Can dự của cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA vào nội tình chính trị Việt Nam
Hồ Chí Minh và các thành viên OSS, 8/1945 |
Trách nhiệm của cơ quan tình báo OSS (Office of Strategic Services) của Hoa Kỳ và nhóm phản loạn Cộng sản Hồ Chí Minh đối với nạn đói năm Ất Dậu 1945
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Tiền thân của CIA là OSS. Cơ quan OSS của Hoa Kỳ được thành lập dưới sự chuẩn thuận của tổng thống Franklin Roosevelt vào tháng Bảy năm 1941 (1).
Đứng đầu cơ quan này là William Donovan. Có được sự hậu thuẫn tối đa của tổng thống Roosevelt, Donovan mạnh bạo đề ra hàng loạt các kế hoạch can dự vào nội tình chính trị ở các nước thuộc địa từ Phi đến Á của các nước Âu Châu già nua khi các quốc gia này đang bị bại trận hay bị chiếm đóng bởi phe Trục (gồm phát-xít Đức, phát-xít Ý và đế-quốc Nhật) (2, 3).
Trong những dự tính của Donovan, vùng Đông Dương thuộc địa của Pháp dần dần trở thành là mối bận tâm của OSS tại Đông Nam Á, nhất là sau khi Nhật đã làm chủ được tình hình hình nơi này từ năm 1942 trở đi (4), cắt hẳn hải lộ ở biển Đông gây khó khăn thiệt hại không nhỏ cho Hải quân Hoa Kỳ và Đồng Minh.
Mong muốn của Hoa Kỳ và của tổng thống Roosevelt là bãi bỏ mọi hệ thống thuộc địa cũ để có thể gia tăng ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ lên những nước này, đóng vai trò lãnh đạo thế giới thay thế các nước Âu châu già nua (5). Từ năm 1944 trở đi, cuộc thế chiến thứ II đã từ từ đi vào đoạn kết, sự thất bại của phe Trục chỉ còn là vấn đề thời gian. Dù rất muốn kiểm soát ba nước Đông Dương trong đó có Việt Nam nhưng ngoài mặt Hoa Kỳ vẫn giả vờ cam kết tôn trọng quyền kiểm soát của Pháp đối với vùng này (6). Vì vậy, Hoa Kỳ cần một đối sách "ném đá giấu tay" với một mục đích duy nhất là hất cẳng người Pháp ra khỏi Đông Dương, hất cẳng một cách sạch sẽ hợp lý mà người Pháp không thể trách cứ gì được ở nơi Hoa Kỳ.
Do đó, kể từ năm 1944 trở đi, OSS bắt đầu tìm kiếm các phần tử Cộng Sản thuộc các nước Đông Dương, vốn chủ trương bạo động chém giết, khủng bố mà tài trợ từ vũ khí đến tiền bạc và huấn luyện các nhóm này. Bề mặt, Hoa Kỳ lý giải sự hỗ trợ này giúp OSS thi hành các hoạt động phá hoại bên trong nội tình quân Nhật chiếm đóng nếu cần thiết, nhưng ý định chủ chốt về lâu về dài thật sự của OSS là muốn cài sẵn mầm mống bạo loạn để nước Pháp sẽ không yên ổn khi tiếp quản trở lại các nước thuộc địa sau khi thế chiến đến hồi tàn cuộc.
Đến năm 1945, các tướng lãnh Nhật chiến đấu cũng chỉ vì danh dự và lòng trung thành. Chẳng còn tướng Nhật nào mơ tưởng đến chiến thắng sau cùng của Nhật nữa. Sau trận đánh Midway vào tháng Sáu năm 1942, nước Nhật bị thiệt hại gần như trên 80% lực lượng Không-Hải của mình nên không còn có thể gượng lại được nữa trước sức mạnh hỏa lực hùng hậu của Hoa Kỳ (7, 8). Nhật bại trận cũng chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Cho nên, Nhật đảo chánh chính phủ thuộc địa ở Đông Dương, vốn là chính phủ ở De Vichy do thống chế Pétain cầm đầu đã đầu hàng phát-xít Đức và phục tùng phe Trục từ lâu, thì cũng chỉ là một hành động tượng trưng lấy tiếng thơm trước hàng loạt các tin tức bại trận khắp nơi của mình mà thôi. Suốt thời gian thế chiến, chính quyền thuộc địa của chính phủ De Vichy tại Đông Dương không hề phản kháng gì cả trước các hoạt động quân sự của Nhật chống Hoa Kỳ và Đồng Minh xuất phát từ cảng Cam Ranh hay Hải Phòng.
