X QUANG HỆ NIỆU ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
UIV là chữ viết tắt tiếng Pháp của Urographie Intra Veineuse, tức là chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch. Đây là phương pháp căn bản để khảo sát về chức năng và hình thái của hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo |
Nguyên lý của cách chụp này ra sao ?
Thuốc cản quang được tiêm vào đường tĩnh mạch sẽ đến thận, thận lọc và bài tiết giúp thuốc ngấm vào toàn bộ hệ tiết niệu theo thời gian và được ghi hình lại trên X quang.
Khi nào cần chụp UIV ?
Người đến chụp UIV phải được bác sĩ lâm sàng khám trước và cho chỉ định chụp khi có nghi ngờ hay đã có bệnh về đường tiết niệu. Chỉ định chụp UIV thông thường trong các bệnh: sỏi, nhiễm trùng, tắc nghẽn, u bướu hay khảo sát các dị dạng.. của đường tiết niệu
Trước khi chụp UIV, người được chụp cần chuẩn bị như thế nào ?
Sau khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng, người được chụp UIV sẽ đến gặp bác sĩ X quang để:
Được giải thích về cách chụp
Cần mang theo các xét nghiệm hay các kết quả, hình ảnh của các phương tiện chẩn đoán khác nếu có (siêu âm, nội soi, CT scan, MRI... có liên quan) để bác sĩ X quang hiểu rõ thêm về bệnh trạng và đưa ra qui trình chụp thích hợp
Kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng và các xét nghiệm chức năng thận
(urea, BUN, créatinine huyết thanh...) để tính toán liều lượng và
loại thuốc cản quang sẽ sử dụng
(urea, BUN, créatinine huyết thanh...) để tính toán liều lượng và
loại thuốc cản quang sẽ sử dụng
Cần báo ngay cho bác sĩ X quang nếu:
Có thai hay nghi ngờ có thai
Tiền căn dị ứng, nhất là dị ứng với các sản phẩm có chứa iode (thức ăn,
thuốc bôi ngoài da, các lần chích thuốc cản quang trước...)
thuốc bôi ngoài da, các lần chích thuốc cản quang trước...)
Đang được điều trị bằng các thuốc tiểu đường hay thuốc lợi tiểu vì một số
loại thuốc tiểu đường cần phải ngưng trước và sau khi chụp UIV tùy theo
loại thuốc cản quang được dùng.
loại thuốc tiểu đường cần phải ngưng trước và sau khi chụp UIV tùy theo
loại thuốc cản quang được dùng.
Vài ngày trước đây có dùng các thuốc cản quang nào khác (chụp dạ dày,
chụp đại tràng...)
chụp đại tràng...)
Ngoài ra, người được chụp UIV cần phải:
Nhịn đói ít nhất 6 giờ trước khi chụp để phòng ngừa khi có tai biến do thuốc
cản quang
cản quang
Làm sạch đại tràng (ruột già) để tránh các dị vật, phân, hơi che lấp hình ảnh
hệ niệu khi chụp, bằng cách:
hệ niệu khi chụp, bằng cách:
Hoặc: ngày trước chụp cần ăn nhẹ (cháo, sữa,.. tránh các chất nhiều sơ,
chất sinh hơi) và ngay trước khi chụp thụt tháo (rửa ruột) nhiều lần bằng
nước ấm
chất sinh hơi) và ngay trước khi chụp thụt tháo (rửa ruột) nhiều lần bằng
nước ấm
Hoặc uống các loại thuốc xổ làm sạch đại tràng (Fortran)
Cần đi tiểu hết ngay trước khi chụp
Sau khi có chỉ định của bác sĩ lâm sàng, người được chụp UIV sẽ đến gặp bác sĩ
X quang để:
X quang để:
Được giải thích về cách chụp
Cần mang theo các xét nghiệm hay các kết quả, hình ảnh của các phương tiện chẩn đoán khác nếu có (siêu âm, nội soi, CT scan, MRI... có liên quan) để bác sĩ X quang hiểu rõ thêm về bệnh trạng và đưa ra qui trình chụp thích hợp
Kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng và các xét nghiệm chức năng thận
(urea, BUN, créatinine huyết thanh...) để tính toán liều lượng và loại thuốc
cản quang sẽ sử dụng
(urea, BUN, créatinine huyết thanh...) để tính toán liều lượng và loại thuốc
cản quang sẽ sử dụng
Cần báo ngay cho bác sĩ X quang nếu:
Có thai hay nghi ngờ có thai
Tiền căn dị ứng, nhất là dị ứng với các sản phẩm có chứa iode (thức ăn,
thuốc bôi ngoài da, các lần chích thuốc cản quang trước...)
thuốc bôi ngoài da, các lần chích thuốc cản quang trước...)
Đang được điều trị bằng các thuốc tiểu đường hay thuốc lợi tiểu vì một số
loại thuốc tiểu đường cần phải ngưng trước và sau khi chụp UIV tùy theo
loại thuốc cản quang được dùng.
loại thuốc tiểu đường cần phải ngưng trước và sau khi chụp UIV tùy theo
loại thuốc cản quang được dùng.
Vài ngày trước đây có dùng các thuốc cản quang nào khác (chụp dạ dày,
chụp đại tràng...)
chụp đại tràng...)
