Cố vương Lê Duẩn và 22 phát ngôn "đỉnh cao trí tuệ"
Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - "Không có nhiệt tình cách mạng thì không thể có hành động cách mạng; song, nếu chỉ có nhiệt tình không thôi thì nhiều nhất cũng chỉ có thể phá được cái cũ chứ không thể xây dựng được xã hội mới." - Lê Duẩn
1. «Ta là người Việt Nam, nhưng ta hiểu rõ ta không phải là việc dễ, hiện nay chưa phải chúng ta đã hiểu rõ người Việt Nam lắm đâu. Muốn hiểu rõ mình thì cần phải đối chiếu với những người khác, nếu không thì bản thân mình cũng không hiểu rõ được mình». (Lê Duẩn: Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa - Nxb Văn Hoá, Hà Nội 1977, trang 59).
2. «Trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, không phải nhất thiết sự vật chỉ có một khả năng mà luôn luôn có thể có nhiều khả năng tiến lên. Và sự vật tiến lên theo khả năng này hay khả năng kia còn tùy thuộc vào ý định của con người. Và để đạt đến mục đích nhất định, cũng không phải chỉ có một con đường mà luôn luôn có thể có nhiều con đường, cũng như muốn đi đến một điểm trung tâm, người ta có thể đi từ trên xuống, hoặc từ dưới lên, từ tả qua hay từ hữu lại». (Lê Duẩn:sđd trang 21).
3. «Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác-Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính»! (Văn kiện đảng toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị Quốc gia 1976, trang 403-404).
4. «Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta»! (1) (Theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao VN xã nghĩa Nguyễn Mạnh Cầm).
5. «Mục tiêu của cuộc cách mạng này là làm cho toàn dân, trước hết là nhân dân lao động, thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gạt bỏ thế giới quan và nhân sinh quan cũ, xây dựng thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa Mác-Lê Nin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nước ta và trở thành hệ tư tưởng của toàn dân, trên cơ sở đó mà xây dựng đạo đức mới (2) của nhân dân ta». (Lê Duẩn: sđd trang 10).
6. «Nhật Bản phải tiến hành công nghiệp hoá trong năm sáu chục năm, nhưng họ không có nhiều nguyên liệu trong nước, họ phải nhập hầu hết; lúc bắt đầu công nghiệp hoá, lương thực bình quân đầu người chỉ có 124, 125 kilôgam. Còn ta thì hiện nay bình quân đầu người về lương thực đã trên 300 kilôgam và ta có nguyên liệu dồi dào, phong phú hơn Nhật Bản. Cho nên, chúng ta có căn cứ vững chắc để tin rằng chừng vài chục năm nữa chúng ta có thể tiến lên thành một nước có nền kinh tế tiên tiến» [!]. (Lê Duẩn: sđd trang 41).
158 năm để bắt kịp Singapore: Vậy, đối với Nhật Bản
thì VN xhcn phải cần đến mấy lần 158 năm?
7. «Tất nhiên, cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhằm bịt con đường tư bản chủ nghĩa tự phát; bịt con đường đó là để tránh cho nông dân lao động và người thợ thủ công khỏi rơi vào cảnh bị bóc lột và bần cùng hoá. Bịt con đường phát triển tư bản chủ nghĩa không có nghĩa là chặn nhân dân lao động, không để cho họ vươn lên một đời sống dồi dào. Trái lại, đồng thời với việc chặn con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm mở ra con đường đưa nhân dân lao động đến ấm no, hạnh phúc». (Lê Duẩn: sđd trang 27).
8. «Thủ công nghiệp là cách sản xuất của chế độ phong kiến; đại công nghiệp là cách sản xuất của chế độ tư bản chủ nghĩa và cũng là cách sản xuất của chủ nghĩa xã hội, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản» (3). «Dưới chế độ phong kiến, sản xuất nhỏ chỉ có một khả năng là tiến lên sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Nhưng hiện nay [4/1962] là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; trên thế giới có phe xã hội chủ nghĩa có nên công nghiệp tiên tiến, cho nên với sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa, sản xuất nhỏ có thể tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang tiến như thế». «Bằng chứng là trong bảy năm qua, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở công nghiệp nhẹ, trong lúc công nghiệp nặng ta chưa có bao nhiêu. Và chúng ta dự định đến năm 1965 chúng ta có thể sản xuất được gần hết những hàng tiêu dùng thông thường. Chúng ta tiến thẳng từ sản xuất nhỏ cá thể lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhờ có sự giúp đỡ và hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, chúng ta có điều kiện xây dựng những xí nghiệp kỹ thuật hiện đại, trang bị bằng kỹ thuật mới cho các ngành kinh tế». (Lê Duẩn: sđd trang 37, 39).