Thế nhưng đây là cái cớ rất tốt để OSS có thể công khai tài trợ huấn luyện các phần tử Cộng Sản ở Đông Dương trước mặt đồng minh của mình là chính phủ của đại tá De Gaulle, bảo rằng cần làm thế để phá hoại hậu cứ của Nhật tại Đông Dương, cứu tù binh và thu thập tin tức tình báo quân sự của Nhật.
Nhóm Cộng Sản của Hồ Chí Minh đầy tham vọng mong cướp đoạt quyền lực bằng mọi giá kể cả xử dụng khủng bố do đó được OSS nâng niu chiều chuộng.
Nếu năm nay là năm Dậu thì năm 1945 cũng là năm Dậu, năm tuổi con gà. Vào năm này, nạn đói kinh khiếp đã làm ít nhất cả triệu người dân miền Bắc bị thiệt mạng. Xin lưu ý đây là nạn đói chỉ xảy ra ở miền Bắc mà thôi. Các tỉnh miền Trung, miền Nam không hề bị đói kém gì cả! (6)
Báo chí và nhiều sử gia cho rằng nguyên nhân thiếu lương thực và xảy ra nạn đói chết người ngoài Bắc là do thiên tai và chiến tranh, thậm chí còn khẳng định là do Nhật bảo phá ruộng trồng đai, thế nhưng không ai thấy rõ, nạn đói gây cả triệu người chết thảm ở ngoài Bắc năm 1945 hoàn toàn là do OSS tìm cách cố ý ngăn cản tiếp vận gạo từ Nam ra Bắc, nhằm giúp Hồ Chí Minh có cơ hội cướp chính quyền.
Âm mưu của OSS ngăn cản tiếp vận gạo từ Nam ra Bắc bằng hai cách như sau:
1. Một mặt, OSS yêu cầu không lực Hoa Kỳ oanh tạc hải cảng miền Trung Việt Nam tối đa vào đầu năm 1945, dù rằng các cảng này chẳng còn một tàu chiến nào của Nhật có thể hoạt động cho ra hồn cả. Cảng Cam Ranh bị oanh tạc cả một tháng. (10)
Đông Dương cũng không phải là mục tiêu trong kế hoạch tiến chiếm của quân Đồng Minh, cho nên sự oanh kích dai dẳng từ ngày này qua ngày nọ là không cần thiết cho chiến sự, nhất là khi toàn bộ lực lượng Hải quân Nhật vào năm 1945 đã không thể đủ sức phản công được nữa, nhưng sự oanh tạc dai dẳng này lại cần thiết cho nỗ lực ngăn cản tiếp vận gạo từ miền Nam ra miền Bắc của OSS. Tàu chở gạo cứu đói của đồng bào miền Nam đi ra miền Bắc đành phải ghé bến Quy Nhơn mà không thể nào đi tiếp được nữa, thậm chí, ra Đà Nẵng cũng không thể. (8)
2. Mặt khác, OSS bật đèn xanh cho Hồ Chí Minh kêu gọi đánh phá cướp bóc tối đa các ngã lộ tiếp vận lương thực từ các tỉnh phía Nam và Trung ra miền Bắc. Các đoàn xe đạp thồ chở gạo ra Bắc từ hai miền Nam, Trung bị cướp quá mức đành phải quay về tay không. Gạo ở trong Nam thì nhiều đến nỗi phải đem nấu rượu để tránh bị lên mốc do ứ đọng quá nhiều vào năm 1945 (vì không thể xuất khẩu do chiến tranh) thì người dân miền Bắc, đói mờ mắt không có một hột gạo mà ăn! (8)
Mục tiêu của OSS là muốn dồn hết căm phẩn bực tức của người dân miền Bắc lên sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim. OSS muốn tạo ra bất mãn để Hồ Chí Minh có thể lợi dụng mà cướp chính quyền ở Hà Nội. Nạn đói khiến cả triệu người chết cũng sẽ khiến người dân miền Bắc chẳng ai còn sức phản hay quan tâm trước hành động bạo loạn cướp chính quyền của Hồ.
