Bộ luật Dân sự và Thương sự Tố Tụng Việt Nam Cộng Hòa 1972 - Thiên I


SẮC LUẬT số 030 - TT/SLU ngày 20 tháng chạp năm 1972 ban hành Bộ dân luật và thương sự tố tụng.
TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA
Chiếu Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ngày mùng 1 tháng tư năm 1967;
Chiếu sắc lệnh số 394-TT/SL ngày mùng 1 tháng chín năm 1969 và các văn kiện kế tiếp ấn định thành phần Chính phủ;
Chiếu luật số 005/72 ngày 28 tháng sáu năm 1972 ủy quyền cho Tổng Thống quyết định và ban hành bằng sắc luật các biện pháp cần thiết trong các lãnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế, tài chánh;
Sau khi Hội Đồng Tổng trưởng đã thảo luận.
SẮC LUẬT:
Điều duy nhất. - Nay ban hành Bộ Luật dân sự và thương sự tố tụng gồm có bảy thiên (Thiên I, thiên II, thiên III, thiên IV, thiên V, thiên VI, thiên VII) và các điều khoản tổng quát đính kèm.
Sắc luật này được đăng vào Công báo Việt Nam Cộng Hòa.
Saigon, ngày 20 tháng chạp năm 1972
NGUYỄN VĂN THIỆU

THIÊN THỨ NHẤT
THẨM QUYỀN
CHƯƠNG THỨ NHẤT
TÒA ÁN HÒA GIẢI
Điều thứ nhất - Về dân sự và thương sự, thẩm phán hòa giải có quyền xử các vụ kiện thuộc về động sản như sau:
1) Xử chung thẩm nếu giá ngạch vụ kiện không quá mười ngàn đồng (10.000$).
2) Xử sơ thẩm và án văn có thể bị kháng cáo nếu giá ngạch vụ kiện không quá ba mươi ngàn đồng (30.000$)
3) Tuy nhiên những vụ kiện về việc khai khánh tận thời chỉ thuộc thẩm quyền tòa án sơ thẩm về thương sự.
Điều thứ 2 - Thẩm phán hòa giải xử sơ thẩm các việc sau này:
1) Những vụ kiện thuộc về sự thành lập, xử dụng hay gia tăng địa dịch phóng thủy những nước phát sinh tự nhiên hay bởi các công tác, các sự thăm dò tìm nước hoặc thoát nước;
2) Những vụ kiện thuộc về việc giữ gìn và sữa chữa các đường lớn nhỏ có công dụng khai khẩn mà tiền tổn phí do tất cả các nghiệp chủ được hưởng dụng phải chịu;
3) Những vụ kiện thuộc về việc phân địa giới và về khoảng cách để trồng cây hay hàng rào do pháp luật, thể lệ riêng và tập quán địa phương quy định khi nào quyền sở hữu hay chứng khoán về quyền sở hữu ấy không bị tranh tụng;
4) Những vụ kiện thuộc về các kiến trúc và công tác làm gần hay dựa vào một bức tường chung hay không, khi nào quyên sở hữu hay tính cách công hữu của bức tường đó không bị tranh tụng;
5) Nhũng vụ kiện thuộc về quyền chấp hữu căn cứ vào những việc đã xảy ra trong năm;
6) Những vụ kiện về việc do người hay súc vật đã làm thiệt hại đến đồng ruộng, hoa mầu, mùa màng mà phải cần áp dụng thuyết tổng quát và trách nhiệm của bộ dân luật;
7) Những vụ kiện thuộc về sự tỉa các cành cây, hàng rào, sự khơi vét các hố rãnh hay các kênh mương dùng để dẫn thủy vào ruộng đất hay để làm chạy các xưởng máy khi nào các quyền sở hữu hay địa dịch không bị tranh tụng.
Điều thứ 3 - Thẩm phán hòa giải cũng xử sơ thẩm và chung thẩm những  vụ kiện về việc đòi lệ phí đã nộp hoặc trả các lệ phí sẽ phải nộp tại các tòa thuộc quyền các vị ấy.
Điều thứ 4 - Trong một vụ kiện, nếu một nguyên đơn kiện một bị đơn về nhiều khoản mà cộng lại giá ngạch vụ kiện quá mười ngàn đồng (10.000$) thẩm phán hòa giải chỉ xử sơ thẩm, dù rằng trong các khoảng thiếu đó có một khoản nào kém giá ngạch nói trên.
Nếu giá ngạch các khoản kiện hợp cộng lại mà quá quyền hạn của tòa hòa giải, vị thẩm phán ấy sẽ vô thẩm quyền về toàn thể vụ kiện.
