Chính phủ Cộng sản Việt Nam nợ ngập đầu
Nguyễn Thành Trí (Danlambao) - Nợ Công Của Việt Cộng, không phải Nợ Công Của Nước và Nhân Dân Việt Nam. Nợ Công của Việt Cộng là vấn đề được giữ bí mật như bí mật nhà nước, và từ lâu không ai biết rõ ràng chính xác số nợ là bao nhiêu. Nợ Công bao gồm cả nợ của Chính Phủ CHXHCN-VN Việt Cộng và của Doanh Nghiệp Nhà Nước-DNNN, do đảng viên cán bộ việt cộng bỏ túi quản lý. Nợ Công của chính phủ ngoài nợ của nước ngoài, còn chủ yếu là tín dụng ngân hàng nhà nước và phát hành công trái phiếu. Cả hai loại nợ tín dụng ngân hàng và công trái phiếu cho đến nay có lẽ không căn cứ vào đánh giá khả năng trả nợ, mà phần lớn dựa vào kế hoạch chỉ tiêu hay mệnh lệnh của các cơ quan chủ quản.
Vì sức ép phải trả nợ hay trả tiền lời đúng hạn, Nợ Công của chính phủ bắt buộc chính phủ phải tăng thuế để trả nợ. Nợ Công của doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải giảm đầu tư. Cả hai việc tăng thuế và giảm đầu tư đều đã kìm hãm sự tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam. Trên nguyên tắc và trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tiếp tục suy thoái. Nếu những người cầm quyền kinh-tài Việt Nam cho phép in thêm và phát hành Đồng VN, và tăng lượng tín dụng để tài trợ, thì chắc chắn gây lạm phát.
Sau một thời gian ngắn chính phủ có nỗ lực ghìm giữ nợ công ở Việt Nam, nhưng Nợ Công Của Việt Cộng như một con ngựa phi nước đại đường xa, gia tăng nhanh nhất trong năm 2016. Số liệu không chính thức nhà nước, do điều tra các cơ quan có liên hệ nhà nước cung cấp, cho thấy Nợ Công Chính Phủ trong thời gian những…
Năm 2010 – 47.0 tỉ đôla, 40,5 % GDP;
Năm 2011 – 52.5 tỉ đôla, 42.3 % GDP;
Năm 2012 – 61.4 tỉ đôla, 45.4 % GDP;
Năm 2013 – 72.3 tỉ đôla, 48.2 % GDP;
Năm 2014 – 85.9 tỉ đôla, 53.6 % GDP;
Năm 2015 – 115.0 tỉ đôla, 64.5 % GDP;
Năm 2016 – 131.0 tỉ đôla, 76.9 % GDP.
Quả thật, Nợ Công Chính Phủ Việt Cộng đã tăng phi mã quá nhanh.
Cho tới nay Chính Phủ Việt Cộng còn chưa công bố rõ ràng Nợ Công của các Doanh Nghiệp Nhà Nước/DNNN. Có một điều nhập nhằng, lặp lờ, gian lận là cho dù Chính Phủ Việt Cộng chỉ chú ý đến Nợ Công Chính Phủ, nhưng nếu một DNNN nào bị thua lỗ hay phá sản, thì việc bù lổ hay trả nợ là do chính phủ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, chính phủ luôn luôn tuyên bố không có trách nhiệm về việc DNNN thua lỗ hay phá sản. Chính Phủ Việt Cộng đã và đang cố ý làm ngơ bỏ qua Nợ Công DNNN để dễ dàng tham nhũng.
Tuy Chính Phủ Việt Cộng, vì nhiều lý do, đã không chịu công bố rõ ràng Nợ Công của DNNN, nhưng người ta vẫn có thể điều tra tìm hiểu được khoảng 3200 doanh nghiệp DNNN với số nợ vào thời gian những…
Năm 2010 – 160.7 tỉ đôla;
Năm 2011 – 178.5 tỉ đôla;
Năm 2012 – 194.1 tỉ đôla;
Năm 2013 – 213.0 tỉ đôla;
Năm 2014 – 231.0 tỉ đôla;
Năm 2015 – 270.3 tỉ đôla;
Năm 2016 – 324.4 tỉ đôla.