Ngoài ra, người được chụp UIV cần phải:
Nhịn đói ít nhất 6 giờ trước khi chụp để phòng ngừa khi có tai biến do thuốc
cản quang
cản quang
Làm sạch đại tràng (ruột già) để tránh các dị vật, phân, hơi che lấp hình ảnh
hệ niệu khi chụp, bằng cách:
hệ niệu khi chụp, bằng cách:
Hoặc: ngày trước chụp cần ăn nhẹ (cháo, sữa,.. tránh các chất nhiều sơ,
chất sinh hơi) và ngay trước khi chụp thụt tháo (rửa ruột) nhiều lần bằng
nước ấm
chất sinh hơi) và ngay trước khi chụp thụt tháo (rửa ruột) nhiều lần bằng
nước ấm
Hoặc uống các loại thuốc xổ làm sạch đại tràng (Fortran)
Cần đi tiểu hết ngay trước khi chụp
Cách thức chụp UIV ra sao ?
Trình tự một cuộc chụp UIV thông thường như sau:
Người được chụp nằm ngửa trên bàn X quang, kỹ thuật viên kiểm tra lần nữa
mạch, huyết áp.
mạch, huyết áp.
Chụp một phim hệ niệu không sửa soạn ngay trước tiêm cản quang.
Bác sĩ X quang sẽ chích vào tĩnh mạch thuốc cản quang 1ml trước để thử test (phản ứng thuốc), đợi trong vài phút nếu không có phản ứng sẽ tiêm toàn bộ lượng thuốc thích hợp. Thường chỉ tiêm một liều duy nhất, hiếm khi phải tiêm liều bổ sung.
Sau đó, bác sĩ hay kỹ thuật viên sẽ chụp các phim ở các thời điểm khác nhau (thường là 5 phút, 15 phút, 30 phút sau khi tiêm cản quang); tùy loại bệnh và kết quả hình ảnh có được, có khi phải chụp thêm ở các thời điểm muộn hơn (1 giờ, 2 giờ... thậm chí 6 giờ) để đánh giá chính xác chức năng thận và hình thái hệ tiết niệu.
Khi các hình ảnh đã đạt yêu cầu chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định kết thúc cuộc chụp và thời điểm người được chụp được ăn uống bình thường trở lại.
Quá trình chụp UIV có gây khó chịu gì cho người được chụp ?
Thông thường, ngay khi tiêm thuốc cản quang, người được chụp sẽ có cảm giác nóng nhẹ dọc theo đường mạch máu tiêm thuốc, lan dần lên cổ, họng, mặt, xuống ngực và toàn thân. Đó là cảm giác bình thường do thuốc cản quang lưu thông trong máu. Cảm giác này sẽ hết ngay sau vài phút.
Liều lượng tia X dùng cho cuộc chụp luôn luôn ở mức an toàn cho người được chụp mà không gây cảm giác khó chịu hay ảnh hưởng đến tế bào máu.
Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra trong quá trình chụp UIV ?
Đó là những tai biến do thuốc cản quang khi tiêm vào máu, thường thì nhẹ, thoáng qua như: buồn nôn, nôn, cảm giác nóng bừng, ngứa, nổi mề đay, đỏ da, đau tại nơi tiêm, khàn tiếng, hắt hơi, xổ mũi, ho, đau ngực, đau bụng, hồi hộp đánh trống ngực, phù mặt, ớn lạnh rùng mình...mà không cần xử trí gì, sẽ tự hết sau vài phút hoặc chỉ cần điều trị bằng các thuốc kháng dị ứng thông thường.
Nặng hơn là: khó thở, hạ huyết áp đột ngột hay ngừng tim, mất tri giác hay rất nặng bắt buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ gây mê hoặc nhập viện.
Các triệu chứng tác dụng phụ của thuốc xảy ra khi nào?
Khoảng 70% các trường, tác dụng phụ của thuốc xảy ra ngay trong khi tiêm hoặc trong vòng 5 phút sau khi tiêm thuốc cản quang. 16% các trường hợp xảy ra sau 5 phút sau tiêm.
Những cơ địa nào dễ xảy ra tác dụng phụ của thuốc?
Những người đã có tiền căn bị tác dụng phụ ở những lần tiêm thuốc cản quang trước có nguy cơ cao nhất, kế đến là những người có bệnh tim và những người có tiền căn dị ứng (hen suyễn, mề đay, dị ứng thức ăn...).
Các loại thuốc cản quang nào thường được dùng để chụp UIV
Thuốc cản quang dùng để chụp UIV là loại cản quang tan trong nước, sau khi tiêm sẽ đào thải hoàn toàn qua đường tiểu. Hiện nay có 2 nhóm chính:
Nhóm đơn hay đa phân tử có tạo ion (kinh điển, như télébrix-35, hexabrix-32...) có độ thẩm thấu cao nên gây lợi tiểu thẩm thấu.
Nhóm cản quang không tạo ion (thế hệ mới, như xénétix-30...) có độ thẩm thấu không cao như loại trên, ít tác dụng lợi tiểu thẩm thấu hơn nên cho hình ảnh cản quang hệ tiết niệu rõ hơn. Và trên nhiều công trình đã chứng minh thuốc cản quang nhóm này có tỉ lệ tác dụng phụ thấp hơn đáng kể (khoảng 6 lần) so với nhóm có tạo ion, nhất là giảm đáng kể các biến chứng thuộc nhóm nặng và rất nặng. Tuy nhiên thuốc nhóm này giá thành khá cao hơn.
