Hiến Pháp Đại Hàn Dân Quốc 1987 - Chương IV
HIẾN PHÁP
ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
(Công bố ngày29/10/1987)
CHƯƠNG IV: CƠ QUAN HÀNH PHÁP
Mục 1: Tổng thống
Điều 66
(1) Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và đại diện nhà nước trong quan hệ đối ngoại.
(2) Tổng thống có các nghĩa vụvà trách nhiệm bảo đảm sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì Nhà nước và Hiến pháp.
(3) Tổng thống có nghĩa vụtheo đuổi việc thống nhất hòa bình tổ quốc.
(4) Quyền Hành pháp được trao cho nhánh Hành pháp được lãnh đạo bởi Tổng thống.
Điều 67
(1) Tổng thống được bầu phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín bởi nhân dân.
(2) Trong trường hợp có hơn hai người nhận được sốphiếu lớn nhất như nhau trong một cuộc bầu cử như nêu tại khoản (1), người nhận được số phiếu lớn hơn tại một phiên họp công khai của Quốc hội có sự tham gia bởi đa số của tổng số đại biểu Quốc hội sẽ trúng cử.
(3) Nếu chỉcó một ứng cử viên tổng thống, người này sẽ không được bầu làm Tổng thống trừ khi nhận được tối thiểu là 1/3 số phiếu của tất cả các cử tri có đủ điều kiện bầu cử.
(4) Các công dân đủ điều kiện bầu cử Quốc hội và đã đủ hoặc trên 40 tuổi vào ngày bầu cử tổng thống, có thể được bầu làm tổng thống.
(5) Các vấn đề liên quan đến bầu cử tổng thống do luật quy định.
Điều 68
(1) Người kế tục Tổng thống đương nhiệm phải được bầu xong trong vòng từ 40 đến 70 ngày trước ngày nhiệm kỳ kết thúc.
(2) Trong trường hợp trống ghế Tổng thống hoặc Tổng thống đã được bầu chết, hoặc bị miễn nhiệm bởi một phán quyết tòa án hoặc vì bất kỳ lý do nào khác, một người kế nhiệm sẽ được bầu trong vòng 60 ngày.
Điều 69
Tổng thống, vào thời điểm nhậm chức, sẽ có lời tuyên thệ như sau:
“Tôi trịnh trọng tuyên thệ trước nhân dân rằng sẽ trung thành thực thi các nghĩa vụ của Tổng thống bằng việc tuân thủ Hiến pháp, bảo vệ quốc gia, theo đuổi việc thống nhất tổ quốc một cách hòa bình, thúc đẩy tự do và thịnh vượng của nhân dân và nỗ lực phát triển văn hóa dân tộc.”
Điều 70
Nhiệm kỳ Tổng thống là 5 năm và Tổng thống không thể được bầu lại.
Điều 71
Nếu trống ghế tổng thống hoặc Tổng thống không thể thực thi nhiệm vụ của mình vì bất kỳ lí do nào, Thủ tướng hay các thành viên của Hội đồng Nhà nước theo trật tự luật định sẽ thực thi công việc của Tổng thống.
Điều 72
Tổng thống có thể đệ trình các chính sách quan trọng liên quan đến ngoại giao, quốc phòng, thống nhất đất nước và các vấn đề khác liên quan đến vận mệnh quốc gia ra trước một cuộc trưng cầu ý dân nếu thấy cần thiết.
Điều 73
Tổng thống ký và phê chuẩn các điều ước, bổnhiệm và đón nhận các phái đoàn ngoại giao, tuyên chiến và ký các hiệp định hòa bình.
Điều 74
(1) Tổng thống là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang theo các điều kiện quy định bởi Hiến pháp và luật.
(2) Việc hình thành và tổ chức các lực lượng vũ trang được quy định bởi pháp luật.
Điều 75
Tổng thống có thể ban hành sắc lệnh tổng thống liên quan đến các vấn đề thuộc thẩm quyền theo luật định với phạm vi được xác định cụ thể và các vấn đề cần thiết để thực thi các luật.
Điều 76
(1) Trong thời gian đất nước bất ổn, đối mặt với hiểm họa ngoại xâm, thiên tai, khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế, Tổng thống có thể thực thi các biện pháp tài chính và kinh tế tối thiểu cần thiết hoặc ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như luật khi cần phải có các biện pháp khẩn cấp đểduy trì an ninh quốc gia an toàn và trật tự công cộng và không có thời gian đợi quyết định của Quốc hội.
(2) Trong trường hợp có các hoạt động thù địch ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và không thể triệu tập Quốc hội, Tổng thống có thể ban hành các sắc lệnh có hiệu lực như luật khi cần thiết để bảo đảm sự toàn vẹn của quốc gia.
(3) Trong trường hợp thực thi các hành động hoặc sắc lệnh được ban hành theo khoản (1) và (2), Tổng thống sẽ nhanh chóng thông báo cho Quốc hội để Quốc hội thông qua.
