CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI / Anh Hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

 Số Quân 54/304.295
Sinh ngày 12-5-1934
làng Duy Tác, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định


1945-1946: Văn Lang, Hà Nội
1946-1948: Nguyễn Khuyến, Nam Định 
1949-1951: Hồ Ngọc Cẩn, Bùi Chu
1951: Tốt nghiệp bằng Thành Chung
1953: Khóa 10 Trần Bình Trọng Võ Bị Liên Quân Đà Lạt
1954: Thiếu Úy Hiện Dịch
1954: Tình nguyện vào binh chủng Nhảy Dù tốt nghiệp Bằng Nhảy Dù cùng Thiếu Úy Nguyễn Đình Vinh sau là Đại Tá, Thiếu Úy Ngô Quang Trưởng sau là Trung Tướng, Thiếu Úy Lê Quang Lưỡng sau là Chuẩn Tướng.
1954: Tháng 7 Trung Đội Trưởng - Đại Đội 4 - Tiểu Đòan 5 Nhảy dù,
Sau hiệp định Geneve 1954 TĐ5ND thuyên chuyển về Mỹ Khê, Đà Nẵng
Tháng 10-1954 Xóm Bóng Đồng Đế Nha Trang
Cuối năm 1954 theo học khóa Huấn Luyện Viên Nhảy Dù cùng theo học khóa này có Thiếu Úy Trương Quang Ân sau này là Cố Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đòan 23BB
1955: Sỉ Quan An Ninh Quân Đội TĐ5ND
1956: Thăng cấp Trung Úy
1957: Khóa Sỉ Quan Tình Báo Cây Mai, Sài Gòn.
1957-1958: Khóa Bộ Binh Cao Cấp và Khóa Nhảy Dù tại trường Võ Bị Lục Quân Hoa Kỳ Fort Benning, Georgia Hoa Kỳ
1960: Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đòan Sơn Cước An Khê Pleiku
1960: Tiểu Đòan Phó Tiểu Đòan Công Vụ, Thành Nội Huế
1960: Đại Đội Trưởng Đại Đội Biệt Kích Rhe
1961: Thăng Cấp Đại Úy, theo học khóa Sỉ Quan Cán Bộ Biệt Động Quân
1961: Tỉnh Đòan Phó Bảo An kiêm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Dân Vệ Thừa Thiên
1963: Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt Khu 11 Chiến thuật Huế
1964: Trưởng Phòng 2 Sư Đòan 1 Bộ Binh
1965: Phó Tỉnh Trưởng Nội An kiêm Tiểu Khu Phó Nội An Quảng Nam
1965: Thăng Thiếu Tá Nhiệm Chức
1965: Du Học khóa Tình Báo Cao Cấp tại Fort Hollabird, Baltimore, Maryland.
1965: Biệt Đội Trưởng Biệt Đội 6 Quân Báo
1966: Trung Đòan Trưởng Trung Đòan 2 Sư Đòan 1 Bộ Binh kiêm Biệt Khu Trưởng Biệt Khu giới tuyến Đông Hà, Quảng Trị
1967: Vinh Thăng Trung Tá
1969: Vinh Thăng Đại Tá
1969: Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đòan 1 Bộ Binh Ái Tử Quảng Trị.
1970: Tư Lệnh Phó Sư Đòan 1 Bộ Binh tại Huế
1971: Vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức
1971: Tư Lệnh Sư Đòan 3 Tân Lập
1972: ngày 3-5 rời khỏi chức vụ Tư Lệnh Sư Đòan 3
bị kết án 5 năm tù về việc mất Quảng Trị
1975: Tù Cộng Sản qua các trại, Quang Trung 5-1975 đến 5-1976 , Yên Bái, Hòang Liên Sơn 5-1976 đến 4-1978, Hà Tây, Hà Sơn Bình 4-1978 đến 1983 , Trại Ba Sao Hà Nam Ninh 1983 đến 9-9-1987.

1987: 9-9 ra khỏi tù Việt Cộng
1993: Định cư tại Stanton California
Mất ngày 13 tháng 10 năm 2012 tại Garden Grove, Nam California Hoa Ky
Huy Chương:
- Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương
- Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhất Hạng
- 10 Anh Dũng Bội Tinh với nhành Dương Liễu
- 2 Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc.
- 2 Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Đồng
- 2 Silver Stars
- 2 Bronze Stars

Gia Đình
Thân Phụ cụ Vũ Viết Trí
Thân Mẫu cụ Đòan Thị Tín
Phu Nhân Bà Phan Li Li
Trưỡng Nữ Vũ Thị Kim Phượng, chồng Nguyễn Ngọc Anh
Thứ Nữ Vũ Thị Thu Nguyệt, chồng Trần Văn An
Trưỡng Nam Vũ Hồng Đức vợ Nguyễn Asley
Thứ Nữ Vũ Lim Liên
Thứ Nam Vũ Tiến Dũng
Chị Vũ Thị Na
Anh Vũ Văn Tri
Anh Vũ Quang Rong
   

Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai (hàng trên cùng, thứ hai từ trái) 16 Sĩ quan trong tấm hình lịch sữ 55 năm sau, 15 vị đã ra người thiên cổ, một vị còn lại Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng (Hùng Xùi San Jose) thứ ba từ trái hàng đứng trên cùng cạnh Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai




SAIGON - 3/10/1973 --Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, bên phải, đang nói chuyện với vị chỉ huy trước đây của mình, Trung tướng Hoàng Xuân Lãm và một vị luật sư hôm Chủ nhật trong lúc tạm nghỉ của một phiên tòa quân sự xét xử ông tại Sài Gòn. Vị cựu tư lịnh Sư đoàn 3 BB đã bị tuyên án 5 năm khổ sai vào hôm thứ tư sau khi bị buộc tội bỏ rơi TP Quảng tri cho quân CS trong đợt tổng công kích năm 1972. (AP Wirephoto)

VĨNH BIỆT TƯỚNG GIAI

Thứ sáu - 19/10/2012 16:02
VĨNH BIỆT TƯỚNG GIAI
Vĩnh biệt Tướng Vũ-Văn Giai. Cách đây không lâu, tình cờ có gặp ông, và được biết ông đang lo lắng săn sóc cho phu nhân đang lâm trọng bịnh, nhưng không ngờ ông lại phải ra đi trong khi bà vẫn còn trên giường bệnh. Chuẩn Tướng Vũ văn Giai nguyên tư lệnh sư đoàn 3 BB, một vị tướng tài ba trong sạch và ngay thẳng của Quân lực VNCH, đã có nhiều tài liệu sách vở nói về ông, chúng tôi có liên quan với ông về mặt họ hàng, đều được biết một điều là đừng nghĩ đến chuyện nhờ vả cái lon Tướng của ông che chở bao bọc cho tình riêng mà không qua hệ thống quân giai cơ bản. Tôi đã đến đưa tiễn ông, vái ông như một người cháu, và chào tay ông như một quân nhân chào vĩnh biệt một vị tướng được mọi người thương tiếc
VĨNH BIỆT TƯỚNG GIAI

TRÒ CHUYỆN VỚI CỰU CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI:
NĂM 1972: CHUYỂN QUÂN, KHÔNG RÚT LUI
Trần Gia Phụng
image
Trong việc tìm kiếm tài liệu để viết lại giai đoạn 1954-1975, tôi được bác sĩ Phạm Hữu Trác (Montreal) và cựu đại tá Pháo binh Lê Văn Trang (California) giới thiệu với cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 3 Bộ binh (SĐ3BB) Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong chuyến đến California vào cuối tháng 7-2011, tôi gặp chuẩn tướng Giai tại nhà đại tá Trang. Cuộc trò chuyện bắt đầu từ 01 giờ đến 05 giờ chiều Thứ Hai 25-7-2011. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, được trình bày với sự đồng ý của chuẩn tướng Giai. Tôi không dám gọi đây là một cuộc phỏng vấn, mà chỉ là một cuộc trò chuyện với một nhân vật đã tham dự vào những biến cố quân sự ở Quân khu I vào đầu thập niên 70 vừa qua. Để cuộc trò chuyện được thoải mái, thân mật, tôi đề nghị gọi chuẩn tướng Giai bằng anh và được ông đồng ý.

1) Trước hết, thưa anh Giai, xin anh cho biết đôi chút về thân thế của anh?

- Thưa anh, tôi có thể nói đơn giản thế nầy: Tôi sinh năm 1934 tại làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cha tôi mất sớm, mẹ tôi làm ruộng, tần tảo nuôi con. Cha mẹ tôi có 4 người con, 1 gái và 3 trai. Tôi là con út trong gia đình.

2) Thưa anh, hoàn cảnh nào đưa anh vào binh nghiệp, và xin anh trình bày các cấp bậc anh đã trải qua trước khi lên tướng.

- Năm 1953, tôi đang theo học lớp Đệ nhị [tức lớp 11 ngày nay] trường Văn Hóa ở Hà Nội, thì tôi nộp đơn thi vào Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Lý do thứ nhất vì mẹ tôi không còn khả năng tiếp tế cho tôi. Làng tôi bị Việt Minh cộng sản kiểm soát. Gia đình tôi bị coi là tư sản, theo văn hóa nô dịch, nên Việt Minh bắt hai người anh của tôi đi tù, và tịch thu hết ruộng đất, cho nên ngay từ thời thiếu niên, tôi không ưa gì cộng sản. Lý do thứ hai là trước sau gì tôi cũng sẽ được gọi động viên dù tôi thi đậu bằng Tú tài I vào cuối năm học ấy. Tôi nghĩ rằng sớm muộn gì tôi cũng sẽ theo đường binh nghiệp, nên tôi tình nguyện đi sớm, trước hết là để tiến thân, sau là để phục vụ quốc gia chống cộng sản.

Tôi ra Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt tháng 6-1954, cấp bậc thiếu uý hiện dịch. Tôi theo học nhảy dù, và thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (ND) ở cạnh Hồ Tây, Hà Nội, giữ chức trung đội trưởng.

Tháng 7-1954, đất nước bị chia hai, quân đội Quốc Gia rút về Nam Việt Nam. Sau hai năm thiếu uý, tôi được thăng cấp trung uý năm 1956, giữ chức đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 5 ND, cùng với trung uý Ngô Quang Trưởng (sau nầy là trung tướng), coi Đại đội 1 TĐ5ND.

Năm 1961, sau trận đánh quận Phú Đức, gần Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tôi được đặc cách thăng đại uý, rồi lên thiếu tá năm 1964 khi tôi đang làm trưởng phòng 2 Sư đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1BB) ở Huế. Năm 1966, tôi thăng trung tá lúc đang giữ chức trung đoàn trưỏng Trung Đoàn 2 SĐ1BB, trấn giữ vùng giới tuyến ở Đông Hà, Quảng Trị. Sau trận Mậu Thân năm 1968, tôi lên đại tá và được đưa giữ chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Tiền phương SĐ1BB tại Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 1971 ở Hạ Lào, tôi lên chuẩn tướng. Đó là sơ lược sự thăng tiến trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.

3) Thưa anh, khi VNCH mở cuộc hành quân Hạ Lào (Lam Sơn 719), anh là Phó tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (SĐ1BB), là sư đoàn chính trong cuộc tấn công qua Lào. Xin anh vui lòng cho biết mục đích chính của cuộc hành quân nầy?

- Mục đích chính của cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 là: 1) Phá hủy con đường xâm nhập và tiếp vận của Việt Cộng từ Bắc vào Nam thông qua con đường Trường Sơn Tây trên đất Lào. 2) Tiêu diệt hết những lực lượng cộng sản trú ẩn trong vùng. Đây là một cuộc hành quân quan trọng có tính cách chiến lược, quyết định chiến tranh Việt Nam.

4) Thế thì diễn tiến cuộc hành quân như thế nào thưa anh?

- Theo kế hoạch, cuộc hành quân chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Ba cánh quân Biệt động quân ở phía bắc, Sư đoàn Nhảy dù và Lữ đoàn 1 Thiết giáp cánh giữa dọc theo đường số 9 và sông Tchepone, SĐ1BB cánh nam sông Tchepone, tiến chiếm các mục tiêu đến tuyến 1 Bản Đông. Giai đoạn 2: Các cánh quân tiến chiếm các mục tiêu trên tuyến 2 tỉnh Tchepone. Giai đoạn3: SĐ Nhảy Dù sẽ đổi hướng quét lên phía bắc tận biên giới miền Bắc Việt Nam.

Trong giai đoạn 1 sau khi các cánh quân tiến chiếm được các mục tiêu và lập các căn cứ hỏa lực dọc tuyến 1 thì bắt đầu có giao tranh. Biệt động quân bị tấn công mạnh, Lữ đoàn Dù ở căn cứ 31 bị thiết giáp Việt cộng tràn ngập. Đại tá Thọ, lữ đoàn trưởng, bạn tôi, bị bắt. Vì vậy mà giai đoạn 2 không tiến hành được.

Lệnh hành quân thay đổi. SĐ1BB cánh Nam thay thế SĐND tiến chiếm Tchepone. Sau khi quét xong Tchepone, SĐ1BB rút lên cao địa phía nam sông Tchepone thay vì bọc thẳng về Khe Sanh theo như kế hoạch đã định. Quyết định nầy làm mất thêm thời gian, nên Việt cộng có thời giờ điều động tấn công và bao vây quân ta, làm chúng ta phải vất vả mới bốc được các đơn vị ra khỏi vùng hành quân với nhiều thương vong! Thú thật, trông thấy cảnh binh sĩ phải bám vào cần trực thăng, tôi không cầm được nước mắt.

5) Theo anh, với tư cách là Phó tư lệnh SĐ1BB, lúc đó anh còn là đại tá, anh nhận xét cuộc hành quân nầy thành công hay thất bại như thế nào? Vì lý do gì thành công hay thất bại?

- Theo tôi, cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 không đạt được mục tiêu đã định và có một số ảnh hưởng tinh thần không tốt cho Quân đội VNCH sau đó. Tuy nhiên, quân đội VNCH cũng đã gây cho địch nhiều thiệt hại to lớn về tiếp vận và nhân lực.

6) Lúc đó, người Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh, rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam, người Mỹ có tham gia hành quân nầy không? Và người Mỹ có giúp đỡ cho quân đội VNCH không?

- Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân đội Mỹ đã yểm trợ tối đa bằng Không quân, kể cả B52, trực thăng đổ quân và tiếp tế tải thương. Tuy nhiên, cố vấn Mỹ không đi theo chúng ta sang Lào. Thông thường trong các cuộc hành quân trước đây, có cố vấn Mỹ đi theo, chúng ta nhờ cố vấn Mỹ gọi yểm trợ không kích. Trong cuộc hành quân Hạ Lào, do vấn đề ngoại giao, Mỹ không theo chúng ta qua Hạ Lào. Không có cố vấn Mỹ, việc gọi Không quân yểm trợ gặp một số trở ngại về chuyên môn kỹ thuật, nên việc yểm trợ không hữu hiệu, nhưng thật sự là không thể phủ nhận là Không quân Mỹ đã yểm trợ chúng ta trong cuộc hành quân nầy.

7) Trong trường hợp nào, anh trở thành tư lệnh SĐ3BB? Đây là một sư đoàn tân lập (thành lập tháng 10-1971), lấy quân từ đâu, huấn luyện như thế nào và bộ chỉ huy ở đâu?

- Có một điểm cần nêu rõ: Do nhu cầu chiến trường, bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH quyết định thành lập một sư đoàn mới để trấn giữ vùng giới tuyến phía Bắc vì SĐ1BB không đủ lực lượng. Tuy nhiên, có thể vì dự tính rút quân theo kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, phía Mỹ không chịu yểm trợ cho việc thành lập nầy. Mỹ đề nghị đưa một sư đoàn cơ hữu từ Nam (VNCH) ra Bắc (VNCH), hoặc điều động Biệt Động Quân ra giữ vùng giới tuyến.

Sau khi bàn bạc, Bộ TTM quyết định lấy Trung đoàn 2 SĐ1BB làm nòng cốt và tăng cường thêm lao công đào binh từ miền Nam ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc: Thông thường, một sư đoàn có 3 trung đoàn. Riêng Sư đoàn 1BB có 4 trung đoàn. Vì vậy, cắt bớt Trung đoàn 2 SĐ1BB, thì SĐ1BB vẫn còn 3 trung đoàn. Đặc biệt nữa, Trung đoàn 2SĐ1BB lại có 5 tiểu đoàn, mà mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội, nên Trung đoàn 2SĐ1BB có 20 đại đội. Nếu theo cách tức cũ, mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, thì sư đoàn tân lập cần có số đại đội là: 3 X 3 X 3 = 27 đại đội. Trong khi đó Trung đoàn 2 SĐ1BB có 20 đại đội, nên chỉ cần bổ sung thêm 7 đại đội để thành lập sư đoàn mới. Sư đoàn mới nầy là Sư đoàn 3 BB. Về tiếp liệu, SĐ3BB lấy tiếp liệu sẵn có chứ Mỹ không cung cấp đồ mới nữa.

Sư đoàn 3BB không được tập trung huấn luyện mà chỉ tiếp nhận những đơn vị sẵn có và bổ sung thêm quân số từ miền Nam ra. Bộ tư lệnh SĐ3BB và hậu cứ chính ở căn cứ Ái Tử, Quảng Trị do Mỹ để lại. Đó là thực trạng SĐ3BB trước khi đụng trận vào năm 1972.

8 ) Thưa anh, trong cuộc tấn công vào Mùa hè đỏ lửa, CSBV mở chiến dịch Trị Thiên ở Quân khu I. Sư đoàn 3 BB đóng ở tuyến đầu tại QKI. Lúc đó, tình hình địch như thế nào và tình hình quân đội VNCH như thế nào?

- Trong cuộc tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lực lượng địch gồm có: hai sư đoàn Bộ binh 304 và 308, 5 trung đoàn BB biệt lập số 27, 31, 126, 220 và 246, 01 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp 203, 204 và 1 trung đoàn Xe lội nước PT 76. Lực lượng quân đội chúng ta gồm có: Giai đoạn đầu SĐ 3BB, Lữ đoàn 147 TQLC, Thiết đoàn 18, Lực lượng diện địa tỉnh Quảng Trị gồm địa phương quân và nghĩa quân. Giai đoạn sau tăng phái thêm Lữ đoàn 258 TQLC, 2 Liên đoàn Biệt động quân, Lữ đoàn 1 Thiết giáp.

Trong tương quan lực lượng giữa hai bên thì rõ ràng lực lượng Việt cộng vượt trội hơn nhiều: Thiết giáp Việt cộng trang bị T54 tối tân của Liên Xô, Bộ binh Việt cộng gần 4 sư đoàn và Việt cộng chủ động tấn công trong khi chúng ta quân số ít hơn, lại bị thụ động chống trả.