Nhóm cản quang không tạo ion (thế hệ mới, như xénétix-30...) có độ thẩm thấu không cao như loại trên, ít tác dụng lợi tiểu thẩm thấu hơn nên cho hình ảnh cản quang hệ tiết niệu rõ hơn. Và trên nhiều công trình đã chứng minh thuốc cản quang nhóm này có tỉ lệ tác dụng phụ thấp hơn đáng kể (khoảng 6 lần) so với nhóm có tạo ion, nhất là giảm đáng kể các biến chứng thuộc nhóm nặng và rất nặng. Tuy nhiên thuốc nhóm này giá thành khá cao hơn.
Do đó, tùy tiền căn dị ứng, tiền căn bệnh tim mạch và thể trạng của người được chụp mà bác sĩ X quang sẽ hướng dẫn và chọn lựa loại thuốc cản quang thích hợp để chụp.
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh - Khoa Tiết Niệu
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
HÌNH ẢNH HỌC
X QUANG HỆ NIỆU CÓ CẢN QUANG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
(UIV: Urographie Intraveineuse; IVP: Intravenous Pyelography). BS. Phong, BS. Nguyên.
http://www.ycantho.com/
1. Mục đích:
Khảo sát hình thái và chức năng hệ niệu.
2. Chỉ định:
Trong tất cả các trường hợp bệnh lý của hệ niệu khi cần chẩn đoán phân biệt hay chẩn đoán nguyên nhân (sỏi niệu, u, chấn thương, viêm nhiễm, bẩm sinh).
3. Chống chỉ định:
Chống chỉ đinh bắt buộc: mất nước.
Chống chỉ định tương đối: Suy thận, dị ứng với iode, đa u tủy, thai nghén.
4. Phương pháp:
Nguyên lý của phương pháp dựa vào tính thải trừ thuốc cản quang qua đường tiết niệu.
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân:
Bệnh nhân dùng chế độ ăn nhẹ (chế độ ăn ít xơ, ít sinh hơi) trước khi chụp 1 - 2 ngày, nhịn ăn và nhịn uống trước khi chụp 6 - 12 giờ.
Thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng (thuốc xổ) cho sạch phân và hết hơi trong ruột.
Cho bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng trước khi chụp 1 ngày. Dùng thuốc nhuận tràng tốt hơn thụt tháo ruột vì thụt tháo nhiều khi để lại trong ruột nhiều bóng hơi.
Ngay trước khi chụp bệnh nhân phải đi tiểu để đảm bảo là bàng quang hết nước tiểu.
Ổn định tâm lý bệnh nhân.
Tránh chụp bụng có sử dụng chất cản quang trước đó 5 - 7 ngày.
Việc chuẩn bị bệnh nhân càng hoàn hảo càng tốt. Điều này góp phần không nhỏ vào chất lượng của phim UIV.
4.2. Kỹ thuật:
Chuẩn bị thuốc kháng dị ứng, thuốc cản quang, bộ dụng cụ ép niệu quản cùng các dụng cụ bổ trợ khác (khay hạt đậu, bơm và kim tiêm,…).
Phim thứ 1:
Chụp phim bụng không chuẩn bị (KUB) ngay trước khi chụp phim UIV nhằm:
– Xem qua hình dáng, vị trí, kích thước, đường bờ, hướng trục của thận.
– Xem các yếu tố KV, mAs (thông số kỹ thuật) cài đặt phù hợp không.
– Xem ruột có được sạch phân và hơi hay không.
– Xem có gì bất thường ở đáy phổi, ống tiêu hóa, cơ thắt lưng, cột sống, xương chậu, đầu trên xương đùi,… hay không.
Sau đó hỏi xem bệnh nhân trước đây có bị phản ứng với thuốc cản quang hay không.
Test nhạy cảm đối với thuốc cản quang. Nếu bệnh nhân không có phản ứng gì với thuốc, tiến hành tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch và chụp các phim tiếp theo.
Phim thứ 2:
Chụp trong phút đầu tiên tính từ khi tiêm thuốc hoặc ngay khi vừa tiêm xong thuốc cản quang, khảo sát thì thận đồ (Nephrogram). Khảo sát nhu mô thận.
Phim thứ 3:
Chụp 05 phút sau khi tiêm thuốc cản quang, khảo sát thì bài tiết sớm (pyelogram). Khảo sát đài – bể thận.
Phim thứ 4:
Chụp 15 phút sau khi tiêm thuốc cản quang. Khảo sát bể thận – niệu quản.
Phim thứ 5:
Chụp 30 phút sau khi tiêm thuốc cản quang. Khảo sát bàng quang.
Có thể chụp thêm các phim khác tùy thuộc vào yêu cầu của chẩn đoán.
* Thuốc cản quang:
Thuốc cản quang sử dụng là Iode tan trong nước.
Liều trung bình ở người lớn khoảng 20 – 30g. Tổng liều iode trong 24 giờ ≤ 60g. Nên tiêm liều lớn 400 mgI/kg trọng lượng cơ thể với tốc độ nhanh, tốt nhất là 10 ml/s.
Chú ý tốc độ tiêm, liều dùng, các yếu tố nguy cơ, phản ứng dị ứng, cách dự phòng và xử trí.
Một số thuốc cản quang sử dụng:
– Ultravist 300. Lọ chứa 50 ml nồng độ 300 mgI/ml.