(4) Nếu Quốc hội không thông qua, các hành động và sắc lệnh sẽ bị hủy bỏ. Trong các trường hợp đó, các luật bị sửa đổi hoặc bị bãi bỏ liên quan tự động phục hồi hiệu quả ban đầu vào thời điểm các sắc lệnh không được thông qua.
(5) Tổng thống phải nhanh chóng công bốcác bước thực thi theo các khoản (3) và (4).
Điều 77
(1) Khi cần thiết ứng phó với nhu cầu quân sự hoặc duy trì trật tự công cộng và nhằm huy động lực lượng quân sự vào thời điểm chiến tranh, xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp tương tự, Tổng thống có thể tuyên bốthiết quân luật theo các điều kiện luật định.
(2) Thiết quân luật sẽ có hai dạng: thiết quân luật bất thường và thiết quân luật phòng vệ.
(3) Theo thiết quân luật bất thường, các biện pháp đặc biệt có thể được thực hiện liên quan đến tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và lập hội hoặc các quyền của Cơ quan Hành pháp và Cơ quan Tư pháp theo các điều kiện luật định.
(4) Khi Tổng thống ban bố thiết quân luật, Tổng thống cần phải thông báo lập tức cho Quốc hội.
(5) Khi Quốc hội yêu cầu bãi bỏ thiết quân luật bằng việc đồng thuận bởi bỏphiếu đa số đại biểu Quốc hội, Tổng thống phải phục tùng.
Điều 78
Tổng thống bổ nhiệm và miễn nhiệm các công chức theo các điều kiện quy định bởi Hiến pháp và luật.
Điều 79
(1) Tổng thống có thểquyết định đặc xá, giảm án, phục hồi các quyền theo các điều kiện luật định.
(2) Tổng thống cần sự đồng thuận của Quốc hội khi quyết định đại xá.
(3) Các vấn đềliên quan đến đặc xá, giảm án, phục hồi các quyền được pháp luật quy định.
Điều 80
Tổng thống trao các tước vị và danh hiệu theo các điều kiện luật định.
Điều 81
Tổng thống có thể tham gia và trình bày trước Quốc hội hoặc nêu quan điểm bằng văn bản.
Điều 82
Các quyết định của Tổng thống theo luật được thực hiện dưới dạng văn bản, các văn kiện đó phải được tiếp ký bởi Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Nhà nước có liên quan. Điều này cũng áp dụng đối với các vấn đề quân sự.
Điều 83
Tổng thống không thể đồng thời giữ chức vụ Thủtướng, thành viên Hội đồng Nhà nước, người đứng đầu một Bộ hoặc các vị trí công vụ hoặc tư nhân nào khác theo luật định.
Điều 84
Tổng thống không thể bị truy tố về tội phạm hình sự trong thời gian tại vị trừ tội phản quốc hoặc hoạt động lật đổ.
Điều 85
Các vấn đề liên quan đến địa vị và ưu đãi đối với cựu Tổng thống được pháp luật quy định.
Mục 2: Chính phủ
Tiểu mục 1: Thủ tướng và các thành viên Hội đồng Nhà nước
Điều 86
(1) Thủ tướng được Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn.
(2) Thủ tướng có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống và điều hành các Bộ theo chỉ đạo của Tổng thống.
(3) Không có người nào trong quân đội có thể được bổ nhiệm làm Thủtướng trừ khi người đó đã từ nhiệm.
Điều 87
(1) Các thành viên của Hội đồng Nhà nước được Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Thủ tướng.
(2) Các thành viên của Hội đồng Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ Tổng thống trong việc thực hiện các công việc của nhà nước và khi tham gia tập thể, Hội đồng Nhà nước có trách nhiệm thảo luận về các công việc của nhà nước.
(3) Thủtướng có thể đề nghị Tổng thống miễn nhiệm một thành viên Hội đồng Nhà nước.
(4) Không có người nào trong quân đội có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Nhà nước trừ khi người đó đã từ nhiệm.
Tiểu mục 2: Hội đồng Nhà nước
Điều 88
(1) Hội đồng Nhà nước thảo luận các chính sách quan trọng thuộc thẩm quyền của Cơ quan Hành pháp.
(2) Hội đồng Nhà nước bao gồm Tổng thống, Thủ tướng và các thành viên khác, số lượng tối thiểu là 15 và tối đa là 30 người.
(3) Tổng thống là chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Thủ tướng là Phó Chủ tịch.
Điều 89
Hội đồng Nhà nước sẽ thảo luận các vấn đề sau đây:
1) Các kế hoạch cơ bản của quốc gia và các chính sách chung của Hành pháp;
2) Tuyên chiến, kí kết hiệp định hòa bình, và các vấn đề quan trọng khác liên quan đến chính sách đối ngoại.
