Tàu cộng: "Chủ nghĩa dân tộc cực đoan mới" trên biển Đông là tự sát
Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Ngày 19/7/2016, tại Đại Lục xuất hiện một cuồng sĩ là Luo Xi - TS chính trị học quốc tế ĐH Nhân dân TQ - có bài bình luận về vụ kiện Trọng tài Biển Đông & “Chủ nghĩa dân tộc cực đoan mới”. Tên cuồng sĩ nầy cho biết: “Kể từ khi vụ kiện trọng tài Biển Đông do Philippines khởi xướng đã có phán quyết chính thức ngày 12/7/2016, trên phần mềm tương tác trực tuyến WeChat có các blog cá nhân được đại đa số người dùng internet TC sử dụng hàng ngày đã tràn ngập 2 hình ảnh:
- Một bức hình kêu gọi các cựu chiến binh ghi danh tòng quân một lần nữa với những lời lẽ đại loại như: “Nến có một cuộc chiến tranh, tôi sẽ trở lại mặt trận”.
- Hình ảnh khác là bản đồ vẽ lãnh thổ TC có đường 9 đoạn với chú thích: “Đây là lãnh thổ của TQ, một tấc cũng không được để mất”.
TS Luo Xi nhận xét: “Bất luận TQ lựa chọn cách tiếp cận như thế nào thì những thiệt hại và mất mát về chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xem là nỗi sỉ nhục của cả một dân tộc. Sau đó, nó đánh thức lòng yêu nước sâu rộng,” ông ta nói. “Điều nầy có thể giải thích tại sao người TQ luôn phản ứng thái quá với những vấn đề động chạm đến phẩm giá quốc gia, tại sao họ nhạy cảm với vụ kiện trọng tài Biển Đông đến vậy.”
Hành động xâm lăng, chiếm lãnh thổ của các quốc gia láng giềng, rồi nhận bừa là lãnh thổ của mình, một tấc không được để mất, thì đó không thể gọi là yêu nước. Chống đối phán quyết của Trọng tài PCA là chà đạp lên luật pháp quốc tế khiến cộng đồng tẩy chay, bao vây và cô lập TC vì những hành vi coi thường luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền của các nước khác.
Theo Christopher Hill - Trưởng khoa Quan hệ Quốc của trường Korbel, ĐH Denver - nhận định qua bài viết: “China’s bad neighbor is bad business” (Chính sách láng giềng xấu của Tàu là chính sách tồi), được đăng trên Project Syndicate ngày 30/6/2016. Xin tóm lược những điểm chính:
1. Đây là thời điểm khó khăn cho TC sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức 2 con số, giờ đây sự tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề, nền kinh tế TC giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng kềnh. Nhiều người dân TQ lo ngại rằng “giấc mơ Trung Hoa” có lẽ chỉ là ảo tưởng.
2. Bắc Kinh hiển nhiên có sức mạnh để xua đuổi người VN, Philippines, Indonesia và bất kỳ quốc gia nào khác nếu họ muốn đối đầu với TC. Đông Nam Á chỉ bằng một phần nhỏ diện tích và mức độ giàu có của TC.
3. Nhiều người TQ vẫn cho rằng, họ bị chỉ trích một cách không công bằng vì sự cứng rắn gần đây của TC trên Biển Đông. Nhưng điều đó có đúng hay không lại rất ít ý nghĩa, trong khi cái giá phải trả là sự mất niềm tin và sự lên án từ mọi người.
Liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa TC với các nước láng giềng, Nhật Báo Le Monde nhận định TC cần rút ra những bài học quan trọng, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực La Haye đưa ra phán quyết hoàn toàn bất lợi cho TC. Bắc Kinh cũng đang cảnh giác đề phòng Mỹ đe dọa gây chiến. Điều mà Bắc Kinh cần lo ngại không phải là nguy cơ chiến tranh trực tiếp mà chính là việc hình ảnh của TC ở Châu Á - TBD, khu vực mà TC muốn lãnh đạo lại đang bị chính nước này tự hủy hoại. Theo Le Monde, phán quyết của Tòa La Haye rõ ràng đã cho thấy Tàu Cộng lạm dụng sức mạnh trên Biển Đông, không tôn trọng Luật Biển và đã trắng trợn xâm phạm chủ quyền của Philippines.