9) Xin anh vui lòng trình bày lại diễn tiến của trận đánh nầy.

- Trận đánh nầy bắt đầu ngày 29-3-1972, thật bất ngờ với chúng tôi. Phía VNCH, chúng tôi không được tin tức tình báo việc chuyển quân của địch. Lúc đó hai trung đoàn của SĐ3BB chúng tôi đang đổi quân. Trung đoàn 2 và Trung đoàn 26 hoán chuyển vị trí. Trong lúc chuyển quân thì chúng ta phát giác Việt cộng cũng đang chuyển quân. Thế là chiến trận xảy ra. Kể từ đó, Cộng quân tấn công liên tục trong vòng một tháng.

Về phía cố vấn Mỹ, ngay từ đầu, do những tin tức tình báo về phía Mỹ, đại tá cố vấn Metcalf đã cho tôi hay là: Đây không phải là cuộc tấn công bình thường như trước đã xảy ra, mà là cuộc tổng tấn công tổng lực toàn diện, cho nên không thể phòng thủ bằng cụm cứ điểm được. Việt cộng đưa quân vượt sông Bến Hải rất đông, sẽ tấn công và tràn ngập các cứ điểm, và sau cùng sẽ tấn công vào căn cứ cuối cùng.

Do đó, đại tá Metcalf đề nghị nên phòng thủ di động mới chống cự được. Tôi cho rằng đây là kế hoạch tốt nhất để áp dụng và tôi đã tự mình soạn thảo và vạch ra kế hoạch di chuyển từ tuyến 1 đến tuyến 3. (Tuyến 1 là khúc sông Cam Lộ hay Đồng Hà. Tuyến 2 là khúc sông Thạch Hãn. Tuyến 3 là sông Mỹ Chánh.)

10) Lúc đó, do áp lực nặng nề của Cộng quân, SĐ3BB phải rút lui. Thưa anh có thể cho biết cuộc rút quân đó do lệnh của ai hay do chính bộ Tư lệnh Sư đoàn quyết định? Lúc đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn I có ý kiến gì không?

- Tôi xin nói ngay là chúng tôi không rút lui mà chúng tôi chuyển quân chiến thuật. Trước khi ra lệnh di chuyển về tuyến 3 (sông Mỹ Chánh), tôi đã trình lên Bộ tư lệnh Quân đoàn I, đồng thời khi biết quyết định nầy, đại tá Metcalf điện báo cho thượng cấp của ông là đại tướng Creighton Abrams, thì tướng Abrams trả lời cho Metcalf như sau: “Tướng Giai có toàn quyền hành động”. Phía Quân đoàn I, khi tôi trình kế hoạch chuyển quân, tư lệnh Quân đoàn I là trung tướng Hoàng Xuân Lãm không trả lời, nhưng vì tình hình khẩn cấp tôi đã ra lệnh chuyển quân, thì vào phút chót trung tướng Lãm ra lệnh tử thủ Quảng Trị, nghĩa là không chấp thuận kế hoạch chuyển quân của tôi, nhưng đã trễ vì lệnh chuyển quân đã bắt đầu thi hành rồi nên không thể lấy lại lệnh. Vì vậy tôi đã bị cấp trên quy tội là “Bất tuân thượng lệnh.”.

Tôi nhấn mạnh là chúng tôi không rút lui. Chúng tôi chuyển quân theo chiến thuật cần thiết để đối phó với tình hình lúc đó. Rút lui có nghĩa là mở cuộc hành quân, hay tấn công một nơi nào đó, rồi sau đó rút lui. Đàng nầy, không phải chúng tôi rút lui, tức bỏ đi, mà chúng tôi chỉ chuyển quân, bảo toàn lực lượng và chờ đợi cơ hội phản công. SĐ3BB và các đơn vị tăng phái di chuyển theo kế hoạch đã vạch ra.

Cuộc chuyển quân diễn ra theo đúng kế hoạch. Chỉ có một cuộc chạm súng nhỏ và chúng tôi đã hạ được 2 xe tăng PT76 của Việt cộng. Thương vong về phía chúng ta trong cuộc rút quân rất thấp, vì tất cả đi về phía đông quốc lộ 1, nhưng bị thổi phồng lên hàng ngàn người. Sự chết chóc trên quốc lộ 1 từ Quảng Trị về Mỹ Chánh xảy ra không phải riêng trong cuộc chuyển quân của chúng tôi mà trước đó đã xảy ra trong suốt tháng 4-1972 khi dân chúng di chuyển từ Quảng Trị về Huế, lúc Việt cộng bắt đầu tấn công từ ngày 29-3-1972.

Cuộc chuyển quân của SĐ3BB về tuyến phòng thủ 3 (sông Mỹ Chánh) coi như thành công chứ không thất bại, nhưng tôi không có thời gian để chấn chỉnh đội ngũ SĐ3BB vì sau ngày 30-4-1972, tôi được gọi về bộ Tổng tham mưu phúc trình sự việc. Đại tá Ngô Văn Chung, tư lệnh phó SĐ3BB tạm thay tôi cho đến khi thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh được cử làm tân tư lệnh SĐ3BB.

11) Hậu quả đầu tiên của cuộc chuyển quân nầy là anh bị kỷ luật. Xin anh cho biết rõ những biện pháp kỷ luật đối với anh.

- Về bộ Tổng tham mưu, tôi trình diện ở Phòng thanh tra và bị giữ tại Đại đội Tổng hành dinh một tháng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh truy tố tôi. Tôi bị chuyển qua Khám Chí Hòa và bị đưa ra Tòa. Tòa án Quân sự kết án tôi năm năm tù vị tội “bất tuân thượng lệnh”. Tôi bị giam giữ ở Khám Chí Hòa. Đang thọ án, biến cố 30-4-1975 xảy ra. Khám Chí Hòa tự động mở cửa cho mọi người ra ngoài. Tôi đi về nhà.

12) Đời sống trong khám Chí Hòa như thế nào, thưa anh?

- Người ta cho tôi sống riêng trong một căn nhà nhỏ như cái thư viện. Sau đó có thêm vài người nữa như chuẩn tướng Trần Quốc Lịch, ông Nguyễn Tấn Đời. Đời sống thoải mái. Cơm nước do gia đình mang vào. Trong thời gian nầy, vị tướng tư lệnh Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi trong Chí Hòa, đề nghị đưa tôi ra cầm quân trở lại, nhưng tôi thấy khó làm việc trong hoàn cảnh lúc đó nên tôi yêu cầu để tôi có thời giờ suy nghĩ.

13) Là một quân nhân, anh im lặng chấp nhận kỷ luật, nhưng trong tận cùng suy nghĩ của anh, anh có thấy mình bị oan ức không? Xin anh thành thật kể ra.

- Tôi nhận trách nhiệm những gì tôi làm. Tôi im lặng chịu đựng tất cả hậu quả những gì tôi đã làm mà tôi cho là đúng với tình hình. Tôi ra lệnh chuyển quân để lập tuyến phòng thủ mới như đã dự định nhằm tạo lại thế phản công thay vì bị động, nhằm tránh thương vong trong sự co cụm, để Việt cộng vào và chúng ta dùng phi pháo tiêu diệt, rồi sẽ tấn công trở lại. Đúng như những gì sau đó xảy ra, cổ thành Quảng Trị là mồ chôn hàng ngàn Việt cộng, sau khi SĐ3BB ra khỏi cổ thành.

Tôi nghĩ rằng tổng thống Thiệu đã không hiểu được tình hình thực tế tại chiến trường mà chỉ khăng khăng giữ từng tấc đất và rồi để mất tất cả. Đó là kết quả của những vị tướng làm việc sau bàn giấy.

14) Sau ngày 30-4-1975, vì sao anh bị kẹt lại ở Việt Nam? Anh bị Cộng sản bắt giam ở đâu, trong bao lâu?

- Sau ngày 30-4-1975, mới ra khỏi tù, tôi về ở nhà, không đi đâu nữa. Tôi sống với gia đình cho đến khi đi “tập trung cải tạo” tức bị đi tù cộng sản ngày 16-5-1975.

Tôi bị giam cùng với các tướng lãnh khác ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung một năm. Trong năm nầy, chúng tôi phải học 10 bài. Tôi nhớ bài thứ nhất là “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù nhân dân ta”. Bài thứ hai là “Ngụy quân ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”. Tôi quên đề tài mấy bài giữa. Bài số 10, tức bài cuối cùng là “Lao động là vinh quang”.

Sau bài số 10 nầy, Việt cộng bảo rằng ở đây không có đất để chúng tôi thực tập lao động, nên chuyển bọn tù chúng tôi ra Bắc, ở trại 5 Hoàng Liên Sơn. Ở tại đây cho đến năm 1978, Trung cộng đe dọa vùng biên giới, chúng tôi bị di chuyển về Hà Tây biệt giam. Năm 1983, tôi chuyển trại một lần nữa, đến trại tù Nam Hà. Cuối năm 1987, tôi ra tù và được qua Mỹ theo chương trình H.O. 16 năm 1993. Trước khi ra đi, Việt cộng bắt tôi phải ký giấy cam kết không được hoạt động chống đối chúng nó. Có lẽ không phải riêng tôi, mà ai ra đi chúng nó cũng đều bắt buộc như vậy.

15) Là một sĩ quan cấp tướng, khi hỏi cung anh, CS chú trọng đến những vấn đề nào nhất?

- Khi hỏi cung tôi, lúc đầu Việt cộng hỏi nhiều về âm mưu của Mỹ sau ngày 30-4-1975. Mục đích của Việt cộng là tìm bắt những ai còn hoạt động chống cộng và tìm những ai là người do Mỹ cài lại Việt Nam. Việt cộng cũng cho tôi là người của Mỹ, có lẽ là vì lúc tôi bị giữ ở Khám Chí Hòa, có vị tướng Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi. Có thể chúng được ai đó báo cho biết việc nầy, nên chúng nó nghi ngờ tôi. Chúng cũng hỏi tôi lúc ở Quảng Trị có được “cách mạng móc nối” không? Tôi trả lời là không. Như thế là có thể Việt cộng đã sai người kiếm cách móc nối tôi, nhưng chúng không móc được. Ngoài ra, Việt cộng bắt tôi viết tự thuật lại toàn bộ đời tôi.

16) Cuối cùng, anh ra nước ngoài năm nào? Đời sống của anh hiện nay ra sao?

- Tôi đến Mỹ ngày 3-3-1993, theo chương trình H.O. 16. Đời sống của tôi nay đã ổn định, an dưỡng tuổi già, con cái đã trưởng thành. Thật là hạnh phúc sau 77 năm cuộc sống phiêu bạt: 7 năm thời thơ ấu, 11 năm học đường, 19 năm binh nghiệp, 3 năm tù thời VNCH, 12 năm rưỡi tù cộng sản, 5 năm chờ đợi ở Sài Gòn và 18 năm trên đất Mỹ…


KẾT LUẬN: Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi khá lâu, khoảng 4 giờ đồng hồ, rất vui vẻ, chân tình. Xin cảm ơn anh Giai. Kể lại chuyện xưa, cựu chuẩn tướng Giai trình bày rất tự nhiên thoải mái, không có gì là bực bội hay hằn học đối với các cấp lãnh đạo quân đội VNCH đã truy tố và bỏ tù ông.

Ngay sau trận Quảng Trị tháng 4-1972, chuẩn tướng Vũ Văn Giai đã bị “hy sinh”, bị đưa ra tòa, bị ghép tội “bất tuân thượng lệnh” và lãnh án 5 năm tù giam. Vụ án của ông còn bị dư luận thổi phồng vì hai lý do: 1) Người dân chỉ thấy cuộc chuyển quân thất bại và nhiều người chết trên con đường Quảng Trị-Huế, mà không biết diễn tiến nội vụ chuyện chuyển quân, và quên chú ý rằng người ta chết vì suốt một tháng giao tranh trong khi việc chuyển quân chỉ diễn ra một ngày vào cuối tháng 4-1972. 2) Những lãnh đạo của tướng Giai tìm cách tránh né trách nhiệm của chính các ông về những sai lầm trong cuộc hành quân, và đổ hết tội lỗi lên hai vai của tướng Giai. Ông gánh chịu dư luận quốc nội cũng như quốc tế thay cho các cấp lãnh đạo trung ương và Quân đoàn I.

Tuy nhiên, dần dần theo thời gian, những uẩn khúc về trận đánh nầy được làm sáng tỏ. Gần đây nhất, trong cuộc hội thảo “Việt Nam, 35 năm nhìn lại” vào tháng 4-2010 tại Washington D.C., sử gia Dale Andrade, thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã nói như sau:

“Thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề, tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, ra lệnh lui quân về phía Nam để có thể tạo ra một đồn lũy vững chãi hơn. Các cố vấn Hoa Kỳ cho rằng đây là một quyết định hợp lý, có cơ sở, có triển vọng giữ lại được hàng ngũ của ông trong tình thế hiểm nghèo lúc đó. Nhưng tiếc thay, ngay khi kế hoạch chuyển quân bắt đầu, thì nửa đêm hôm đó, tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I, gọi phôn ra, ra lệnh tử thủ Quảng Trị…. Sau khi Quảng Trị thất thủ, tướng Giai bị đổ hết tội lỗi lên đầu, và còn bị bỏ tù. Tướng Giai đã bị đối xử bất công. Tôi cho rằng ông đã làm hết sức mình trong một hoàn cảnh rất khó khăn trước quân thù, khi không được cả sự đồng thuận của đồng đội…” (Nhật báo NGƯỜI VIỆT, California, ngày Thứ Hai 26-4-2010, số 8906, tr. A6)

Một người đứng ngoài cuộc chiến như Dale Andrade, với đầy đủ điều kiện nghiên cứu, sàng lọc nhiều tài liệu trong văn khố quân sử Hoa Kỳ, nắm rõ diễn tiến các trận đánh, hy vọng là khách quan và khả tín.

Tuy nhiên, có một điều quan trọng đáng nói hơn hết: cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, trong cương vị tư lệnh SĐ3BB, năm 1972 đã tận lực chiến đấu với tất cả khả năng của mình nhằm bảo vệ tuyến đầu đất nước. Ông là một tướng lãnh tận trung với Tổ quốc, can đảm, tận tụy, nhưng kết quả không may mắn, ông đành im lặng xuôi theo số phận vào cuối đời binh nghiệp, mà vẫn không thẹn với lương tâm, với đồng đội và với dân tộc.

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 3-8-2011)






Tướng Vũ Văn Giai ra đi và nghĩ về một ẩn sửTướng Vũ Văn Giai tuy không là một vị tướng tài ba lỗi lạc nhưng cũng không là một vị tướng tồi. Ông là một vịt  ướng cương nghị, trầm tĩnh cần mẫn, trong sạch và không kém tài chỉ huy thao lược. Ông liên miên thị sát chiến trường và luôn sát cạnh với các Đơn vị trưởng Trung ,Tiểu đoàn chỉ huy và hoạch định kế hoạch truy lùng, diệt địch.Nếu giá như ông có được quyền chỉ huy tự chủ và được sự yểm trợ của Quân Đoàn, của Đồng Minh Hoa Kỳ đúng mức , có lẽ biến cố Mùa Hè Đỏ Lửa không đến nỗi thê thảm đến mức độ chính ông phải bị thân bại danh liệt và Sư Đoàn 3_BB không phải mang tiếng xấu khó tẩy rửa: "Sư Đoàn 3 chạy làng"!

Thử nhớ lại,Sư Đoàn 3 là một Sư Đoàn non trẻ nhất và được thành lập sau rốt trong Quân Lực VNCH. Nó được cấu thành sau khi chiến dịch Lam sơn 719 tấn công sang Hạ Lào nhằm phá hủy một phần Đường Mòn Hồ Chí Minh bị coi là thất bại vì chiến thuật lui binh thiếu chuẩn bị chu đáo và kém cõi_do đã hoạch định, đã chọn con đường triệt thoái cũng lại là con đường tiến quân trong một địa thế núi rừng trùng điệp, nên địch dễ dàng tái phối trí, chuẩn bị vị trí xạ kích những tụ điểm đã bị tấn chiếm và phục binh cạnh sườn cũng như đánh tập hậu khi lực lượng quân đội VNCH lui binh. Sự thất bại nầy đã nêu bật yếu điểm chủ trương chiến tranh có tính quy định của Hoa Kỳ : Phòng thủ nội địa và không tấn công sang đất địch để tránh chiến tranh lan rộng, trong khi Binh thư bao đời đã chỉ rõ "trong cuộc chiến không tiến công được địch tất sẽ bại vong !". Cho nên , chủ trương quái đản đó đã dẫn đến một thảm bại tất yếu vào tháng Tư năm 1975 ! Nếu không có sự quy định có tính tự trói buộc ngu xuẩn đó, nếu Chiến dịch Lam sơn 719 được vạch ra với một chiến thuật phóng khoáng sáng tạo hơn: tiến quân theo đường 9 Hạ Lào , phá hủy chớp nhoáng các tụ điểm của địch trên Đường Mòn Hồ Chí Minh, rồi bất ngờ và nhanh chóng ‘lùi về trong thếtiến công, đánh vòng xuyên biên giới Lào qua Đồng Hới, vượt sông Bến Hải trở về phía Nam thì chiến thắng chắc chắn sẽ nắm chắc trong tay và cục diện chiến tranh sẽ hoàn toàn đổi khác. Vì sự thất bại Chiến Dịch Lam Sơn 719 chính là sự thất bại có tính thử lửa Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Hoa Kỳ.Nó ảnh hưởng mạnh đến sự cân nhắc chính sách yểm trợ hay ngưng yểm trợ VNCH trong chính giới Hoa Kỳ, trong Quốc Hội Mỹ.

Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã hình thành ngay sau sự thất bại có tính thử lửa đó. Thật ra,t hực lực của nó chỉ là một ‘trung đoàn +’. Nội lực chính của Sư Đoàn tân tạo nầy chính là Trung Đoàn 2-Bến Hải thiện chiến gồm 5 Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 1 BB trước đó. Trung Đoàn 2 BB bị xén đi hai tiểu đoàn, để lập ra hai Trung Đoàn mới là 56 và 57. Sau đó hai Trung Đoàn mới nầy được bổ sung quân số cho đủ cấp số mỗi Trung Đoàn có ba Tiểu đoàn. Phải nói, thật hết sức ngao ngán khi chứng kiến thành phần quân số mới bổ sung đến cho Sư Đoàn 3 tân lập:_ hết 99% là thương bệnh binh, lao công đào binh mãn hạn tái ngũ, thanh niên trốn lính bị cưỡng bách thi hành nghĩa vụ quân dịch từ khắp bốn vùng chiến thuật đổ dồn về. Cho nên vào những năm 1971 và 1972, nhìn chung Sư Đoàn 3 BB là một Sư Đoàn gần như ô hợp và bết bát nhất của QLVNCH dưới quyền Chuẩn Tướng Tư Lệnh Vũ Văn Giai! Vậy mà Sư Đoàn nầy lại được bố trí trấn thủ ngay tại địa đầu Giới Tuyến Bến Hải_ vùng lửa đạn không ngớt sôi động từng giây từng phút, vùng tột cùng hiểm nguy mà các chiến binh gan dạ nhất khi nghe nói đến cũng không khỏi có phần chột dạ ! Vào thời điểm đó đã có những đồn đoán, những nghi ngại : Đây là một Sư Đoàn non yếu được dàn dựng với một khung sườn rã rời, tạm bợ, lõng lẽo dễ dàng bị xóa sổ ngay trong giây phút đầu tiên đụng trận, sẽ là một ‘Đơn vị thí mạng' để giúp cho Bắc Quân nhanh chóng tiến đến miền đất hứa_Bờ Bắc Sông Mỹ Chánh, cho một cuộc đổi chác giữa Hoa Kỳ và Cọng Sãn Bắc Việt: Phía Hoa Kỳ sẽ được giao trả tù binh, phía CS Bắc Việt sẽ có được phần đất từ Bến Hải đến bờ bắc Sông Mỹ Chánh. Đây tuy chỉ còn là một đồn đoán vì chưa có một bạch hóa nào từ hai phía Mỹ và Bắc Việt,nhưng nếu đó không là sự thật thì khó bề lý giải sự ngu dốt cực kỳ vô lý của Cố Vấn Hoa Kỳ lẫn Tổng tư lệnh VNCH và Tư Lệnh Quân Đoàn I _BB vào thời điểm đó, khi những giới chức nầy đã bố tri một lực lượng tác chiến còn quá non yếu như Sư Đoàn 3BB tân lập trấn nhậm, đứng mũi chịu sào tại Hỏa Tuyến Địa Đầu !

Đầu mùa xuân 1972 , các Trung Đoàn 2, 56,57- Hành Quân trấn đóng tại các Căn cứ Caroll (thuộc Tân lâm, Khe Gió ngăn chận tuyến đường xâm nhập Bắc Quân qua biên giới Việt lào vào Đông Hà ,Quảng Trị), Căn cứ C1,C2 (Cồn Thiên 1 và 2 trấn đóng phòng thủ dọc theo phía nam sông Bến Hải) đã phát hiện ra các hoạt động đánh mìn mở rộng đường mòn HCM của Cộng Quân Bắc Việt ; sự di chuyển Bắc quân qua biên giới bị hàng rào điện tử Mac Namara báo động; cùng các cuộc chạm súng lẻ tẻ của các Đại Đội trực thuộc các Trung Đoàn với Cộng quân quanh các căn cứ hỏa lực nầy ngày càng dày hơn. Nhận được các báo cáo nầy từ các Trung Đoàn, Tướng Vũ Văn Giai đã liên tục sát cánh cùng với các Trung Đoàn Trưởng lên máy bay thị sát các mặt trận. Sau đó Ông đã nhiều lần đi cùng Cố vấn Mỹ của Sư Đoàn đến tận Trung Đoàn để nghe các Trung Đoàn Trưởng thuyết trình báo cáo tình hình chiến sự có tính khẩn trương tại khu vực trách nhiệm, hầu mong có một phối trí lực lượng quân sự cần thiết giữa Hoa Kỳ và Sư Đoàn, Nhưng,hầu hết các buổi thuyết trình đều bị Cố Vấn Mỹ nghe với thái độ hững hờ, hoặc tỏ ý nghi ngờ, bác bỏ_ nại cớ Bắc quân không bao giờ dám vi phạm hiệp định đình chiến Genève vượt qua Vĩ Tuyến 17 . Thêm một điều khá lạ lùng là với tư cách Tư Lệnh Quân Khu I, người ta chưa bao giờ thấy Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm ló mặt ra vào những lúc còn bình thường tại bất cứ một đơn vị hành quân trú đóng nào ở vùng Giới Tuyến thì còn mong chi đến một sự yểm trợ của Quân Đoàn đúng mực và cấp thiết trong lúc dầu sôi lửa bỏng nhất!
Và rồi việc gì phải đến đã đến. Mùa hè 1972 Bắc Quân với bốn Sư Đoàn Bộ được tháp tùng với các Trung đoàn pháo và chiến xa từ Đường 9 Nam Lào tấn công căn cứ hỏa lực Caroll. Cùng thời, Bắc Quânđã thực sự vi phạm Hiệp Định Genève vượt giới tuyến Bến Hải tấn công căn cứ C1 và C2. Đúng ngay trước đêm của thời điểm Bắc quân mở màn ồ ạt tấn công các căn cứ trấn thủ trọng yếu nầy của Đông Hà, Quảng Trị. Không biết có không một bàn tay phù thủy nào đó đã sắp xếp,sai sử để có một Lệnh Hành Quân “ khẩn”, hoán chuyển quân có tính bất thường giữa các Trung Đoàn Hành Quân:_Trung Đoàn 2 thường xuyên đóng tai Caroll có lệnh phải di chuyển đến căn cứ C1 ,đang trênđường đến C1 thì Bộ Chỉ huy Trung Đoàn nhận được tin báo Bắc quân đã đánh chiếm C1. Trung Đoàn 56 mới được vừa bàn giao bởi Trung Đoàn 2 chưa nóng chỗ,chưa kịp làm quen với những vị trí đặt hỏa pháo đây đó,còn lạ lẫm với các công sự phòng thủ bố trí trên một vòng đai rộng..thì bị Cộng Quân tấn công tới tấp với đủ các loại súng cở lớn nòng, bắn trực xạ vào các hầm trú.,các công sự phòng thủ, đến đổi Trung Đoàn không kịp trở tay chống cự.Cuối cùng Trung Đoàn Trưởng Phạm Văn Đính_một Chỉ huy có tiếng thao lược mới được thuyên chuyển từ Sư Đoàn 1 về, buộc lòng ra lệnh đầu hàng !

Trung Đoàn 57 ở C2 bị pháo kích nặng nề ,sau đó có lệnh rút lui .Ở giây phút hiểm nghèo nầy,chúng ta phải ghi nhận một điểm son không thểchối cải về tài chỉ huy của Tướng Vũ văn Giai.Bị một cú đánh phủ đầu bất ngờnhư trời giáng như thế,Tướng Giai đã bình tỉnh phối trí lại Sư Đoàn,chiến đấu chống trả trực diện, phòng thủ giữ vững Quảng Trị gần một tháng trường so với một lực lượng địch có quân số gấp bốn lần được trang bị vũ khí nhiều hơn,tối tân hơn như hỏa tiễn tầm nhiệt,hỏa tiễn 122 ly,súng đại bác 130 ly.Số lượng chiến xa địch cấp Trung đoàn,trong khi Sư Đoàn 3 chỉ có số lượng chiến xa cấp Tiểu Đoàn ! Trong một tháng chống trả Bắc Quân nầy của Sư Đoàn 3BB đã không có lấy một phi vụ nào từ phía Không Quân Mỹ yểm trợ,cũng như không có một phối hợp hành quân tác chiến nào từ phía Quân đội Mỹ !Một Sư Đoàn được coi là ô hợp và non trẻ như Sư Đoàn 3 mà chống trả,cầm cự được với một lực lượng địch có quân số lớn hơn nhiều lần trong một tháng trường thì phải ghi nhận đó là một kỳ tích trong quân sử không những của VN mà của cả thế giới nữa.Cuối cùng, theo tin từcác sĩ quan tham mưu trong Sư Đoàn, tướng Giai đã bị Cố Vấn Hoa Kỳ ép lên phi cơ đưa về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn,bị cách chức và chịu kỹ luật ! Khi rắn đã khôngđầu thì mạnh quan mạnh quân tan hàng chạy về Huế .Một cuộc triệt thoái hổn loạn như thế đương nhiên không thể tránh khỏi bị địch phục kích,bị sơn pháo của địch bắn chụp tàn sát.Người bị thương oằn oại không còn bò lết được kêu cứu, rên la chờ chết; xác chết của dân: già, trẻ ,lớn bé, đàn ông,đàn bà đủ loại,xác của lính: bộ binh,TQLC,Địa Phương Quân,Nghĩa Quân các thứ,xác xe cộ tan tác cháy xém sắp lớp từ Cầu Dài qua Diên sanh với máu loang thẩm đất,với các chi thểchân tay,đầu ,óc não bầy nhầy vung vít đây đó dính quyện với bụi đỏ tanh tưởi kinh khiếp không thể tả.Đó_ đúng là Đoạn Đường Kinh Hoàng như ai đó đã gọi tên một cách thật chính xác! .Không biết do tin từ đâu, khi ai vượt được qua bờ nam sông Mỹ Chánh thì đều tin tưởng mình đã thoát chết ?
Về sau,sự phản công tái chiếm lại Quảng Trị có sự phối hợp với Không Lực Hoa kỳ thì có tin đồn : Hoa Kỳ đã bị phía Bắc Việt bội tín không trả tù binh Mỹ,nên Mỹ phối trí với VNCH phản công đánh chiếm lại Cổ Thành và thành phố Quảng Trị .Cũng có tin đồn Bắc Việt viện lý do phía Hoa Kỳ đã không sớm khống chế được Sư Đoàn 3
BB ngay từ đầu như đã thỏa thuận, sự cầm cự của Sư Đoàn 3 BB đã kéo dài cả tháng trái với sự cam kết giữa đôi bên ,nên Bắc Việt đã không giao trả tù binh Mỹ !

Nếu đó là một sự thật thì đúng là một oan khuất cho Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai_ Một chỉ huy đáng kính của Sư Đoàn và là một uất nghẹn cho toàn thể Sĩ Quan và Binh Sĩ Sư Đoàn 3 Bộ binh trước nhẫn tâm 'thí mạng đồng minh' vì lợi ích chính trị riêng tư của chính phủ Mỹ trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Cũng như,lại thêm một lần nữa_ vào tháng 3 năm 1975 theo như lời kể trong hồi ký Sĩ Quan Tùy Viên của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng_ Tư Lệnh Quân Khu 1, Sư Đoàn 3 lại thêm một lần nữa, bị biến thành một ‘ Đơn Vị thí thân’ trong mục đích cản bước địch, một Đơn Vị bị bỏ rơi trong kế hoạch di tản dù là Sư Đoàn nầy sau khi tái phối trí tại Hòa Khánh Quảng Nam đã sớm trở thành một Đợn vị chiến đấu vững mạnh ,lập nhiều chiến công hiển hách ở các trận chiến Hiệp Đức, Lộc Hiệp, Thượng Đức, Kỳ Long Tiên Phước, Quế Sơn...).Sư Đoàn 3 phải nằm lại chịu thí thân để làm rào cản giúp cho các lực lượng cơ động thiện chiến như Dù và Thủy quân lục chiến có đủ thì giờ bình an rút về phòng vệ Thủ Đô Sài Gòn trong cái gọi là Chiến Lược Co Cụm đưa đến mất nước của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thời bấy giờ! Đúng vào ngày 29 tháng 3 ngày cuối cùng thành phố Đà Nẵng bị thất thủ vào tay Bắc Quân, trên 2/3 quân số Sư Đoàn 3 Bộ binh đã thoát hiểm ra biển vào Nam tập hợp và tái lập Sư Đoàn tại Vạn Kiếp cũng lại là một phép lạ không thể nghĩ bàn.

Hôm qua ngày 13-10-2012, được tin Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai đã vĩnh viễn ra đi, toàn thể Sĩ Quan và Binh sĩ Sư Đoàn 3 Bộ binh, một Đơn Vị sinh sau đẻ muộn chịu nhiều vô lý thiệt thòi khuất tất, chắc không khỏi ngậm ngùi thương tiếc một vị Tư Lệnh đáng kính mẫn cán, nghiêm cẩn, trong sạch, thao lược _và, càng rất đáng được khâm phục hơn qua sự im ẩn, chịu oan khuất của Ông bao nhiêu năm qua chỉ vì đại cuộc. Mong rằng đám mù sương còn bao phủ quanh Ông cũng như những dư luận, những điều tiếng không xứng hợp, bất công đối với Sư Đoàn 3 BB sẽ sớm tan biến và quân sử VNCH sẽ điều chỉnh đúng thực về năng lực, tư cách và công trạng của Cố Chuẩn Tướng Vũ văn Giai cũng như của Sư Đoàn 3 Bộ Binh.



Hà Nguyên Lãng





CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI, NGƯỜI HÙNG QUẢNG TRỊ NĂM 1972 ĐÃ QUA ĐỜI  
  

Tin Garden Grove - Cựu Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, người được mệnh danh là người hùng Quảng Trị năm 1972, đã qua đời vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày 13 tháng 10 vừa qua tại thành phố Garden Grove, tiểu bang California, hưởng thọ 78 tuổi. Sinh năm 1934 tại làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cha mất sớm, mẹ làm ruộng, tần tảo nuôi con. Ông là con út trong gia dình 4 người con, 1 gái và 3 trai. 2 người anh của ông bị Việt Minh bắt, gia đình bị tịch thu hết ruộng đất, ông ghi danh thi vào Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và sau đó theo học nhảy dù, thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù ở Hồ Tây, Hà Nội, giữ chức trung đội trưởng.

Ông di cư vào Nam năm 1954, sau đó được giữ chức đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù. Sau nhiều lần thăng cấp, sau trận Mậu Thân năm 1968 ông trở thành Đại tá và được đưa giữ chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 bộ binh tại Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 1971 ở Hạ Lào, ông là Phó tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh và được vinh thăng lên Chuẩn tướng. Do nhu cầu chiến trường, bộ Tổng tham mưu lúc đó lập ra Sư đoàn 3 Bộ binh và chỉ định ông là Tư lệnh.

Trong cuộc tấn công vào Mùa hè đỏ lửa, Cộng sản Bắc Việt mở chiến dịch Trị Thiên ở Quân khu I. Sư đoàn 3 Bộ binh đóng ở tuyến đầu tại Quân khu 1. Tháng 3 năm 1972, Cộng sản Việt Nam mở cuộc tấn công vào Quảng Trị, sư đoàn 3 Bộ binh đã anh dũng đánh bật quân Cộng sản khiến cho hơn 12,000 bộ đội tử thương, hơn 10,000 tên bị thương trong khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ tổn thất 2500 binh sĩ và 4000 người bị thương. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị kẹt lại và bị giam cùng với các tướng lãnh khác mãi cho đến cuối năm 1987 ông mới được ra tù và được qua Mỹ theo chương trình HO 16 năm 1993.

Ông là một tướng lãnh tận trung với Tổ quốc, can đảm, tận tụy, sống không thẹn với lương tâm, với đồng đội và với dân tộc. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức tại nhà quàn Peek Family tại thành phố Westminster, ngày mai thứ năm sẽ cho thăm viếng từ 3 giờ chiều đến 7 giờ rưỡi chiều, sau đó linh cữu sẽ được hỏa táng vào lúc 11 giờ rưỡi sáng thứ sáu ngày 19 tháng 10 cũng tại nghĩa trang này. Đài truyền hình SB-TN xin trân trọng thông báo tin buồn một vị tướng lãnh tài ba của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã ra đi, và xin chân thành phân ưu cùng tang quyến cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai và binh chủng Nhảy Dù.




CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI



TT Thiệu gắn đôi Sao chiến thắng cho : Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai tại mặt trận Vùng 1 năm 1971.

Kính tặng Tướng quân Vũ Văn Giai , Đại tá Chung, Trung tá Khưu Đức Hùng , các Sỉ quan và, Chiến binh Sư đoàn 3 bộ binh ,, Đại tá Ngô Văn Định Trung tá Đỗ Đình Vượng, Trung tá Lê Bá Bình . Cố Đại tá Nguyễn Năng Bảo, Cố Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Cố Trung tá Nguyễn Hữu Tùng, , Cố Trung tá Ngô Minh Hồng, Các sĩ quan và chiến binh Lữ đoàn 147, 258 TQLC , Các Liên đoàn Biệt động quân , Lữ đoàn 1 Kỵ binh, các tiểu đoàn pháo binh , cùng Đia phương quân , nghĩa quân Tỉnh Quảng Trị trong những ngày tháng Phản kích và Tử thủ tại Mặt trận Quảng Trị, trong tháng tư bi hùng năm 1972

Lực lượng tham chiến.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tư Lệnh chiến trường :Chuẩn tướng Vũ Văn Giai
Tư lệnh phó : Đại tá Chung
Phụ tá Hành Quân Trung tá : Khưu Đức Hùng
Sư đoàn 3 bộ binh 3 trung đoàn 1,3, 56
3 Liên đoàn Biệt Động Quân .
2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 147 và 258
Lữ đoàn 1 Kỵ binh và 2 chi đoàn thiết giáp: thiết đoàn 7,18 kỵ binh, trung đoàn 51 bộ binh
Một số tiểu đoàn pháo binh và công binh

Quân đội CS Bắc Việt :
Tư lệnh tối cao : Đại tướng Văn tiến Dũng TTM QĐ CS Bắc Việt.
Tư lệnh chiến trường : Trung tướng (2 sao) Lê trọng Tấn
Các sư đoàn bộ binh: 304, 308, 320, 324 và 325, sau được tăng cường thêm 312 tại Lào.
2 trung đoàn tăng, thiết giáp: 202 và 203 với 400 xe tăng T-34, T-54, PT-76
5 tiểu đoàn đặc công
Bốn trung đoàn pháo binh cơ giới với hơn 300 pháo các loại
Hai sư đoàn phòng không: sư 367 và 376 với 3 trung đoàn pháo phòng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa (Hỏa tiễn)238, 237 với tên lửa đất đối không SAM 2
Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559 .
Tổng cộng hơn 80,000 quân.

