Những người bảo vệ nhân quyền bị bắt sau khi gặp phái đoàn EU tại Hà Nội
Frontlinedefenders, VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Ngày 16 tháng 11 năm 2017, các nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Quang A bị bắt sau khi tham dự cuộc họp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại (EU) Hà Nội thảo luận về nhân quyền trước cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam, dự trù vào ngày 1 tháng 12 năm 2017. Sau khi không cho liên lạc để tiếp xúc với đại diện pháp lý, các nhà bảo vệ nhân quyền đã được thả. Hiện vẫn bị theo dõi.
Phạm Đoan Trang nhà bảo vệ nhân quyền, blogger và nhà báo. Cô là người sáng lập ra tạp chí Luật Khoa chuyên về nhân quyền và luật pháp trực tuyến, cũng là nhân viên ban biên tập trang tiếng Việt mới lập, mang tên Người Việt, trang web tin tức độc lập, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về chính trị và nhân quyền ở Việt Nam. Cô cũng từng làm việc cho các cơ quan truyền thông Việt Nam như VnExpress, VietNamNet, Vietnam Week, HCMC Legal Daily và website tiếng Anh Vietnam Right Now. Năm 2012, sau khi bị bắt và thẩm vấn, cô đã xuất bản ghi âm cuộc thẩm vấn của mình và buộc phải tạm thời rời VN. Cô trở về Việt Nam tháng 1 năm 2015.
Bùi Thị Minh Hằng người bảo vệ nhân quyền, blogger và người ghi chép tài liệu các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Bà ủng hộ tự do tôn giáo và yểm trợ nạn nhân của các vụ cướp đất. Năm 2011, Bùi Thị Minh Hằng bị bắt đưa đi "cải tạo" sáu tháng. Tháng 6 năm 2012, nhà bảo vệ nhân quyền được thả, tuy nhiên bà bị bắt lần nữa vào tháng 2 năm 2014 trong khi thăm một cựu tù nhân lương tâm. Tháng 8 năm 2014, bị kết án 3 năm tù vì "gây rối trật tự công cộng". Bà được phóng thích tháng 2 năm 2017.
Phạm Đoan Trang và Bùi Thị Minh Hằng
Nguyễn Quang A, nhà bảo vệ nhân quyền, hội viên nổi bật của xã hội dân sự Việt Nam. Năm 2007, ông đồng sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một tổ chức tham vấn độc lập, bất vụ lợi, từ khi đóng cửa, ông thường xuyên thẩm tra các chính sách của chính phủ. Năm 2013, ông đồng sáng lập Diễn đàn Xã hội Dân sự đáp lại Sắc lịnh 72, tài liệu đảng hạn chế phát biểu trực tuyến. Trong nhiều hoạt động khác nhau, diễn đàn này tổ chức các cuộc biểu tình chống thiệt hại về môi trường và khuyến khích sự tham gia của các ứng cử viên độc lập vào Quốc hội. Gần đây, ông Nguyễn Quang A lên tiếng nhiều về vụ Formosa năm 2016, một thảm hoạ kỹ nghệ khiến cho hàng chục ngàn ngư dân mất sinh kế.
Nguyễn Quang A
Ngày 16 tháng 11 năm 2017, các nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Quang A và Nguyễn Chí Tuyến đã gặp phái đoàn EU tại Hà Nội - tiền cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam. Họ thảo luận về tình trạng nhân quyền hiện nay, gồm cả vụ Formosa và tự do tín ngưỡng. Cuộc họp kéo dài hai giờ, lúc 11 giờ 30 sáng, bốn người ra khỏi trụ sở EU. Bùi Thị Minh Hằng và Phạm Đoan Trang đi cùng với nhau, trong khi Nguyễn Quang A và Nguyễn Chí Tuyến đi hướng khác. Bùi Thị Minh Hằng và Phạm Đoan Trang bị 10 công an bắt đưa đến các trạm cảnh sát khác nhau. Điện thoại của Phạm Đoan Trang bị tịch thu cùng với laptop. Nguyễn Quang A bị bắt trên đường về nhà. Khoảng nửa đêm, cảnh sát hộ tống Phạm Đoan Trang về nhà tại Hà Nội, tuy nhiên cô không liên lạc được với bất cứ ai, điện thoại va laptop của cô vẫn không được hoàn trả.
Nguyễn Chí Tuyến
Nguyễn Quang A và Bùi Thị Minh Hằng được thả sau vài giờ. Cả ba nhà bảo vệ nhân quyền đều bị hỏi cung trong khi bị giam giữ.
Nhà cầm quyền Việt Nam quen siết chặt các nhà bảo vệ nhân quyền và xã hội dân sự đi trước các cuộc họp quốc tế. Trong hội nghị APEC ở Đà Nẵng từ 6 đến 10 tháng 11 năm 2017, và trong chuyến viếng thăm chính thức của TT Donald Trump, cũng như của Tập Cận Bình, một số nhà bảo vệ nhân quyền và hoạt động nhân quyền bị quản thúc tại gia với giám sát nghiêm nhặt. Các báo cáo nói rằng các nhà bảo vệ nhân quyền bị công an thường phục hạch sách, ngăn họ gặp các viên chức quốc tế hay không cho tổ chức biểu tình.
Những người bảo vệ tiền tuyến (Front line defenders) mạnh mẽ lên án bắt bớ vô cớ những người bảo vệ nhân quyền: Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Quang A, họ vốn tin tưởng vào nỗ lực hòa bình và hợp pháp cho nhân quyền, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt hạch sách thêm nữa đối với các nhà bảo vệ nhân quyền.
Front Line Defenders kêu gọi chính quyền Việt Nam:
1. Chấm dứt tức khắc mọi hình thức giám sát và hạch sách với Phạm Đoan Trang, Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Quang A, tin rằng các biện pháp này không những liên quan trực tiếp đến các hoạt động nhân quyền hợp pháp còn hình thành sự vi phạm trực tiếp quyền hạn của họ;
2. Trả lại ngay điện thoại và laptop đã tịch thu của Phạm Đoan Trang trong thời gian bị giam giữ vì rõ ràng không hề liên quan đến hành động tội phạm;
3. Ngưng nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm trong mọi trường hợp, họ có thể thực hiện các hoạt động nhân quyền hợp pháp không sợ trả thù và không được hạn chế kể cả việc quấy rối về tư pháp.
Dịch:
Post a Comment