Hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố. Sau khi chống đối Tưởng Giới Thạch rồi bị trục xuất khỏi Quốc dân đảng năm 1947, ông trở thành một trong 6 phó chủ tịch Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi chính phủ này thành lập ngày 1 tháng 10, 1949.

…Lý rời Hồng Kông đầu năm 1949 đến Bắc Kinh, hỗ trợ việc thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau lễ ra mắt của chính phủ mới, Lý trở thành một trong 6 phó chủ tịch chính phủ, cũng như Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Trung-Xô. Tháng 1 năm 1953, Lý trở thành ủy viên Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân. Ông cũng là ủy viên Quốc vụ viện từ năm 1954. Hiến pháp mới giảm bớt số lượng phó chủ tịch nước từ 6 xuống 2, nên Lý từ chức và sang giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc vụ viện. Lý giữ chức này tới khi mất ngày 9 tháng 10, 1959 tại Bắc Kinh do ung thư dạ dày và xuất huyết não.[1](12)

5. Tiêu Văn 1949 = Giải phóng quân Trung Hoa.

“TIÊU VĂN, người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Năm 1943 là Trung tướng trong quân đội Tưởng Giới Thạch và Trưởng ban Ngoại sự xứ, chuyên trách phòng chỉ đạo Việt Nam (Việt Nam chỉ đạo thất). Vào Việt Nam tháng 9-1945, được giao phụ trách cơ quan của Hoa kiều vụ và Trưởng ban chính trị của quân đội Tưởng Giới Thạch. Khi Hồng quân tiến xuống Hoa Nam, Tiêu Văn đã chạy sang hàng ngũ Giải phóng quân Trung Hoa. Sau năm 1950, được cử làm tư vấn cho chính quyền Quảng Đông dưới sự chỉ đạo của Diệp Kiến Anh.” (13)

6. LĂNG KỲ HÀN 1949 = Ban Thường vụ của Trung quốc Cộng sản.

“LĂNG KỲ HÀN, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Hoa dân quốc, là thành viên trong Đoàn Cố vấn sang Hà Nội giúp Lư Hán. Tháng 10-1950, khi đang làm công sứ Đại sứ quán Trung Hoa dân quốc tại Pháp đã bỏ về với Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và được bầu vào Ban Thường vụ Hội nghị chính trị hiệp thương toàn quốc.” (13)

Sự thật là vậy!



“14. “Nông dân kéo nhau lên thành phố xin ăn (Ảnh tư liệu)”” (Văn bản 14)



“15. Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội). Ảnh Võ An Ninh.” (Văn bản 2)

III. Mô tả nạn đói qua các báo lề đảng

Khi đọc báo chí lề đảng mô tả về "nạn đói năm Ất Dậu" dưới đây, chúng ta cần tỉnh táo để thấy: Hiện thực nạn đói và các cảnh chết chóc đã được ghi lại là đúng thật, còn nguyên nhân đưa ra như: “chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến…” thì chúng ta cần xem lại. Ai dám khẳng định vào 1945 Hồ đã công khai tỷ lệ: “Người Trung Hoa lấy 2/3 và ta lấy 1/3” thì trước đó năm 1943, 1944 Hồ không lén lút thực hiện việc này?

Ví dụ như: “Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) làm cho nạn đói diễn ra trầm trọng hơn…” Ai dám chắc rằng tụi quỷ Hồ không dám phá hoại bằng cách làm cho đê vỡ để dân chết đói, rồi chúng lại làm như Phật từ bi mà: “Giữa lúc nạn đói lên đến đỉnh điểm thì ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Mặt trận Việt Minh phát động nhân dân phá hàng trăm kho thóc của Nhật để cứu đói. Phong trào diễn ra sôi nổi khắp nơi khiến nạn đói phần nào được đẩy lui. Nông dân bắt đầu trở về quê tiếp tục sản xuất.” (8)

Dưới đây là một mô tả về "nạn đói năm Ất Dậu" của báo lề đảng của CS VN:

Trong ký ức người Việt Nam, "nạn đói năm Ất Dậu" vẫn là một cơn ác mộng, nỗi nhức nhối khó quên. Thảm họa ấy bắt đầu từ tháng 10/1944 kéo dài đến giữa năm 1945.

Công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 của GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam và GS Furuta Moto (người Nhật) chỉ rõ:chính sách vơ vét thóc gạo của phát xít Nhật và thực dân Pháp lúc bấy giờ cùng với thiên tai, mất mùa ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm cảnh trên.