Kế hoạch Phản kích và Tử thủ của Tướng Vũ Văn Giai QLVNCH :
Tây Tiến 1 :
Xé xác Chiến xa T.54 -Quyết tử Tây Bắc Quảng Trị
Tây Tiến 2:
Xa chiến dọc Sông Đông Hà -Kịch Chiến Ái tử

Kế hoạch của quân CS .
:Bão Táp 1 : " Ra quân như Nguyễn Huệ , khí thế hơn Mậu Thân "
Bão Táp 2 : Bổ sung quân số thương vong , tiếp tế đạn dượt : "Tổng tấn công"
VNCH: 2,500 chết, 4.,000 bị thương
CS : 12.000 chết, hơn 10,.000 bị thương

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ 

Tinh Quảng Trị 4. 1972
Tỉnh Quảng Trị Chính trị và hành chính
Tư Lệnh chiến trường :Chuẩn tương Vũ Văn Giai
Tư lệnh phó : Đại tá Chung
Phụ tá Hành Quân Trung tá : Khưu Đức Hùng
Địa lý
Thị xã Quảng Trị
Miền Bắc Trung Bộ
Diện tích 4.745,7 km²
Các thị xã / Quận , 2 thị xã và 7 Quận ,1 Đảo
Số dân
• Mật độ 200,.000 người
41 người/km²
Dân tộc Việt, Bru - Vân Kiều, Hoa, Tà-ôi

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thi xa Quang trị( Quan Mai Lin)nằm cách 598 km về phía nam thanh phố Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Sai Gon. Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975).
Thị xã Đông Hà
Quận Mai Lĩnh (Thị xã Quảng Trị )
Quận Cam Lộ
Đảo Cồn Cỏ
Quận Gio Linh
Quận Hải Lăng
Quận Hướng Hóa (Khe Sanh)
Quận Triệu Phong

Điều kiện tự nhiên
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năng

Điều kiện tự nhiên
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năngung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bến Hải... Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bạc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dỳ đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí: Cực bắc là 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, Thị trấn Vĩnh Linh. Cực nam là 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông. ngập úng vào mùa mưa lũ. Cực đông là 1070 23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng. Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận biên gioi Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa. Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. CáchHà Nội 582 km(350 Miles) về phía Bắc, thành phố Sai gon 1.121 km (675 miles)về phía Nam.. Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp A Lươí, quận Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet ( Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

Khí hậu đặc trưng của Quảng Trị
Gió tây nam khô nóng thường gọi là "gió Lào", hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua, thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C, độ ẩm tương đối thấp dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng. Bão: Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực , bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10,. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-400 mm, có khi 1000mm.
mệnh danh là "hoàng hậu của các bãi tắm" Đông Dương.
Mỹ Thủy bãi biển thơ mộng là một trong những bãi tắm đẹp ở miền Trung.


Dân chúng Quảng Trị, di tản về Thừa Thiên - Huế tháng 4. 1972

Bộ chỉ huy Lữ Đoàn 258 TQLC trong tháng 4 Bi Hùng tại Quảng Trị
Trung tá Ngô văn Định LĐT, Trung tá Đỗ Đình Vượng LĐ phó và ban tham mưu.



WESTMINSTER (NV) - Cố Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, cựu tư lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh QLVNCH, vừa được phủ cờ VNCH qua một nghi lễ tổ chức tại nhà quàn Peek Family Funeral Home, Westminster, lúc 5 giờ chiều Thứ Năm.
Ông Giai từ trần lúc 6 giờ 30 chiều Thứ Bảy, 13 Tháng Mười, tại Garden Grove, California, hưởng thọ 78 tuổi. Trong hình, cựu quân nhân QLVNCH chào quan tài cố chuẩn tướng trong nghi lễ phủ cờ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



Chuyện Hai Người Lính 
Nguyễn Kỳ Phong 
Ðọc Vietnam’s Forgotten Army: 
Heroism and Betrayal in the ARVN

Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN
By Andrew Wiest.
New York University Press, 2007, 368 pages
Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên: Anh Hùng và Bội Phản Trong Quân Ðội VNCH, là một cuốn sách viết về hai người lính và binh nghiệp của họ trong cuộc chiến Việt Nam. Hai người lính — trong trường hợp này là hai sĩ quan — Trung tá Phạm Văn Ðính và Thiếu tá Trần Ngọc Huế. Trung tá Ðính và Thiếu tá Huế, hai ngôi sao sáng đang lên của quân lực VNCH. Hai người đang xã thân chiến đấu chống lại một chủ nghĩa mà họ thù ghét từ lúc mới lớn. Nhưng vào những giờ cuối cùng trong đời binh nghiệp, hai người chọn hai lối đi khác nhau: Thiếu tá Huế chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt làm tù binh; Trung tá Ðính, dưới áp lực của địch, đầu hàng để khỏi bị bắt làm tù binh.
Bìa tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army. Đại úy Trần Ngọc Huế đang được Đại tướng Abrams gắn huy chuơng. Bên phải là Thiếu tá Phạm Văn Ðính. Người sĩ quan Hoa Kỳ đứng phía sau là Đại úy cố vấn cho đại đội Hắc Báo William Joe Bolt. Bolt hồi hưu với 
cấp bậc Trung tướng

Tình tiết trong Một Quân Ðội Bị Quên giống như một cuốn tiểu thuyết, nhưng tất cả đều sự thật; đều có thể kiểm chứng được. Ðường binh nghiệp của Tr/T Ðính và Th/T Huệ gần như đi song song với nhau: cả hai là sĩ quan tác chiến; đều là chỉ huy trưởng những đơn vị vang tiếng của quân lực VNCH. Và đoạn cuối binh nghiệp của cả hai cũng giống nhau, khi bị chấm dứt trong hai trận đánh khốc liệt nhất của chiến tranh Việt Nam: Th/T Huế trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971; Tr/T Ðính vào Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972.

Tr/T Phạm Văn Ðính tốt nghiệp khóa 9, Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức; T/T Trần Ngọc Huế, khóa 18, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, Ðà Lạt. Ra trường hai người về phục vụ ở miền Trung — nơi sanh ra và lớn lên của Huế và Ðính. Ðính phục vụ ở tiểu đoàn 3/trung đoàn 3/ sư đoàn 1 Bộ Binh; Huế, TÐ1/ Tr.Ð1/ SÐ1BB. Sau vài năm nếm mùi binh lửa ở vị trí thấp nhất của một sĩ quan mới ra trường, cả hai được hoán chuyển về đơn vị mới, với nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Ðầu năm 1965, Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân, tư lệnh sư đoàn 1BB, quyết định thành lập một đại đội xung kích, có khả năng phản ứng nhanh để đáp ứng những trường hợp khẩn cấp ở Vùng I. Ðại đội này còn phải có khả năng trinh sát như một đại đội thám báo/ viễn thám của sư đoàn. Ðại đội tân lập đó được đặt tên Hắc Báo, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tư lệnh sư đoàn. Và Trung úy (lên Đại úy vài tháng sau đó) Ðính được danh dự chọn làm Đại đội trưởng đầu tiên.

Ðại đội Hắc Báo của sư đoàn 1BB có lẽ là một trong những đơn vị cấp đại đội được nhắc đến tên nhiều nhất trong quân lực VNCH. Thành hình vào tháng 2-1965, đại đội có năm trung đội tác chiến (năm 1968 có sáu trung đội) ; có một đơn vị không vận cơ hữu ứng trực 24 tiếng đồng hồ một ngày, gồm năm trực thăng chuyên chở và hai trực thăng võ trang yểm trợ. Ðại đội có một toán cố vấn Mỹ và Úc Ðại Lợi đi kèm. Sự có mặt của các cố vấn ở cấp đại đội cho thấy sự quan trọng của đơn vị này: thông thường cố vấn chỉ có mặt ở cấp tiểu đoàn trở lên. Từ lúc thành hình cho đến ngày VNCH thất thủ, đại đội Hắc Báo chưa bao giờ thất bại với những công tác giao phó. Từ những công tác giải cứu phi công bị rớt trong lòng đất địch, cho đến những cuộc đột kích vào những binh trạm của CSBV ở thung lũng A Shau, ở Co Roc, hay xa hơn bên kia biên giới Lào. Ðại tướng Creighton Abrams, tư lệnh MACV, nhiều lần nhắc đến tên đại đội Hắc Báo trong những buổi họp tham mưu cuối tuần (ghi lại trong The Abrams Tapes, của Lewis Sorley). Ít có một đại đội nào của quân lực VNCH có danh tiếng vang tận đến Bộ Quốc Phòng Mỹ ở Hoa Thịnh Ðốn như đại đội Hắc Báo. Cuối năm 1971, trong cao điểm của chương trình Việt Nam Hóa, phó giám đốc Nha Nghiên Cứu và Biến Chế của Bộ Quốc Phòng, Leonard Sullivan — đang làm việc trực tiếp cho Bộ trưởng quốc phòng Melvin Lair — sang Việt Nam nghiên cứu một kế hoạch ít tốn kém để ngăn chận đường xâm nhập Hồ Chí Minh. Trong lần viếng thăm Trung tướng Hoàng Xuân Lãm và Thiếu tướng Phạm Văn Phú vào trung tuần tháng 10-1971, Sullivan cho biết Bộ trưởng đã Laird thông báo là Không Quân Hoa Kỳ sẽ không còn tài chánh để tiếp tục dội bom ngăn chận bằng B-52 vào năm tới. Thay vào đó, bộ quốc phòng Mỹ đề nghị một phương cách ngăn chận khác là dùng những đại đội như đại đội … Hắc Báo để đột kích những binh trạm của CSBV trên đuờng mòn Hồ Chí Minh! Tiếp theo, Sullivan đề nghị quân đoàn I nên lập thêm vài đại đội Hắc Báo nữa và đưa vào Vùng II để đột kích những binh trạm ở vùng ba biên giới Việt-Miên-Lào. Nhưng hai vị tư lệnh quân đoàn và sư đoàn cho biết họ chỉ có thể thực hiện lời yêu cầu nếu có lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Hơn nữa, nhân sự của đại đội Hắc Báo không phải dể có. Trung tá Nguyễn Xuân Lộc, trưởng Phòng 2 Sư Ðoàn 1BB, cho biết nhân sự của Hắc Báo đến từ hai đại đội thám báo của trung đoàn 3 và 54. Nghĩa là hai trung đoàn này không có đại đội thám báo như hai trung đoàn 1 và 2 của SÐ 1BB, để có chổ cho nhân sự của đại đội Hắc Báo. Tóm lại, lập ra một đại đội như đại đội Hắc báo không phải là chuyện đơn giản (Ðọc thêm: Ðiện tín của Trung tướng Welborn G. Dolvin, tư lệnh Quân Ðoàn XXIV, gởi Đại tướng Creighton Abrams, tư lệnh MACV. Secret DNG 2997 Eyes Only, 20 October 1971. Subject: Visit to MR 1 of Mr. Leonard Sullivan; về vai trò của Phó giám đốc Leonard Sullivan, đọc Bernard C. Nalty, The War Agaisnt Truck.). Liên hệ và thành tích của Ðính với đại đội thiện chiến và lừng danh như Hắc Báo, làm độc giả khó giải thích được hành động đầu hàng CSBV sau này của ông.

Trong thời gian Ðính chỉ huy đại đội Hắc Báo, Trung úy Huế, sau khi tốt nghiệp khoá sình lầy ở Mã Lai Á, được về làm sĩ quan tùy viên cho Tướng Chuân ở Sư Ðoàn 1BB. Cùng phục vụ cho một vị tư lệnh, Ðính và Huế thường gặp nhau, tìm hiểu về nhau. Sau những biến động liên tục ở miền Trung năm 1966; sau nhiều lần tư lệnh của Quân Ðoàn I và Sư Ðoàn 1 BB bị thay đổi, nhiệm sở của Ðính và Huế cũng bị thay đổi theo, nhưng thay đổi theo chiều hướng khả quan. Khi Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng về coi SÐ 1 BB, ông đề bạt Ðính về làm tiểu đoàn trưởng TÐ 2/ Tr.Ð 3, kiêm luôn quận trưởng Quảng Ðiền. Nhiệm vụ của Th/T Ðính lúc đó là vừa đáng giặc, vừa bình định. Về phần Huế, dù có chọn lựa để được thuyên chuyển một đơn vị không tác chiến, để hưởng thụ một đời sống gia đình (vừa mới lấy vợ), anh xin đổi về một đơn tác chiến: đại đội Hắc Báo. Về làm Đại đội phó Hắc Báo được chừng hai tháng thì Tướng Trưởng bổ nhiệm Huế làm Đại đội trưởng, thay vào chổ của Ðính. Một lần nữa, Huế và Ðính lại làm việc chung cho một ông thầy, cùng ở chung một sư đoàn. Sự liên hệ, quen biết liên tục đó làm tăng thêm ngỡ ngàng về sau, sau khi hai người trở thành kẻ thù — dù kẻ thù trong yên lặng.

Trong hai năm 1968 và 1969, phục vụ ở Sư Ðoàn 1BB, đường binh nghiệp của Tr/T Ðính và Th/T Huế được thăng hoa. Hai đơn vị của Huế và Ðính có công tiếp cứu bộ tư lệnh sư đoàn 1 BB của Tướng Trưởng, và một phần nào đó, có công giải tỏa thành nội và dựng lại lá cờ VNCH ở kỳ đài Ðại Nội vào trận Mậu Thân 1968. Dựa vào những gì hai nhân vật chánh trong tác phẩm kể lại, TÐ2/ 3 của Ðính là đơn vị triệt tiêu những điểm kháng cự cuối cùng của cộng sản ở kỳ đài; và đại đội Hắc Báo là đơn vị bảo vệ bộ tư lệnh Sư Ðoàn 1 BB trong giờ phút kịch liệt nhất của trận Mậu Thân. Cũng trong trận này, liên hệ của hai người gắn chặc nhau hơn khi tiểu đoàn 2/3 và đại đội Hắc Báo cùng được giao nhiệm vụ chung là giải tỏa một góc chiến trường của thành nội Huế.
Năm 1969. Trần Ngọc Huế bây giờ mang Thiếu tá, rời đại đội Hắc Báo về coi tiểu đoàn 2/2; trong khi đó Ðính đã là Trung tá, vẫn còn coi tiểu đoàn 2/3. Năm 1969 tiểu đoàn của Tr/T Ðính liên quan đến một trận đánh mãnh liệt, nhưng không được bao nhiêu báo chí nhắc đến: Trận Ðộng Ấp Bia — mà báo chí và các quân nhân tham dự đặt cho một tên rất biểu tượng là Ðồi Hamburger Hill (Thịt Bằm). Theo báo chí và phần lớn sách sử về chiến tranh Việt Nam, trận Hamburger Hill kết thúc khi lính của một trong ba tiểu đoàn Nhảy Dù Mỹ — sau hơn 10 ngày giao chiến ác liệt — triệt tiêu những lô cốt cuối cùng của trung đoàn 29 CSBV trên đỉnh đồi cao 937 thước và làm làm chủ ngọn đồi. Nhưng theo tác giả Wiest, và theo một số sử liệu chúng ta có thể tìm được, thì tiểu đoàn 2/ trung đoàn 3 của Trung tá Ðính là đơn vị lên được đỉnh đồi trước nhất. Trận đánh này, lúc khởi đầu, chỉ có một tiểu đoàn Nhảy Dù Mỹ phục trách, nhưng sau hơn một tuần quần thảo, bộ tư lệnh Sư Ðoàn 101 Nhảy Dù quyết định lấy ngọn đồi bằng mọi giá. Tướng Trưởng, trong tinh thần hợp tác Việt-Mỹ, gởi tiểu đoàn 2/3 của Trung tá Ðính để phụ lực vào cuộc tấn công cuối cùng. Bốn tiểu đoàn đánh bốn hướng từ chân đồi lên, và lính của tiểu đoàn 2/3 có mặt trên cao điểm của đỉnh đồi trước nhất. Trong tác phẩm, tác giả Wiest trích lời của Đại tướng Abrams trong buổi họp tham mưu ở MACV ngày 24 tháng 5-1969. Tướng Abrams nói tuy các cơ quan truyền thông nói là lính Nhảy Dù Mỹ chiếm được ngọn đồi, nhưng ông có tin riêng nói lính VNCH là đơn vị được vinh dự đó (Tác giả Wiest trích lời của Abrams trong The Abrams Tapes của tác giả Lewis Sorley. Cũng trong buổi họp đó, Tướng Abrams có nhắc lại chuyện đại đội Hắc Báo và trận đánh chung quanh kỳ đài thành nội Huế năm 1968). Ðiều đáng tiếc, tác giả Wiest kết luận, là đơn vị VNCH không được tuyên dương như sự thật đã xảy ra.

Sau trận Hamburger Hill Tr/T Ðính về làm sĩ quan hành quân cho bộ tư lệnh Sư Ðoàn 1BB Tiền Phương (Ðây là một đơn vị gồm trung đoàn 2/ SÐ1BB và một lữ đoàn TQLC VNCH, được lập ra để trám vào chổ của những đơn vị TQLC Mỹ rút đi trong chương trình Việt Nam Hóa. Ðơn vị này nằm dưới quyền chỉ huy của Đại tá Vũ Văn Giai, Tư lệnh phó sư đoàn). Thiếu tá Huế thì vẫn coi tiểu đoàn 2, trung đoàn 2, đóng quân sát vùng giới tuyến. Là một đơn vị nằm dưới quyền điều khiển của SÐ 1 BB Tiền Phương, con đường binh nghiệp của Huế và Ðính lại gặp nhau. Tháng 5-1970, Tướng Trưởng yêu cầu Đại tá Giai đưa Trung tá Ðính về trung đoàn 54/ SÐ1BB với chức vụ trung đoàn phó. Trong khi đó Huế và tiểu đoàn 2/2 vẫn hoạt động ở hướng bắc Ðông Hà.
Ở chương 4 của tác phẩm, chương nói về thành tích của Huế và Ðính trong năm 1968, tác giả Andrew Wiest đặt tên là, “Thời của Những Người Hùng.


                 Ðại bác 175 ly ở căn cứ Carroll

Chương 4 ghi lại một số dữ kiện để đưa độc giả đến hai chương nồng cốt 8 và 9, làm tiền đề cho quyển sách: anh hùng và bội phản. Chương 8 “Shattered Lives and Broken Dreams: Operation Lam Son 719,” nói về giấc mơ chiến thắng của Huế bị tan vỡ— và những mảnh vụng của cuộc đời theo sau đó. Và chương 9, “The Making of a Traitor,” nói về sự phản bội của Trung tá Ðính khi ông đầu hàng cộng sản vào năm 1972 trong trận Mùa Hè Ðỏ Lửa. Ở chương này, tác giả Wiest đã cố gắng giải thích những sự kiện và hoàn cảnh chung quanh quyết định đầu hàng của Tr/T Ðính.