– Xenetix 300. Lọ chứa 50 ml nồng độ 300 mgI/ml.
– Telebrix 35. Lọ chứa 50 ml nồng độ 350 mgI/ml.
5. Phân tích phim:
5.1. Phim trước bơm thuốc: phân tích giống như phim KUB.
5.2. Phim sau bơm thuốc: luôn luôn so sánh, đối chiếu qua lại giữa các phim UIV chụp ở những thời điểm khác nhau và với phim KUB.
Khảo sát hình thái:
5.2.1. Nhu mô thận:
Khảo sát hình dáng, vị trí, kích thước, đường bờ, hướng trục của thận. Đo kích thước thận và khảo sát vị trí thận theo thận đồ được xem là chính xác nhất.
5.2.2. Đài thận:
thường có ba nhóm lớn: trên - giữa - dưới. Mỗi đài chia ra 3 - 4 đài nhỏ. Đài thận nhóm trên ngang mức xương sườn D12. Đài thận có hình trăng lưỡi liềm rồi thu nhỏ lại ở từng cổ đài thận.
5.2.3. Bể thận:
Chú ý vị trí, kích thước và hình dạng bể thận. Bẻ thận nối tiếp với 3 nhóm đài thận lớn. Bể thận có hình tam giác (hình phễu), phía trên cong lồi, phía dưới lõm. Bể thận đổ vào niệu quản ở ngang L2. Bể thận (P) nằm thấp hơn bể thận (T) khoảng 2 - 4 cm.
5.2.4. Niệu quản:
Bình thường niệu quản có hình không liên tục do nhu động. Niệu quản dài khoảng 25 - 30 cm, đường kính 7 mm. Chú ý 3 đoạn hẹp niệu quản sinh lý và vị trí của niệu quản.
5.2.5. Bàng quang:
Bờ đều, mềm mại, ranh giới rõ ràng và ở phía trên xương mu.
Dung tích bàng quang bình thường. Dung tích sinh lý của bàng quang khoảng 150 - 300ml. Lúc bí tiểu dung tích có thể lên đến 3 - 4 lít.
5.2.6. Các hình ảnh bất thường hệ niệu:
- Hình dãn nở.
- Hình lồi.
- Hình khuyết.
- Hình teo hẹp và/hay cắt cụt.
Khảo sát chức năng:
Khảo sát chức năng thận (tương đối) dựa vào các yếu tố sau:
– Thời gian hình ảnh nhu mô thận, đài thận hiện lên.
– Mức độ đậm đặc của thuốc cản quang trong hệ thống đài – bể thận.
– Hình thái của đài thận
UIV khảo sát đài thận-bể thận
UIV-khảo sát bể thận-niêu đạo
UIV khảo sát bể bàng quang
HÌNH ẢNH X QUANG VÀI BỆNH LÝ HỆ NIỆU
1. Bất thường bẩm sinh:
1.1. Thận:
Số lượng: một, hai, ba thận.
Vị trí: Thận lạc vị vào vùng thắt lưng, chậu, tiểu khung.Thận xoay,…
Kích thước:
- Thận to: Thận phì đại bù trừ cho thận bên kia (bị bệnh hay không có).
- Thận nhỏ: Thiểu sản toàn bộ hay khu trú.
Trục thận: Thận hình móng ngựa trục thận hình chữ V (hướng xuống dưới, vào trong).
1.2. Đài - bể thận:
Bể thận, niệu quản đôi: một hay hai bên, toàn bộ hay một phần.
1.3. Niệu quản:
Đường đi:
- Niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ dưới.
- Niệu quản đổ lạc chỗ vào âm đạo.
Khẩu kính:
- Niệu quản lớn.
- Túi dãn niệu quản.
Số lượng: niệu quản đôi.
2. Sỏi hệ niệu:
Có hai loại: cản quang và không cản quang.
Sỏi ở vị trí nào sẽ lồng khuôn với hệ niệu tại đó.
Nhiệm vụ X quang là khảo sát vị trí, số lượng, kích thước, tính chất cản quang của sỏi; khảo sát chức năng hệ niệu, tham gia hướng dẫn điều trị.
KUB:
– Thấy sỏi cản quang nằm trên đường đi của hệ niệu.
– Kích thước, số lượng.
– Tính chất cản quang tùy từng loại sỏi:
+ Sỏi canxi (cản quang), 75%: calcium oxalate, calcium phosphate.
+ Sỏi cystine (ít cản quang), 2%: cystine.
+ Sỏi không cản quang: acid uric (10%), xanthine (hiếm).
– Hình dạng sỏi:
+ Calcium phosphate: đồng tâm.
+ Calcium oxalate: hình gai.
+ Magnesium ammonium phosphate: sỏi san hô (sừng nai).
– Vị trí của sỏi:
+ Sỏi san hô đóng khuôn theo xoang đài – bể thận.
+ Sỏi niệu quản thường đơn độc, hình tròn hay bầu dục.
+ Sỏi bàng quang thường hình tròn, có các viền đồng tâm, nằm giữa.
– Chẩn đoán phân biệt sỏi hệ niệu với các cản quang đậm độ vôi khác:
+ Sỏi túi mật.
+ Đóng vôi hạch mạc treo.
+ Vôi hóa tiền liệt tuyến.
