Trung cộng muốn vào TPP, liệu Hoa Kỳ có chấp nhận?
Chu Chi Nam, Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Nhìn lại quá khứ từ 1995, khi tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton, ký 1 sắc luật chấp nhận TC như là 1 nước ưu đãi, khi nước này được chấp nhận vào Tổ chức Thương mại quốc tế, người Mỹ hy vọng bao nhiêu, thì ngày nay thất vọng bấy nhiêu.
Thật vậy trong bài diễn văn đọc trước lưỡng viện, vào thời đó, Bill Clinton tỏ ra rất lạc quan, lạc quan trong việc có thể bắt tay cứu 1 dân tộc đông nhất thế giới khỏi nạn đói triền miên trước đây, sau đó tin tưởng rằng TC sẽ chấp nhận luật chơi quốc tế, sẽ từ từ hội nhập vào cộng đồng quốc tế và đóng vai trò một nước lớn trong cộng đồng thế giới.
Từ đó đến nay, trong suốt 20 năm, TC hoàn toàn làm ngược lại những ước vọng của Clinton, đến nỗi 1 trong những người cố vấn của ông ta, vào thời đó về châu Á Thái Bình Dương, và ông này cũng chính là người chủ trương cho TC vào Tổ chức Thương mại quốc tế, ngày hôm nay, người ta hỏi ông về những việc làm của TC, thì ông tỏ ra rất thất vọng, cho rằng ông đã lầm. Điều này chứng tỏ rằng HK cũng không phải 3 đầu 6 tay như 1 số người suy nghĩ, cho rằng là HK sắp xếp tất cả mọi chuyện trên thế giới, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn.
Vậy, HK đã lầm ở chỗ nào?
1. HK lầm ở chỗ không ngờ TC đi vào Tổ chức Thương mại thế giới mà không tuân theo luật lệ của tổ chức này.
2. HK lầm ở đường lối chính sách kinh tế của TC chỉ nhằm vào việc xuất cảng, nhất là sang HK qua chính sách lương bổng, chính sách tiền tệ và chính sách môi trường.
Trung cộng, trong 2 thập kỷ qua là nước xuất cảng nhiều nhất sang HK trong khi nhập cảng lại ít. Mỗi năm TC xuất cảng khoảng 400 tỉ $ sang HK và chỉ nhập cảng 200 tỉ. Trong việc buôn bán giữa HK và TC thì HK thất thâu 200 tỉ, tiêu biểu là 45% cán cân thất thâu ngoại thương của HK.
Nhưng câu hỏi người ta đặt ra là tại sao TC trong suốt 20 năm qua lại có thể làm hàng hóa rẻ không những xuất sang HK mà xuất cảng trên toàn thế giới.
Để trả lời cậu hỏi này chúng ta phải nhìn từ 3 nguyên do:
1. Chính sách về lương bổng thợ thuyền: Chính quyền TC đã kềm hãm lương thợ ở mức độ thấp nhất, để cho giá hàng rẻ, mặc dầu đảng CSTC lúc nào cũng nói là đảng của thợ thuyền; nhưng chính thợ thuyền TC lại bị bóc lột nhất, không những bởi những ông tư bản trắng đến từ ngoại quốc mà còn bị những ông tư bản đỏ là con cháu, gia đình của những ông lớn.
2. Chính sách tiền tệ: Chính quyền TC lúc nào cũng kềm hãm giá trị đồng Nhân dân tệ thấp hơn đồng Đô la từ 10 đến 20% để khuyến khích xuất cảng.
3. Chính sách môi sinh: Những hãng xưởng ngoại quốc khi vào làm ăn, đầu tư tại TC không cần phải để ý đến vấn đề môi sinh. Vấn đề này ở những nước tân tiến họ tôn trọng môi trường, những hãng xưởng làm ăn phải bỏ ra 1 số tiền rất lớn, có thể lên tới 5% số tiền xuất nhập để lo về môi sinh.
Chính 3 yếu tố trên đã làm cho hàng hóa TC rẻ.
Ngoài ra còn 1 yếu tố khác đó là vì không tôn trọng luật lệ thế giới, nên TC đã sao chép, không tôn trọng bản quyền, không cần đầu tư để tìm kiếm, phát minh, chỉ cần lấy hàng ngoại quốc về rồi sao chép lại sản xuất hàng loạt để tung ra bán trên thị trường với giá rẻ.
Chính sách kinh tế này làm cho cả thế giới, nhất là HK, rất thất vọng.
