Ba Lan: Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?
Bản quyền hình ảnhKPP FACEBOOKImage captionĐảng Cộng sản Ba Lan thế hệ mới ra đời năm 2002 và dùng biểu tượng búa liềm trên trang Facebook của họ
Một báo lớn ở Ba Lan không ủng hộ cách đối xử của chính quyền cánh hữu tra vấn Đảng Cộng sản Ba Lan, cho rằng không đáng phải làm thế vì đảng này quá nhỏ, chỉ có 300 thành viên.
Bài báo của ông Marcin Pietraszewski trên nhật báo Wyborcza hôm 07/07 nói chính quyền Ba Lan hai lần dùng công tố viện để điều tra xem các hoạt động của Đảng Cộng sản Ba Lan có vi phạm hiến pháp hay là không.
Tuy thế, đại diện của đảng này, một tổ chức mới thành lập năm 2002 cũng không đồng ý với bài trên báo Wyborcza.
Họ khẳng định họ không phải là hậu thân của đảng Công nhân lãnh đạo nước Ba Lan thời cộng sản, thậm chí còn phê phán các lãnh đạo Ba Lan thời đó đã "bỏ cuộc để theo chủ nghĩa tư bản".
Đảng này khẳng đị́nh họ trung thành với chủ nghĩa Marx, chống tư bản và toàn cầu hóa nhưng hoạt động theo pháp luật Ba Lan.
Cấm cờ búa liềm
Hôm 09/07 vừa qua, Đảng Cộng sản Ba Lan đã đăng bài trên trang web của họ (kom-pol.org) để làm rõ với dư luận về các hoạt động và phản đối việc chính quyền hai lần 'thăm hỏi'.
Hồi năm 2015, tòa án ở Dabrowa Gornicza, vùng mỏ miền Tây Nam Ba Lan đã mời ông Krzysztof Szwej ra tòa vì có tin nói tạp chí của đảng này sử dụng các biểu tượng cộng sản như búa liềm, vốn bị cấm ở Ba Lan.
Nhưng sau đó, điều tra không đem lại kết luận gì cụ thể.
Bản quyền hình ảnhCHRIS NIEDENTHALImage captionĐại tướng cộng sản Wojciech Jaruzelski, nhà hoạt động nghiệp đoàn Lech Walesa và nhà trí thức dân chủ Bronislaw Geremek trong QH Ba Lan năm 1989. Đảng Cộng sản Ba Lan (mới) nay phê phán thỏa thuận Bàn tròn là "phản bội lý tưởng Marxist'
Mới nhất đây, một nhóm thanh niên cánh hữu lại nêu ra tố cáo tương tự rằng Đảng Cộng sản dùng biểu tượng 'bị cấm' khi tuần hành ngày 1/05/2017 ở Dabrowa Gornicza, nơi đảng đăng ký hoạt động.
Lãnh đạo Đảng, ông Szwej, lại bị cảnh sát mời ra đồn để giải trình nhưng hiện chưa có dấu hiệu gì về việc khởi tố.
Ông Szwej cho biết, ông trả lời cảnh sát rằng khẩu hiệu trên băng-rôn hôm tuần hành của họ mang dòng chữ "Việc làm, Công lý, Hòa bình".
Sau thay đổi thể chế năm 1989, Hiến pháp Cộng hòa III của Ba Lan cấm mọi tuyên truyền bằng biểu tượng của các chế độ toàn trị như cộng sản và phát-xít.
Tuy thế, trang web và Facebook (mới chỉ có trên 1.300 người bấm nút Like) vẫn có hình cờ búa liềm.
Có tin nói Công tố viện Ba Lan chuẩn bị đề nghị Tòa Hiến pháp xem hoạt động của Đảng Cộng sản này có hợp hiến hay không.
'Ghế bành và giáo phái'
Bị nhà báo Pietraszewski chê rằng Đảng Cộng sản Ba Lan thực ra chỉ là "một nhóm cộng sản ghế bành", vô hại mà thôi, một lãnh đạo tổ chức này, ông Ryszard Rauba đã lên tiếng cải chính một số điều.
Ông Rauba nói đảng của ông không phải là "tổ chức kế thừa" của Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (tồn tại và lãnh đạo Ba Lan thời xã hội chủ nghĩa 1945-1989), như bài của ông Pietraszewski viết.
Bản quyền hình ảnhULLSTEIN BILD/GETTY IMAGESImage captionMộ bà Rosa Luxemburg, một lãnh tụ Marxist của Đức và Ba Lan thời trước và trong Thế Chiến I
Trái lại, họ chỉ tiếp nối "các truyền thống tốt đẹp nhất của phong trào công nhân Ba Lan và quốc tế".