+ Vôi hóa tĩnh mạch chậu:
UIV:
– Xác định sỏi (đặc biệt sỏi không cản quang), vị trí sỏi, thay đổi hình thái hệ đài – bể thận, niệu quản, chức năng thận.
– Thận đồ chậm, kéo dài do tắc nghẽn.
– Thuốc cản quang nằm trong niệu quản bị dãn ở phần trên chỗ tắc do sỏi.
– Phần dưới chỗ tắc: kích thước niệu quản thường hẹp.
sỏi cản quang thận phải dạng san hô
3.3. U hệ niệu:
3. U thận, nang thận:
3.1. Carcinome tế bào thận (RCC):
thấy các dấu hiệu bành trướng của u trên phim UIV:
+ Đường bờ thận to ra hoặc xóa hẳn hình dáng của một số thùy.
+ Các đài bể thận bị đè đẩy lệch hướng, chèn ép, kéo dài hoặc bị cắt cụt.
+ Có thể thấy bể thận bị xâm lấn (hình khuyết trong bể thận, bờ không đều).
+ Vôi hóa nhỏ trong u (10%).
u cục trên thận (P)
3.3.1.2. Nang thận đơn thuần:
Trên phim UIV:
- Vùng thấu quang thường tròn, đều.
- Bờ thận lồi.
- Hệ đài – bể thận bị lõm tròn.
- Nang to có thể cho hình ảnh “mỏ chim”.
nang thận trái
3.2. U niệu quản:
+ Hình khuyết, sáng, bờ không đều trong lòng niệu quản.
+ Trong u niệu quản thấy dãn sau nơi hẹp → hình ảnh “ly có chân” hay dấu Bergman.
+ Niệu quản đoạn gần trên chỗ hẹp dãn do ứ đọng nước tiểu trước nơi hẹp.
+ Hiếm khi thấy các vôi hóa.
u niệu quản trái
3.3.3. U bàng quang:
+ Chụp bàng quang thấy hình khuyết nhiều thùy, hoặc hình đoạn cứng, bờ bàng quang bị co kéo.
+ Nếu thấy niệu quản dãn to chứng tỏ có thâm nhiễm vùng lỗ niệu quản.
+ Bề mặt khối u hiếm khi vôi hóa.
+ Thâm nhiễm lớp mỡ quanh bàng quang (± ).
3.3. Bệnh lý nhiễm trùng: UIV
3.3.1. Viêm thận bể thận cấp:
+ Thường bình thường (75%).
+ Đôi khi thận to ra so với các phim trước đây.
+ Rối loạn chức năng thận một bên (giảm và chậm ngấm thuốc).
+ Các đài thận mảnh, hình ảnh giống như bị đè ép do nhu mô thận phù nề và do lượng nước tiểu ít.
+ Có thể có khí (do vi khuẩn tạo khí).
3.3.2. Viêm thận bể thận mạn:
Các sẹo hóa ở nhu mô thận dẫn đến:
+ Kích thước thận giảm.
+ Bờ thận lõm, khúc khuỷu không đều, co kéo.
+ Nhu mô thận mỏng.
+ Các nhú đài thận bị co kéo → hình cắt cụt (phẳng), hình chùy (lồi).
+ Các đài thận dãn với đường bờ mềm mại.
viêm thận bể thận phải mạn tính
3.3.3. Viêm bàng quang:
Vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Escherichia coli > Staphylococcus > Streptococcus > Pseudomonas,…
Yếu tố thúc đẩy:
+ Chấn thương.
+ Bàng quang thần kinh.
+ Sỏi.
+ U.
Hình ảnh X quang:
+ Dầy niêm mạc bàng quang.
+ Giảm dung tích bàng quang.
+ Mỡ quanh bàng quang dạng sợi, mảnh.
viêm bàng quang mạn tính
3.3.4. Lao hệ niệu: UIV
3.3.4.1. Lao thận:
Thường gặp mthận bị một bên (70%) hơn hai bên (30%).
Giai đoạn sớm: Không thấy bất thường rõ.
+ Dấu hiệu sớm nhất là dấu gậm nhấm đài thận: Bờ đài thận không đều, nham nhỡ.
+ Đôi lúc thấy vôi hoá.
+ Hoại tử, casein hoá, vỡ vào hệ thống góp, tạo các hang không đều.
+ Mất nhu mô, sẹo, xoắn các đài giống viêm đài bể thận không do lao
+ Chít hẹp các đài nhỏ (hình cắt cụt), hay rộng khu trú, gây ứ nước khu trú.
Giai đoạn cuối: thận bị phá hủy toàn bộ, vôi hoá .
3.3.4.2. Lao niệu quản:
Bị nhiều nơi, niệu quản cứng và ngắn (hình ống nước, hình xâu chuỗi) do hẹp nhiều nơi.
3.3.4.3. Lao bàng quang:
+ Bàng quang co rút, dung tích nhỏ.
+ Niêm mạc không đều (phù, u hạt).
+ Có thể có phản xạ trào ngược bàng quang-niệu quản.
+ Dấu hiệu đi kèm (lớn hay vôi hoá tiền liệt tuyến, áp-xe cơ thắt lưng).
3.4. Chấn thương hệ niệu:
3.4.1. Chấn thương thận:
KUB: có thể gặp
- Gãy xương sườn, cột sống.
- Hình mờ quanh thận (máu tụ hoặc túi nước tiểu) kèm xóa bờ cơ thắt lưng.
- Cong vẹo cột sống (chiều lõm hướng về bên đau).