BT Bộ công thương Vũ Huy Hoàng và con ốc vít 200 triệu USD. Theo chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời, 05/10/2014.
Với lực lượng 24 300 Tiến $ĩ, 9 000 Giáo $ư,101 000 Thạc $ĩ… và ngoài ra, mới đây (09/6/2015) Forbes đưa tin từ nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) là mỗi năm VN xã hội chủ nghĩa cho ra lò 100 390 Kỹ $ư tốt nghiệp, nhưng trớ trêu là ở đây chưa một doanh nghiệp công nghiệp, điện tử nào sản xuất nổi con ốc vít cung ứng cho Galaxy S4 và Tab theo đơn đặt hàng của tập đoàn tư bản chủ nghĩa Samsung. Xem thêm: Doanh nghiệp Việt "nóng mặt" vì không làm nổi ốc vít (4).
9. «Ta không nên quá sợ chủ nghĩa tư bản, nhất là đừng sợ chủ nghĩa tư bản một cách vô căn cứ». «Các nước xã hội chủ nghĩa khác với các nước tư bản chủ nghĩa ở chỗ bọn tư bản thì cạnh tranh, giành giật nhau, còn các nước xã hội chủ nghĩa thì hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau» (5). «Trong thời gian qua, các nước anh em giúp ta rất nhiều, viện trợ không phải hoàn lại hàng nghìn triệu đồng. Chỉ có những nước xã hội chủ nghĩa mới có thể giúp đỡ nhau như vậy. Nhưng đó là bước đầu, còn sau này khi chúng ta đã trưởng thành lên thì chẳng lẽ chúng ta cứ nhờ vả như vậy mãi sao? Không, chúng ta phải dựa vào sức của mình là chính để tiến hành công nghiệp hoá. Ỷ lại vào sự giúp đỡ một chiều của các nước anh em là không đúng; đó là tư tưởng ích kỷ, ăn bám» [!]. (Lê Duẩn: sđd trang 42, 44).
10. «Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản là giai cấp gồm những người làm thuê, bị tưóc đoạt mọi quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, nguồn sống duy nhất của họ là bán sức lao động cho những người chiếm hữu tư liệu sản xuất là giai cấp tư sản; hơn nữa giai cấp vô sản là lực lượng chủ yếu trong việc sản xuất ra của cải vật chất, là giai cấp tiên tiến đại biểu cho một phương thức sản xuất tiến bộ nhất, do đó giai cấp vô sản là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất, là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo toàn thể quần chúng bị áp bức, bóc lột đấu tranh nhằm tiêu diệt chế độ người bóc lột người, là giai cấp duy nhất có khả năng lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội mới: xã hội cộng sản chủ nghĩa».
«Giai cấp tiểu tư sản không muốn lao động vất vả, không căm ghét ăn bám, bóc lột; ngại khó khăn gian khổ, thường tính toán "được mất" cá nhân mà ít nghĩ đến nhiệm vụ cách mạng. Trong chế độ cũ, giai cấp tư sản thường chỉ nắm những vị trí then chốt về kinh tế, chính trị và để cho những người trong giai cấp tiểu tư sản "làm quan" cho chúng. Ngày nay, có một số thanh niên trí thức cũng muốn "làm quan" cho giai cấp vô sản. Họ muốn làm cách mạng một cách "an nhàn", "thoải mái", sợ đấu tranh gay gắt, sợ hy sinh phấn đấu, thích hoà bình hưởng lạc». (Lê Duẩn: sđd, trang 106, 109).
Gần 900 công nhân Cty Shilla Bags ngừng việc đòi quyền... đi vệ sinh. Công nhân bị đối xử như là súc vật: phải mang thẻ bài khi đi vệ sinh! (DLB, 14/6/2015)
11. «Áp dụng phổ biến quy luật của tiến hoá là phê bình và tự phê bình, là biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt», «vì tự phê bình và phê bình là quy luật của sự tiến bộ, là vũ khí tốt để rèn luyện tư tưởng». (Lê Duẩn: sđd trang 110, 155). «Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ»! (6) (Theo T$ luật học Nguyễn Đình Lộc - Đại biểu đảng hội 1981-1987, Bộ trưởng Bộ Tư pháp 1992-2002).