Bắc Kinh không muốn đàm phán với các nước láng giềng ở Biển Đông thông qua LHQ mà chỉ chấp nhận đàm phán song phương với từng nước. Theo nhận định của Le Monde, đương nhiên khi đối mặt trực tiếp với gã khổng lồ, các nước nhỏ đều ở vị thế thua kém dễ bị bắt nạt.
Cậy mình là cường quốc trong khu vực, TC tự mình áp đặt luật lệ. Bắc Kinh rất tự tin nên luôn áp đặt sức mạnh cơ bắp lên các nước khác. TC đã bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang có tranh chấp, ngang ngược biến chúng thành các căn cứ quân sự, hải quân và không quân. TC biết rằng lực lượng hải quân của các nước khác yếu thế hơn và tương lai kinh tế của các nước này lệ thuộc vào TC. Le Monde kết luận, chính TC là nước gây bất ổn và chạy đua vũ trang trong khu vực. Tóm lại, những tư tưởng cực kỳ quá khích, cổ súy cho cho “chủ nghĩa cực đoan mới” của Luo Xi là “TỰ SÁT”.
Mới đây, tờ Thời Báo Toàn Cầu, được coi là tờ báo hiếu chiến nhất TC, gọi Australia là con mèo giấy và dọa tấn công tàu tuần tra của nước nầy trên Biển Đông nhằm đáp trả việc Australia ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài PCA ngày 12/7/2016, bác bỏ quyền lịch sử của TC đối với nguồn tài nguyên trong yêu sách “đường lưỡi bò” mà nước này đơn phương vạch ra. Họ còn đe dọa rằng, nếu Australia tiến vào Biển Đông thì sẽ trở thành mục tiêu lý tưởng để TC tấn công. Báo Amh tờ The Sun gọi những lời lẽ nầy là lời “kêu gọi chiến tranh” của Bắc Kinh.
Cộng đồng quốc tế có thể gia tăng sức ép buộc Bắc Kinh phải từ bỏ sự liều lĩnh trên Biển Đông, bằng cách sẽ khai thác một loạt biện pháp cấm vận về kinh tế & công nghệ với Bắc Kinh vì cách hành xử bất chấp luật pháp quốc tế. Ngoài ra, để tăng cường áp lực bằng sức mạnh quân sự tổng hợp, Hải quân Mỹ đang nỗ lực củng cố liên minh quân sự với nước trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và các đối tác trong khối ASEAN để thiết lập chiến lược bao vây và cô lập Tàu Cộng. EU và Pháp đang chuẩn bị nhập cuộc Biển Đông, Tàu Cộng không thể một mình đương đầu với cả thế giới đang phẫn nộ.
Rõ ràng, phán quyết của Tòa án Trọng tài PCA là một cú giáng quyết định làm xói mòn trụ cột trong chính sách đối ngoại của TC đối với phần còn lại của thế giới. Ngoài sự thất bại ngoại giao của Bắc Kinh tại Châu Á, Liên minh châu Âu (EU) bất chấp sức ép của TC, thẳng thừng bác bỏ nỗ lực của Bắc Kinh để được thừa nhận là “nền kinh tế thị trường” của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Chắc hẳn những tên hiếu chiến nầy cổ súy “Chủ nghĩa dân tộc cực đoan” đã không nhìn thất rõ những vấn đề của đất nước mình trước những khó khăn chồng chất đang đe dọa đến sự sinh tồn của đất nước và dân tộc mình. Đó là những vấn đề trọng đại như sau:
Tại Hoa Lục hiện nay, nỗi lo sợ của chính phủ Bắc Kinh về bất ổn xã hội từ lâu, nó kiềm chế các nỗ lực của chính phủ hướng tới cải cách kinh tế và ổn định chính trị. Theo nhiều báo cáo, mỗi ngày có tới 500 cuộc dân chúng nổi dậy phản kháng chính quyền ở Hoa Lục hiện nay và những báo cáo không chính thức cho rằng con số nầy đang gia tăng mỗi ngày. Những nguyên nhân đưa tới nội loạn được đề cập trong giai đoạn nầy, có thể được liệt kê:
[1] Đổi môi trường lấy tăng trưởng:
Sự phát triển của TC trong thời kỳ này cũng tương tự như quá trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, hậu quả môi trường của TC trong quá trình trên lại thảm khốc hơn bất cứ quốc gia nào. Hiện nay, cuộc khủng hoảng môi trường tại TC đang là thách thức lớn nhất kể từ khi kinh tế của nước này bùng nổ. Nói cách khác, TC đã từng chấp nhận đánh đổi môi trường để đổi lấy sự tăng trưởng thần kỳ. Tăng trưởng GDP của TC trong hơn một thập niên qua bình quân vào khoảng 10% mỗi năm và giờ đây nước này lại phải quay lại chi tiêu giải quyết các vấn đề về môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Hiện TC đang là nước thải khí carbon nhiều nhất thế giới và chất lượng không khí của nhiều thành phố lớn tại đây không đáp ứng được tiêu chuẩn y tế quốc tế. Những nghiên cứu của LHQ cho thấy, tuổi thọ trung bình của những người dân sống tại phía Bắc sông Hoài thấp hơn miền Nam 5,5 năm do ô nhiễm không khí, nguồn nước sạch và tình trạng đất nông nghiệp nhiễm kim loại nặng. Suy thoái môi trường sống tại TC đang đe dọa làm suy thoái sự phát triển của đất nước, cũng như làm xói mòn niềm tin của người dân đối với chương trình cải cách kinh tế của chính phủ.
Trong khi sự bùng nổ kinh tế đang nhanh chóng tàn phá tài nguyên đất đai, nguồn nước và nhân lực của TC, gốc rễ của tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây đã bắt đầu từ hàng thế kỷ trước. Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trường thậm chí còn tệ hại hơn khi lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ tập trung phát triển kinh tế, lấy thành tích hơn là quan tâm đến điều kiện môi trường và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân.
Các kết quả điều tra dịch tễ học tiến hành từ năm 1980 ở miền Bắc nước này cho thấy, không khí tại các thành phố lớn là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, xuất huyết não và ung thư phổi. Trong khi đó, nguồn nước bị ô nhiễm ở đây là lý do chính gây ra 11% số bệnh nhân ung thư về đường tiêu hóa.
Thiếu nước sạch đang khiến TC gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ lương thực cho số dân đông nhất thế giới. Tình trạng thiếu nước sạch đang là vấn đề đáng báo động tại TC. Hoa Lục chiếm 20% dân số thế giới, nhưng chỉ có 7% nguồn nước sạch toàn cầu. Hiện 2/3 trong số 660 thành phố của TC đang gặp phải vấn đề thiếu nước sạch. Thậm chí cựu Thủ tướng Ôn Gia bảo cũng đã phải thốt lên tình trạng thiếu nước đang là “thách thức sống còn của dân tộc Trung Hoa”.
Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng đang khiến các lãnh đạo Bắc Kinh đau đầu. Khảo sát năm 2014 cho thấy 60% nguồn nước ngầm tại các thành phố lớn là rất tệ và hơn ¼ nguồn nước tại các con sông lớn là không thích hợp cho con người sử dụng. Nguồn nước và đất tại thành phố Ôn Châu, TQ chuyển sang màu đỏ do chất thải từ một nhà máy sản xuất thuốc nhuộm đã đóng cửa vào năm 2014.
Theo Business Insider cho biết, hơn một nửa dân số Hoa Lục không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Gần 2/3 người dân ở vùng nông thôn Hoa Lục sử dụng nguồn nước ô nhiễm này gây ra bởi chất thải công nghiệp. Ô nhiễm nguồn nước và không khí gây ra cả những tác động ngắn hạn và dài hạn làm ảnh hưởng đến các loài động vật sống trong nước như tôm cá.
Ma Jun - nhà môi trường học - chia sẻ: “Tôi nghĩ 20 năm tới là khoảng thời gian quan trọng để chính phủ TQ thực hiện các nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm, đem đến môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân”.
Theo Business Insider, tốc độ “sa mạc hóa” tại Hoa Lục gia tăng trong suốt nửa cuối thế kỷ trước. Dù xu hướng đã chững lại, tình hình vẫn rất nghiêm trọng, hơn ¼ đất của Hoa Lục đang xuống cấp trầm trọng đã và đang chuyển hóa thành “sa mạc” do trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng quá nhiều nước hoặc biến đổi khí hậu.
