Binh Pháp Tôn Tử - Thiên 3: Mưu Công

Tôn tử nói: Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên một tốt địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. làm nguyên một ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Thế nên bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt. Cho nên thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì. Đánh thành là biện pháp bất đắc dĩ, chế tạo chiến xa, vũ khí phải mất 3 tháng mới hoàn thành, chuẩn bị binh mã lại mất 3 tháng nữa. Tướng sốt ruột xua quân đánh thành, thương vong 3 phần mất 1 mà vẫn chưa hạ được. Đó chính là cái hại của việc đánh thành. Cho nên người giỏi dụng binh, thắng địch mà không phải giao chiến, đoạt thành mà không cần tấn công, phá quốc mà không cần đánh lâu, nhất địch phải dùng mưu lược toàn thắng mà thủ thắng trong thiên hạ, quân không mỏi mệt mà vẫn giành được thắng lợi hoàn toàn.

Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi chì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt làm tù binh. Tướng soái là trợ thủ của quốc gia, trợ thủ tốt thì nước cường thịnh, kém thì nước suy yếu.

Vua có thể gây bất lợi cho việc quân trong 3 trường hợp: không biết quân không thể tiến mà bắt tiến, không biết quân không thể thoái mà bắt thoái, đó là trói buộc quân đội. không biết việc quân mà can dự vào khiến tướng sĩ hoang mang khó hiểu. không biết mưu kế dụng binh mà can dự vào khiến tướng sĩ băn khoăn nghi ngờ. Quân hoang mang nghi ngờ thì các nước chư hầu thừa cơ tấn công. Đó là tự làm rối mình khiến địch thắng. Cho nên có năm điều có thể thắng: Biết có khả năng đánh hay không có khả năng đánh, có thể thắng, biết dựa vào binh lực nhiều ít mà đánh, có thể thắng, quân tướng đồng lòng có thể thắng, lấy quân có chuẩn bị đánh quân không chuẩn bị có thể thắng, tướng giỏi mà vua không can thiệp vào có thể thắng. Đây là 5 điều có thể đoán trước được thắng lợi.

Cho nên có thể nói: Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta mà không biết địch trận thắng trận bại, không biết địch không biết ta, trận nào cũng bại. (nguyên văn: Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi)

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

  • ‘Quy hoạch băm nát Hà Nội’: Ai là thủ phạm?08.02.2017 - 0 Comments
  • Những người đứng thẳng giữa cô đơn07.08.2016 - 0 Comments
  • THƯ NGỎ GỬI CƠ QUAN ANĐT TPHCM19.05.2017 - 0 Comments
  • Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao Tư Lệnh Quân Đòan 1 và Vùng 1 Chiến Thuật28.02.2013 - 0 Comments
  • Việt Nam bị Tàu cộng thay nội tạng02.06.2018 - 0 Comments
  • Khách du lịch Trung Quốc đến Nha Trang được “quản lý” thế nào?29.06.2016 - 0 Comments
  • Từ "thằng cơ chế " mà ra: Con mèo và đĩa cá rán!01.02.2018 - 0 Comments
  • Thousands of workers afflicted as work  contracts terminated unilaterally16.11.2015 - 0 Comments
  • Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?19.01.2018 - 0 Comments
  • Điều kiện để một quốc gia trở thành siêu cường30.05.2018 - 0 Comments

Tin Nóng

  • Hoa Kỳ quay lại TPP: nhân quyền đậm nét trở lại?16.04.2018 - 0 Comments
  • Vì sao phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vẫn ‘né’ sân golf?03.04.2018 - 0 Comments
  • 9 điều cần biết về tử tù Hồ Duy Hải23.12.2017 - 0 Comments
  • Khẩn cấp: Dân tộc Việt đang bị diệt vong vì vũ khí hóa học của Tàu!24.04.2018 - 0 Comments
  • Tại sao...08.08.2015 - 0 Comments
  • Làm theo lời bác Hồ dạy, cháu ngoan bị đi tù25.11.2015 - 0 Comments
  • Sa Pa: Công an bảo kê cho côn đồ đánh dân? 28.05.2016 - 0 Comments
  • Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo về Luật tín ngưỡng, tôn giáo - bộc lộ chế độ vô thần và toàn trị08.11.2016 - 0 Comments
  • Lê Duẩn - Trung Quốc và tội ác chiến tranh23.02.2017 - 0 Comments
  • Bác và đảng17.09.2016 - 0 Comments
Powered by Blogger.