Từ đó, khi Hồ tung gạo cướp từ trong Nam ra cứu đói do OSS giúp đỡ chuyên chở ra ngoài Bắc sẽ khiến Hồ Chí Minh mang nhiều công đức, chính phủ mong manh mới thành lập của Hồ có cơ sở đứng vững. Hơn nữa, chủ trương của OSS sẽ giúp bè đảng Cộng sản của Hồ Chí Minh có khả năng dùng gạo để buộc người dân phải gia nhập tổ chức của mình nếu muốn được phát gạo, tạo ra sức mạnh về nhân lực buổi sơ khai cho Hồ.
Sự tinh vi trong kế hoạch của OSS trợ giúp nhóm phản loạn Cộng sản của Hồ nắm lấy quyền lực không dừng lại ở đây.
Chính phủ Hoa Kỳ, dưới sự cố vấn của OSS, đã khôn khéo đẩy đưa để trong hội nghị ở Potsdam từ tháng Bảy đến tháng Tám, quân Đồng Minh quyết định giải giới quân Nhật ở Việt Nam từ hai hướng, hướng từ miền Nam đến vĩ tuyến 16 là do quân Pháp với Hải quân Anh hỗ trợ đến giải giới, còn từ vĩ tuyến thứ 16 trở ra ngoài Bắc là do quân của Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc giải giới (9). Rõ ràng, Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì quân họ Tưởng đến giải giới quân Nhật ở ngoài Bắc mà làm gì?! Chẳng lẽ nước Pháp không đủ xăng để ra đến ngoài Bắc giải giới quân Nhật hay sao?
Đó là chưa kể Hải quân Anh đột nhiên bị trễ nải khiến quân Pháp đổ bộ trở lại Sài Gòn chậm trễ, tạo điều kiện cho bè đảng của Hồ Chí Minh cướp phá thanh trừng khắp Sài Gòn vào tháng Tám. OSS tìm cách trì hoãn sự trở lại của Pháp ra Hà Nội từng ngày từng giờ một nếu có thể được để Hồ có thêm thời giờ mà lo việc củng cố danh tiếng, nhân sự và quyền hành.
Đây cũng là cách để OSS kéo dài thời giờ để Hồ có thể nhận đủ số vũ khí từ quân Tưởng giao cho theo kế hoạch của OSS (11).
Sự trì hoãn có toan tính của OSS giúp Hồ có đủ sức mạnh từ nhân lực đến đạn dược mà thảm sát mọi thành phần sĩ tử yêu nước nhưng không phải là Cộng Sản. Hơn thế nữa, sự trì hoãn này sẽ giúp Hồ chuẩn bị chiến khu nhằm kéo dài chiến tranh khiến người Pháp mệt mỏi rỉ máu ở Việt Nam.
Sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và bè đảng Cộng Sản khủng bố của ông ta được OSS giúp đỡ, bên cạnh sự hỗ trợ lớn của Mao Trạch Đông, vào buổi ban đầu năm 1945 chưa chi đã đem đến nạn đói làm thiệt mạng cả triệu người ở miền Bắc Việt Nam. Cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ đã góp phần giúp cộng sản Hồ Chí Minh mở ra một trang sử chết chóc tang thương cho dân tộc Việt Nam mà cho đến ngày nay, chương sử đau thương này vẫn còn tiếp diễn chưa hồi đóng lại.
25.02.2017
____________________________________
Chú thích:
(5) "The Anti-Colonial Policies of Franklin D. Roosevelt; Foster Rhea Dulles and Gerald E. Ridinger
(6) Digital History
Post a Comment