Chỉ riêng sa mạc GOBI xâm lấn 3.600 km2 diện tích đồng cỏ mỗi năm. Cơ quan Quản lý Lâm Nghiệp của chính phủ Bắc Kinh xác định sa mạc hóa đất đai là vấn đề sinh thái quan trọng nhất trong nước và biến đổi khí hậu càng làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Sa mạc hóa đang đe dọa cuộc sống của khoảng 1/3 dân số Tàu Cộng, đặc biệt là những người sống ở phía Tây và phía Bắc, đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế, gây thiệt hại khoảng 6.9 tỷ USD mỗi năm. Đối với khu vực sa mạc hóa nghiêm trọng, thiệt hại lên đến 23,16% GDP hàng năm, theo nghiên cứu của Joay Jay Kassiola và Sujian Guo cuốn sách “Khủng hoảng môi trường của TQ” xuất bản năm 2010. Thực tế, khoảng 400 triệu người đang chật vật đối phó với tình trạng thiếu đất sản xuất, điều kiện khí hậu bất ổn và thiếu nước nghiêm trọng, khi 1/3 diện tích đất đai bị xói mòn.
Ngoài ra, hạn hán gây thiệt hại cho khoảng 160.000km2 đất canh tác mỗi năm, gấp đôi khu vực bị ảnh hưởng vào thập niên năm 1950. Bắc Kinh bắt đầu di dời hàng triệu người dân khỏi khu vực đất đai khô cằn từ năm 2005 theo chương trình “di cư sinh thái”.
Đặc biệt, bụi và bão cát tăng cường đặt ra những thách thức về địa chính trị. Sa mạc GOBI kéo dài từ TC đến Mông Cổ là nguồn bụi thứ hai trên thế giới, chỉ sau sa mạc SAHARI. Bụi cát là tai họa hàng năm ở miền Tây TC và bụi vàng làm nền kinh tế Hàn Quốc & Nhật Bản thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Loại bụi nầy tàn phá sức khỏe động vật và con người, gắn liền với tim mạch và hô hấp trong thập kỷ qua.
[2] Tình trạng hạn hán:
Tại miền Trung và miền Đông là vụ hạn hán nghiêm trọng đã và đang xảy ra trong thế kỷ này khiến hàng triệu mẫu đất canh tác khô nứt nẻ vì đã lâu không có giọt mưa nào, gây nên tình trạng hạn hán thiếu nước cho hơn 1 triệu dân của 13 thành phố lớn trong tỉnh Hồ Nam. Tân Hoa Xã cho biết sông hồ trong khu vực nầy bị cạn nước gây nên nạn thiếu nước ở hơn 150 thành phố. Có hơn 170.000 hecta đất canh tác tại tỉnh Hồ Nam bị thiếu nước. Tại Hồ Bắc có gần 1.400 hồ chứa nước không sử dụng được vì mức nước hồ xuống quá thấp, đang quay cuồng trong cơn hạn hán (reeling from drought) đang hoành hành ác liệt ở khu tự trị Nội Mông và Hồ Ninh Hạ cùng các tỉnh Cam Túc, Quý Châu và Hồ Nam.
Giới chức TC thông báo có hơn 50 triệu người dân này đang bị tác động nặng nề của đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng một thế kỷ. AFP dẫn lời Thứ trưởng Bộ các Nguồn nước TQ, ông Liu Ninh cho biết phần lớn những người chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán sống ở vùng Tây Nam và 25.000.000 người thiếu nước sinh hoạt.
Theo Xinhua ngày 22/3, Ủy ban Cứu trợ thiên tai quốc gia TC thông báo 51.000.000 người dân nước nầy bị ảnh hưởng bởi hạn hán. 4,348 triệu hecta đất nông nghiệp thiếu nước tưới và cây lương thực trên 940.200 hecta không thể sống sót. Kể từ mùa thu năm ngoái, vùng tây nam TC, trong đó có tỉnh Vân Nam, tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Quý Châu, khu tư trị dân tộc Choang Quảng Tây và thành phố Trùng Khánh chỉ nhận được một nửa lượng nước mưa hàng năm. Các nguồn chứa nước rơi vào tình trạng cạn kiệt nước.