Những con số này lớn gấp nhiều lần những con số mà Bộ Tài Chính Việt Cộng đưa ra. Bộ Tài Chính chỉ nêu ra con số nợ của một số tập đoàn và công ty DNNN lớn, không kể tới một số cỡ trung và nhỏ.
Ước tính năm 2016 cho thấy Nợ Công của DNNN là 324.4 tỉ đôla, bằng 158% GDP. Như vậy, cộng gộp cả Nợ Công Chính Phủ và Nợ Công DNNN, tổng số Nợ Công năm 2016 là 455.4 tỉ đôla, bằng 234.9% GDP.
Trong khi đó theo báo cáo của Bộ Tài Chính cho biết tới cuối năm 2016 dư tổng Nợ Công là khoảng 64.7% GDP; dư Nợ Công Chính Phủ là khoảng 53.6% GDP. Hai con số này đều đã không vượt quá ngưỡng nợ 65% GDP. Trong một nghị quyết kế hoạch 5 năm tài chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, Nợ Công Chính Phủ không được vượt quá 54% GDP. Rõ ràng là những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đã cố ý không nhìn thấy thực tế và hiện trạng của nền kinh-tài Việt Nam. Con số ấn định 54% GDP trong kế hoạch 5 năm đã khiến cho những số liệu kinh tế-tài chính bị đảo ngược, biến dạng, không ngay thẳng. Bởi vì 5 năm vừa qua tỉ lệ Nợ Công /GDP đã tăng rất nhanh, trên thực tế gấp nhiều lần hơn mức độ tăng trưởng kinh tế. Tổng số Nợ Công năm 2016 là 455.4 tỉ đôla, bằng 234.9% GDP. Nếu những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng thành thực và minh bạch tính đủ số Nợ Công, của chính phủ và của các DNNN, thì rõ ràng đã vượt quá mức trần cho phép từ lâu rồi.
Với tỷ lệ Nợ Công/GDP, năm 2016 là 455.4 tỉ đôla, bằng 234.9% GDP quả thật quá lớn như nêu trên khiến nền kinh-tài Việt Nam phải trì trệ. Hơn nữa, trong thời gian qua những người cầm quyền kinh-tài Việt Cộng đã cho phép tăng mạnh tín dụng, gia tăng nợ DNNN. Những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đã đang phải nuôi dưỡng các DNNN, như nuôi dưỡng một bọn Cương Thi Việt Cộng hút máu Nhân Dân Việt Nam, bởi vì các DNNN là các hệ thống tham nhũng tinh vi, phức tạp giúp cho những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng tham nhũng mà không chịu trách nhiệm trước Nhân Dân Việt Nam.
Trên thực tế, việc in thêm và phát hành Đồng VN đã đẩy lạm phát cuối năm 2016 lên đến 4,7% (?), hay cao hơn, một con số lạm phát không trung thực, và nó có khả năng tăng lạm phát phi mã trong năm 2017. Tăng lạm phát phi mã sẽ kéo theo lãi suất tăng lên. Nợ Công tăng cao, lãi suất tăng cao, khả năng trả nợ sẽ giảm sút. Nền kinh-tài Việt Nam phải trì trệ, có thể bị khủng hoảng trầm trọng. Chính Phủ Việt Cộng bị nợ ngập đầu, nhưng Nợ Công Của Việt Cộng gây ra, không phải Nợ Công của Nước và Nhân Dân Việt Nam. Những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Việt Cộng phải chịu trách nhiệm về Nợ Công./.
Sài Gòn 23/2/2017
Post a Comment