Giấc mơ chiến thắng của Thiếu tá Trần Ngọc Huế tan vỡ vào mùa Xuân năm 1971 ở Hạ Lào. Ðầu tháng 2-1971, khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh qua những căn cứ hậu cần của CSBV trên đường xâm nhập Hồ Chí Minh xảy ra, đơn vị của Th/T Huế vẫn còn hoạt động ở vùng phi quân sự, và trung đoàn 54 của Tr/T Ðính vẫn lo an ninh ở phía nam cố đô Huế. Mặc dù Sư Ðoàn 1BB là một trong ba lực lượng chính của cuộc hành quân, trong thời gian đầu BTL Sư Ðoàn 1BB chỉ xử dụng hai trung đoàn. Nhưng đến cuối tháng 2, tình hình thay đổi bất lợi ở mặt trận Hạ Lào. Sau cuộc hội thảo với Tổng thống Thiệu ở Sài Gòn ngày 28 tháng 2, Tướng Hoàng Xuân Lãm quyết định thay Sư Ðoàn Nhảy Dù bằng Sư Ðoàn 1BB, làm đơn vị chính đánh vào Tchepone. Ngày 2 tháng 3 đơn vị của Huế, TÐ 2/2; TÐ 3/2; và một ban tiền trạm của trung đoàn 4 được trục thăng vận đến Khe Sanh để chuẩn bị nhảy vào Tchepone. Sau khi các tiểu đoàn của trung đoàn 1 liên tiếp thiết lập các cứ điểm dây chuyền Lolo, Liz và Sophia ở hướng nam dẫn về Tchepone để chuẩn bị cho mục tiêu chánh. Ngày 6 tháng 3, TÐ 2 và 3 của trung đoàn 2 nhảy vào Tchepone theo đúng lịch trình của kế hoạch. Hơn 120 trực thăng đưa hai tiểu đoàn 2/2 và 3/2 vào cứ điểm — một bãi đáp trực thăng — có tên là Hope ở hướng bắc của Tchepone. Chỉ gặp một vài kháng cự nhỏ sau khi đổ quân, tiểu đoàn của 2/2 của Th/T Huế bung ra lục soát và tiến vào Tchepone. Ðến ngày 8, tiểu đoàn 2/2 báo cáo họ đã nằm bên trong thị trấn. Sau hai ngày lục soát, thay vì hai tiểu đoàn sẽ được trực thăng vận ra khỏi Tchepone như kế hoạch nguyên thủy, Tướng Lãm ra lệnh cho tiểu đoàn của Huế tiến sâu về phía nam, vượt qua sông Xe Pone, rồi hành quân lục soát về hướng các cứ điểm Sophia, Liz, và LoLo. Tại đây họ sẽ nhập chung với quân của trung đoàn 1, rồi cả hai trung đoàn sẽ được trực thăng vận về khu vục đường 914 ở để phá hủy binh trạm 33. Sau khi hành quân ở đó từ bảy đến mười ngày, Sư Ðoàn 1 BB sẽ theo thứ tự rút về biên giới Việt Nam. Tại sao lại có sự thay đổi trái ngược như vậy? Tại sao không “nhảy vào Tchepone ... đái một cái rồi nhảy ra …” như những gì báo chí đã viết về mục đích của cuộc đột kích vào Tchepone như chúng ta thường đọc qua? Theo tác giả Wiest, phấn khởi vì những chống trả yếu ớt của địch ở chung quanh Tchepone, Tướng Lãm quyết định kéo dài nhiệm vụ của trung đoàn 1 và 2 thêm 10 ngày nữa. Ðây không phải là ý kiến riêng của Tướng Lãm. Những tài liệu giải mật sau này cho thấy, ba ngày sau khi quân VNCH đặt chân xuống Tchepone, Tướng lãm bay về Sài Gòn họp với tổng thống Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên. Trong buổi họp ngày 9 tháng 3, Tổng thống Thiệu muốn TQLC và Sư Ðoàn 1BB bỏ ra bảy đến 10 ngày hành quân ở khu vực đường 914/ binh trạm 33, một vị trí khoảng chín cây số tây nam căn cứ Bản Ðông/ A Loui trên đường 9 (Ðiện văn, Top Secret MAC 02455 Eyes Only, Đại tướng Abarms gởi Trung tướng Sutherland, 9 March 1971; điện văn, Top Secret QTR 0306 Eyes Only, Trung tướng Sutherland gởi Đại tướng Abarms, 10 March 1971). 



Bãi đáp LoLo, 5-3-1971. Một ngày trước khi 2/2 của Th/T Trần Ngọc Huế nhảy vào Tchepone


Ngày 11, từ bải đáp Liz, tiểu đoàn 2/2 của Huế được trực thăng vận đến bải đáp Brown ở khu vực đường 914. Tại đây tiểu đoàn lục soát về phía nam cho đến ngày 14. Nhưng ngày 14 tháng 3 cũng là ngày địch quân đồng loạt phản công trên mọi hướng. Ðến hôm đó, CSBV đã tụ đủ quân để tấn công liên tục vào tất cả căn cứ hỏa lực hay bãi đáp ở phía nam đường 9. Ở phía nam đường 9 — mặt trận của Sư Ðoàn 1 BB và Lữ Ðoàn 147 TQLC — cộng quân có Sư Ðoàn 2 và 324B, cộng với hai binh trạm (một binh trạm tương đương một trung đoàn), một số quân hơn là đủ để ngăn chận mọi kế hoạch rút quân của VNCH. Từ sáu giờ sáng ngày 14, cứ điểm LoLo và chung quanh phía nam Tchepone, bốn tiểu đoàn của trung đoàn 1 bị CSBV tấn công liên tục. Ðến ngày 17 trung đoàn quyết định phải di tản. Tiểu đoàn 4/1 ở lại chận hậu cho ba tiểu đoàn kia được trực thăng vận khỏi mặt trận. Khi đến lượt TÐ 4/1 di tản, trung đoàn phải yêu cầu B-52 đánh bom cách vị trí tiểu đoàn chừng 500 mét (so với khoảng an toàn thông thường là 1.000-1.500 mét) để ngăn chận những đợt tấn công của cộng quân, hầu có thì giờ lên trực thăng. Nhưng tiểu đoàn chỉ có 83 quân nhân thoát khỏi LoLo; tiểu đoàn phó và tiễu đoàn trưởng thì ở lại LoLo vĩnh viễn. Cùng ngày, ở khu vực đường 914, bốn tiểu đoàn của trung đoàn 2 cũng chuẩn bị rời mặt trận. Ngày 18, TÐ 5/2 được bốc về Khe Sanh trước, trong khi ba tiểu đoàn 2, 3, và 4 được lệnh di chuyển theo hướng đông về cứ điểm Delta I để tiếp tục được di tản. Trên đường về Delta I, ba tiểu đoàn chạm địch liên tục. Khi biết không thể tiến về điểm hẹn ở Delta I, Huế cho tiểu đoàn nằm lại tại một cao điểm và dàn quân ra chuẩn bị tử thủ. Tối đêm 19, cộng quân tấn công bằng pháo và hỏa tiễn trước, tiếp theo đó là quân bộ binh có trang bị súng phun lữa ồ ạt xung phong. Trưa ngày 20, trung đoàn xin bộ tư lệnh tiền phương ở Khe Sanh, bằng mọi cách phải cho trực thăng phải hạ cánh di tản ba tiểu đoàn còn lại trước khi họ bị tiêu diệt. Nhưng với gần 1,400 phi vụ trực thăng võ trang; 11 phi vụ B-52; và 270 phi vụ oanh tạc chiến thuật trong ngày, hỏa lực đó chỉ đủ giảm áp lực của địch đủ để trực thăng đáp xuống bốc được tiểu đoàn 3. Tiểu đoàn 2 và 4 phải chờ những phi vụ di tản ngày hôm sau. Nhưng ngày ngày hôm sau là một ngày quá trễ cho Huế và những quân nhân còn lại. Trong cao điểm của những cuộc tấn công đêm đó, Huế bị trúng đạn súng cối và ngất lịm. Trong lúc loa phóng thanh của địch vang dội những lời kêu gọi đầu hàng, bộ chỉ huy sư đoàn ra lệnh cho tiểu đoàn 2/2 phải đánh mở đường máu để di tản. Khi lính của Huế chuẩn bị đến khiêng ông đi, T/T Huế từ chối, biết rằng mình sẽ là một gánh nặng cho toán quân rút đi. Huế ra lệnh cho họ đánh mở đường máu rời mặt trận. Tiểu đoàn phó Nguyễn Hữu Cước chào vĩnh biệt Huế trước khi dẩn toán quân 60 người còn lại đánh mở đường máu rút quân. Vài phút sau, Huế trở thành một trong những tù binh cao cấp bị bắt tại mặt trận Hạ Lào. (Theo lời Th/T Huế kể lại, sau khi thành công nhảy vào Tchepone, ông được đặc cách vinh thăng Trung tá. Chuẩn tướng Phạm Văn Phú trực tiếp chuyển tin đó dến ông. Sau khi bi bắt làm tù binh, Th/T Huế khai chức vụ ông là Thiếu tá. Nhưng sĩ quan thẩm vấn của CSBV nói ông đã là Trung tá, theo những gì họ nghe được trên hệ thống truyền tin của loan truyền ngoài mặt trận của VNCH)

Ở bên kia biên giới, Tr/T Ðính theo dõi tất cả diễn biến. Trong những ngày cuối cùng của hành quân Lam Sơn 719, Ðính đưa tiểu đoàn 2 của trung đoàn 54 đến Khe Sanh để yểm trợ và đóng cửa căn cứ Khe Sanh. Nhìn những chiến tích — và chiến bại — của Lam Sơn 719, Ðính suy nghĩ nhiều về một cuộc chiến không tương lai, và thân phận của những quân nhân trong cuộc chiến. Cảm nghĩ đó, tác giả Wiest thuật lại theo những gì Tr./T Ðính kể.
Trong chương 9, “The Making of A Traitor,” tác giả Wiest viết sơ qua về cuộc tổng tấn công của CSBV vào mùa Hè năm 1972, nhưng tác giả viết sâu hơn khi nói về hoàn cảnh chung quanh việc Tr./T Ðính đầu hàng. Dựa vào những cuộc phỏng vấn với các cố vấn của trung đoàn và sư đoàn có mặt tại chiến trường; dựa vào các nhân vật — những sĩ quan trong ban tham mưu của trung đoàn 56/SÐ 3BB — còn sống, như Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, Trung tá Trung đoàn phó Vĩnh Phong; Đại úy Nguyễn đình Nhu, trung đoàn 56; Trung úy Mai Xuân Tiểm, ban 3 trung đoàn; Thiếu tá Tôn Thất Mãn, tiểu đoàn trưởng TÐ 1/56. ... Với những lời kể của nhân chứng, Andrew Wiest viết lại hoàn cảnh đưa đến quyết định đầu hàng tập thể của trung đoàn 56 tại căn cứ Carroll. Nhưng những gì Tr./T Ðính thuật lại sau cuộc chiến có phải là những lý do để chạy tội? Ðính và hơn 600 quân nhân của trung đoàn 56/ SÐ3BB phải đầu hàng vì không còn lối thoát, vì bị bỏ rơi, hay chính Tr./T Ðính là người đã vẽ cho họ một bức tranh bi đát, rồi thuyết phục họ đầu hàng? Mỗi độïc giả sẽ là một chánh án đối với Tr./T Ðính, sau khi thẩm định sự kiện và hoàn cảnh được trình bày trong sách. Người điểm sách này xin nói trước: trước khi đọc tác phẩm Vietnam’s Forgotten Army, người viết đã có một định kiến về hành động đầu hàng của Tr./T Ðính: đó là hành động của một sĩ quan chủ bại, chưa đánh đã chạy. Và sau khi đọc tác phẩm, người viết vẫn không hoàn toàn đồng ý với lý do đầu hàng của ông Trung tá: Thông cảm? Có. Chấp nhận? Không!

Gần nửa năm sau cuộc hành quân Lam Sơn 719, để gia tăng quân số thay vào khoảng trống của các đơn vị Mỹ rút quân, tháng 10-1971 bộ tổng tham mưu thành lập Sư Ðoàn 3 Bộ Binh. Sư đoàn tân lập này chỉ có một trung đoàn làm rường cột chánh, hai trung đoàn còn lại là lính thuyên chuyển từ các đơn vị khác, tân binh tuyển mộ từ các lực lượng Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ, hay một đôi khi là những quân nhân tòng phạm được ân xá để trở lại quân ngũ. Trong ba trung đoàn 2, 56 và 57 của Sư Ðoàn 3BB, chỉ có trung đoàn 2 lấy ra từ Sư Ðoàn 1BB, là đơn vị có kinh nghiệm chiến trường lâu nhất. Với một sư đoàn như vậy, không vị sĩ quan nào muốn nhận chức sư đoàn trưởng. Sau cùng, chuẩn tướng Vũ Văn Giai nhận chức tư lệnh sư đoàn. Theo lời ông kể, ông là một “tư lệnh kém may mắn của một sư đoàn không không ai muốn nhận.” Và khi tìm sĩ quan về chỉ huy trung đoàn, tướng Giai tìm những thuộc viên cũ đã làm việc chung với ông: Tr/T Ðính được mời về làm chỉ huy trưởng trung đoàn 56.


Cuối năm 1971 đầu năm 1972, quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Vùng I. Còn lại chỉ là những đơn vị tiếp vận và cố vấn. Hơn 80 ngàn lính TQLC Hoa Kỳ có mặt ở Vùng I vào giữa năm 1969, bây giờ chỉ còn khoảng 500. Ðể phòng thủ năm tỉnh của Vùng I, tướng Hoàng Xuân Lãm cho SÐ 1BB giữ phía tây thành phố Huế; SÐ 2BB giữ ba tỉnh ở phía nam; và sư đoàn yếu nhất, SÐ 3 BB, được giao nhiệm vụ trấn giữ hai hướng bắc và tây Quảng Trị. Trung đoàn 57 phụ trách bên phải quốc lộ 1, hướng bắc Cửa Việt; trung đoàn 2, bên trái quốc lộ 1, bắc Cam Lộ; và, trung đoàn 56, phía nam đường 9, gần những căn cứ Khe Gió, Carrol, Mai Lộc. Ðể yểm trợ và phụ giúp thêm cho SÐ 3BB, Vùng I cho hai lữ đoàn TQLC đóng ở những tiền đồn dọc theo vòng cung tây nam đường 9, gần biên giới Lào, như là vòng đai phòng thủ đầu tiên cho trung đoàn 56. Vì trung đoàn 56 còn mới, để tiếp tục huấn luyện các tiểu đoàn tân lập của Tr./Ð 56, và tránh tình trạng đóng quân ù lì một chổ, tướng Giai cho thay đổi vị trí của hai trung đoàn 2 và 56 theo chu kỳ: trung đoàn này đến vùng trách nhiệm của trung đoàn kia, và ngược lại. Ðó là lối bày binh và trận liệt ở Vùng I khi CSBV đồng loạt tấn công — và CSBV tấn công vào ngay thời điểm bất ngờ và nguy hiểm nhất.

Chín giờ sáng ngày 30 tháng 3-1972 Tr./Ð 2 và 56 hoán chuyển trại và vùng trách nhiệm. Tr./Ð 56 của Ðính từ căn cứ C2 ở bắc Cam Lộ di chuyển về hướng nam, thay thế Tr/Ð 2 ở căn cứ Carroll, căn cứ hỏa lực Fuller và Khe Gió. Mười một giờ ba mươi, khi đoàn quân còn đang di chuyển, một số chưa kịp qua sông (sông Cam Lộ, trên đầu đường 9), chỉ có một đại đội tác chiến và đại đội chỉ huy vừa vào trong căn cứ Carroll thì địch quân tấn công. Pháo 130 ly của địch bắn tràn ngập các mục tiêu. Không phải chỉ có Tr./Ð 2 và 56 bị tấn công, tất cả các căn cứ trên toàn Quảng Trị bị tấn công. Ở hướng bắc SÐ 308 CSBV chia làm bốn mũi vược qua vĩ tuyến 17 đánh thẳng vào Tr./Ð 57; ở hướng tây từ biên giời Lào, SÐ 304 và một trung đoàn thiết giáp đánh vào các tiền đồn của lữ đoàn 147 TQLC ở Núi Ba Hô và Sarge. Ngày hôm đó, mặt trận bắc và tây bắc Quảng Trị hoàn toàn trong biển lửa: CSBV bắn 2.000 quả đạn chung quanh căn cứ Fuller, Khe Gió, Carroll trong tổng số 11.000 trái trong 24 tiếng đầu của chiến dịch.