Chủ nghĩa quốc gia cực đoan tác động lên biển đông là tự sát:
Thất bại lớn nhất của Bắc Kinh đẩy TC vào tình thế “bị động chiến lược”. Phán quyết của PCA còn khẳng định các thực thể ở quần đảo Trường Sa là những bãi đá, do đó nó không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ). Đồng thời, PCA kết luận TC đã vi phạm các nghĩa vụ của một nước thành viên Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Trước thất bại này, Bắc Kinh vẫn tỏ ra thái độ ngoan cố và bất mãn, tuyên bố bất chấp luật pháp quốc tế, ra sức phê phán PCA, đồng thời đưa ra tuyên bố chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.
Sau khi Tòa Trọng tài PCA ra phán quyết bác bỏ “đường 9 đoạn” phi pháp của TC. Trong một tiết lộ được đài truyền hình CNN (Mỹ) phát đi ngày 27/7/2016 trích dẫn, Đô đốc Richardson cho biết sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra tự do cả trên không & trên biển ở khu vực tranh chấp của TC theo luật pháp quốc tế tiến vào vùng 12 hải lý, phía TC muốn gây sự sẽ thiếu căn cứ pháp lý.
Trước đây, theo trang tin Worldjournal đưa tin ngày 12/5/2016, Đô đốc Harry Harris trả lời tờ New York Times, ông cho biết, lực lượng dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng “ngày đêm khai chiến”. Theo Worldjournal đánh giá, Đô đốc Harry Harris đã tiết lộ kế hoạch sử dụng sức mạnh vũ lực tiềm tàng của Quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông. Ông tuyên bố sẽ “ra tay không thương tiếc” đối với TC.
Tờ Japan Times ngày 30/7/2016 đưa tin, máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer sẽ được điều động đến căn cứ không quân Andersen, đảo Guam vào cuối tuần sau. Không quân Mỹ cho biết đây là lần đầu tiên B-1B được triển khai đến Guam trong thập kỷ qua. Lancer sẽ thay thế cho B-52 đang hoạt động tại căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương để đảm bảo sự hiện diện máy bay ném bom chiến lược trong khu vực.
Ngoài ra, trong tháng 3/2016, Australia đã thỏa thuận cho Mỹ triển khai máy bay chiến lược B-1B đến nước nầy. May bay chiến lược B-1B có phạm vi hoạt động khoảng 9.400 km việc triển khai B-1B cả ở Australia và Guam cho phép máy bay nầy dễ dàng can thiệp trên khu vực ở Biển Đông nếu xảy ra biến cố.
Đặc biệt chỉ có B-1B mới có đủ khả năng mang siêu bom tấn GBU-57 MOB có chiều dài 6 mét, siêu nặng 13,6 tấn có thể xuyên sâu 60,9 mét bê tông cốt thép trước khi phát nổ, nó vốn được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố như đập Tam Hiệp và hệ thống thủy điện trên sông Mekong. Nếu chiến tranh Mỹ - Trung xảy ra ở Biển Đông, Mỹ sẽ nhận chìm Hoa Lục trong biển nước bằng loại bom siêu khủng nầy. Đô đốc Harry Harris đã cảnh cáo Bắc Kinh sẽ ra tay không thương tiếc… Trang tin BQP Mỹ ngày 6/6/2016 cho biết, lần đầu tiên từ năm 2012, 4 nhóm HKMH tấn công được triển khai cùng một lúc gồm: (1) Ronald Reagan ở Nhật Bản (2) Dwight D. Eisenhower ở bờ Đông Hoa Kỳ (3) Harry S. Truman ở Đông Địa Trung Hải (4) John C. Stennis ở Biển Đông.