Điều thứ 5 - Sẽ xử chung thảm về đơn kiện do nhiều nguyên đơn đứng tên hoặc chống chung nhiều bị đơn và căn cứ vào một chứng khoán chugn, nếu phần của mỗi nguyên đơn hay mỗi bị đơn không quá mười ngàn đồng (10.000$); sẽ xử sơ thẩm toàn thể vụ kiện nếu phần của một trong các đương sự quá số tiền đó; thẩm phán hòa giải sẽ vô thẩm quyền về toàn thể vụ kiện nếu phần đó quá quyền hạn của tòa hòa giải.
Điều này không áp dụng trong trường hợp có sự liên đới giữa các nguyên đơn hoặc giữa các bị đơn.
Điều thứ 6 - Thẩm phán hòa giải xử tất cả các đơn phản tố hay thỉnh cầu bù trừ nếu các đơn này vì tính chất hay giá ngạch thuộc thẩm quyền các thẩm phán ấy, mặc dầu các đơn này hợp cộng với đơn chính vượt quyền hạn của các tòa hòa giải về giá ngạch.
Cũng như đối với đơn chính, thẩm phán hòa giải xử cả các đơn phản tố xin bồi thường khi đơn này chỉ căn cứ vào đơn chính, dù số tiền xin bồi thường lên đến bao nhiêu cũng được.
Điều thứ 7 - Khi mỗi đơn chính, phản tố hay bù trừ ở trong giới hạn thẩm quyền chung thẩm của thẩm phán hòa giải, án văn do thẩm phán tuyên xử không thể bị kháng cáo được.
Nếu một trong những đơn ấy chỉ có thể được xử sơ thẩm, thẩm phán hòa giải sẽ xử sơ thẩm đới với tất cả các đơn đó.
Tuy nhiên, thẩm phán ấy sẽ xử chung thẩm nếu chỉ có một đơn phản tố đòi bồi thường căn cứ vào đơn chính, vượt thẩm quyền sơ thảm của tòa hòa giải.
Nếu đơn phản tố hay bù trừ vượt thẩm quyền của tòa hòa giải, thẩm phán có thể hoặc giữ đơn chính để xử, hoặc truyền đương sự tùy tiện đem thưa trước tòa sơ thẩm.
Điều thứ 8 - Thẩm phán hòa giải xử những đơn xin công nhận hữu hiệu, vô hiệu và giải trừ sai áp động sản khi các sai ấy được thực hiện vì những vụ kiện thuộc thẩm quyền tòa hòa giải.
Về sự sai áp nói trên, cũng như về sai áp bảo toàn, nếu chỉ có thể sai áp khi nào có phép của thẩm phán, phép ấy sẽ do thẩm phán hòa giải nơi thi hành sai áp cấp cho mỗi khi những vụ kiện phát nguyên của sai áp thuộc thẩm quyền thẩm phán đó.
Nếu có sai áp vì nhiều nguyên nhân mà tổng hợp lại quá thẩm quyền tòa hòa giải, sự xét xử sẽ đưa ra tòa sơ thẩm.
Điều thứ 9 - Thẩm phàn hòa giải xử những đơn xin công nhận hữu hiệu, vô hiệu và giải trừ sai áp chi phó khi nào những vụ kiện phát nguyên việc sai áp không quá giới hạn thẩm quyền của tòa hòa giải, không kể sự áp dụng, nếu cần,  luật lệ riêng về sai áp chi phó những tiền công và lương bổng nhỏ.
Về khoản trên, sự xin phép bắt buộc bì thiêu chứng khoán sẽ do thẩm phán hòa giải nơi cư sở người mắc nợ và cũng có thẻ do thẩm phán hòa giải nơi cư sở người đệ tam bị sai áp cấp phát, theo đơn xin do nguyên đơn hay người đại quyền ký tên.
Điều thứ 10 - Nếu các chủ nợ sai áp và người bị sai áp không thỏa thuận với nhau, thì chỉ có thẩm phán hòa giải mới có thẩm quyền để chia theo phân ngạch những số tiền bị sao áp khi những số tiền ấy không quá mười ngàn đồng (10.000$).
Nếu những chứng khoán do chủ nợ xuất trình bị tranh tụng và nếu giá ngạch vụ tranh tụng ấy vượt thẩm quyền tòa hòa giải, thẩm phán hòa giải sẽ đình sự phân chia cho đến khi tòa án có thẩm quyền xét xử xong vụ tranh tụng nói trên và án văn thành nhất định.
Điều thứ 11 - Thẩm phán hòa giải xử những đơn xin công nhận hữu hiệu hay vô hiệu các đề cung khi giá ngạch vụ tranh tụng không vượt quá thẩm quyền của tòa hòa giải.
