Mường Thanh - Thủ phủ Tây Bắc
Ý TƯỞNG:
TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP MƯỜNG THANH
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện tại vẫn đang là một quốc gia nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu so với thế giới. Nhìn vễ những cường quốc có mức xuất phát giống Việt Nam như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan thì Việt Nam chúng ta đang chạy bộ rất chậm.
Sự phát triển kinh tế giữa các khu vực, các vùng trong lãnh thổ Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn. Miền Bắc trung tâm là Hà Nội, vươn ra biển có Hải Phòng. Miền Nam trung tâm là Sài Gòn, các khu công nghiệp nằm rải rác tại Bình Dương và Đồng Nai. Miền trung chỉ có nổi lên mỗi Đà Nẵng. Trong khi đó, Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền trung, Miền Tây lại thiếu hút những thành phố sầm uất.
Trong bài Viết này, Anh Họ Nguyễn chỉ bàn tới khu vực Tây Bắc Việt Nam, một trong những khu vực còn nghèo nàn và lạc hậu, với dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người. Nơi giáp ranh với Lào và Trung Quốc. Vậy Tây Bắc có gì?
Tây Bắc Việt Nam là một khu vực chủ yếu là đồi núi và thung lũng. Những ngọn núi cao là rào cản cho giao thông đi lại giữa các vùng trong nó, đó là còn chưa kể tới việc kết nối với đồng bằng sông Hồng.
Nếu muốn phát triển Tây Bắc bắt buộc phải chọn một khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có thể ổn định phát triển dân cư, xây dựng các nhà máy công nghiệp. Và đó chính là thung lũng Mường Thanh.
Mường Thanh là một đồng bằng nhỏ hẹp, tuy nhiên lại là đồng bằng lớn nhất khu vực Tây Bắc. Thung lũng Mường thanh được bồi đắp bởi sông Nậm Rốm. Đồng bằng này có chiều dài khoảng 25km, chiều rộng trung bình 5,5km, với diện tích khoảng 1,7231 km2. Đây được xem là khu vực lí tưởng để xây dựng một thành phố hoặc một trung tâm công nghiệp để kéo sự phát triển của khu vực Tây Bắc.
Ý TƯỞNG QUY HOẠCH
Hiện tại thung lũng Mường Thanh nằm trong địa phận tỉnh Điện Biên, một phần thuộc thành phố Điện Biên Phủ, phần còn lại thuộc huyện Điện Biên. Đây nếu được đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như chính sách dân cư thì nơi này sẽ phát triển và sẽ trở thành một thủ phủ của miền Tây Bắc.
Mục tiêu phát triển là ưu tiên các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, linh kiện điện tử, thu hút dân cư, lao động.
Ý TƯỞNG VỀ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ
Thung lũng Mường Thanh là một thung lũng hẹp, chạy dài từ bắc xuống Nam. Hiện tại, trong thung lũng này có 1 sân bay nằm ở phía bắc. Đường giao thông trong lòng thung lũng chỉ có QL 279, vài bản làng, 1 thành phố bé nhỏ. Muốn biến thung lũng này có sự phát triển cả về quy mô dân số và không còn đau đầu với vấn nạn ách tắc giao thông sau này. Thì buộc phải xây dựng hệ thống giao thông có sự kết nôi với nhau.
Cửa ngõ vào thành phố.
Đối với cửa ngõ ra vào thành phố, nên duy trì 4 cửa ngõ, trong đó:
- Cửa ngõ thứ nhất hướng tây bắc. Kết nối với cửa khẩu thông sang Trung Quốc.
- Cửa ngõ thứ hai hướng đông bắc. Kết nối với một phần Tây bắc.
- Cửa ngõ thứ ba hướng tây nam. Kết nối sang Lào.
- Cửa ngõ thứ tư hướng đông nam. Kết nối với 1 đường cao tốc xuống đồng bằng sông Hồng.
Giao thông nội bộ.
Đường bộ trong thành phố mới này nên chú trọng xây dựng theo lối ô bàn cờ, trong đó:
Giao thông đô thi được chia thành 5 đến 6 đường dọc chính chạy từ bắc xuống nam. Mỗi đường dọc này là đường 2 chiều và có ít nhất là 3 làn xe cho mỗi chiều . 2 đường ngoại biên chạy xung quanh, các đường này cũng 2 chiều, có ít nhất 3 làn xe cho mỗi chiều.