Với cuộc hoán chuyển vị trí đang diễn ra khi cộng sản tấn công, ba tiểu đoàn của Tr./Ð 56 chỉ có một phần bên trong những căn cứ đã được chỉ định. Hai tiểu đoàn 1/56 và 2/56 vẫn còn kẹt giữa đường và đang bị pháo của địch quân kèm lại một chổ; tiểu đoàn 3/56 ở Khe Gió và 1/2 (tiểu đoàn 1 của trung đoàn 2, chưa rời trại khi cộng quân tấn công) ở Fuller cũng không di chuyển được vì bị pháo. Bộ binh CSBV tấn công hai căn cứ suốt ngày 30. Trưa 31, Khe Gió và Fuller thất thủ. Lực lượng ở hai căn cứ này mở đường máu rút về hướng đông nam, về căn cứ Carroll. Với hệ thống truyền tin bị phá hủy, Ðính gần như hoàn toàn bất lực trong việc điều động các cánh quân đang phân tán. Không phải chỉ có trung đoàn 56 của Ðính là nằm trong hoàn cảnh ngặc nghèo: bên trái của căn cứ Carroll, ở hướng tây và tây nam, hai căn cứ hỏa lực Núi Ba Hô và Sarge — vòng đai bảo vệ của Carroll — sắp bị tràn ngập. Mười giờ rưởi đêm 31, tiểu đoàn 4 TQLC ở căn cứ hỏa lực Núi Ba Hô di tản. Khi Núi Ba Hồ di tản thì căn cứ Sarge ở phía nam cũng không thể giữ được. Bốn giờ sáng đêm đó, sau khi khẳng định được tình hình ở hướng bắc, bộ chỉ huy TÐ 4 TQLC ở Sarge cũng rút đi. Hai toán quân TQLC đều di tản về căn cứ Mai Lộc, ba cây số hướng nam căn cứ Carroll, nơi có bản doanh của lữ đoàn 147 TQLC. Bây giờ chỉ còn Carroll và Mai Lộc nằm trên hướng tiến quân của SÐ 304 về Quảng Trị.
Ngày 31 tháng 3-1972 Tr./T Ðính liên lạc với Chuẩn tướng Vũ Văn Giai để xin tiếp viện. “Nếu không được tiếp viện, căn cứ chỉ có thể giữ được vài ngày nữa thôi.” Ðính báo cáo với Tướng Giai. “Ráng chờ, sẽ có tiếp viện,” Tướng Giai trả lời. Hôm sau, 1 tháng 4, Tướng Lãm đích thân gọi Ðính. Lạc quan vì nghĩ rằng mình sẽ có tin vui, nhưng Tướng Lãm chi ra lệnh vắn tắt, là Sư Ðoàn 3BB và Quân Ðoàn I không còn gì để tiếp viện. Trung đoàn 56 phải giữ căn cứ Carroll bằng mọi giá! Chỉ có vậy, chỉ có vậy từ người tư lệnh quân đoàn. Cùng ngày, những cánh quân di tản hay những cánh quân bị kẹt vì pháo kích lần lượt về được bên trong căn cứ Carroll, trong đó có cánh quân dưới quyền chỉ huy của Trung đoàn phó Vĩnh Phong. Tường trình của Trung tá Phong làm cho Ðính bi quan thêm: Sư Ðoàn 308 CSBV đang truy kích họ. Sự bi quan trở thành thất vọng khi tin tức qua hệ thống truyền tin cho biết hai trung đoàn 2 và 57 trên đường di tản về Ðông Hà; và bộ chỉ huy Sư Ðoàn 3 BB sẽ rời căn cứ Ái Tử về Quảng Trị để tránh tầm đại bác 130 ly của cộng quân từ bên kia sông Bến Hải bắn qua. Tối ngày 1 tháng 4, với tất cả quân di tản tụ về, căn cứ Carroll bay giờ có khoảng 1,500 tay súng trong vòng đai phòng thủ (có tường trình nói quân số bên trong căn cứ trước giờ đầu hàng là 1,800 quân).
Ðọc đến đoạn này trong Vietnam’s Forgotten Army, không ít đọc giả sẽ có chút thông cảm cho hoàn cảnh Trung tá Ðính, như tác giả Wiest ít nhiều đã có — theo sự nhận xét của người điểm sách. Chúng ta có thể thấy được sự lo sợ và hoang mang của Tr/T Ðính: Ðường tiếp viện toàn bị cắt đứt; đối diện với một lực lượng của địch lớn hơn ba đến bốn lần về nhân lực cũng như hỏa lực; và bộ chỉ huy hình như đã bỏ trung đoàn, hay sẽ dùng trung đoàn như một lực lượng tế thần để đình trệ đường tiến quân của đối phương. Trong ý nghĩ của Ðính, quân lệnh cuối cùng của Trung tướng Lãm có hàm ý như vậy.
Nhưng nhìn lại địa hình và tình hình của mặt trận ở hướng tây và tây bắc Quảng Trị, quân lệnh của Tướng Giai và Tướng Lãm không phải không có ý nghĩa. Những căn cứ nhỏ như Núi Ba Hô, Sarge, C2, C3, hay Mai Lộc có thể di tản được vì đó là những căn cứ nhỏ, không có địa hình thuận lợi để phòng thủ. Nhưng căn cứ Carroll thì hoàn toàn khác. Ðây là một căn cứ có thể cầm cự một hay là hai trung đoàn địch dể dàng.

Tên chánh thức của căn cứ là Camp James J. Carroll. Tên căn cứ đến từ tên một đại úy TQLC Hoa Kỳ tử trận trong cuộc hành quân Prarie ở khu vực đó vào năm 1966. Trong cao điểm của cuộc chiến Việt Nam, căn cứ Carroll là căn cứ pháo binh quan trọng của TQLC Hoa Kỳ ở bắc đường 9. Từ căn cứ Carroll, đại bác 175 ly của Lục Quân và đại bác nòng 8 inches của TQLC bắn yểm trợ cho căn cứ Khe Sanh (cách đó 20 cây số về hướng tây nam) và thường xuyên đấu súng với những pháo đội 130 ly của CSBV ở bên kia sông bến Hải (20-22 cây số hướng bắc). Trước khi trao lại cho quân lực VNCH, căn cứ là nơi đóng quân của bốn tiểu đoàn pháo binh Hoa Kỳ (hai tiểu đoàn của trung đoàn 12 pháo binh TQLC; hai tiểu đoàn của liên đoàn 94 pháo binh Lục Quân). Căn cứ rộng đủ để chứa hơn 2,000 quân và một vòng đai phòng thủ qui mô. Ðịa hình của căn cứ rất lý tưởng để phòng thủ: Xây theo hình ngũ giác trên một ngọn đồi trống, quân phòng thủ bên trong Carroll có thể quan sát bốn hướng: địch quân không thể tấn công bằng bộ binh mà không bị phác giác từ xa 500-1,000 mét. Ðịch quân có thể pháo kích — như họ đang làm — nhưng tấn công bằng quân bộ bịnh thì lại là một chuyện khó khăn nếu quân trú phòng quyết định tử thủ. Ngày 1 tháng 4, như đã nói ở trên, căn cứ Carroll có 1,500-1,800 tay súng bên trong và một lực lượng pháo binh gồm 26 khẩu đại bác từ 105 cho đến 175 ly, với vài chiến xa hạng nhẹ có trang bị đại bác 40 ly (loại thiết giáp tương tự như M.41, gọi là “Duster,” trang bị hai khẩu 40mm và một đại liên 30 trên pháo tháp). Nhìn từ quan điểm phòng ngự, lực lượng này có thể gây thiệt hại đáng kể cho mọi cuộc tấn công — hay ít nhất có thể cầm chân một lực không nhỏ của CSBV.

Sáng Chủ Nhật ngày 2 tháng 4, vùng I được một phi tuần B-52 yểm trợ. Bom bỏ hướng tây bắc vòng đai bên ngoài của căn cứ. Liền sau cuộc dội bom, CSBV tấn công căn cứ từ ba hướng. Nhưng với địa hình kiên cố của căn cứ, CSBV bỏ cuộc sau vài tiếng tấn công biển người. Tác giả Wiest viết, cuộc tấn công biển người bị đẩy ngoài công sự một cách dể dàng bằng mìn và súng cá nhân. Cuộc tấn công bị coi thường đến độ vị trung tá cố vấn Mỹ đang có mặt bên trong căn cứ, trả lời với tiền sát viên không quân là ông chưa cần yểm trợ không lực trong lúc đó vì không có mục tiêu nào thích đáng (đọc, Trial By Fire: the 1972 Easter Offensive, Americas Last Vietnam Battle, của Dale Andradé). Sau cuộc tấn công vào buổi sáng, Ðính gọi về bộ tư lệnh sư đoàn xin yểm trợ. ) Trung tá Cương trả lời là ông không thể trả lời cho Ðính được; và Chuẩn tướng Giai thì đang ở Ðông Hà thị sát tình hình. (Người viết bài muốn chú một chi tiết về cuộc đối thoại giữa hai Trung tá Cương và Ðính: Một độc giả đã liên lạc với Trung tá Cương (sau khi đọc bài viết này lần đầu tiên). Trung tá Nguyễn Hữu Cương, nói ông không có nhận điện thoại, và cũng không có mặt ở bộ tư lệnh sư đoàn lúc đó. Ðó là lời xác nhận của Trung tá Cương. Trong sách, tác giả Wiest trích theo sách cuả Dale Andradé. Người viết ghi chú ở đây để cảm ơn sự bổ túc của độc giả). Chuẩn tướng Giai thì đang ở Ðông Hà thị sát tình hình. Cũng như lần nói chuyện trước, không ai có một câu trả lời rõ ràng về số phận của Trung Ðoàn 56. Hai giờ trưa, cộng quân tấn công lần thứ nhì: lần này địch tiến gần được hàng rào phòng thủ hơn lần trước, nhưng vẫn không làm được gì. Trong khi cuộc tấn công đang diễn ra, Ðính nghe trên hệ thống truyền tin một sĩ quan CSBV muốn nói chuyện với ông. Người trên hệ thống truyền tin nói ông ta đang quan sát mặt trận. Ông nói số phận của Ðính và quân lính dưới quyền đang nằm trong tình trạng nguy hiểm. Nếu Ðính và quân của trung đoàn đầu hàng thì họ sẽ được đón tiếp và bảo vệ an toàn. Nếu không tất cả sẽ bị tiêu diệt. Chưa đầy một tiếng sau, một tư lệnh mặt trận lên máy truyền tin nói chuyện với Ðính một lần nữa. Người tự nhận là tư lệnh mặt trận cho biết đây là lần đề nghị cuối cùng trước khi họ tấn công. Ðính yêu cầu CSBV ngưng bắn và cho thêm giờ để quyết định. Ba giờ trưa, Ðính tập hợp 13 sĩ quan chỉ huy của trung đoàn trong hầm chỉ huy để quyết định. Ðính mở lời trước, cho biết tình thế rất tuyệt vọng. Căn cứ không thể cầm cự trước sự tấn công liên tục của địch quân. Sau đó Ðính nói ra ý nghĩ thật của mình, là “Nếu tiếp tục chiến đấu, nhiều người sẽ chết. Và nếu chúng ta có bị thương, có chết, để có được một chiến thắng, thì cũng không ai lo cho chúng ta sau đó. Chúng ta bây giờ phải tự lo lấy thân.” Tiếp theo Ðính nói về đề nghị của địch. Sau đó ông hỏi tất cả muốn tử thủ, đánh mở đường máu, hay đầu hàng? Nếu tất cả các sĩ quan có mặt đồng ý tiếp tục đánh thì ông sẽ nghe chiều theo ý họ. Trong số sĩ quan hiện diện, chĩ có Thiếu tá Tôn Thất Mãn (khóa 12 Thủ Ðức, TÐT 1/56) lên tiến đòi đánh đến cùng. Số sĩ quan còn lại yên lặng không ý kiến. Trước sự yên lặng của các sĩ quan, Ðính nói về gia đình của họ … về viễn ảnh những vui mừng khi họ được sống sót trở về. Sau đó — theo tác giả Wiest viết — họ bỏ phiếu để quyết định: tất cả đều đồng ý đầu hàng, chỉ có Thiếu tá Tôn Thất Mãn không bỏ phiếu. Với quyết định đã được đồng thuận, Ðính đi qua lô cốt của hai sĩ quan cố vấn Mỹ để thông báo. Nhưng Thiếu tá Joseph Brown và Trung tá William Camper không đồng ý. Camper đề nghị trung đoàn dùng những chiếc thiết giáp có trong căn cứ đánh bung ra vòng đai mở đường máu. Ðính không chịu, nói vô ích. “Tôi muốn giết ông Trung tá [Ðính] ngay tại chổ”, Trung tá Camper kể lại sự tức giận của ông khi Ðính nằng nặc đòi đầu hàng. Sau khi nói với Trung tá Ðính là nếu ông ta đầu hàng thì trách nhiệm của hai người cố vấn đã hết. Camper gọi về trung tâm hành quân của Sư Ðoàn 3BB cho biết “nhiệm vụ của ông ta không còn cần ở căn cứ Carroll nữa, và xin được di tản.” May mắn, một trực thăng C-47 trên đường tiếp tế đạn cho căn cứ Mai Lộc bay ngang qua đó, ghé lại bốc hai sĩ quan Hoa Kỳ và 30 người lính không chịu đầu hàng và muốn đi theo hai sĩ quan Mỹ. Khi chiếc trực thăng cất cánh thì cờ đầu hàng đã bay trên căn cứ Carroll. Trung tá Ðính dẫn toán quân 600 người ra khỏi trại đi đến điểm hẹn với địch. Bên trong, số quân không chịu đầu hàng còn lại rút đi về hướng đông. Trong nhóm quân không chịu theo Tr./T Ðính là Pháo Ðội B của TÐ 1 Pháo Binh TQLC. Ðây là pháo binh đi kèm TÐ 4 TQLC, họ đóng nhờ trong căn cứ Carroll. Theo tường trình của cố vấn Mỹ sau này, Pháo Ðội B hạ nòng đại bác xuống bắn thẳng cho đến khi bị tràn ngập. Tất cả toán quân rút đi, về đến phòng tuyến VNCH được khoảng 1,000 người, trong đó có một tiểu đoàn còn nguyên vẹn. Tối đêm đó Ðính và 600 quân đến một địa điểm gần căn cứ Khe Gió. Ở đây một sĩ quan CSBV ra đón họ. Ngày hôm sau, 3 tháng 4, Ðính lên lên đài phát thanh CSBV đọc lời kêu gọi quân nhân VNCH đầu hàng như ông đã làm.

Thiếu tá Huế bị đưa về bắc được hơn một năm thì Trung tá Ðính cũng được CSBV đem ra bắc để tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền của họ. CSBV đề nghị Ðính gia nhập quân đội CSBV thì sẽ được phục hồi chức vụ Trung tá trong quân đội của họ. Ðính đồng ý. Ðính làm như vậy chỉ để — theo lời Ðính kể — giúp đỡ 600 quân nhân đầu hàng bị đưa về miền bắc. Những quân nhân này đang phục vụ công tác lao động ở các đơn vị hậu cần CSBV. Trở thành một sĩ quan cộng sản, Ðính có lương và nhà ở, và làm việc như một sĩ quan văn phòng ở Hà Nội. Sau này, sau khi VNCH thất thủ, Ðính đã phục vụ trong công tác tuyên truyền cho CSBV. Một trong những công tác là làm giảng viên ở những trại tập trung quân đội VNCH.

Về phần Huế, sau sáu tháng bị nhốt ở Hỏa Lò, ông bị đưa về trại tù Sơn Tây. Trong thời gian ở Sơn Tây, CSBV đưa Ðính và Trung tá Vĩnh Phong vào nói chuyện với một số tù binh. Trong buổi gặp mặt đó, bên phía tù binh VNCH ngoài Huế còn có Đại tá Nguyễn Văn Thọ và Thiếu tá Trần Văn Ðức của lữ đoàn 3 Nhảy Dù. Trong lần nói chuyện đĩ phía bên kia không thẳng lời chiêu dụ Huế và hai sĩ quan Nhảy Dù. Nhưng họ có hàm ý là nếu ba người sĩ quan đầu hàng thì sẽ có được một đời sống thoãi mái hơn là đời sống của tù binh. Sau đó, Huế và một số sĩ quan được đưa về Hà Nội để chiêu dụ thêm một lần nữa. Nhưng một lần nữa Huế từ chối không theo về bên kia. Hai năm sau, cuộc đời của Thiếu tá Huế bị thêm một “tai nạn” nữa. Sau khi Hiệp Ðịnh Paris 1973 được ký kết: Là một tù binh, tên của ông được nằm trong bản trao trả tù binh chính thức. Nhưng chỉ vài giờ trước khi được giao trả về miền nam, CSBV giữ ông lại. Vì ông bị bắt ở Hạ Lào, nên nói “một cách kỹ thuật,” ông là tù binh của Pathet Lào! Huế bị giam đến năm 1983 mới được trả tự do. Theo lời kể của Huế, trước khi gia đình ông được phép rời Việt Nam sang Mỹ, Tr./T Ðính có tìm vào Sài Gòn gặp Huế. Ðính muốn khi Huế đến Mỹ và khi gặp lại những sĩ quan cố vấn, nên giải thích hoàn cảnh đã làm cho ông phải đầu hàng —Những hoàn cảnh mà Th/T Huế cho là không chính đáng để đầu hàng.

Tài liệu căn bản của Vietnam’s Forgotten Army: Heroism and Betrayal in the ARVN đến từ phỏng vấn những nhân vật có liên quan đến sự kiện. Sử liệu trong tác phẩm không quan trọng hay mới lạ trên quan điểm sử học. Nhưng đó là sự lôi kéo của tác phẩm: tác giả tạo được một tác phẩm lý thú dựa trên những gì rất ít ông đã tìm được. Andrew Wiest là giáo sư sử học tại đại học Southern Mississippi. Ông đã có một thời gian giảng dạy tại trường Cao Ðẳng Không Quân (Air War College), nơi đào tạo sĩ quan cấp tướng tương lai cho Không Quân Hoa Kỳ. Vietnam’s Forgotten Army là tác phẩm thứ ba về chiến tranh Việt Nam của tác giả