Điều thứ 12 -  Về vụ kiện có tính cách đối nhân hay động sản, truyền phiếu sẽ gọi đến trước tòa án nơi cư sở của bị đơn, nếu bị đơn không có cư sở thì sẽ gọi đến tòa án nơi trú sở của y.
Đơn xin bồi thường thiệt hại vì một tội phạm hình sự hoặc một tội phạm dân sự hay một chuẩn phạm, có thể đệ tại tòa án nơi xảy ra việc gây thiệt hại.
Những tranh tụng về cung cấp vật phẩm, công tác, thuê mướn, có dùng công trình hay nhân công, có thể thưa tại tòa nơi đã lập hay thi hành khế ước khi một trong những đương sự co cư sở ở đấy.
Điều thứ 13 - Truyền phiếu sẽ gọi đến trước tòa nơi vị trí của vật tranh tụng nếu là các vụ kiện:
1/ Về sự tổn hại đến đồng ruộng, hoa mầu và mùa màng:
2/ Về sự xê dịch các trụ phân giới, sự chiếm đoạt đất cát, cây cối, hàng rào, hỗ rãnh và các rào rậu khác xảy ra trong năm và tất cả các tố quyền chấp hữu khác;
3/ Về những việc dự liệu ở điều 2, khoản 4.
Điều thứ 14 – Các đương sự có thể tự ý xuất đình trước một thẩm phán hòa giải; trong trường hợp ấy, thẩm phán sẽ xét xử vụ tranh tụng hoặc chung thẩm nếu luật lệ cho phép hay các đương sự thỏa thuận như vậy, hoặc sơ thẩm, mặc dù vị thẩm phán đó không phải là thẩm phán nơi cư sở củ bị đơn hay nơi vị trí của vật tranh tụng.
Lời khai xin xét xử như trên phải được các đương sự ký tên và phải được ghi vào trong áng văn.
Điều thứ 15 – Thẩm phán hòa giải có thẩm quyền:
1) Cho phép vị thành niên khởi kiện trước tò án hòa giải;
2) Triệu tập và chủ tọa hội đồng gia tộc các vị thành niên và các người bị cấm quyền;
3) Lập các văn thư về sự thoát quyền và sự nuôi con nuôi;
4) Cấp phát những chứng thư công tri;
5) Nếu được ủy nhiệm, lập kê khai động sản của người thất tung và thực hiện mọi biện pháp bảo toàn cho tài sản người thất tung sau khi có tuyên bố thất tung.
6) Lập những chúc thư tại một nơi mà sự giao thông đã bị gián đoạn vì lý do bệnh truyền nhiễm, chiến trnh hay nội loạn;
7) Chứng kiến sự mở cửa để thi hành một vụ sai áp động sản và niêm phong những giấy tờ tìm thấy trong các phòng hay đồ đạc mà vị thẩm phán ấy đã truyền cho mở ra;
8) Niêm phong và gỡ niêm phong mọi trường hợp luật định;
9) Nhận sự tuyên thệ của các giám định viên cư ngụ trong quản hạt tòa hòa giải và do các tòa án tư pháp ủy nhiệm;
10) Ký tắt thay các vị chánh án hay thẩm phán các tòa sơ thẩm những sổ sách và mục lục của các hộ lại, thừa phát lại, hổ giá viên và người môi giới thương mại, đánh số và ký tắt  những sổ về thương mại;
11) Chỉ định người có kinh nghiệm khi không có vị chánh án sơ thẩm để chứng nhận trạng thái các đồ vật trong trường hợp có sự tranh tụng về việc tiếp nhận các đồ vật do một người chủ xe, ghe, tàu chuyên chở;
12) Thực hiện mọi hành vi được luật giao phó hay được cơ quan tư pháp hữu quyền ủy nhiệm.
CHƯƠNG THỨ II
TÒA SƠ THẨM
Điều thứ 16 – Về dân sự và thương sự, tòa sơ thẩm sẽ xử chung thẩm những vụ kiện về động sản mà thỉnh cầu từ ba mươi ngàn lẻ một đồng (30.001 $), đến sáu mươi ngàn đồng (60.000$), dầu cho thỉnh cầu phải tố hay xin khấu trừ, miễn là các thỉnh cầu sau này đều không quá sáu mươi ngàn đồng (60.000$).
 Tòa sơ thẩm cũng sẽ xử chung thẩm nếu thỉnh cầu phản tố đòi bồi thường thiệt hại, mặc dầu quá sáu mươi ngàn đồng (60.000$), chỉ căn cứ vào một thỉnh cầu chánh bằng hay dưới giá ngạch này, và nếu số tiền bồi thường dạy trả không quá sáu mươi ngàn đồng (60.000$).