- Các dấu hiệu của tắc ruột (quai ruột canh gác,…).
UIV:
- chậm ngấm thuốc thf thận đồ.- Chậm bài tiết do thận bị phù nề
- Di lệch các đài thận, thoát thuốc từng đám ra ngoài (máu tụ trong thận).
- Máu tụ dưới bao có thể ép mạnh bờ nhu mô thận.
- Hình khuyết trong nhu mô thận do cục máu đông, hình thoát thuốc ra ngoài từ bể thận.
chấn thương thận trái
http://www.ycantho.com/
1. Mục đích:
Khảo sát hình thái và chức năng hệ niệu.
2. Chỉ định:
Trong tất cả các trường hợp bệnh lý của hệ niệu khi cần chẩn đoán phân biệt hay chẩn đoán nguyên nhân (sỏi niệu, u, chấn thương, viêm nhiễm, bẩm sinh).
3. Chống chỉ định:
Chống chỉ đinh bắt buộc: mất nước.
Chống chỉ định tương đối: Suy thận, dị ứng với iode, đa u tủy, thai nghén.
4. Phương pháp:
Nguyên lý của phương pháp dựa vào tính thải trừ thuốc cản quang qua đường tiết niệu.
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân:
Bệnh nhân dùng chế độ ăn nhẹ (chế độ ăn ít xơ, ít sinh hơi) trước khi chụp 1 - 2 ngày, nhịn ăn và nhịn uống trước khi chụp 6 - 12 giờ.
Thụt tháo hoặc dùng thuốc nhuận tràng (thuốc xổ) cho sạch phân và hết hơi trong ruột.
Cho bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng trước khi chụp 1 ngày. Dùng thuốc nhuận tràng tốt hơn thụt tháo ruột vì thụt tháo nhiều khi để lại trong ruột nhiều bóng hơi.
Ngay trước khi chụp bệnh nhân phải đi tiểu để đảm bảo là bàng quang hết nước tiểu.
Ổn định tâm lý bệnh nhân.
Tránh chụp bụng có sử dụng chất cản quang trước đó 5 - 7 ngày.
Việc chuẩn bị bệnh nhân càng hoàn hảo càng tốt. Điều này góp phần không nhỏ vào chất lượng của phim UIV.
4.2. Kỹ thuật:
Chuẩn bị thuốc kháng dị ứng, thuốc cản quang, bộ dụng cụ ép niệu quản cùng các dụng cụ bổ trợ khác (khay hạt đậu, bơm và kim tiêm,…).
Phim thứ 1:
Chụp phim bụng không chuẩn bị (KUB) ngay trước khi chụp phim UIV nhằm:
– Xem qua hình dáng, vị trí, kích thước, đường bờ, hướng trục của thận.
– Xem các yếu tố KV, mAs (thông số kỹ thuật) cài đặt phù hợp không.
– Xem ruột có được sạch phân và hơi hay không.
– Xem có gì bất thường ở đáy phổi, ống tiêu hóa, cơ thắt lưng, cột sống, xương chậu, đầu trên xương đùi,… hay không.
Sau đó hỏi xem bệnh nhân trước đây có bị phản ứng với thuốc cản quang hay không.
Test nhạy cảm đối với thuốc cản quang. Nếu bệnh nhân không có phản ứng gì với thuốc, tiến hành tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch và chụp các phim tiếp theo.
Phim thứ 2:
Chụp trong phút đầu tiên tính từ khi tiêm thuốc hoặc ngay khi vừa tiêm xong thuốc cản quang, khảo sát thì thận đồ (Nephrogram). Khảo sát nhu mô thận.
Phim thứ 3:
Chụp 05 phút sau khi tiêm thuốc cản quang, khảo sát thì bài tiết sớm (pyelogram). Khảo sát đài – bể thận.
Phim thứ 4:
Chụp 15 phút sau khi tiêm thuốc cản quang. Khảo sát bể thận – niệu quản.
Phim thứ 5:
Chụp 30 phút sau khi tiêm thuốc cản quang. Khảo sát bàng quang.
Có thể chụp thêm các phim khác tùy thuộc vào yêu cầu của chẩn đoán.
* Thuốc cản quang:
Thuốc cản quang sử dụng là Iode tan trong nước.
Liều trung bình ở người lớn khoảng 20 – 30g. Tổng liều iode trong 24 giờ ≤ 60g. Nên tiêm liều lớn 400 mgI/kg trọng lượng cơ thể với tốc độ nhanh, tốt nhất là 10 ml/s.
Chú ý tốc độ tiêm, liều dùng, các yếu tố nguy cơ, phản ứng dị ứng, cách dự phòng và xử trí.
Một số thuốc cản quang sử dụng:
– Ultravist 300. Lọ chứa 50 ml nồng độ 300 mgI/ml.
– Xenetix 300. Lọ chứa 50 ml nồng độ 300 mgI/ml.
– Telebrix 35. Lọ chứa 50 ml nồng độ 350 mgI/ml.
5. Phân tích phim:
5.1. Phim trước bơm thuốc: phân tích giống như phim KUB.
5.2. Phim sau bơm thuốc: luôn luôn so sánh, đối chiếu qua lại giữa các phim UIV chụp ở những thời điểm khác nhau và với phim KUB.