Lực lượng tàu ngầm Mỹ sẽ nhằm vào tất cả các mục tiêu quan trọng, từ căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo, đảo Phú Lâm, căn cứ Du Lâm quần đảo Hải Nam và ngay cả các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo chống tàu ở trên bờ biển TC. Trong khi quân đội TC (PLA) vẫn còn rất xa mới đạt được sức mạnh quân sự tổng hợp của Mỹ. Hoạt động trực tiếp trên chiến trường Biển Đông, lực lượng tàu ngầm Mỹ có thể tham chiến nhanh chóng là lực lượng tàu ngầm Hạm đội 7 có 4 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Los Angeles, được trang bị 12 ống phóng tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn từ 1.300 km đến 1.700 km. Hạm đội 3 với 22 tàu ngầm lớp Los Angelos và Virginia, 03 chiếc Seawolf chống ngầm và 02 chiếc tàu ngầm lớp Ohio mang tất cả 154 tên lửa Tomahawk. Mỹ sẽ san phẳng toàn bộ đảo nhân tạo của TC ở Biển Đông dễ dàng trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Mỹ - Nhật - Ấn - Australia phác hoạ trật tự mới ở Châu Á - TBD:
Kể từ ngày 14/6/2016 và liên tiếp trong 3 ngày, Hải quân 3 nước Mỹ - Nhật - Ấn đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô rầm rộ và phức tạp nhất tại vùng Biển Philippines. Bắc Kinh đã không tránh khỏi lo sợ cho tàu chiến của mình theo dõi sát sao. Mối lo sợ của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở, vì cuộc tập trận Hải quân 3 nước Mỹ - Nhật - Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định hình một trật tự mới trên vùng đại dương Châu Á nhằm chống lại một Tàu Cộng ngày càng hung hăng, ngang ngược quyết đoán với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng. Theo Wall Street Journal ngày 15/6/2016 trích dẫn thì việc hình thành liên minh này nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ giữa Washington - Tokyo - New Delhi - Australia. Chỉ Huy BTL /Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris ngày 2/03/2016 đã từng đề xuất thành lập lại một “liên minh 4 cường” bao gồm Hải quân Mỹ - Nhật - Ấn - Australia nhằm ngăn chận tham vọng bành trướng của Tàu Cộng, New York cho biết.
Phớt lờ cảnh báo của TC, Australia tiếp tục tuần tra Biển Đông. Tư lệnh KQ Hoàng Gia Australia, ông Leo Davies, hôm 19/7/2016 nhấn mạnh quá trình tuần tra tiếp diễn. Ông nói: “KQ Australia sẽ tập trung vào việc xây dựng và khuyến khích một trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp quốc tế. Không quân sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác và các lực lượng không quân khác cùng chí hướng để xác định, xem chúng ta có thể đóng góp thực tế như thế nào nhằm bảo đảm tự do hàng hải” ông Leo Davies nói.
Theo ABC, Australian cho đến nay, Australia đã tiến hành 32 chuyến bay tuần tra và RAAF khẳng định số máy bay tuần tra ở Biển Đông tương với những năm trước. Ông Davies cho hay Australia sẽ tiếp tục hoàn thành các mục tiêu cam kết quốc tế được đặt ra trong sách trắng quốc phòng năm nay. Phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ở Thành phố Sydney, PTT Mỹ Biden cho rằng, Mỹ - Australia cam kết đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, như gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn lãnh đạo hiếu chiến Bắc Kinh chỉ biết phản đối bằng pháo mồm.
Bắc Kinh lôi kéo Nga vào mặt trận chống Mỹ ở biển đông:
Chỉ 2 tuần lễ sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye ngày 12/7/2016, phủ nhận đòi hỏi chủ quyền phi lý của TC trên 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh hôm 26/7/2016 đã loan báo một cuộc tập trận chung của Hải quân Nga - Trung tại Biển Đông vào tháng 9 tới đây. Trong bối cảnh Bắc Kinh lớn tiếng bác bỏ phán quyết quốc tế và tái khẳng định chủ quyền TC trên vùng biển đang tranh chấp. Việc Nga đồng ý tham gia tập trận đã đặt ra câu hỏi về ý định chính thức của Moscow. Phải chăng Nga đã chấm dứt thái độ trung lập trên vấn đề Biển Đông và đã về hùa với TC ở Biển Đông?
Theo thiển nghĩ của tôi, việc Tập Cận Bình lôi kéo Putin vào mặt trận chống Mỹ và đồng minh ở Biển Đông. Họ Tập muốn dùng chiêu: “Dùng Nga đánh Mỹ tới người Nga cuối cùng”, giống như đã dùng người Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng, mục đích làm suy yếu nước Nga để dễ bề thôn tính miền Viễn Đông và Siberia của Nga. Những cuộc tập trận Nga - Trung chỉ là hình thức vì TT Putin là con cáo già chính trị không dễ bị Tập Cận Bình lợi dụng như bọn lãnh đạo ĐCSVN ngu ngốc như HCM, Lê Duẫn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… “Ta đánh Mỹ là đánh cho LX và Trung Quốc”. Nếu chiến tranh thật sự bùng nổ ở Biển Đông giữa Mỹ - Trung, TT Putin sẽ là người “Tọa sơn quan hổ đấu!”.
