Người lính chống Pháp và chống Cộng, trong nhạc phẩm Ly rượu mừng

Ông Bút (Danlambao) - Cộng Sản dù ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, người ta vẫn biết nó là một đảng cướp. Sự nghiệp khởi đầu chỉ có nón cối, dép râu, với khẩu súng AK, ngày nay giàu sụ, phần đông đã trở thành đại gia đỏ. Đó là họ đã cướp vật chất: Nhà cửa, đồng đài, vàng bạc, vườn tược, đất đai v.v và v.v...

Họ cướp chính quyền, cướp không từ một thứ gì, cướp lịch sử và văn hóa, về điều này, bất cứ mọi đạo quân cướp nước đều làm như thế. Quân Tàu, quân Pháp đã tịch thu sách sử của chúng ta, một phần mang về bản xứ lưu trữ, phần khác tiêu hủy. Sau vài ngày cướp miền Nam, quân CS đã làm như vậy, với mức quy mô và toàn diện, quân Tàu, quân Pháp họ cướp âm thầm, quân CS cướp rầm rộ, còn áp đặt cho văn hóa miền Nam, một cụm từ dơ nhớp: "Văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy!".

Thế nhưng bài trừ văn hóa nhân bản của miền Nam, thế lại thứ văn hóa CS không ai có thể dùng nổi, vì CS có quyền nên với xã hội họ cấm được, trong lòng dân, văn hóa miền Nam, như mạch nước ngầm, muôn năm vẫn âm ỉ chảy mãi và ngấm sâu trong tâm khảm. Khi buồn lúc vui, họ ngâm lên bài thơ: Nguyễn Tất Nhiên, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Bính... Dù hứng cách nào đi nữa, thơ Tố Hữu và của miền Bắc CS nói chung, khó lòng làm cho con người cảm khái, trừ một số ít người luôn chất chứa "hận thù giai cấp" hoặc căm thù thứ "quân giặc" vu vơ (1)

Bốn mùa đều ngân nga với những nhạc khúc mà họ yêu thích: Mùa Thu Chết, Đưa em vào hạ, Mùa Đông của anh, Xuân này con không về, Ly rượu mừng v.v...

Hai mươi năm chiến tranh, văn hóa CS chỉ có xúi dục con người chém giết, đi vào chổ chết, cướp phá, đi ngược lại với bản tính làm người, vì vậy khi dứt tiếng súng, thư văn hóa ấy phải vào sọt rác, CS không cấm được lòng dân, khắp nơi Bắc Trung Nam, đều hát nhạc Việt Nam Cộng Hòa, còn gọi nhạc vàng.

Chiến tranh đã đi qua 42 năm, nhạc CS không nghe được bản nào ra hồn, toàn loại "mì ăn liền." Tổng kết hơn sáu chục năm CS đã giết chết nền văn hóa dân tộc. Biết người dân không ưa, dù cấm đoán khắp nơi vẫn cứ hát nhạc vàng, từ quán chợ, tới muôn nẻo xe đò, kể cả dưới ghe xuồng, cứ nghe, cứ hát nhạc vàng, trước tình thế khó ngăn cấm, CS bày trò "xét cho phép" một số ca khúc "được hát," nhờ vậy các show mới có người thưởng lãm, giới nghệ sĩ mới kiếm được tiền, nhạc vàng còn được chọn làm nền cho phim ảnh. Hầu như người ta ngang nhiên dùng nhạc vàng, không cần biết bản nhạc ấy của ai, ngang nhiên làm giàu, không nghĩ ngợi để xót xa, một thời những ca khúc quý giá bị CS cấm đoán.

Mới đây một bài viết trên báo Thanh Niên, bài viết có tính xỏ lá và tráo trở về nhạc phẩm Ly rượu mừng. Tựa đề: Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm.

E rằng tóm tắt nội dung không đủ, để bạn đọc suy luận, quý vị chịu khó đọc nguyên đoạn, của bài báo như sau:

"Cũng theo nhà báo Nguyên Minh, chính việc nhắc tới người lính, tới từ “đời lính”, “binh sĩ” mà bài hát này đã không được hát suốt 40 năm. “Chính yếu tố người lính làm bài hát không được hát trở lại. Người lính là người lính nào?”, ông chia sẻ. 

Ông Nguyên Minh cũng cho biết, sau này khi Phương Nam phim muốn ghi bài hát này, họ đã phải cùng gia đình tìm lại tất cả các tư liệu cũ liên quan đến bài ca. Rất may, trong những tư liệu đã quá cũ, gia đình tìm và thấy bản ghi chép, tư liệu cũ của ca khúc này. Qua đó, có thể xác định bài hát được sáng tác khoảng thời gian 1951-1953. Tư liệu cũng cho thấy đó là bài hát mà ông Phạm Đình Chương viết về người lính chống Pháp. Trên cơ sở đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã cấp phép cho bài hát được hát hồi đầu năm 2016. “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”, ông Minh nói.

Ly rượu mừng cũng đánh dấu một mốc về biểu diễn trong lịch sử âm nhạc nước ta. Nói đến Ly rượu mừng là nói đến ban hợp ca Thăng Long, ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ban hợp ca gồm 5 người: nhạc sĩ Phạm Đình Chương, bà Khánh Ngọc vợ ông, bà Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy, bà Thái Thanh và ông Phạm Đình Viêm. “Đây là một ban hát tiên phong những năm 1950. Với Ly rượu mừng lần đầu tiên có hát hợp ca, còn trước đó không hề có”, ông Nguyên Minh nói."- Hết trích.