Tướng Vũ Văn Giai, Thế Trận Phòng Tuyến Bến Hải 67-72

Tác giả : Vương Hồng Anh

Trong loạt bài viết về trận chiến Quảng Trị trong mùa Hè 1972, chúng tôi có nhắc đến cuộc triệt thoái của lực lượng Sư đoàn 3 BB và các đơn vị bộ chiến ra khỏi thị xã tỉnh lỵ vào đầu tháng 5/1972. Trước áp lực quá nặng của 3 sư đoàn CSBV, cuộc rút quân của lực lượng bộ chiến VNCH đã diễn ra trong bi tráng. Trong cuộc triệt thoái này, mọi trách nhiệm về tổn thất đã dồn hết cho chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 3 BB, vị dũng tướng đã điều động quân sĩ các cấp chiến đấu hơn 1 tháng ròng rã trên mặt trận giới tuyến. Khi Sư đoàn 3 BB về tập trung ở Phú Bài thì vị tư lệnh Sư đoàn đã bị Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu giải nhiệm, ông còn bị truy tố ra Tòa án Quân sự để nhận bản án quá nặng đối với một cấp chỉ huy đã hết lòng với đơn vị: mất hết binh quyền và bị tù giam.
5 năm trước đó, vào mùa Hè 1967, khi còn là trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 BB kiêm biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến, ông Vũ Văn Giai đã cùng với các chỉ huy lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ phối nhiệm dàn thế trận để giữ vững phòng tuyến bờ Nam Bến Hải. Sau đây là bài tổng lược về mặt trận giới tuyến Hè 1967 mà nỗ lực chính là Trung đoàn 2 Bộ binh. Phần này được biên soạn dựa theo các bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của cựu đại tướng Westmoreland, và tài liệu riêng của VB.
* Biệt khu trưởng Giới tuyến Vũ Văn Giai
Giữa năm 1966, thiếu tá Vũ Văn Giai, nguyên phó tỉnh trưởng Nội an kiêm tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam (tỉnh trưởng lúc đó là một viên chức dân sự), được bổ nhiệm giữ chức trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh Bộ bi kiêm Biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến. Trung đoàn 2 BB lúc bấy giờ là 1 trong 3 trung đoàn cơ hữu của Sư đoàn 1 Bộ binh mà tư lệnh là đại tá Ngô Quang Trưởng (thăng cấp chuẩn tướng vào tháng 2/1967, thiếu tướng tháng 5/1968, trung tướng tháng 11/1970). Với chức vụ trung đoàn trưởng, thiếu tá Giai được thăng trung tá vào tháng 6/1967, thăng đại tá vào tháng 1/1969. Giữa năm 1969, ông giữ chức chỉ huy trưởng bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh đặt tại Đông Hà. Khi Sư đoàn 1 BB tham dự cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 vào tháng 2/1971, ông là tư lệnh phó của sư đoàn này. Tháng 3/1971, sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc, đại tá Vũ Văn Giai được thăng chuẩn tướng. Cùng lần thăng thưởng này có chuẩn tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Sư đoàn 1 BB, được thăng thiếu tướng, và đại tá Hồ Trung Hậu, tư lệnh phó Sư đoàn Nhảy Dù, được thăng chuẩn tướng. Tháng 10/1971, chuẩn tướng Giai được Tổng thống VNCH bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 3 BB vừa mới thành lập.
* Thế trận Hè 1967 tại giới tuyến.
Trở lại với chiến trường giới tuyến, từ giữa năm 1966 đến giữa năm 1967, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa các đơn vị của Trung đoàn 2 Bộ binh, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và các trung đoàn chủ lực của CQ từ Bắc vào. Đến hạ tuần tháng 3/1967, cuộc chiến đã bùng nổ khi Cộng quân áp lực nặng khu vực giới tuyến ở phía Nam sông Bến Hải. Tại khu vực này, cụm tiền cứ của các đơn vị thuộc Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ nằm trong tầm tác xạ của pháo binh Cộng quân.
Để có thể phản pháo, Liên quân Việt Mỹ đã điều động một Pháo đội 175 mm của Hoa Kỳ đang hoạt động gần Sài Gòn và tiểu đoàn Pháo binh 175 mm vừa mới đến Việt Nam được đưa thẳng ra Quảng Trị, để phối trí ở Đông Hà, cách Bến Hải gần 20 km đường chim bay. Loại đại bác này có tầm tác xạ 32 km, có thể bắn qua vùng phi quân sự.
Đêm 20 tháng 3/1967, Cộng quân đã khởi động trận cuộc hỏa công, pháo kích vào vị trí đóng quân của các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ quanh cụm căn cứ Cồn Tiên và Gio Linh (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay), với hàng ngàn quả đạn đủ loại, từ súng cối, hỏa tiễn đến đại bác. Riêng tại căn cứ hỏa lực của Liên quân Việt-Mỹ ở Gio Linh, trong hơn hai giờ liền, Cộng quân đã pháo hơn 720 đạn súng cối và phi đạn, ngày hôm sau địch phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ chỉ cách Gio Linh hơn 3 km. Lúc bấy giờ Cồn Tiên đã trở thành mục tiêu số 1. Các bình luận gia truyền hình và báo chí quốc tế đã gọi đây là điểm chờ Điện Biên Phủ.
* Cộng quân vượt sông Bến Hải, toàn khu giới tuyến sôi động
Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã tung sư đoàn 324B, và sư đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào cụm tuyến phòng ngự dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến); trước đó vào tối 5/1967, Cộng quân đã tấn công vào Yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ, nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng, đặc công địch đã yểm trợ để tù binh CQ phá nhà giam, vượt thoát.
Tại phía Nam Bến Hải, khi trận chiến xảy ra, thiếu tá Vũ Văn Giai đã chỉ huy Trung đoàn 2 Bộ binh nhanh chóng chận đứng được các đợt xung phong “dọn đường” của 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 324 CSBV. Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung đoàn 2 Bộ binh và một thành phần thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã giữ vững cụm tuyến Cồn Tiên và Gio Linh, buộc lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất. Theo phân tích của đại tướng Westmoreland, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời gian này, thì trận tấn công của 2 sư đoàn CSBV vào khu giới tuyến mang tính cách chiến lược. Cộng quân muốn chọc thủng cụm tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại khu phi quân sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị trung đoàn 2 Bộ binh tinh nhuệ của Sư đoàn 1 Bộ binh và 1 trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vô hiệu hóa.
Các trận giao tranh kéo dài đến giữa tháng 4/1967, trong suốt thời gian này, quân trú phòng tại các tiền cứ đã phải “đội mưa pháo hàng ngày”. Một số cựu sĩ quan của trung đoàn 2 Bộ binh đã kể lại là cứ vào rạng sáng, khi tầm quan sát của phi cơ còn bị hạn chế, Cộng quân đã pháo như mưa vào các hào tuyến của quân trú phòng. Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố và kinh nghiệm chiến trường, các đơn vị trung đoàn 2 Bộ binh đã chịu đựng được trận địa pháo của Cộng quân, sau đó, Không quân Hoa Kỳ xuất trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, sư đoàn 324B CSBV đã bị thiệt hại gần 1/3 quân số.
Về Trung đoàn 2 Bộ binh, cùng với nỗ lực chận địch, một thành phần của trung đoàn này đã phối hợp cùng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Cảnh sát Quốc gia đã đưa được hơn 13 ngàn ngàn đồng bào tại hai quận Trung Lương và Gio Linh về tạm cư tại Cam Lộ. Để phối hợp các hoạt động cứu trợ, thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm (lên trung tướng tháng 7/1967), tư lệnh Quân đoàn 1 & Vùng 1 chiến thuật, đã cử đại tá Đỗ Kiến Nhiễu,phụ tá Tư lệnh, trực tiếp điều hợp và giám sát trại tạm cư. (Tháng 6/1968 đại tá Nhiểu được cử làm đô trưởng Sài Gòn, hai năm sau được thăng cấp chuẩn tướng).
* Tướng Vũ Văn Giai và mặt trận Quảng Trị vào tháng 4-5/1972
5 năm sau kể từ khi công khai tung quân vượt sông Bến Hải vi phạm Hiệp định Genève, ngày 30-3-1972, CSBV lại tung một lực lượng gồm 3 sư đoàn chính quy, 4 trung đoàn biệt lập của B-5 tăng cường, 2 trung đoàn chiến xa T-54 và PT-76 với sự yểm trợ của các đơn vị pháo 130 và hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2, tất cả đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi tấn công vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến VNCH.
Sau một tháng kịch chiến, trước áp lực quá nặng của CQ, ngày 30 tháng 4/1972, tướng Giai cho triệu tập cấp chỉ huy các đơn vị trực thuộc và tăng phái về họp tại bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 3 Bộ binh đặt trong Cổ Thành Quảng Trị để bàn về kế hoạch triệt thoái về phía Nam sông Bến Hải để lập phòng tuyến mới. Tất cả các đơn vị sẽ bắt đầu di chuyển vào buổi sáng ngày hôm sau, 1 tháng 5. Theo đúng hệ thống quân giai, tướng Vũ Văn Giai đã trình kế hoạch với trung tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn 1 để xin quyết định.
Theo tài liệu của trung tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được kế hoạch triệt thoái của vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB, tướng Lãm lặng thinh như là biểu thị cho một sự đồng ý, dù rằng vị tư lệnh Quân đoàn 1 chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch rút quân, cũng như ông chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB. Thế nhưng, buổi sáng ngày 1 tháng 5/1972, trung tướng Lãm gọi điện thoại cho tướng Giai và nói rằng ông không chấp thuận kế hoạch rút quân, đồng thời ra lệnh cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB phải chuyển lệnh cho tất cả các đơn vị là giữ yên vị trí hiện tại và tử thủ bằng mọi giá. Sau này người ta được biết lệnh của trung tướng Hoàng Xuân Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Thế nhưng, tất cả đã quá muộn, tướng Vũ Văn Giai không có đủ thời gian để thu hồi quân lệnh mà ông đã ban ra trước khi tướng Lãm gọi cho ông. Và ngày 1 tháng 5/1972, cuộc triệt thoái đã diễn ra trong bi tráng, đó là ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Vũ Văn Giai.













TƯ LỆNH MẶT TRẬN GIỚI TUYẾN - VŨ VĂN GIAI, ĐIỀU CHƯA NÓI ĐẾN

NGUYỄN CHÍ KHẢ

Thiếu Tá - Trưởng Phòng Chính Huấn SD3



*
Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến

Giữa năm 1966, Thiếu tá Vũ Văn Giai,nguyên Phó Tỉnh trưởng Nội an Quảng Nam , được bổ nhiệm giữ chức trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh Bộ binh kiêm Biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến. Trung đoàn 2 Bộ binh (BB) lúc bấy giờ là 1 trong 3 trung đoàn cơ hữu của Sư đoàn 1 Bộ binh. Với chức vụ trung đoàn trưởng, Thiếu tá Giai được thăng Trung tá vào tháng 6/1967, thăng Đại tá vào tháng 1/1969 ( Giữa năm 1969, ông giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh đặt tại Đông Hà. Khi Sư đoàn 1 BB tham dự cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 vào tháng 2/1971, ông là tư lệnh phó của sư đoàn này. Tháng 3/1971, sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc, Đại tá Vũ Văn Giai được thăng Chuẩn tướng. Tháng 10/1971, Chuẩn tướng Giai được Tổng thống VNCH bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 3 BB vừa mới thành lập).


Ngay sau khi nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh, Thiếu tá Vũ Văn Giai đã đối mặt với tình hình khốc liệt tại chiến trường giới tuyến: từ giữa năm 1966 đến giữa năm 1967, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa các đơn vị của Trung đoàn 2 Bộ binh và các trung đoàn chủ lực của Cộng sản Bắc Việt (CSBV) xâm nhập vào phía Nam Bến Hải. Đến hạ tuần tháng 3/1967, cuộc chiến đã bùng nổ khi Cộng quân áp lực nặng chiến trường giới tuyến, các tiền cứ của các đơn vị thuộc Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Mỹ nằm trong tầm tác xạ của pháo binh của Cộngsản Bắc Việt.Để có thể phản pháo, Liên quân Việt Mỹ đã điều động một Pháo đội 175 mm của Hoa Kỳ đang hoạt động gần Sài Gòn và tiểu đoàn Pháo binh 175 mm vừa mới đến Việt Nam được đưa thẳng ra Quảng Trị, để phối trí ở Đông Hà, cách Bến Hải gần 20 km đường chim bay. Loại đại bác này có tầm tác xạ 32 km, có thể bắn qua vùng phi quân sự.


Đêm 20 tháng 3/1967, Cộng quân đã khởi động trận cuộc hỏa công, pháo kích vào vị trí đóng quân của các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ quanh cụm căn cứ Cồn Tiên và Gio Linh (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay), với hàng ngàn quả đạn đủ loại, từ súng cối, hỏa tiễn đến đại bác. Riêng tại căn cứ hỏa lực của Liên quân Việt-Mỹ ở Gio Linh, trong hơn hai giờ liền, Cộng quân đã pháo hơn 720 đạn súng cối và phi đạn, ngày hôm sau địch phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ cách Gio Linh hơn 3 km. Lúc bấy giờ Cồn Tiên đã trở thành mục tiêu số 1. Các bình luận gia truyền hình và báo chí quốc tế đã gọi đây là điểm chờ Điện Biên Phủ.


Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã tung sư đoàn 324B, và sư đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào cụm tuyến phòng ngự dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến); trước đó vào tối 5/1967, Cộng quân đã tấn công vào Yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ, nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng, đặc công địch đã yểm trợ để tù binh CQ phá nhà giam, vượt thoát.


Tại phía Nam Bến Hải, khi trận chiến xảy ra , Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai đã chỉ huy Trung đoàn 2 Bộ binh nhanh chóng chận đứng được các đợt xung phong "dọn đường" của 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 324 CSBV. Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung đoàn 2 Bộ binh và một thành phần thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã giữ vững cụm tuyến Cồn Tiên và Gio Linh, buộc lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất. Theo phân tích của Đại tướng Westmoreland, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời gian này, thì trận tấn công của 2 sư đoàn CSBV vào khu giới tuyến mang tính cách chiến lược. Cộng quân muốn chọc thủng cụm tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại khu phi quân sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị trung đoàn 2 Bộ binh tinh nhuệ của Sư đoàn 1 Bộ binh và 1 trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vô hiệu hóa.


Các trận giao tranh kéo dài đến giữa tháng 4/1967, trong suốt thời gian này, quân trú phòng tại các tiền cứ đã phải "đội mưa pháo hàng ngày". Cứ vào rạng sáng, khi tầm quan sát của phi cơ còn bị hạn chế, Cộng quân đã pháo như mưa vào các hào tuyến của quân trú phòng. Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố và kinh nghiệm chiến trường, các đơn vị trung đoàn 2 Bộ binh đã chịu đựng được trận địa pháo của Cộng quân, sau đó, Không quân Mỹ trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, sư đoàn 324B CSBV đã bị thiệt hại gần 1/3 quân số.


Về Trung đoàn 2 Bộ binh, cùng với nỗ lực chận địch, một thành phần của trung đoàn này đã phối hợp cùng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Cảnh sát Quốc gia đã đưa được hơn 13 ngàn ngàn đồng bào tại hai quận Trung Lương và Gio Linh về tạm cư tại Cam Lộ.


* Tướng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến hè 1972


5 năm sau kể từ khi công khai tung quân vượt sông Bến Hải vi phạm Hiệp định Genève, cuối tháng 3-1972, CSBV lại tung một lực lượng gồm 3 sư đoàn chính quy, 4 trung đoàn biệt lập của B-5 tăng cường, 2 trung đoàn chiến xa T-54 và PT-76 với sự yểm trợ của các đơn vị pháo 130 và hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2, tất cả đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi tấn công vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến VNCH.


Theo những dữ kiện mà cựu tướng Vũ Văn Giai, hiện đang cư ngụ tại Nam Cali, cho chúng tôi biết qua điện thư và cuộc tiếp xúc tại nhà riêng vào tháng 9/2005, thì diễn tiến cuộc chiến tại Quảng Trị có những chi tiết đặc biệt như sau:


1.
Gần cuối tháng 3 năm 1972, Đại tá Metcalf, cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh có mời Tướng Giai đi cùng với ông ta vào Sài Gòn, nhưng Tướng Giai đã từ chối ngay vì vị cố vấn đi công tác riêng, hơn nưã, Tướng Giai muốn đi thì cũng phải xin phép thượng cấp và và lúc đó ông cũng rất bận. Cuối tháng 3 vào ngày 28, Cộng quân mở cuộc tấn công vào 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 56 va Trung đoàn 2 khi đang hoán đổi vị trí , cũng vì vậy mà Đại tá Metcalfcũng đã hủy bỏ chuyến đi để ở lại đối phó với tình hình đột biến này. Như vậy là chuyến đi đó đã không có . Tướng Giai không hiểu vì lý do gì mà lại có chuyện mời mọc này.

2.
Việc Tướng Giai cho dời Bộ Tư lệnh vào Cổ Thành Quảng Trị được ông phân tích như sau: Ái Tử là căn cứ của Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ cũ, quá rộng và không dễ phòng thủ bằng Cổ Thành Quảng Trị, bản doanh của Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Trị. để phốì hợp với các lực lượng diện địa , đây cũng là tiêu biểu cho tỉnh Quảng Trị trong lịch sử cũng như thành Mang Cá Huế vậy, đáng được phòng thủ. Hơn nưã căn cứ Ái Tử đã bị Việt Cộng điều chỉnh pháo rất kỷ, bắn suốt ngày khiến cho Bộ chỉ huy Tướng Giai và ban tham mưu Cố Vấn cứ lo tránh pháo, rất trở ngại cho hoạt động điều quân và yểm trợ. Sự dời Bộ chỉ huy này đã làm cho Cộng quân phải đổi kế hoạch, những khẩu pháo của Cộng quân đã phải di chuyển và điều chỉnh lại, nên Bộ chỉ huy của Tướng Giai đã làm việc hữu hiện hơn.

3.
Trước áp lực nặng của Cộng quân, cuối tháng 4/1972, Tướng Giai cho triệu tập cấp chỉ huy các đơn vị trực thuộc và tăng phái về họp tại bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 3 Bộ binh đặt trong Cổ Thành Quảng Trị để bàn về kế hoạch triệt thoái về Mỹ Chánh để củng cố lực lượng và để phản công tái chiếm Quảng Trị hơn là nằm trong thế bị động tại chỗ cho địch tấn công.

4-
Trước khi tiến hành cuộc triệt thoái vào đầu tháng 5/1972, Tướng Giai đã thông báo cho Cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh, và yêu cầu vị cố vấn này khẩn báo cho Cố Vấn trưởng Quân đoàn 1 để báo lại cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1. ( Theo lời của một số sĩ quan Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh thì sở dĩ Tướng Giai không xin lệnh trực tiếp của Tướng Lãm vì ông biết Tướng Lãm luôn luôn ra lệnh cố thủ mà thôi)

Theo tài liệu của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được thông báo về kế hoạch triệt thoái của vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB, Tướng Lãm lặng thinh như là biểu thị cho một sự đồng ý, dù rằng vị tư lệnh Quân đoàn 1 chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch rút quân, cũng như ông chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB. Thế nhưng, buổi sáng ngày 1 tháng 5/1972, Trung tướng Lãm gọi điện thoại cho tướng Giai và nói rằng ông không chấp thuận kế hoạch rút quân, đồng thời ra lệnh cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB phải chuyển lệnh cho tất cả các đơn vị là giữ yên vị trí hiện tại và tử thủ bằng mọi giá. Sau này người ta được biết lệnh của trung tướng Hoàng Xuân Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Và ngày 1 tháng 5/1972, cuộc triệt thoái đã diễn ra trong bi tráng, đó là ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Tướng Vũ Văn Giai. Vào tháng 4/1974, Tướng Giai bị đưa ra Tòa án quân sự, bị kết án 5 năm khổ sai. Sau 30 tháng 4/1975, cũng như bao quân nhân VNCH, ông bị CS bắt giam hơn 12 năm. Ngày 3 tháng 3/1993, ông và gia định cư tại Mỹ theo H0. 16



Tác giả: NGUYỄN CHÍ KHẢ


 PHÚT CUỐI TÂN LÂM - Tác giả: Lê Văn Trạch (SD3BB)






Thiếu tá TÔN THẤT MÃN
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/56/SĐ3/BB







Thiếu tá TÔN THẤT MÃN - Hình hiện nay


Sau mấy tháng hành quân yểm trợ công tác bình định và trấn giữ một số căn cứ vùng Gio Linh, vào hạ tuần tháng 3/72, Tiểu đoàn 1/56 được về dưỡng quân và làm trừ bị cho Trung đoàn tại căn cứ Ái Tử - nơi đặt bản doanh BTL/ SĐ3 BB. Sau khi sắp xếp bố trí mọi công việc cho đơn vị, chiều 29/3/1972 Thiếu tá Tôn thất Mãn, Tiểu đoàn trưởng vào thăm nhà ở Huế để nhìn mặt đứa con gái vừa sinh mấy tháng.

Đêm 30/3, vừa chợp mắt một lúc, nghe tiếng điện thoại reo, đầu dây là giọng của Trung tá Đính - Trung đoàn trưởng, ra lệnh phải ra gấp Ái Tử để đưa Tiểu đoàn lên căn cứ Tân Lâm.