“Sống ngắc ngoải trong nạn đói 1945. Ảnh tư liệu.” (ảnh 16)


Tháng 10/1940, khi đặt chân đến Đông Dương, Nhật thi hành hàng loạt chính sách đánh vào nền kinh tế: buộc thực dân Pháp phải ký kết nhiều hiệp ước yêu cầu cung cấp lương thực, giao nộp lúa, gạo cho Nhật hàng năm; cấm vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc, hạn chế chuyên chở tự do, chỉ cho chở dưới 50 cân gạo trong một tỉnh; bắt người dân nhổ lúa trồng đay, dành ruộng trồng lạc.

Trong khi Nhật vơ vét cho chiến tranh thì Pháp dự trữ lương thực phòng khi quân Đồng minh chưa tới, phải đánh Nhật hoặc dùng cho cuộc tái xâm lược Việt Nam. Thuế đinh, thuế điền, tô tức trở thành những chiếc thòng lọng buộc vào cổ nông dân.

Năm 1944, Việt Nam bị mất mùa nhưng Pháp và chính quyền phong kiến vẫn phải cung cấp cho Nhật hơn 900.000 tấn gạo để nuôi chiến tranh phát xít và làm nguyên liệu để người Pháp nấu rượu, cùng thóc dùng đốt lò thay cho than đá. Hàng chục nghìn mẫu ngô bị phá, hàng triệu tấn thóc bị thu nộp. Theo thống kê, năm 1940, diện tích trồng đay là 5.000 ha nhưng đến năm 1944 đã tăng lên 45.000 ha.

Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra, vơ vét thóc ở miền Bắc khiến giá thóc, gạo tăng vọt. Năm 1943, một tạ gạo giá chính thức là 31 đồng, giá chợ đen là 57 đồng; năm 1944 tăng lên 40 đồng, giá chợ đen là 350 đồng, nhưng đến đầu năm 1945 thì giá chính thức vọt lên 53 đồng còn giá chợ đen từ 700-800 đồng. Giá gạo "phi nước đại" khiến người dân không đủ sức mua, phải chịu cảnh chết đói.

Tháng 9/1944, lụt vỡ đê La Giang (Hà Tĩnh), đê sông Cả (Nghệ An) làm cho nạn đói diễn ra trầm trọng hơn. Theo những người dân trải qua nạn đói khủng khiếp ở Tây Lương (Tiền Hải, Thái Bình) thì vụ mùa năm 1944, lúa trên các cánh đồng rộng hàng trăm mẫu đều bị "rù" (rầy phá hoại), chết trắng, chết vàng. Cả mẫu ruộng không thu nổi vài chục cân thóc mẩy.

Nạn đói đã diễn ra ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra. Trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, có nhiều ruộng, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Cái đói không buông tha ai, trọng tâm là những người dân nghèo, người lao động, đặc biệt là nông dân không có ruộng đất chuyên đi làm thuê và nông dân ít ruộng đất.

Để chống lại cái đói, cái chết cận kề, người dân ăn từ rau dại, đến củ chuối, vỏ cây, giết cả trâu bò, chó mèo; dân chài thì ăn củ nâu, cá chết. Khi không còn gì ăn thì họ ngồi chờ chết, để người nhà mang đi chôn hoặc chết ở bờ bụi khi đi kiếm ăn. Cái chết đến từ từ, thảm khốc, dày vò cả thể xác lẫn tinh thần. Cái đói khiến cha bỏ con, chồng bỏ vợ, tình người đứt đoạn, đi xin ăn không được thì cướp giật. Ở các vùng quê, hàng nghìn hộ gia đình chết cả nhà, nhiều dòng họ chỉ một vài người sống sót.

Tháng 3/1945, nạn đói lên đến đỉnh điểm. Lũ lượt người ngược, kẻ xuôi chạy đói đến các thành phố lớn, họ bán cơ nghiệp để lấy tiền đi đường. Người dân Hà Nội khi ấy đã phát động Ngày cứu đói, lập trại tế bần phát cháo. Người sắp chết thì được đưa về trại Giáp Bát, còn người chết đói thì xác chất đầy xe bò đem đi "hất xuống hố như hất rác" tại nghĩa trang Hợp Thiện (Hai Bà Trưng).

Mục sư Lê Văn Thái, nguyên Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam thời kỳ 1942-1960 viết lại: "Tôi thường nghe tiếng rên xiết của những người sắp chết, thấy những đống thịt quằn quại gần những xác chết, nơi này 5-3 xác chết, chỗ khác từng đống người sống nằm lẫn với người chết. Trên những đoàn xe bò đầy những xác chết, mỗi xe chỉ phủ một chiếc chiếu, trong những cái hầm mấy trăm xác chết mới lấp một lần. Một vài lá cải thối trong đống rác, một vài hột cơm đổ bên cạnh vò nước gạo thì họ kéo nhau từng lũ đến tranh cướp".