Thần Công Lý Việt Nam xã nghĩa.
12. «Tết Bính Thìn 1976, về thăm quê ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Mồng 1 Tết mà tôi đến thăm nhà nào cũng thấy luộc sắn. Bà con ta còn nghèo quá! Trong đời hoạt động cách mạng, tôi đã chịu nghèo khổ, nhưng bây giờ đất nước đã được thống nhất, phải lo làm sao để cho dân giàu lên. Phấn đấu để đồng bào ta, các ông bà già, trẻ con mỗi bữa có một quả trứng, một cốc sữa mà rất khó». «Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh»! (7) (Quang Hào ghi: 13 năm làm cận vệ cho TBT Lê Duẩn, Văn nghệ Công an online, 05/2//2007).
13. «Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát, chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ»! (7) (Trần Đĩnh: Đèn Cù 1, cuối trang 186, đầu trang 187).
14. «Phạm Dương, tình báo và tham tán của phái đoàn Việt Nam bảy năm tại Liên Hợp Quốc nói sau tháng 5/1975, đám chuyên viên kinh tế bạn anh báo cáo với Lê Duẩn rằng Đông Nam Á, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan tiến mạnh được là nhờ gia công cho các nước v.v. thì Lê Duẩn nạt: Lại muốn học chúng nó làm nô lệ ư? » (Trần Đĩnh: Đèn Cù 2, trang 281).
15. «Trong xã hội tư bản, người làm nhiều lại hưởng ít, người không làm lại hưởng nhiều; con người chạy theo lợi ích vật chất, vì lợi ích vật chất mà làm hại nhau, chèn ép nhau, mạnh được yếu thua; lợi ích vật chất thể hiện quan hệ giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; thực chất của vấn đề lợi ích vật chất ở đây là vấn đề công bằng, hợp lý». (Lê Duẩn: sđd trang 62).
Sau 40 năm xây dựng 'công bằng, hợp lý' xhcn: Lễ khai giảng lớp học ngàn sao năm học 2014-2015.
16. «Có đồng chí làm cho trung nông sợ có "khả năng", vì thế họ không dám sản xuất nhiều nữa, mà chỉ làm vừa đủ ăn thôi. Ở đôi nơi, do vận dụng không thoả đáng đường lối giai cấp, nên có tình hình là bần nông có quyền lợi chính trị nhiều, còn trung nông thì quyền lợi chính trị ít, làm cho trung nông sợ mất quyền lợi chính trị, nông dân sợ trở thành trung nông, nên không tích cực sản xuất nhiều hơn nữa». (Lê Duẩn: sđd, trang 35).
17. «Chúng ta phải nghiêm khắc phê phán để khắc phục những quan điểm quản lý tư bản chủ nghĩa như lối kinh doanh đơn thuần chạy theo lời lỗ, thiếu quan điểm phục vụ sản xuất, tách rời chính trị, những tập quán kinh doanh theo lối cá thể, phân tán, vô tổ chức, dẫn đến tình trạng cục bộ, bản vị, thiếu tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các xí nghiệp, giữa các ngành kinh tế, tài chính với nhau.
Chúng ta phải kiên quyết tẩy trừ tệ tham ô, lãng phí, quan liêu, vì chẳng những nó làm tổn hại nghiêm trọng đến công quỹ của quốc gia, mà còn có thể đẩy cán bộ công nhân ta ngập sâu dưới vũng bùn của giai cấp tư sản. Tham ô là con đẻ của tư tưởng ăn bám, bóc lột; lãng phí tuy còn do nhiều nguyên nhân khác về trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, nhưng thông thường là con đẻ của óc làm thuê, không xót xa với của cải, mồ hôi nước mắt của nhân dân lao động; bệnh quan liêu xét cho cùng là sự thoái hoá theo tác phong của những giai cấp bóc lột». (Lê Duẩn: sđd trang 105).
Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ - Ảnh: Việt Dũng
«Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa». (Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ - Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đại biểu đảng hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26/5/2015 – Tuổi Trẻ, 27/5/2015).