3) Soạn thảo các sửa đổi Hiến pháp, các đề xuất trưng cầu ý dân, các điều ước, các dự luật và các sắc lệnh tổng thống;
4) Ngân sách, các khoản chi tiêu, các kế hoạch cơ bản sử dụng tài sản nhà nước, các hợp đồng phát sinh nghĩa vụ tài chính của Nhà nước và các vấn đề tài chính quan trọng khác;
5) Các sắc lệnh khẩn cấp, các quyết định tài chính và kinh tế khẩn cấp của Tổng thống, tuyên bố và kết thúc thiết quân luật;
6) Các vấn đề quân sự quan trọng;
7) Đề xuất kỳ họp đặc biệt của Quốc hội;
8) Trao tặng danh hiệu;
9) Trao đặc xá, giảm án hoặc phục hồi các quyền;
10) Xác định thẩm quyền giữa các Bộ;
11) Các kế hoạch căn bản liên quan đến trao quyền và ủy quyền trong Cơ quan Hành pháp;
12) Phân tích và đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước;
13) Hình thành và điều phối các chính sách cơ bản của các Bộ;
14) Giải tán một chính đảng;
15) Xem xét các kiến nghị liên quan đến các chính sách hành chính được đệ trình hoặc chuyển đến Hành pháp;
16) Bổ nhiệm Tổng Chưởng lý, Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, hiệu trưởng các trường đại học quốc gia, các đại sứ và các công chức có vị trí tương tự, các nhà quản lý các doanh nghiệp nhà nước theo luật định;
17) Các vấn đềkhác do Tổng thống, Thủ tướng hoặc một thành viên
Hội đồng Nhà nước đệ trình.
Điều 90
(1) Hội đồng Cố vấn Chính trị gia Lão thành, bao gồm các chính trị gia lão thành, có thể được thành lập để cố vấn cho Tổng thống về các vấn đề quan trọng của quốc gia.
(2) Tổng thống tiền nhiệm gần nhất trở thành Chủ tịch của Hội đồng Cố vấn Chính trị gia Lão thành; khi không có Tổng thống tiền nhiệm gần nhất, Tổng thống sẽ bổ nhiệm Chủtịch.
(3) Việc tổ chức, chức năng và các vấn đề quan trọng khác trao cho Hội đồng Cố vấn Chính trị gia Lão thành được quy định bởi luật.
Điều 91
(1) Hội đồng An ninh Quốc gia được thiết lập để cố vấn cho Tổng thống vềviệc hình thành các chính sách đối nội, đối ngoại và quân sự liên quan đến an ninh quốc gia trước khi chuyển đến để Hội đồng Nhà nước thảo luận.
(2) Các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia do Tổng thống chủ tọa.
(3) Việc tổ chức, chức năng và các vấn đề quan trọng khác trao cho Hội đồng An ninh Quốc gia được quy định bởi luật.
Điều 92
(1) Hội đồng Cố vấn về Thống nhất Dân chủ và Hòa bình có thể được thành lập để cố vấn cho Tổng thống vềviệc hình thành chính sách thống nhất hòa bình.
(2) Việc tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Hội đồng Cố vấn về Thống nhất Dân chủ và Hòa bình được luật quy định.
Điều 93
(1) Hội đồng Cố vấn Kinh tế Quốc gia có thể được thành lập để cố vấn cho Tổng thống về việc hình thành các chính sách quan trọng cho việc phát triển kinh tế quốc gia.
(2) Việc tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Hội đồng Cố vấn Kinh tế Quốc gia do luật quy định.
Tiểu mục 3: Các Bộ
Điều 94
Bộ trưởng được Tổng thống bổ nhiệm trong số các thành viên của Hội đồng Nhà nước theo đề nghị của Thủ tướng.
Điều 95
Thủ tướng hoặc Bộ trưởng có thể, theo thẩm quyền quy định bởi luật hoặc sắc lệnh của Tổng thống, ban hành pháp lệnh của Thủ tướng hoặc của Bộ liên quan đến các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan này.
Điều 96
Việc thành lập, tổ chức và chức năng của mỗi Bộ được pháp luật quy định.
Tiểu mục 4: Ban Kiểm toán và Thanh tra
Điều 97
Ban Kiểm toán và thanh tra được thiết lập đặt dưới thẩm quyền trực tiếp của Tổng thống để thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các khoản thu và chi của Nhà nước, tài khoản của Nhà nước, và các tổchức khác theo luật định, việc thực thi công việc của các cơ quan hành pháp và công chức.
Điều 98
(1) Ban Kiểm toán và Thanh tra gồm có tối thiểu là 5 và tối đa là 11 thành viên, trong đó có Chủ tịch.
(2) Chủ tịch Ban được Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch là bốn năm và có thể được tái bổ nhiệm một lần.
(3) Các thành viên của Ban được Tổng thống chỉ định căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch. Nhiệm kỳ của các thành viên là 4 năm và có thể được tái bổ nhiệm một lần.
Điều 99
Ban Kiểm toán và Thanh tra sẽ thanh tra việc kết thúc các tài khoản thu chi hàng năm và báo cáo kết quả cho Tổng thống và Quốc hội trong năm sau.
Điều 100
Việc tổ chức và chức năng của Ban Kiểm toán và Thanh tra, tiêu chuẩn của các thành viên, phạm vi các công chức bị thanh tra và những vấn đề cần thiết khác do luật quy định.
Post a Comment