"Họ đi thành rặng dài bất tuyệt gồm cả gia đình, già lão có, trẻ con có, đàn ông có, đàn bà có, người nào người nấy rúm người dưới sự nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc, giơ xương ra và run rẩy. Ngay cả đến những thiếu nữ tuổi dậy thì, đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế. Thỉnh thoảng họ dừng lại để vuốt mắt cho một người trong bọn họ đã ngã và không bao giờ dậy được nữa, hay để lột miếng giẻ rách không biết gọi là gì cho đúng hãy còn che thân người đó", tác giả Vespy viết trong một bức thư vào tháng 4/1945.

Giữa lúc nạn đói lên đến đỉnh điểm thì ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Mặt trận Việt Minh phát động nhân dân phá hàng trăm kho thóc của Nhật để cứu đói. Phong trào diễn ra sôi nổi khắp nơi khiến nạn đói phần nào được đẩy lui. Nông dân bắt đầu trở về quê tiếp tục sản xuất. Đến vụ chiêm (tháng 6) có gạo mới, mức sống thay đổi đột ngột lại khiến nhiều người chết vì ăn quá no. Môi trường bị ô nhiễm nặng bởi xác chết không được xử lý và trải qua cơn đói lâu dài kéo theo dịch tả và dịch sốt vàng da lại giết thêm nhiều người ở Bắc Giang, Cao Bằng.

Nhiều làng xã chết 50-80% dân số, nhiều gia đình, dòng họ chết không còn ai.. Làng Sơn Thọ, xã Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) có hơn 1.000 người thì chết đói mất 956 người. Chỉ trong 5 tháng, số người chết đói toàn tỉnh lên đến 280.000 người, chiếm 25% dân số Thái Bình khi đó. Lịch sử đảng bộ Hà Sơn Bình cũ ghi rõ: "Trong nạn đói năm 1945, khoảng 8 vạn người (gần 10% dân số trong tỉnh) chết đói, nhiều nơi xóm làng xơ xác tiêu điều, nhất là ở những nơi nghề thủ công bị đình đốn. Làng La Cả (Hoài Đức) số người chết đói hơn 2.000/4.800 dân, có 147 gia đình chết không còn một ai. Làng La Khê (Hoài Đức) có 2.100 người thì 1.200 người chết đói, bằng 57% số dân".

Một điểm chôn tập thể người bị chết đói, đổ xác đến đâu lấp đất đến đấy. Ảnh tư liệu.” (ảnh 17)


Tháng 5/1945, bảy tháng sau khi nạn đói bùng nổ tại miền Bắc, tòa khâm sai tại Hà Nội lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết vì đói và chết bệnh là 400.000, chỉ tính miền Bắc. Số liệu nghiên cứu trong cuốn Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam - Những chứng tích lịch sử của GS Văn Tạo thống kê: "Riêng tỉnh Thái Bình, nơi nạn đói diễn ra trầm trọng nhất, đã được Ban lịch sử tỉnh điều tra, con số tương đối sát thực tế là cả tỉnh chết đói mất 280.000 người. Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn 210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam chết 50.000 thì số người chết đói đã lên đến hơn 580.000. Như vậy, con số 2 triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực".

So sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của các cuộc chiến tranh Pháp - Đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Nạn đói nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chết một triệu người, nước Đức chết chừng 3 triệu. Thế mà nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ, ta đã chết hơn 2 triệu người".

70 năm trôi qua, những chứng tích lịch sử về nạn đói năm xưa không còn nhiều, ngoài những nấm mồ tập thể sâu dưới lòng đất lạnh. Những nhân chứng từng đi qua tai họa lịch sử ấy thì ghi nhớ nỗi đau thương sâu trong tâm, mỗi lần nhắc đến chỉ biết rưng rưng nước mắt.” (8)

Nạn đói 1945 có lợi cho tổ chức nào?

Hồ đã thực hiện một mưu đồ mà “Nhất cử lưỡng tiện”! đó là vừa đem được gạo về cho Trung Cộng, vừa làm cho dân Việt đói rồi Hồ hô hào: “Phá kho thóc của Nhật” để cứu dân, thế rồi dân theo ai?

Thật là ma mãnh!

Thật là thổ phỉ!

Thật là bỉ ổi!