Nga đề cao cảnh giác Bắc Kinh dòm ngó vùng Viễn Đông:
Để tăng cường sức mạnh quân sự cho vùng Viễn Đông trước sự dòm ngó của Bắc Kinh. Điện Kremlin quyết định triển khai tổ hợp Bastion, Bal và S-400 đến khu vực nầy. Theo trang Breaking Defense dẫn lời phát ngôn của viên Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, ông Vladimir Matveyev cho biết: “Lực lượng bảo vệ bờ biển của hạm đội này vừa thực hiện bài thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng vệ bờ biển Bastion. Hệ thống mới nầy có thể lưu động trên các địa hình gồ ghề và tiêu diệt các mục tiêu khác nhau”.
Bài thử nghiệm được thực hiện ở một khu vực bắn thử tên lửa thuộc vùng lãnh thổ Primorye, Viễn Đông với sự góp mặt của 200 binh sĩ và 20 thiết bị quân sự. Hơn 10 tàu chiến đã phong tỏa khu vực tập trận nhằm tránh xảy ra tai nạn. Theo ông Matveyev, hệ thống Bastion sẽ đi vào trực chiến ở vùng Viễn Đông vào tháng 8/2016.
Hệ thống Bal là sản phẩm của Phòng Thiết kế Zvezda phát triển cho quân đội Nga vào năm 2008. Nó sẽ thay thế cho hệ thống phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh. Mỗi hệ thống Bal gồm xe phóng MZKT-7930 chứa 8 tên lửa, xe radar điều khiển hỏa lực cùng xe tiếp đạn. Bal sử dụng tên lửa chống hạm Kh-35 có tầm bắn 130 km. Hệ thống có khả năng vô hiệu hóa lực lượng đổ bộ của đối phương.
Ngoài việc trang bị cho lưới lửa phòng thủ bờ biển tại vùng Viễn Đông với những vũ khí mạnh nhất hiện nay của Nga, Moscow còn trang bị hệ thống phòng không S-400. Theo RT, đã có 36 phần thiết bị quân sự khác nhau được sử dụng để lắp đặt hệ thống S-400 Triumph vừa được đưa tới bán đảo Kamchatka và được triển khai ở thành phố Petropavlovsk-Kamchatsky sẽ có 5 hệ thống S-400 bảo vệ cho bầu trời Kamchatka.
Kết luận:
Tại sao Nga luôn đề cao cảnh giác Bắc Kinh xâm chiến vùng Viễn Đông và Siberia? Các chiến lược gia ngồi ở Điện Kremlin thừa biết rằng, Bắc Kinh muốn đánh Mỹ và đồng minh của Mỹ như Ấn - Nhật - Australia là phải dùng đến Hải quân và Không quân. Cả 2 mặt nầy còn dưới chiếu Mỹ ít nhất 20 hoặc 30 năm nữa, đánh Mỹ ở Biển Đông là “TỰ SÁT”. Vùng Viễn Đông và Siberia của Nga mới chính là “điểm chiến lược” của Bắc Kinh, vì trong vài thập niên tới, nước Tàu không thể tồn tại trong đường biên giới hiện nay của nó vì tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, hạn hán, sa mạc hóa… hết thuốc chữa. Bắc Kinh đã tính đến vấn đề phải bành trướng về hướng Đông để dân tộc sinh tồn.
Bằng mọi giá, Bắc Kinh phải tái chiếm lại 2.000.000 km2 lãnh thổ của vùng Viễn Đông Vladivostok và một phần lãnh thổ Siberia quanh năm băng giá nhưng rất giàu tài nguyên. Xem ra đánh Nga cũng không phải dễ dàng, vì Putin đã nhìn thấy rõ tham vọng của Tập Cận Bình quá lộ liễu nên đã dồn hết sức mạnh quân sự để bảo vệ lãnh thổ của những vùng đất chiến lược nầy của Nga.
14/8/2016
Tổng hợp & Nhận định
Post a Comment