Khảo sát hình thái:
5.2.1. Nhu mô thận:
Khảo sát hình dáng, vị trí, kích thước, đường bờ, hướng trục của thận. Đo kích thước thận và khảo sát vị trí thận theo thận đồ được xem là chính xác nhất.
5.2.2. Đài thận:
thường có ba nhóm lớn: trên - giữa - dưới. Mỗi đài chia ra 3 - 4 đài nhỏ. Đài thận nhóm trên ngang mức xương sườn D12. Đài thận có hình trăng lưỡi liềm rồi thu nhỏ lại ở từng cổ đài thận.
5.2.3. Bể thận:
Chú ý vị trí, kích thước và hình dạng bể thận. Bẻ thận nối tiếp với 3 nhóm đài thận lớn. Bể thận có hình tam giác (hình phễu), phía trên cong lồi, phía dưới lõm. Bể thận đổ vào niệu quản ở ngang L2. Bể thận (P) nằm thấp hơn bể thận (T) khoảng 2 - 4 cm.
5.2.4. Niệu quản:
Bình thường niệu quản có hình không liên tục do nhu động. Niệu quản dài khoảng 25 - 30 cm, đường kính 7 mm. Chú ý 3 đoạn hẹp niệu quản sinh lý và vị trí của niệu quản.
5.2.5. Bàng quang:
Bờ đều, mềm mại, ranh giới rõ ràng và ở phía trên xương mu.
Dung tích bàng quang bình thường. Dung tích sinh lý của bàng quang khoảng 150 - 300ml. Lúc bí tiểu dung tích có thể lên đến 3 - 4 lít.
5.2.6. Các hình ảnh bất thường hệ niệu:
- Hình dãn nở.
- Hình lồi.
- Hình khuyết.
- Hình teo hẹp và/hay cắt cụt.
Khảo sát chức năng:
Khảo sát chức năng thận (tương đối) dựa vào các yếu tố sau:
– Thời gian hình ảnh nhu mô thận, đài thận hiện lên.
– Mức độ đậm đặc của thuốc cản quang trong hệ thống đài – bể thận.
– Hình thái của đài thận
UIV khảo sát đài thận-bể thận
UIV-khảo sát bể thận-niêu đạo
UIV khảo sát bể bàng quang
HÌNH ẢNH X QUANG VÀI BỆNH LÝ HỆ NIỆU
1. Bất thường bẩm sinh:
1.1. Thận:
Số lượng: một, hai, ba thận.
Vị trí: Thận lạc vị vào vùng thắt lưng, chậu, tiểu khung.Thận xoay,…
Kích thước:
- Thận to: Thận phì đại bù trừ cho thận bên kia (bị bệnh hay không có).
- Thận nhỏ: Thiểu sản toàn bộ hay khu trú.
Trục thận: Thận hình móng ngựa trục thận hình chữ V (hướng xuống dưới, vào trong).
1.2. Đài - bể thận:
Bể thận, niệu quản đôi: một hay hai bên, toàn bộ hay một phần.
1.3. Niệu quản:
Đường đi:
- Niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ dưới.
- Niệu quản đổ lạc chỗ vào âm đạo.
Khẩu kính:
- Niệu quản lớn.
- Túi dãn niệu quản.
Số lượng: niệu quản đôi.
2. Sỏi hệ niệu:
Có hai loại: cản quang và không cản quang.
Sỏi ở vị trí nào sẽ lồng khuôn với hệ niệu tại đó.
Nhiệm vụ X quang là khảo sát vị trí, số lượng, kích thước, tính chất cản quang của sỏi; khảo sát chức năng hệ niệu, tham gia hướng dẫn điều trị.
KUB:
– Thấy sỏi cản quang nằm trên đường đi của hệ niệu.
– Kích thước, số lượng.
– Tính chất cản quang tùy từng loại sỏi:
+ Sỏi canxi (cản quang), 75%: calcium oxalate, calcium phosphate.
+ Sỏi cystine (ít cản quang), 2%: cystine.
+ Sỏi không cản quang: acid uric (10%), xanthine (hiếm).
– Hình dạng sỏi:
+ Calcium phosphate: đồng tâm.
+ Calcium oxalate: hình gai.
+ Magnesium ammonium phosphate: sỏi san hô (sừng nai).
– Vị trí của sỏi:
+ Sỏi san hô đóng khuôn theo xoang đài – bể thận.
+ Sỏi niệu quản thường đơn độc, hình tròn hay bầu dục.
+ Sỏi bàng quang thường hình tròn, có các viền đồng tâm, nằm giữa.
– Chẩn đoán phân biệt sỏi hệ niệu với các cản quang đậm độ vôi khác:
+ Sỏi túi mật.
+ Đóng vôi hạch mạc treo.
+ Vôi hóa tiền liệt tuyến.
+ Vôi hóa tĩnh mạch chậu:
UIV:
– Xác định sỏi (đặc biệt sỏi không cản quang), vị trí sỏi, thay đổi hình thái hệ đài – bể thận, niệu quản, chức năng thận.
– Thận đồ chậm, kéo dài do tắc nghẽn.
– Thuốc cản quang nằm trong niệu quản bị dãn ở phần trên chỗ tắc do sỏi.
– Phần dưới chỗ tắc: kích thước niệu quản thường hẹp.
sỏi cản quang thận phải dạng san hô
3.3. U hệ niệu:
3. U thận, nang thận:
3.1. Carcinome tế bào thận (RCC):
thấy các dấu hiệu bành trướng của u trên phim UIV:
+ Đường bờ thận to ra hoặc xóa hẳn hình dáng của một số thùy.
