Hiến Pháp Đại Hàn Dân Quốc 1987 - Chương V - Chương VI

HIẾN PHÁP
ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
(Công bố ngày29/10/1987)


Chương V :
TÒA ÁN
Điều 101
(1) Quyền lực tư pháp được trao cho tòa án bao gồm các thẩm phán.
(2) Các tòa án bao gồm Tòa án Tối cao là tòa án cao nhất của Nhà nước, và các tòa án các cấp.
(3) Tiêu chuẩn của các thẩm phán do luật định.
Điều 102
(1) Các bộ phận phụ trách chuyên môn có thể được thành lập trong Tòa án Tối cao.
(2) Tòa án Tối cao có các thẩm phán Tòa án Tối cao. Luật sẽ quy định các điều kiện để bổ nhiệm các thẩm phán khác vào Tòa án Tối cao.
(3) Cơ cấu tổ chức của Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới do luật định.
Điều 103
Thẩm phán xét xử độc lập theo lương tâm và theo đúng quy định của Hiến pháp và luật.
Điều 104
(1) Chánh án Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của Quốc hội.
(2) Các Thẩm phán Tòa án tối cao do Tổng thống bổ nhiệm theo đề xuất của Chánh án và với sự đồng ý của Quốc hội.
(3) Các Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án Tối cao bổ nhiệm với sự đồng ý của Hội nghị Thẩm phán Tòa án Tối cao.
Điều 105
(1) Nhiệm kỳ của Chánh án là sáu năm và không thể được tái bổ nhiệm.
(2) Nhiệm kỳ của thẩm phán của Tòa án Tối cao là sáu năm và có thể được tái bổ nhiệm theo luật định.
(3) Nhiệm kỳ của các thẩm phán khác là mười năm và có thể được tái bổ nhiệm theo các điều kiện do luật định.
(4) Tuổi nghỉ hưu của các thẩm phán sẽ luật định.
Điều 106
(1) Không thẩm phán nào bị bãi miễn ngoại trừ trường hợp bị đàn hạch hoặc bị kết án phạt tù không kèm bắt buộc lao động hoặc bị kết án nặng hơn. Không thẩm phán nào bị ngưng chức vụ, bị giảm lương, hoặc phải chịu bất kỳ hình thức bất lợi nào trừ khi bị kỷ luật.
(2) Trong trường hợp một thẩm phán không thể tiếp tục thực thi công việc do hạn chế về thể chất hoặc tinh thần, người này có thể từ nhiệm theo các điều kiện do luật định.
Điều 107
(1) Khi tính hợp hiến của một đạo luật được xem xét tại tòa, tòa án sẽ đề nghị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết và sẽ xét xử căn cứ vào phán quyết đó.
(2) Tòa án Tối cao có quyền đưa ra phán quyết cuối cùng về tính hợp hiến hoặc tính hợp pháp của các nghị định, quy định hoặc hành vi hành chính, khi tính hợp hiến hoặc hợp pháp của chúng được xem xét tại tòa.
(3) Thủ tục khiếu nại hành chính có thể được thực hiện trước khi tiến hành một phiên tòa tư pháp. Thủ tục khiếu nại hành chính do luật định và phải phù hợp với các nguyên tắc của trình tự tố tụng.
Điều 108
Trong khuôn khổ luật định, Tòa án Tối cao có thể xây dựng các quy định về trình tự tư pháp, kỷ luật nội bộ và các quy định về các vấn đề hành chính của tòa án.
Điều 109
Việc xét xử và các phán quyết của toà án phải được công khai. Trường hợp phiên tòa có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay tổn hại đến an toàn và trật tự công cộng, hoặc có thể tổn hại đến luân lý cộng đồng các phiên tòa có thể được xử kín theo quyết định của tòa án.
Điều 110
(1) Các tòa án quân sự có thể được thành lập như là các tòa đặc biệt để thực thi thẩm quyền tư pháp đối với các vụ án quân sự.
(2) Tòa án Tối cao có quyền phán quyết chung thẩm đối với các bản án của tòa án quân sự.
(3) Tổ chức và thẩm quyền của tòa án quân sự, các tiêu chuẩn của thẩm phán tòa án quân sự do luật quy định.
(4) Trừ các vụ án bị tuyên tử hình, các vụ án quân sự trong thời gian thiết quân luật bất thường không thể bị kháng cáo trong các vụ án do quân nhân, công chức quốc phòng phạm tội; các vụ án gián điệp quân sự; và các tội phạm khác được luật quy định liên quan đến việc canh gác, đặt vị trí gác, cung cấp thức ăn hoặc đồ uống độc hại, tù nhân chiến tranh.
Chương VI:
TÒA ÁN HIÉN PHÁP
Điều 111
(1) Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền về các vụ việc sau:
1) Tính hợp hiến của luật theo đề nghị của các tòa án;
2) Đàn hạch;
3) Giải tán một chính đảng;
4) Tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với chính quyền địa phương, và giữa các cơ quan nhà nước địa phương, và
5) Các vụ việc liên quan đến Hiến pháp do luật định.
(2) Tòa án Hiến pháp có chín thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và phải đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thẩm phán.
(3) Trong số các thẩm phán được quy định tại đoạn (2), ba người được bổ nhiệm trong số những người được Quốc hội lựa chọn, và ba người do Chánh án Tòa án Tối cáo đề cử.
(4) Tổng thống bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án Hiến pháp từ một trong số các thẩm phán với sự chấp thuận của Quốc hội.
Điều 112
(1) Nhiệm kỳ thẩm phán của Tòa án Hiến pháp là sáu năm có thể được tái bổ nhiệm theo các điều kiện do luật định.
(2) Các thẩm phán Tòa án Hiến pháp không được tham gia vào bất kỳ chính đảng nào hay tham gia vào các hoạt động chính trị.
(3) Thẩm phán Tòa án Hiến pháp không thể bị bãi miễn trừ trường hợp bị đàn hạch hoặc bị kết án phạt tù không kèm bắt buộc lao động hoặc hình phạt nặng hơn.
Điều 113
(1) Để ra một phán quyết tại Tòa án Hiến pháp về tính bất hợp hiến của một đạo luật, quyết định đàn hạch, quyết định giải tán một chính đảng hoặc ra các quyết định chung quyết về các vụ việc liên quan đến Hiến pháp, phải có mặt đồng thời của ít nhất sáu thẩm phán.
(2) Trong khuôn khổ luật định, Tòa án Hiến pháp có thể xây dựng các quy định về thủ tự làm việc, kỷ luật nội bộ và các quy định về các vấn đề hành chính của tòa án.
(3) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Tòa án Hiến pháp sẽ do luật định.


Trụ sở tòa án tối cao Hàn Quốc

Đọc tiếp:

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.