Bài báo còn phê phán "nhiều thành phần chủ chốt" trong Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan đã chủ động thúc đẩy cho quá trình "tư bản hóa" nước Ba Lan, diễn ra từ Hội nghị Bàn tròn với Công đoàn Đoàn kết năm 1989.
Có vẻ như Đảng Cộng sản Ba Lan mới này không chấp nhận thực tế kinh tế - chính trị sau năm 1989, nhưng nói họ "hoạt động hợp pháp" trong khuôn khổ pháp luật Cộng hòa Ba Lan hiện nay.
Họ cũng bác bỏ mọi thể chế mang tính phân biệt chủng tộc, toàn trị, độc tài, tàn bạo vô nhân tính, và ủng hộ dân chủ, nhưng là thể chế tự quản của nhân dân ở mọi cấp độ, như bài của ông Ryszard Rauba.
Kết luận bài báo, ông Rauba khẳng định: "Chúng tôi là cộng sản vì vẫn là con người."
Số phận các đảng cộng sản
Ngay sau Thế Chiến 1, tại Ba Lan đã có một đảng cộng sản (KPP) xuất thân từ Đảng Xã hội Dân chủ Ba Lan và Lithuania, tổ chức do Rosa Luxemburg (sinh năm 1871 ở Zamosc, Ba Lan) lập ra.
Tồn tại ở Ba Lan từ 1918 đến 1925, đảng cộng sản này thành nạn nhân của sự trấn áp từ cả phe hữu và Stalin.
Vì ủng hộ Liên Xô, họ bị dư luận Ba Lan cho là phản bội dân tộc và nhiều người bị kết án gián điệp cho nước ngoài.
Mặt khác, tư tưởng Marxist và tính quốc tế cùng nguồn gốc Do Thái của một số lãnh tụ khiến ban lãnh đạo KPP bị Stalin nghi ngờ và trấn áp.
Kể từ năm 1925, sau đại hội ở Minks trên lãnh thổ Liên Xô, đảng này hoàn toàn do Moscow kiểm soát nhưng tiếp tục bị nghi ngờ.
Bản quyền hình ảnhPETER TURNLEY/GETTY IMAGESImage captionCông an thời XHCH ở Ba Lan vây một nhóm biểu tình của Công đoàn Đoàn kết năm 1980
Bị quy kết là thân Grigory Zinoview và Leon Trotsky trong Ban lãnh đạo Liên Xô, các nhân vật chủ chốt của Đảng Cộng sản Ba Lan bị Stalin giết gần hết trong các đợt thanh trừng và đến năm 1938 thì bị giải thể.
Sau Thế Chiến 2, để tránh cái tên 'cộng sản', Stalin chấp nhận lập ra Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan (PZPR), năm 1948 và cầm quyền ở Ba Lan cùng một số đảng nhỏ thân hữu tồn tại thời kỳ xã hội chủ nghĩa.
Năm 1989, đảng này chia sẻ quyền lực với Công đoàn Đoàn kết và các trí thức dân chủ Ba Lan, đưa đến cuộc thay đổi thể chế bằng bầu cử tự do đầu tiên ở Đông Âu kể từ sau Thế Chiến II.
Sau khi giải tán tháng 7/1989, đảng lại để lại hậu thân là Liên minh Dân chủ Cánh tả (SLD), tổ chức đã giúp ông Aleksander Kwasniewski thắng cử và làm tổng thống Ba Lan hai nhiệm kỳ liên tục, từ 1995 đến 2005.
Được biết Đảng Cộng sản Ba Lan (KPP) ra đời từ phái cực tả còn sót lại trên chính trường Ba Lan sau thay đổi thể chế giai đoạn 1989-90.
Image captionCung Văn hóa giữa thủ đô Warsaw ngày nay là tòa tháp do Stalin "tặng nhân dân Ba Lan" sau Thế Chiến II
Hồi 2003, một báo Ba Lan đã gọi đảng này chỉ mang tính "giáo phái" dù lãnh đạo của họ, như kỹ sư Krzysztof Szwej, là những người khá trẻ và trưởng thành trong giai đoạn Ba Lan đã bỏ chủ nghĩa xã hội.
Tin mới nhất từ ban chấp hành trung ương xác nhận Đảng Cộng sản Ba Lan (mới) không đủ tiền trả chỗ thuê văn phòng và đã phải dọn ra nhưng vẫn cố duy trì trang Facebook và tạp chí Bình Minh (Brzask).
BBC
Post a Comment