+ Các đài bể thận bị đè đẩy lệch hướng, chèn ép, kéo dài hoặc bị cắt cụt.
+ Có thể thấy bể thận bị xâm lấn (hình khuyết trong bể thận, bờ không đều).
+ Vôi hóa nhỏ trong u (10%).
u cục trên thận (P)
3.3.1.2. Nang thận đơn thuần:
Trên phim UIV:
- Vùng thấu quang thường tròn, đều.
- Bờ thận lồi.
- Hệ đài – bể thận bị lõm tròn.
- Nang to có thể cho hình ảnh “mỏ chim”.
nang thận trái
3.2. U niệu quản:
+ Hình khuyết, sáng, bờ không đều trong lòng niệu quản.
+ Trong u niệu quản thấy dãn sau nơi hẹp → hình ảnh “ly có chân” hay dấu Bergman.
+ Niệu quản đoạn gần trên chỗ hẹp dãn do ứ đọng nước tiểu trước nơi hẹp.
+ Hiếm khi thấy các vôi hóa.
u niệu quản trái
3.3.3. U bàng quang:
+ Chụp bàng quang thấy hình khuyết nhiều thùy, hoặc hình đoạn cứng, bờ bàng quang bị co kéo.
+ Nếu thấy niệu quản dãn to chứng tỏ có thâm nhiễm vùng lỗ niệu quản.
+ Bề mặt khối u hiếm khi vôi hóa.
+ Thâm nhiễm lớp mỡ quanh bàng quang (± ).
3.3. Bệnh lý nhiễm trùng: UIV
3.3.1. Viêm thận bể thận cấp:
+ Thường bình thường (75%).
+ Đôi khi thận to ra so với các phim trước đây.
+ Rối loạn chức năng thận một bên (giảm và chậm ngấm thuốc).
+ Các đài thận mảnh, hình ảnh giống như bị đè ép do nhu mô thận phù nề và do lượng nước tiểu ít.
+ Có thể có khí (do vi khuẩn tạo khí).
3.3.2. Viêm thận bể thận mạn:
Các sẹo hóa ở nhu mô thận dẫn đến:
+ Kích thước thận giảm.
+ Bờ thận lõm, khúc khuỷu không đều, co kéo.
+ Nhu mô thận mỏng.
+ Các nhú đài thận bị co kéo → hình cắt cụt (phẳng), hình chùy (lồi).
+ Các đài thận dãn với đường bờ mềm mại.
viêm thận bể thận phải mạn tính
3.3.3. Viêm bàng quang:
Vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Escherichia coli > Staphylococcus > Streptococcus > Pseudomonas,…
Yếu tố thúc đẩy:
+ Chấn thương.
+ Bàng quang thần kinh.
+ Sỏi.
+ U.
Hình ảnh X quang:
+ Dầy niêm mạc bàng quang.
+ Giảm dung tích bàng quang.
+ Mỡ quanh bàng quang dạng sợi, mảnh.
viêm bàng quang mạn tính
3.3.4. Lao hệ niệu: UIV
3.3.4.1. Lao thận:
Thường gặp mthận bị một bên (70%) hơn hai bên (30%).
Giai đoạn sớm: Không thấy bất thường rõ.
+ Dấu hiệu sớm nhất là dấu gậm nhấm đài thận: Bờ đài thận không đều, nham nhỡ.
+ Đôi lúc thấy vôi hoá.
+ Hoại tử, casein hoá, vỡ vào hệ thống góp, tạo các hang không đều.
+ Mất nhu mô, sẹo, xoắn các đài giống viêm đài bể thận không do lao
+ Chít hẹp các đài nhỏ (hình cắt cụt), hay rộng khu trú, gây ứ nước khu trú.
Giai đoạn cuối: thận bị phá hủy toàn bộ, vôi hoá .
3.3.4.2. Lao niệu quản:
Bị nhiều nơi, niệu quản cứng và ngắn (hình ống nước, hình xâu chuỗi) do hẹp nhiều nơi.
3.3.4.3. Lao bàng quang:
+ Bàng quang co rút, dung tích nhỏ.
+ Niêm mạc không đều (phù, u hạt).
+ Có thể có phản xạ trào ngược bàng quang-niệu quản.
+ Dấu hiệu đi kèm (lớn hay vôi hoá tiền liệt tuyến, áp-xe cơ thắt lưng).
3.4. Chấn thương hệ niệu:
3.4.1. Chấn thương thận:
KUB: có thể gặp
- Gãy xương sườn, cột sống.
- Hình mờ quanh thận (máu tụ hoặc túi nước tiểu) kèm xóa bờ cơ thắt lưng.
- Cong vẹo cột sống (chiều lõm hướng về bên đau).
- Các dấu hiệu của tắc ruột (quai ruột canh gác,…).
UIV:
- chậm ngấm thuốc thf thận đồ.- Chậm bài tiết do thận bị phù nề
- Di lệch các đài thận, thoát thuốc từng đám ra ngoài (máu tụ trong thận).
- Máu tụ dưới bao có thể ép mạnh bờ nhu mô thận.
- Hình khuyết trong nhu mô thận do cục máu đông, hình thoát thuốc ra ngoài từ bể thận.
chấn thương thận trái
Post a Comment