 Tòa sẽ xử sơ thẩm đối với tất cả các thỉnh cầu, nếu một trong những thỉnh cầu này quá sáu mươi ngàn đồng (60.000$), hoặc nếu đơn xin gồm nhiều khoản tuy không quá sáu mươi ngàn đồng (60.000$), nhưng tính chung lại trên số tiền này.
Điều thứ 17 – Những vụ kiện mà giá ngạch không thể định được và tất cả các vụ kiện ngoài trường hợp dự liệu nơi điều 16, sẽ được xét xử vào bực sơ thẩm.
Điều thứ 18 – Để ấn định giá ngạch thẩm quyền, sẽ không tính lệ phí, thuế đơn hay thuế gấp đôi tiền phạt con niêm và trước bạ đã thâu hay sẽ thâu nhân vụ kiện, trừ phi các số tiền này được đòi như tiền bồi thường thiệt hại về một lỗi được nêu rõ.
Điều thứ 19 – Tòa án có thẩm quyền:
1) Về tố quyền đối nhân và tố quyền đối vật lien quan đến động sản, là tòa án nơi cơ sở của bị đơn hoặc một trong các bị đơn hay là tòa án nơi trú sở của bị đơn nếu người này không có cơ sở.
2) Về tố quyền đối vật có liên quan đến bất động sản, là tòa án nơi bất động sản tọa lạc tương tranh;
3) Về tố quyền hỗn hợp, là tòa án nơi cư sở hay cư ngụ của bị đơn hoặc tòa án nơi tọa lạc bất động sản.
4) Về những vụ kiện trong đó bị đơn là hiệp hội hoặc hội dân sự hay thương mãi, là tòa án nơi hội sở hoặc tòa án nơi chi nhánh của hội, nếu việc tranh chấp do hoạt động của chi nhánh gây ra;
5) Về các tố quyền liên quan đến khế ước bảo hiểm, tòa án nơi cư trú của người được bảo hiểm, với biệt lệ;
a) Về các tố quyền liên quan đên khế ước bảo hiểm hỏa hoạn, tòa án nơi có bất động sản hay động sản.
b) Về các tố quyền liên quan đến khế ước bảo hiểm tai nạn, tòa án nơi xảy ra sự thiệt hại.
Điều thứ 20 – Tuy nhiên, cũng có thẩm quyền:
1) Trong các vụ kiện liên quan đến sự cung cấp vật phẩm, công tác, thuê công hay tài vật, tòa án nơi cư sở của nguyên đơn nếu khế ước được lập hay thi hành tại đó;
2) Về thương sự, tòa án nơi lập khế ước và giao hàng; hoặc tòa án nơi trả tiền;
3) Về việc đòi tiền cấp dưỡng, tòa án nơi cư sở của nguyên đơn;
4) Về đơn đòi bồi thường thiệt hại căn cứ vào một tội phạm hình sự hay vào một tội phạm dân sự không liên hệ đến việc thi hành một khế ước hay vào một chuẩn phạm, tòa án nơi xảy ra sự thiệt hại;
5) Khi có tuyển định cư sở để thi hành một chứng thư, tòa án nơi cư sở tuyển định.
Điều thứ 21 – Chỉ có thẩm quyền:
1) Về các hội dân sự hay thương mãi và hiệp hội, tòa án nơi hội sở, trong những tranh chấp giữa hội và hội viên hoặc giữa các hội viên với nhau, liên quan đến khế ước lập hội;
2) Về di sản, tòa án nơi khai phát, đối với:
a) Những tranh chấp giữa các thừa kế với nhau và những tranh chấp về sự thi hành chúc thư cho đến khi tương phân xong, kể luôn vấn đề tương phân;
b) Những đơn kiện của các trái chủ của người quá cố trước khi tương phân;
3) Về vấn đề bảo đảm, tòa án đang thụ lý đơn khởi tố liên quan đến nghĩa vụ được bảo đảm;
4) Về việc khánh tận, tòa án nơi cư sở của người bị khánh tận;
5)  Về các phí tổn liên quan đến một vụ kiện như án phí, tụng lệ, thù lao của luật sư, thừa phát lại, quản tài, thanh toán viên, giám định viên, hổ giá viên, chưởng khế, tòa án đã xử vụ kiện ấy.
Điều thứ 22 – Trừ phi luật định khác, nếu nhân một vấn đề duy nhất và bất khả phân, phát sanh ra hai hoặc nhiều vụ kiện trước những tòa án khác nhau, thẩm quyền sẽ thuộc về:
1) Tòa án thụ lý trước tiên, nếu các tòa án thụ lý đều là tòa thượng tụng hoặc là tòa đặc thẩm đồng loại;
2) Tòa thường tụng, nếu các tòa án thụ lý gồm có tòa thượng tụng và tòa đặc thẩm.

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.