Đối với các đường ngang, sẽ có 1 đường ngang chia cắt khu dân cư với khu vực phi trường, khu vực thể thao. Đường này là đường 2 chiều, mỗi chiều ít nhất có 4 làn xe.
Các đường ngang nội bộ khác là các đường 1 chiều, có ít nhất 2 làn xe (Không tính vỉa hè, khu vực đỗ xe)
Kích thước của các ô vuông được chia cắt bởi các đường ngang và đường dọc là 100m dọc x 500m ngang.
Về đường sắt
Nơi đây chỉ nên xây dựng một hệ thống đường ray xe lửa chuyên dụng chở hàng hóa lên cửa khẩu phía bắc.
Về đường hàng không.
Khu vực từ Huối Lê – Noong Hẹt tới Bờ Thành – Pa Nậm vó vị trí thuận lợi cho việc xây dựng một phi trường với 2 đường băng, trong đó 1 đường băng chính dài 3000m và 1 đường băng phụ dài 2000m, cộng với hệ thống phụ trợ cho phi trường. Phi trường được xây dựng tại đây không những đáp ứng nhu cầu dân sự, mà còn đáp ứng cả nhu cầu quân sự. Tầm nhìn của máy bay khi vào khu vực này không bị hạn chế, bởi phi trường nằm trên một diện tích đất rất rộng. Chiếm 1/6 diện tích thung lũng.
Đường cao tốc nối đồng bằng sông Hồng
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thành phố này trong tương lai, buộc phải xâu dựng một con đường cao tốc xuống đồng bằng sông hồng. Nếu có thể thì phải kết nối được với cảng Hải Phòng phía đông.
Về cơ sở giáo dục.
Trường Đại Học Công Nghiệp phải được chuyển tới đây. Vị trí để xây dựng trường là khuôn viên tại trung tâm hành chính huyện Điện Biên bây giờ. Khuôn viên Đại học này bao gồm các giảng đường, kí túc xá có sức chứa ít nhất cho 3000 sinh viên, chưa kể cho các giảng viên.
Ngoài ra bổ sung thêm các cơ sở đào tạo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Về cơ sở y tế.
Tại đây bắt buộc phải có 1 bệnh viện thuộc loại đa khoa với đội ngũ bác sĩ đông đảo, đầy đủ trang thiết bị dụng cụ.
Về cơ sở lưu trú.
Để có thể đón một lượng lao động lớn tới làm việc, cần phải xây dựng 1 hệ thống nhà lưu trú cho công nhân với giá thấp, đặc biệt là hỗ trợ cho các lao động dưới xuôi lên làm việc và ở ổn định lâu dài.
Về cơ sở thể thao.
Đối diện tích đất dành cho các cơ sở phục vụ thể thao, sẽ được bố trí tại Huối Phú – Bản On, với hệ thống sân vận động, nhà thi đấu.
Về cơ sở công nghiệp.
Những khu vực đồng bằng bên ngoài thung lũng, đặc biệt là khu vực phía nam từ Hát Hẹ đến Tê Lúa tới Na Sang thích hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp.
Thứ nhất đây là khu vực ít dân cư sinh sống.
Thứ hai Khu vực này sẽ nằm bên ngoài thành phố và không ảnh hướng tới khu dân cư bên trong.
Thứ ba đây là khu vực đồng bằng nhỏ hẹp, còn lại là đồi núi.
Mục tiêu phát triển đó là chú trọng các ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị bán dẫn, linh kiện điện tử.
Nếu có thể thực hiện ý tưởng này, thì thung lũng Mường Thanh có thể trở thành thủ phủ của miền Tây Bắc, cũng như nâng cao sự phát triển nơi đây với khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, đầu tư lên thung lũng Mường Thanh cũng cần một số vốn không hẳn là nhỏ. Nhưng đầu tư ban đầu với một khoản tiền vốn để phát triển một vùng nghèo nàn thì cũng không đáng là bao, như Anh Quốc đã đầu tư để biến làng chài Hồng Kông thành một trung tâm vận chuyển hàng hóa lớn ở Viễn Đông vậy.
Bởi vì lí do khách quan, cho nên tác giả chưa thể phác thảo ý tưởng quy hoạch bằng hình ảnh lên đây được. Hi vọng, trong một dịp có cơ hội, sẽ đăng tải lên sau.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.
Trân trọng!
Post a Comment