18. «Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể» (8). (Thuyết giảng tại trường Nguyễn Ái Quốc, 13/3/1977 * “Hồ sơ lãnh tụ Lê Duẩn”, Kho lưu trữ Học viện Quốc gia HCM)."Làm chủ tập thể chính là cái đúng, cái tốt và cái đẹp cao nhất mà con người đang vươn tới trong thời đại mới” (8). (Lê Duẩn: Nội dung cơ bản của cách mạng xhcn ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội 1986, trang 564).
19. «Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người lao động Việt Nam làm chủ tập thể [!]. Chỉ có chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, một chế độ hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử, mới giải phóng không những cho cả xã hội, mà còn giải phóng cho từng gia đình, đem lại cuộc sống mới cho cả xã hội và từng gia đình, kết hợp hài hoà lợi ích và hạnh phúc của xã hội với lợi ích và hạnh phúc của gia đình». «Tư tưởng làm chủ tập thể mà chúng ta xây dựng là tư tưởng làm chủ tập thể trên lập trường của giai cấp công nhân. Nó không những chống lại ý thức làm chủ cá thể của bọn tư bản và của những người sản xuất nhỏ, mà còn chống lại cả tư tưởng "tập thể" theo lối phường hội, đem tập thể nhỏ của mình tách rời sự lãnh đạo tập trung của Nhà nước vô sản, đem lợi ích của tập thể này đối lập với lợi ích của tập thể kia». (Lê Duẩn: sđd trang 120, 128).
20. «Chúng ta cứ việc khai thác rừng, nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này…». (Ba Duẩn vương huấn thị cho ông Phan Xuân Đợt, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp 1981-1992).
Vụ thảm sát cây xanh tại Hà Nội 3-2015 đã được/bị ‘phê bình và tự phê bình’ đến đâu rồi?
"Tôi cứ tưởng tượng vui một chuyện 'ăn theo' truyện cổ tích "Hoàng đế có đôi tai lừa" thế này. Có một anh người Hà Nội kia, mắc bệnh "nghiện nói tục", thế mà giờ đây bị cấm, anh bí bách không chịu nổi. Đêm đêm khi thành phố lên đèn, anh chạy ra một gốc cây, khoét một cái hố để thì thầm những lời chửi rủa vào đó.
Chẳng hay cái cây bực mình, cái cây không chịu nổi, cành lá cọ vào nhau phát ra tiếng nói: Này ông, ông bảo bọn người xấu xa cởi bọc nilon ra cho tôi đã, không thì tôi cũng văng bậy bây giờ. Mà khi ấy chưa biết ai nói tục hơn ai". (Mi An, 19/6/2015).
21. «Không có nhiệt tình cách mạng thì không thể có hành động cách mạng; song, nếu chỉ có nhiệt tình không thôi thì nhiều nhất cũng chỉ có thể phá được cái cũ chứ không thể xây dựng được xã hội mới». (9) (Lê Duẩn: sđd trang 121).
22. «Hiện nay, thường có tình hình là đối với một vấn đề nào đó, có nhiều người nói tới nhưng chỉ mới nói theo sách vở, nói những cái của người khác, chứ chưa thực sự biến những điều đó thành cái của mình». (Lê Duẩn: sđd trang 56).
Từ trên xuống, từ trái qua, 6 đời karaokeur: Hồ Thể Lan, Phan Thúy Thanh, Lê Dũng, Nguyễn Phương Nga, Lương Thanh Nghị, Lê Hải Bình với cùng một điệp khúc 'bất hủ': "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc…".
10.07.2015
_______________________
Chú thích:
(1) "Chống Mỹ, cứu nước", "Giải phóng Miền Nam"… nọ kia chỉ là Đầu dê, "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc" mới là Thịt chó! Nói trắng ra: đcs VN và QĐND VN đích thị là lính đánh thuê như đội quân Lê Dương (Légion étrangère) của Cộng hoà Pháp! Và Hẹ Minh vương và Ba Duẩn vương là hai đầu nậu đánh thuê cho sự bành trướng chủ nghĩa cộng sản, theo đơn đặt hàng của cộng sản quốc tế, nhất là đơn của lão láng giềng đại hán bá quyền sô-vanh (chauvin) nước lớn.