Việc tẩy chay hàng hóa TC, tố cáo TC, không phải là mới đây mà người ta có thể nói ít nhất là từ nhiệm kỳ đầu của ông Obama. Chính ông đã tuyên bố TC là 1 cường quốc, nhưng ứng xử không phải là như 1 cường quốc, vì không có trách nhiệm, không tôn trọng luật chơi quốc tế. Ngày hôm nay TC đã trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế, nếu chúng ta tính theo tổng sản lượng qua dollar hiện hành (currency dollar) của TC là 10 ngàn 3 trăm 33 tỉ Dollar, sau HK là 17 ngàn 412 tỉ Dollar.
Từ những sự kiện đó, có người cho rằng HK sẽ không bao giờ chấp nhận cho TC vào bất cứ tổ chức thương mại quốc tế nào, chẳng hạn như tổ chức TPP, Tổ chức Thương mại xuyên Thái bình dương, mà HK cùng 1 số nước đang cố gắng thành lập.
Tuy nhiên có người lạc quan hơn cho rằng TC cũng đang trong chiều hướng thay đổi chính sách kinh tế, từ quốc nội lẫn quốc ngoại. Và việc làm này không phải mới đây mà có thể nói đã bắt đầu từ thời Hồ cẩm Đào. Ông này đã đưa ra chính sách 3 Hài hòa:
Thứ 1. Hài hòa giữa những vùng kinh tế phát triển ở thành thị và ở ven biển với nhiều vùng xa xôi nông thôn ở phía Bắc, phía Tây, và chính họ Hồ đã bỏ ra ngân sách 80 tỉ cho dự án này.
Thứ 2. Hài hòa giữa những giai tầng trong xã hội, làm thế nào để không có sự chênh lệch quá nhiều giữa thợ thuyền và nông dân cũng như giai tầng khác.
Thứ 3. Hài hòa giữa kinh tế quốc nội và quốc ngoại nhằm xuất cảng: Trong suốt 20 năm người ta có thể nói kinh tế TC phát triển là nhờ xuất cảng và nhờ vào địa ốc, xuất cảng của TC chiếm gần ½ tổng sàn lượng quốc gia, cộng với việc phát triển địa ốc chiếm 1/3 tổng sản lượng quốc gia tuy nhiên giới lãnh đạo TC cũng nhìn thấy rõ rằng chính quyền TC cũng như hàng hóa TC bị tẩy chay trên thế giới, nhất là ở Mỹ và Âu châu. Chính vì lẽ đó mà TC đã đa dạng hóa vấn đề xuất cảng quay sang những nước chung quanh mình từ Nhật Bản tới Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam v.v… Hiện này 2 nước Nhật và Nam hàn là 2 khách hàng lớn của TC. Hơn nữa, TC tìm cách tăng sức tiêu thụ nội địa, bằng cách cũng đã tăng lương và giúp đỡ dân mua bán nhiều hơn, để thay thế vào những phần hàng hóa không thể xuất cảng ra ngoài.
Về chính sách tiền tệ, như trên đã nói, TC luôn luôn tìm cách kềm hãm đồng Nhân dân tệ rẻ hơn Dollar để khuyến khích xuất cảng; nhưng nay TC tìm cách thả nổi đồng Nhân dân tệ, không can thiệp vào thị trường tiền tệ, bằng cách mua Dollar và thấy Nhân dân tệ ra thị trường như trước kia.
Chính vì những lẽ trên mà có người cho rằng TC có chiều hướng muốn gia nhập TPP, cũng như gần đây có 1 số quan chức TC tuyên bố 1 cách không chính thức trong chiều hướng đó.
Thái độ của HK là như thế nào?
Mặc dầu HK không phải là nước thành lập ra TPP. Đây là tổ chức được Singapore, Brunei và 1 số nước Nam Mỹ đã thành lập trước. HK mới tham dự sau, nhưng ngày hôm nay HK được coi là quốc gia chính trong tất cả những cuộc thương thuyết.
HK xem TPP như là 1 tổ chức thương mại nhằm sửa sai tất cả những lỗi lầm của mình đối với TC trong vòng 20 năm qua. Vì vậy, 1 nước nào muốn gia nhập TPP, ngoài việc những hãng xưởng tư, nhất là để xuất cảng hàng, phải không có bàn tay chính quyền, còn có việc đòi hỏi trước đó phải có công đoàn thợ thuyền để tránh việc gìm giá lương thợ như TC đã làm trước đây; cũng như trong chính sách tiền tệ, thì không có chuyện kìm giá đồng bạc của mình rẻ hơn các nước trong tổ chức. Thêm vào đó, còn đòi hỏi về vấn đề bảo vệ môi sinh môi trường, những quốc gia thành viên phải tôn trọng những điều kiện trên. Ngoài ra còn có 1 tòa án đặc biệt để xử tất cả những vi phạm và có thể trục xuất bất cứ quốc gia nào vi phạm, nếu tổ chức thấy là vi phạm trầm trọng.