Hôm nay đảng CS cho phép hát bản Ly rượu mừng, vì biết người lính trong nhạc phẩm, không phải lính VNCH mà lính chống Pháp? Ôi ngót hơn bốn chục năm, để CS nhận về phe mình một lớp lính, mà cứ ngỡ nó là quân thù, thật vậy ư?! Một ca khúc chỉ có 234 chữ, không hề mang một ẩn dụ, một triết lý cao siêu nào cả, thậm chí có tình vè dân gian, cả hàng triệu đảng viên CS, hàng trăm ngàn giáo sư, tiến sĩ, toàn là đỉnh cao trí tuệ, phải mất gần nửa thế kỷ mới nhận diện người lính trong ly rượu thuộc phe nào!!

Tiếc thay họ lại nhận lầm, có thể nói lãnh tụ Nguyễn Thái Học và hàng trăm đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng, dùng máu mình để lót đường cho toàn dân đứng lên kháng Pháp, từ sau thập niên 1930 cả nước đều sục sôi khôi phục đất nước, vì lòng nhiệt huyết ông cha mình có mặt trong khắp các lực lượng, Việt Minh hay CS cũng là một trong những lực lượng thời này, tuy nhiên biết lộ mặt CS, không thể quy tụ lòng dân, CS đã phải thay tên đảng, nguỵ trang nhiều lớp. Khi tuồng mặt CS hiển hiện, "người lính chống Pháp" năm xưa quay súng, lưỡi lê chống cộng trước đã, vì CS nguy hiểm và ác độc hơn cả thực dân Pháp.

Nói đến chống Pháp, không ai có thể chối bỏ sự hiện hữu của hai đảng lớn: Đảng Đại Việt, và Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiển nhiên hai đảng này muôn đời không đội trời chung với Việt Minh, hay đảng Cộng Sản, (đảng Lao Động).

Vậy rất mong trí thức CS hiểu cho, không phải bất kể ai chống Pháp đều thuộc về CS, chẳng những CS đã nhận lầm, còn xách mé, xỏ lá, trong câu: “Đó là bài hát về người lính chống Pháp. Bài hát cuối cùng đã được giải oan”

Làm gì có chuyện oan ức? Suốt hai mươi năm, mỗi độ trời sắp sang Xuân, khắp phố phường, đến thôn quê nhạc Xuân rộn ràng, trong đó có Ly Rượu Mừng của nhạc Sĩ Phạm Đình Chương, toàn dân miền Nam khi nghe:

Rót thêm tràn đầy chén quan san 
Chúc người binh sĩ lên đàng 
Chiến đấu công thành 
Sáng cuộc đời lành 
Mừng người vì Nước quên thân mình. 

Đều liên tưởng đến các anh quân nhân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày Xuân, tết mà các anh phải xa nhà, ôm súng gìn giữ quê hương, để không bị giặc phương Bắc xâm lược, bây giờ CS ma mị, lẹo lưỡi bảo rằng "lính chống Pháp" toàn dân không ai nghĩ như vậy.

Ở đoạn dưới thêm một câu: "Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính" dù lính "chống Pháp" về sau họ tiếp nối bước tiên chinh, trong lực lượng lính Quốc Gia Việt Nam, dưới thời vua Bảo Đại, người lầm đường chạy qua bên kia giới tuyến, làm bộ đội.

Câu thứ 3 của bản nhạc, có 5 chữ: (Mừng) "người thương gia lợi tức". Đừng quên chế độ CS không chấp nhận thương gia, CS mới tiến lên làm người vài chục năm nay thôi, chứ trước đó CS gọi thương gia bằng hai chữ miệt thị: "con buôn." Hay thương gia trong bản nhạc này, làm kinh tài cho CS lấy tiền chống Pháp? CS nên cố gắng chứng minh tiếp.

Và: Kìa nơi xa xa có bà mẹ già 
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa.

Chỉ có bà mẹ miền Nam, mẹ của quân nhân, người lính VNCH mới dám ra lời, dám nhỏ lệ khi nhớ con, bà mẹ miền Bắc mà nhớ, với khóc nó phê bình, kiểm điểm, tịch thu sổ gạo, có nước chết, bà mẹ miền Bắc chỉ nuốt ngược nước mắt vào lòng, cắn lòng viết thư động viên con "hăng say chiến đấu." Ở đó mà dám nhớ, dám khóc.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương, có tới hai lần di cư, thấy mặt CS là bỏ chạy, câu: Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Tự do nào? Đó là: Tự Do - Dân Chủ - Nhân Quyền cho Việt Nam, những: Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng... thường nghe đồng hương hải ngoại kêu gào từ công viên Lafayette, vọng vào Tòa Bạch Ốc, chứ không phải tự do giả hình trên khẩu hiệu "độc lập - tự do - hạnh phúc."

Dù nhạc phẩm Ly Rượu Mừng, xuất xứ từ đầu thập niên 1950. "Người Lính chống Pháp" năm xưa ấy đã về cùng khối đại dân tộc, bên này nam vỹ tuyến 17, để chung lưng đấu cật, chống kẻ thù chung là bọn CS vong nô.

Chú thích 1; CS tuyên truyền Mỹ là giặc ngoại xâm, "MTGPMN" thành lập năm 1960, lúc này Mỹ mới có hơn một ngàn cố vấn, bên kia CS theo Tàu, theo Nga VNCH phải dựa Mỹ để có vũ khí chống lại gìn giữ miền Nam, vì vậy tôi gọi giặc vu vơ.


No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.