(2) Đạo đức mới trên 'đất nước HCM' là đạo đức xã hội chủ nghĩa, là đạo đức Hồ Chí Minh, là "cứ có một số tiền lại quả nào đó là cho qua hết cho những cái yếu, cái tồi (thậm chí vi phạm hợp đồng... chọn cho lợi ích riêng của mình." (Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, 07/6/2014). "Rõ ràng môi trường sống của chúng ta đang rất có vấn đề, nó khiến cho tâm tính con người cũng thay đổi theo. Nền tảng đạo đức xã hội nếu chưa lung lay thì cũng đã có phần rệu rã, bởi cách người với người ứng xử với nhau đang ngày càng thiếu tình. Nếu ai cũng lừa nhau để sống, người nọ tận dụng cái không may của người kia để kiếm chác, người trên đè kẻ dưới, kẻ dưới đè kẻ dưới nữa, bóp hầu bóp cổ nhau, trong cái môi trường ấy, không văng tục chửi bậy mới là lạ. Như cái chăn rách tứ tung, vá được lỗ này thì nó bung lỗ nọ. Cho dù Hà Nội có định tìm ra cách gì để đối phó với nạn nói tục (ấy là giả sử thế) thì cũng chỉ là thuốc giảm đau tại chỗ để đánh lừa cảm giác mà thôi." (Mi An: Mất cắp sân bay và dân Hà Nội nói tục – Báo Đất Việt, 19/6/2015).
(3) "Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ [21] này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". (Nguyễn Phú Trọng vương, 24/10/2013).
"Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản" mà "đến hết thế kỷ [21] này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa", thế thì công dân 'đất nước Hồ Chí Minh' phải trần thân làm "chuột bạch" thêm bao nhiêu thế kỷ nữa để thấy Thiên đường cộng… sảng?
(4) Bụt nhà không thiêng:
(5) "Trung Quốc luôn đi tìm ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế, quân sự ở Việt Nam, thành ra những nguồn viện trợ của Trung Quốc phải hết sức cẩn trọng". (T$ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế: Vốn vay từ Trung Quốc: Điều chúng ta không nên chấp nhận. Báo Đất Việt, 30/4/2015).
* Vay tiền Trung Quốc: lợi bất cập hại. (RFA, 11/6/2015)
* Việt Nam cần làm gì để giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc? (Dân Trí, 09/2/2015)
* Việt Nam tự lệ thuộc Trung Quốc thế nào? (Báo Đất Việt, 07/6/2014)
v.v và v.v.
(6) Đảng viên «chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ»! Thực tiễn nền Công lý ở VN xã nghĩa đã xác minh lời của cố vương Ba Duẩn vẫn đúng, còn lời của cố Tổng thống nước VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã, đang và sẽ muôn muôn năm đúng! "Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!" (luật sư Ngô Bá Thành). “Năm 2013, Ngân hàng Thế giới chỉ ra: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật". (Vietnamnet, 09/4/2015). Nhắc thêm: Từ 20-7-1954 đến 30-4-1975, nước VNDCCH (nay là "đất nước Hồ Chí Minh") không có Đại học chuyên về luật (vì đâu cần), đó cũng là lẽ tất nhiên!
(7) Sau 30-4-1975, dưới triều Ba Duẩn thượng vương (và quận công Sáu Búa), Việt Cộng có cùng lúc:
* 2 cuộc chiến tranh: 1/ phiá Bắc với ông anh ‘đại gia ân’ Tàu Cộng (17/2/1979-16/3/1979), 2/ phiá tây Nam với ông em ‘đại thụ ân’ Miên Cộng (12/1978-1/1979, và sa lầy trên đất Chùa Tháp đến 1989 mới buộc phải rút 2 chân ra – chỉ bởi Liên Xô và Đông Âu tan rã, và đưa toàn thể “đất nước Hẹ Chí Minh” đút đầu vào cái kim cô Thành Đô 16 chỉ vàng trộn 4 lượng bạc… bẽo Made in China với bản hợp đồng nghe nói dài tới 30 năm, từ 1990 đến Hè 2020);
* 3 lần đổi tiền: 1) 21-9-1975; 2) 02-5-1978 và 3) 9-1985. Lạm phát năm 1985-1986 vọt tới trên 700% năm! Sau 3 lần đổi tiền nói riêng, nước VNDCCH tem phiếu bao cấp, cơ chế tập trung quan liêu đã thành công rực rỡ trong sứ mệnh lịch sử tự ban là đưa nhân dân cả một đất nước 'thống nhất' lên tầm cao bình đẳng trước nghèo đói, cùng quẫn khít nghĩa vô sản trong nền CH Xếp Hàng Cả Ngày, dàn hàng ngang dắt tay nhau Xuống Hố Cả Nút! Suốt thời gian trị vì của Ba Duẩn vương, xã hội xhcn Việt Nam đã thấm thiá tận đom thế nào là đói, là bobo, là khoai sắn…; "mua cái đinh cũng phải xin miếng giấy". Nhờ Ba Duẩn vương 'băng hà' (10-7-1986), Việt Nam xã nghĩa mới chính thức có cái gọi là 'đổi mới' (tư duy quản lý kinh tế / năm thành phần kinh tế = quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân), tức là quay về hệ kinh tế cũ (kinh tế thị trường) nhưng vì tự ái do cái máu kiêu ngạo hay cái tâm ý tự ti mặc cảm cộng sản hoặc từ cái bệnh HÓC(Heroic Obsessive Compulsive Disorder / bệnh anh hùng) đảng người ta gắn đại thêm cái đuôi ngộ không thành ra "kinh tế thị trường định hướng xhcn" để toàn đảng, toàn dân, toàn quân "quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bò qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa", theo chính sách kinh tế của nước VNCH mà đảng người ta đã vô minh "đào tận gốc, trốc tận rễ"! Đúng là đổi mới cho giống y chang cái cũ!