Đấy là chưa nói việc TC, sau khi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, ngoài việc sao chép trái phép làm hàng nhái, còn có việc thành lập 1 đội ngũ tin tặc, đến 2600 người trực thuộc bộ quốc phòng TC, không những đi ăn cắp tin tức về quốc phòng, mà còn đi ăn cắp tin tức của tất cả các hãng xưởng trên thế giới, phần lớn là của HK.
Từ những sự việc trên người ta tự hỏi liệu HK có thể chấp nhận cho TC vào TTP hay không. Câu trả lời đó là: nếu TC tuân thủ tất cả những điều kiện mà HK đặt ra thì HK có thể chấp nhận, tuy nhiên sự kiện này không thể xảy ra 1 sớm 1 chiều mà HK còn đòi hỏi TC phải tỏ ra có thiện chí, có trách nhiệm.
Về phía TC thì sao?
Có lẽ TC cũng không còn con đường lựa chọn nào khác ngoài việc đi từ từ, tuân theo những điều kiện của HK, nếu không, mà xảy ra chiến tranh hay cấm vận kinh tế, thì phần có hại lớn nhất đó là về TC. Ngoài ra còn có người tiên đoán không những có chiến tranh kinh tế mà còn có thể có chiến tranh quân sự, nhất là về hải quân và không quân…
Tuy nhiên điều này, nếu theo sự so sánh lực lượng quân sự nhất là về hải quân và không quân giữa 2 quốc gia, thì chiến tranh giữa HK và TC nếu xảy ra, nước thiệt hại nhất chính là TC.
Tuy nhiên lịch sử không phải hoàn toàn hữu lý mà nhiều khi rất vô lý.
Tập Cận Bình, vì muốn cứu ngôi vị của mình, có thể đẩy chiến tranh ra ngoài, nếu không với HK thì có thể với Nhật, Đài Loan, Phi hay Việt Nam.Trong đó khả thế đối với VN rất lớn, mặc dầu có 4 tốt và 16 chữ vàng và CSVN lúc nào cũng thần phục TC, nhưng vì tranh dành quyền hành, muốn giữ ngôi báu, nên rất có thể Tập C Bình xua quân đánh VN.
Lịch sử đã chứng minh vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã xua quân đánh VN, tất nhiên vì nhiều nguyên do: nguyên do thứ 1, đó là họ Đặng muốn đứng hẳn về phía HK... nên nhớ cuộc chiến tranh VN xảy ra sau khi ông này viếng thăm HK năm 1978; lý do thứ 2 đó là TC thời họ Đặng, muốn thách thức với Liên xô, cho rằng mình không sợ Liên xô, mặc dầu nước này và CSVN mới ký hiệp ước thân thiện quân sự năm 1978; lý do thứ 3, đây là 1 lý do rất quan trọng mà nhiều người không lưu ý... Đó là cuộc tranh giành quyền hành giữa Đặng Tiểu Bình và Hoa Quốc Phong, người được Mao chỉ định chính thức làm người kế vị của mình.
Nhưng giữa Đặng Tiểu Bình và Hoa quốc Phong có nhiều sự bất đồng, trong đó có bất đồng về tổ chức lại quân đội. Họ Đặng chủ trương hiện đại hóa quân đội, trong khi đó Hoa Quốc Phong vẫn theo quan niệm của Mao trạch Đông, đó là vẫn giữ quân đội ở mức độ dân quân du kích, không muốn hiện đại hóa quân đội. Trong trận chiến 1979 với VN, quân đội TC tuy là đông, nhưng trang bị hiện đại thua kém quân đội CSVN.
Điều này đã làm cho Đặng Tiểu Bình có lý, đã giành được sự ủng hộ của quân đội, và đã thắng trong cuộc tranh giành quyền hành với Hoa Quốc Phong. Tuy nhiên còn nhiều lý do khác, trong khuôn khổ bài này, tôi không đưa ra trình bày hết ở đây.
Trở về đề tài: TC muốn gia nhập TPP và HK có sẽ chấp nhận hay không.
Câu trả lời vẫn là dù TC muốn gia nhập, nhưng HK vẫn cần 1 thời gian để thử thách, thời gian này kéo dài bao lâu thì không ai biết rõ.
Nhưng nếu 2 bên đều đồng thuận như vậy thì tránh được nhiều thứ chiến tranh, tránh được chiến tranh kinh tế, tránh được chiến tranh vùng, và nhất là tránh được chiến tranh to lớn giữa 2 đại cường quốc kinh tế nhất nhì thế giới. (1)
Paris ngày 03/07/2015
(1) Xin xem thêm những bài về Hoa kỳ và Trung cộng, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/
Post a Comment