IV. Tham khảo báo lề dân

Đầu tháng 9 năm 1945, cầm đầu đám lính Tàu sang Bắc Việt để giải giới quân Nhật, tướng Lư Hán có mang theo 1 bức thư giới thiệu của người anh họ là tướng Lùng Văn, chúa tể tỉnh Vân Nam, người đã ngoảnh mặt làm ngơ để cho già Hồ tự do đè gái Tàu ra chơi ngay trong dinh thự của y hồi năm xưa. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, Lư Hán cười cười trao thư của Lùng Văn gửi Hồ. Xem xong, mặt hắn biến sắc, nhưng cố gượng cười, ngồi nghe Lư Hán đưa ra hàng trăm yêu sách kinh thiên động địa. Giữa lúc 2 triệu người bị chết đói, thây chưa kịp rã, hàng chục triệu đồng bào 2 miền Trung và Bắc đang thiếu gạo ăn thì Hồ nuôi đám lính Tàu như người ta vỗ béo gà vịt ngày Tết. Hắn cho quân chận ở năm cửa ô, các bến xe, bến tàu, nhà ga để thu mua theo kiểu ăn cướp tất cả lương thực, thực phẩm của nông dân. Suốt mùa lam lũ 2 sương 1 nắng, thu hoạch được tí gì họ chắt chiu gom góp, gồng gánh bao dặm đường hy vọng đổi lấy cái chăn, cái chiếu manh áo cho gia đình, bỗng nhiên bị Hồ tước đoạt để đền ơn những bữa cơm Tàu năm xưa hắn hưởng 1 mình. Hắn còn trổ nghề ma cô bắt gái dâng cho bộ hạ của Lư Hán để trừ nợ ngày xưa hắn chơi đầy tớ gái của Lùng Văn. Gái thành niên không đủ, hắn bắt luôn gái vị thành niên nộp cho quân Tàu. 

Tội ác của Hồ đâu đã dừng lại ở đó...” (16)

Được sự ưng thuận của bọn Tàu, Hồ ra lệnh cho Vệ quốc quân tấn công càn quét các cơ sở của Việt Quốc và Việt Cách.

Tại Hà Nội, nhiều đơn vị của 2 đảng phái này không đương đầu nổi với Việt Minh đã chạy vào khu vực đóng quân của Lư Hán ở phố cửa Đông, bị lính gác đuổi ra để cho Việt Minh làm thịt rất dã man. Chống cự hay đầu hàng cũng bị giết chết. Nhiều hố chôn tập thể nằm rải rác phía ngoài đê La Thành là nơi xảy ra nhiều trận ác chiến. Lực lượng Quốc Dân Đảng ở các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái cũng bị thiệt hại rất nặng do không đủ vũ khí đạn dược. Giữa lúc đó, ở Sài Gòn, Bông Anh Dĩa cán bộ tiếp vận vũ khí chủ chốt của Nam kỳ suốt 9 năm kháng chiến, đến gặp Dương Bạch Mai để nhận vàng sang Xiêm mua vũ khí. Mai hằn học chua chát:

- Vàng đâu nữa mà vàng? Ra ngoài Bắc mà hỏi! Quyên góp cả tuần lễ được hơn 3 tấn vàng, hốt ráo nạo ra ngoải cúng mẹ nó cho bọn Tàu hết rồi…” (16)

Thiên hạ khóc lóc chửi vung thiên địa. Thật chưa từng thấy cái đảng nào ăn cướp trắng trợn ngang ngược như đảng cộng sản VN. Đảng trưởng gian trá theo kiểu đảng trưởng, đảng viên gian trá theo kiểu đảng viên…” (16)

Nhận xét: Vì cs Hồ hay lu loa rằng: Báo lề dân không chính thống hay nói sai… nên tôi phải để ở phần tham khảo! Nhưng đối chiếu ở báo lề Đảng bên trên thì báo Lề Dân đã nói đúng!

Thật là ma mãnh!

Thật là thổ phỉ!

Thật là bỉ ổi!



_________________________________

Chú Thích:

(Đ. H. L - P GĐ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch)
(16) Hồ Chí Minh Trả Nợ Và Ăn Cướp, lylaclong.nguoivietnamchau.com

Bài cùng chuyên mục đã đăng:

(12). Viết về Hồ (Đứa viết “thành công nhất” là một kẻ bị... bệnh sọ não nặng từ 1971!)
(15). Việt Nam Quốc Dân Đảng - anh hùng chống Pháp! Đến khi Hồ Chí Minh xuất hiện, thì lại là... bọn phản động!

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.