* Và 4 tài liệu chính thống, hiếm quý về quan hệ môi răng Việt cộng-Tàu cộng, mà ai còn lưu tâm tới thời cuộc Việt Nam thì không thể không đọc và cất giữ, bởi vì từ sau Mật nghị Thành Đô 1990, số sách này đã bị liệt vào diện quốc cấm:
1 . Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua – Nxb Sự Thật, HN 10/1979: http://www.mediafire.com/download/brxjbt2t60xc6d6/SuThatQuanHeVN-TQ.rar
2. Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Nxb Sự Thật, HN 1979:
3. Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh – Nxb Khoa học Xã hội, HN 1979:
http://www.mediafire.com/download/85ud4ykhkg73m3u/PhePhan_BQBK_OK.rar
http://www.mediafire.com/download/85ud4ykhkg73m3u/PhePhan_BQBK_OK.rar
4. Chủ nghĩa Mao không có Mao – Nxb Thông tin lý luận, HN 1982:
http://www.mediafire.com/download/tthetwbzobw13ie/ChuNghiaMao.rar
http://www.mediafire.com/download/tthetwbzobw13ie/ChuNghiaMao.rar
(8) Cái phát minh mới mẻ «làm chủ tập thể» đã được thực tế xhcn khẳng định đó chính là «vô chủ», là «cha chung không ai khóc», hoặc nôm na dân dã là «chẳng ai làm chủ sất», «lắm sãi không ai đóng cửa chùa»! Còn nói như nhà khoa học đỏ Tạ Quang Bửu "Toán học đã trừu tượng, nhưng khái niệm làm chủ tập thể còn trừu tượng hơn". Đến 10/7/2006, hoàng tử đỏ Lê Kiên Thành cố 'bẻ ghi' biện hộ cho cha mình bằng biện chứng pháp Xạo Hết Chỗ Nói "cổ phần hoá là làm chủ tập thể"! Hơn thế nữa, Lê hoàng tử còn kể rằng “có nhiều người Nhật khi gặp cha tôi đã nói với ông là "trong tất cả luận thuyết xhcn chúng tôi phục nhất cái ý kiến của đồng chí là làm chủ tập thể".
(9) Vỏn vẹn mấy tháng trong năm 1977, qua cái gọi là Cải tạo Công thương nghiệp, "bồ tát thị hiện" Đỗ Mười với "nhiệt tình Bôn-sê-vít" đã dùng dao thiến heo phá nát nền kinh tế tư bản tư doanh nước VNCH, cụ thể tại Thủ đô Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông "nơi đã có cả một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam và khu vực, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Trung, miền Nam. Ở đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân" (theo Wiki). Thủ tướng kiêm tác giả Công Hàm Đồng Phạm 1958 buộc phải gọi ông phó của mình là "ĐM chỉ có phá". Tuy chỉ có phá, nhưng sau đó ĐM lại được đảng người ta liên hoàn ẳm lên nắm quyền Thủ tướng, rồi quyền TBT, rồi Cố vấn BCH TƯ! Ôi, tổ tiên ta trước ăn ở thế nào mà nay hậu duệ phải mang nghiệp hạn kinh kỳ lâu thế!
Post a Comment