Sáng 31/3/1972, đơn vị được xe chở đến Chi Khu Cam Lộ và từ đây, hành quân bộ lên căn cứ. Áp lực địch lúc này rất nặng, một vành đai lửa dậy lên từ căn cứ C1 ở phía Bắc, đến căn cứ Phượng Hoàng ở Tây Nam, nhiều tiền đồn đã phải di tản, địch đang dồn hỏa lực để đập nát Tân Lâm ... Tiểu đoàn được lệnh bố trí quân tại ngọn đồi phía Bắc để cùng với Tiểu đoàn 3/56 đang trấn giữ Khe Gió hình thành một tuyến phòng ngự trên Quốc Lộ 9, sau khi căn cứ Fuller bị tràn ngập.


Ngày 1/4, Thiếu tá Mãn lại nhận được lệnh dẫn BCH Tiểu đoàn và một Trung đội vào ngay Trung tâm để bảo vệ BCH Trung đoàn. Tân Lâm lúc này như một biển lửa, Thiếu tá Mãn, bàn giao công việc cho Đại úy Đỗ Triền - Tiểu đoàn phó - vất vả lắm, đến 3 giờ chiều toán quân này mới đến được vị trí quy định. Trung tá Đính cho anh biết sơ qua tình hình: Hỏa lực cơ hữu tại đây rất hùng hậu, nhưng không hoạt động được vì bị pháo địch kềm chế, hỏa lực yểm trợ không có, đặc biệt là không quân.


Sáng mồng 2/4, Trung tá Đính triệu tập cuộc họp Ban Chỉ huy Trung đoàn và các Đơn vị trưởng tăng phái gồm có:

- Trung tá Phạm văn Đính - Trung đoàn trưởng
- Trung tá Vĩnh Phong - Trung đoàn phó
- Thiếu tá Thuế - Pháo Binh, phụ tá hỏa lực
- Thiếu tá Tôn Thất Mãn - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/56
- Đại úy Hoàng Quốc Thoại - Trưởng ban 3
- Đại úy Nhơn - Trưởng ban 2
- Đại úy Hoàng Trọng Bôi - Pháo đội trưởng 175
- Đại úy Nguyễn văn Tâm - Pháo đội trưởng TĐ1/PB/TQLC.
- Trung úy Lê Văn Kiểu - Pháo đội 105
- Thiếu úy Thái Thanh Bình - Chi đội trưởng Thiết Giáp
- …………….
Sau khi nêu tình hình nguy ngập của căn cứ sau 3 ngày bị pháo hủy diệt, mặc dầu chưa có bộ binh địch tấn công, nhưng khả năng của đơn vị trú phòng không thể cầm cự lâu dài, viện binh, không yểm không có, ông Đính đã trình với Tướng Giai và được trả lời toàn quyền quyết định, tiếp đó ông đưa ra 3 hướng giải quyết để mọi người lựa chọn:
1. Tử thủ, chiến đấu đến giây phút cuối cùng
2. Mở đường máu để rời khỏi căn cứ
3. Đầu hàng

Bên ngoài pháo địch bắn liên hồi, nhưng trong phòng họp im phăng phắc. Mọi người đang chờ đợi một quyết định lịch sử, bỗng người ta nghe một giọng nói vang lên - Chậm, rõ ràng nhưng cương quyết:

- Tôi chọn một trong 2 điều trước và bác bỏ điều thứ 3. Tôi không chấp nhận đầu hàng.

Mọi người cùng nhìn về phía phát ra tiếng nói ấy: Thiếu tá Tôn Thất Mãn. Nhưng ý kiến của anh như tiếng vọng giữa sa mạc, chẳng ai quan tâm như trong hồi ký của Đại Tá Turkley - Cố Vấn Sư Đoàn TQLC - có kể rằng khi vị Cố vấn đề nghị sử dụng Chi đội M - 41 làm mũi tấn công mở đường máu, thì ông Đính trả lời: “Tất cả sĩ quan đã đồng thuận đầu hàng!” Thiếu tá Mãn đâu biết rằng ngay đêm trước ông Đính đã tìm cách liên lạc với Chỉ huy Trung đoàn Pháo Bông Lau để trình bày ý định của mình. Vị Tiểu đoàn trưởng gọi máy thông báo sự việc và chia tay với Đại úy Triền, đồng thời để ông tùy nghi giải quyết !


Ngay từ giây phút ấy, cuộc đời binh nghiệp oai hùng của anh khép lại để bước vào một giai đoạn trầm luân khổ ải và chính câu nói khẳng khái ấy đã là nguyên nhân để anh bị đày đọa gần 12 năm trong các trại tù từ Bắc chí Nam !


**********


Như bao chàng trai cùng thời, người con xứ Kim Long hiền hòa cũng đã " xếp bút nghiên theo việc kiếm cung ", theo học Khóa 12 tại trường Bộ binh Thủ Đức Tháng 10/62, mãn khóa, phân bổ về Sư đoàn 25 Bộ binh. Cuối năm 1963, về Huế cưới vợ - người tình của tuổi học trò năm nào, lúc chàng học Bán Công, nàng học Bồ Đề.


Sau 3 năm chiến đấu tại chiến trường miền Nam, năm 1965, anh xin thuyên chuyển về nguyên quán, lúc này anh chị có đứa con đầu lòng. Phục vụ tại Trung đoàn 54/ SĐ1/ BB với cấp bậc Trung úy Đại Đội trưởng hoạt động vùng La Sơn, Tây Nam Huế.


Tháng 6/1967, qua làm Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2/3, Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Phạm văn Đính, phụ trách khu vực Phong Điền, Quảng Điền, ông Đính kiêm luôn Chi khu trưởng Quảng Điền.


Ngày 30 Tết Mậu Thân, anh về nhà nhưng buổi chiều vô lại đơn vị. Đêm hôm đó Cộng quân xâm nhập thành phố, cứ tưởng anh còn trong nhà, chúng ra lệnh cho mẹ và vợ anh đi tìm để giao nạp, nếu không sẽ bị giết. Cộng quân vào nhà không thấy anh, chúng dẫn chị đến nơi hành quyết, nhưng hai đứa con khóc quá, đành cho về. Lúc đó TĐ 2/3 đang ở Xước Dủ, Hương Trà, được lệnh hành quân về thành phố để bảo vệ BTL/SĐ, đơn vị được tàu Hải quân vận chuyển từ Trường Kiểu Mẫu, men theo Cồn Hến vào Cửa Trài, Mang Cá và từ đó xuyên qua Thành Nội đánh ra cửa Thượng Tứ. Chính TĐ này có vinh dự hạ cờ VC và kéo cờ vàng lên tại cột cờ Phú Văn Lâu, cụ thể là do binh sĩ Đại đội 3/2/3 của Đại úy Huỳnh Quang Tuân.


Sau chiến thắng này, anh được Quân Đội Hoa Kỳ gắn Huy Chương Anh Dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng. Do thành quả của những chiến công đã đạt được và để tạo điều kiện trau dồi thêm khả năng chỉ huy và tiến thân, đầu năm 1970, anh được cử đi học Khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Đà Lạt, giữa năm được thăng cấp Thiếu tá. Đầu năm 71, tham dự hành quân Lam Sơn 719 là đơn vị dự bị cho Trung đoàn giữ an ninh khu vực Tà Cơn, Lao Bảo. Sau đó, anh được đưa ra Trung đoàn 2, làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5/2.


**********


Sau hành quân Lam Sơn 719, Bộ Tổng Tham Mưu xét thấy tình hình chiến sự tại Vùng I ngày càng sôi động, có nhiều chỉ dấu Cộng quân gia tăng áp lực để có những hoạt động qui mô trong tương lai và để giữ những khu vực mà quân đội Mỹ bàn giao lại, do đó đã trình Bộ Quốc Phòng để thành lập riêng vùng Hỏa tuyến Quảng Trị, một đơn vị cấp Sư đoàn nhằm hình thành phòng tuyến bảo vệ vững chắc khu vực chiến lược quan trọng này, đồng thời tạo vòng đai an toàn để các đơn vị địa phương làm tốt công tác Bình Định Nông Thôn.


Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1/10/1971, Sư đoàn 3 được thành lập, đặt Bộ Tư Lệnh tại căn cứ Ái Tử, cạnh chùa Sắc Tứ nơi mà 413 năm trước Chúa Tiên Nguyễn Hoàng từ Thăng Long vào dừng lại đặt bản doanh gọi là Dinh Cát làm đầu cầu mở mang bờ cõi vào phía Nam sau này.


Trung đoàn 2 của SĐ1 đang có mặt thường xuyên tại khu vực hỏa tuyến được giữ lại làm nồng cốt, chủ lực cùng với 2 Trung đoàn Tân Lập 56 và 57 Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 2 được tách ra, làm căn bản để thành lập Trung đoàn 56, như thế, đơn vị và chức vụ của Thiếu tá Tôn Thất Mãn bây giờ là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/56/SĐ3 BB.


**********




Photo: Camp Carroll




Sáng 2/4/1972, sau khi Trung tá Đính thông báo lệnh đầu hàng, ngoài Thiếu tá Tôn Thất Mãn, còn 2 sĩ quan khác chống lại (sau khi trở về đơn vị của mình), đó là Đại úy Nguyễn văn Tâm - Pháo đội trưởng B/TĐ1/PB/TQLC và Thiếu úy Thái Thanh Bình - Chi đội trưởng Thiết đoàn 11 Kỵ Binh. Ngay giờ phút ấy, Cố vấn Trung đoàn liên lạc được với trực thăng đang tiếp tế cho căn cứ Mai Lộc đã đáp xuống để bốc 2 vị này, một số chiến sĩ VNCH lên theo, trong đó có Thiếu úy Bình.


Lúc này Trung tá Đính ra lệnh Đại úy Nhơn - Trưởng ban 2, cởi chiếc áo lót màu trắng ra treo trước cổng để làm tín hiệu chấp nhận đầu hàng (chuyện cờ trắng như vừa trình bày là do Thiếu tá Mãn kể, nhưng theo Thiếu tá Hà Thúc Mẫn được Đại úy Hoàng Quốc Thoại - Trưởng Ban 3 thuật lại lúc cùng nhau ở trong tù thì Trung tá Đính lệnh cho Trung sĩ Sừng xé tấm drap trải giường làm đôi. Trong một bài tùy bút của Nguyễn Thắng - phóng viên chiến trường Quân Đội BV cũng viết như thế: “Sau khi sai lính lấy tấm vải trắng trải giường nằm, kéo lên cột cờ, anh Đính đã gọi cho chúng tôi : Alô, Bông Lau đâu, đã trông thấy cờ trắng chưa ?”).


Làm đúng theo điều kiện của cấp chỉ huy Trung đoàn 38, Pháo Bông Lau, mọi người đi theo hàng đôi ra hướng Quốc Lộ 9 theo thứ tự cấp bậc Tá - Úy - Hạ Sĩ Quan ..., bốn vị cấp Tá được tách riêng để khai thác và tuyên truyền.


Sáng 3/4, tất cả bị áp tải ra Bắc, chiều tối, lúc đến Bến Than, Bến Tắt chuẩn bị vượt sông Bến Hải thì anh Mãn cùng một số khác đã tìm cách bỏ trốn, tuy nhiên lúc này địch quân đã tràn ngập khắp nơi và có lẽ đã được báo động để lùng sục, nên sau 5 ngày đào thoát, anh bị bắt lại ... Riêng Đại úy Nhơn - Trưởng ban 2 trốn được, lần tìm về khu vực Ái Tử, có hành động gì đó làm cho các chiến sĩ TQLC nghi ngờ, tạm giữ rồi chuyển giao cho Sư Đoàn, sau đó đưa vào Sở 1 An Ninh Quân Đội tại Đà Nẵng, có những ẩn khuất nào đó không ai biết hay do anh Nhơn là người cầm cờ trắng ra trước cổng căn cứ Tân Lâm để làm tín hiệu chấp nhận đầu hàng ?


Đoàn tù và hàng binh đi bộ 10 ngày đến Quảng Bình, tại đây có xe đưa ra Thanh Hóa và lên tàu đến trại giam Bất Bạt, Sơn Tây, thời gian này liên tục bị hỏi cung, viết bản tự khai, kiểm điểm. Đặc biệt là công an bắt tất cả những sĩ quan có đi du học Mỹ phải tường trình đầy đủ những gì đã lãnh hội được và giao cho ông Đính tổng hợp trình lên chúng.


Trong khoảng thời gian này, lãnh đạo trại giam mở đợt vận động tuyên truyền, kêu gọi tất cả sĩ quan đứng lên tự giác từ bỏ lý lịch căn cước QL/VNCH để trở về với Quân Đội Nhân Dân. Thiếu tá Tôn Thất Mãn đã khí khái quyết liệt phản đối chiêu bài này. Khi được trực tiếp đặt vấn đề, anh nói với tên Thiếu tá phản gián Nguyễn Phương: “ Ngay từ lúc ở căn cứ Tân Lâm, tôi đã chống lại việc đầu hàng của Trung đoàn trưởng, mặc dầu mọi người đều im lặng, nhưng lúc đó tôi không nghĩ đến sự an nguy của tính mạng mình và đã chống đối đến cùng. Đời lính thắng bại là chuyện thường tình, bây giờ tôi sa cơ thất thế bị các ông bắt, hãy xem tôi như là một tù binh chiến tranh, tôi hoàn toàn chấp nhận vị trí ấy, tôi luôn luôn trung thành với lý tưởng mà tôi đã phụng thờ : TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM, đồng thời tôi không phản bội những chiến hữu dưới quyền đã hy sinh”.


Tên Thiếu tá lên tiếng: “ Tôi được phân công xuống giúp đỡ anh, tạo điều kiện cho anh trở về với cách mạng, phục vụ nhân dân, lập công chuộc tội, nhưng anh vẫn ngoan cố, đó là quyền của anh, có gì đừng ân hận. Tôi sẽ báo cáo với trên”.


Sau hôm ấy, anh bị đưa đi giam riêng, được một thời gian, chúng chuyển anh xuống Hỏa Lò Hà Nội, nhốt vào xà lim.


Trong lúc thân phận anh như thế, ở bên ngoài, CSBV tổ chức một buổi lễ rầm rộ cho ông Phạm văn Đính và ông Vĩnh Phong đăng đàn, nêu lên những tội ác và sai lầm khi theo " Đế quốc Mỹ " dày xéo đất nước và nay thấy rõ đường lối chính đáng của Cách mạng nên đã đem Trung đoàn về với nhân dân, xin được đứng trong hàng ngũ Quân Đội Nhân Dân để chống lại kẻ thù xâm lược !


Cả hai ông Đính và Phong đều được giữ nguyên cấp bậc Trung tá và hưởng lương từ tháng 4/1972. Theo chỉ thị của chính quyền CS, ông Đính viết lịch sử miền Nam, phân tích nghệ thuật và hình thái tác chiến của QL/VNCH. Ngoài ra, còn có những ký sự để tuyên truyền xuyên tạc và ca ngợi chính quyền miền Bắc như : “ Saigon - Phủ Đầu Rồng ", " Cây Đa Bến Cũ ", " Một cái gì mới " . Tháng 4/1994, cả hai ông ra Hà Nội để được gắn lon Thượng tá và Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất !





Photo: Hai ông Đính và Phong trong buổi lễ của CSBV




Những ngày tháng nằm trong xà lim, anh không đau đớn cho thân xác bởi cực hình và thiếu đói, mà xót xa nhiều điều: Mười năm lính, lúc ở Sư đoàn 25 BB, tình hình tương đối yên tĩnh, chủ yếu là lo công tác an ninh, bảo vệ dân chúng an tâm làm ăn trong những vùng xa thường bị địch quân về quấy rối ... Nhưng khi được trở về chiến đấu trên quê hương Trị Thiên là thời kỳ gian khổ, ác liệt nhất ... Bước chân anh đã đi qua mọi miền từ Lăng Cô, Bạch Mã đến Gio Linh, từ đồng bằng ven biển đến biên giới Lào Việt, kể cả những lúc tác chiến trong thành phố.


Có những thời khắc, mạng sống như nghìn cân treo sợi tóc, phải chiến đấu để chiếm từng thước đất, ngọn đồi, từng bờ tường, con phố, nhưng bằng mưu trí và sự can trường, anh đã dẫn đơn vị đi qua và chiến thắng, đôi khi có những tình huống hết sức nghiệt ngã! Thế mà đến đầu tháng 4/1972, đó chưa phải là giờ thứ 25 của cuộc chiến, tại một căn cứ hỏa lực hùng hậu, có ưu thế phòng thủ với trên 1000 tay súng và một Ban Chỉ huy dày dạn chiến trường …. và anh, một người chỉ huy tác chiến … Tất cả chưa bắn một phát súng nào, chưa có đơn vị bộ binh nào của địch xuất hiện, cũng không có lời kêu gọi áp đảo tinh thần, mà chỉ mới là những quả đạn pháo binh được bắn vào căn cứ liên tục, đồng ý là địch có ưu thế hỏa lực, áp dụng chiến thuật phong lôi, cả một Trung đoàn Pháo cùng lúc bắn vào mục tiêu, nhưng như thế chưa phải là hoàn toàn bế tắc, để không thể tổ chức chiến đấu, thế mà chúng tôi đã phải buộc lòng quy giáp đầu hàng.


Đầu hàng ! Tại sao lại như thế. Động cơ nào? Đó là câu hỏi nhức nhối dày xéo tâm can anh! Anh cũng đã thẳng thắn nói ra những ý nghĩ ấy cho đối phương là Nguyễn Quý Hải, tác giả của hồi ký Mùa Hè Cháy, nguyên Tiểu đoàn trưởng Pháo Binh thuộc Trung đoàn Bông Lau, đơn vị trực tiếp gây áp lực buộc Trung đoàn 56 đầu hàng. Trong quyển sách này, tác giả kể lại cảm nghĩ của Thiếu tá Mãn về sự thất bại của Trung đoàn 56 trước sức tấn công như vũ bão của Trung đoàn 38 Pháo Bông Lau, Thiếu tá Mãn đã trả lời: “ Tôi hết sức ngạc nhiên, không thể tin nổi là số phận của một căn cứ hỏa lực mạnh nhất Quân Đoàn đã được quyết định chỉ trong vòng năm phút !” Hôm nay anh vẫn xác nhận như thế và trình bày thêm: “Sau khi tuyên bố 3 hướng giải quyết, ông Đính đã không có sự thảo luận với tất cả sĩ quan có mặt và sau lời phản đối của anh Mãn, ông Đính liền ra lệnh Đại úy Nhơn cởi áo lót làm tín hiệu ...”.


Quả thật lúc này chúng ta mới biết 3 cách giải quyết được đưa ra như là một thông báo, chứ không phải để bàn bạc, bởi vì mọi chuyện đã được quyết định và Trung tá Đính không có thì giờ !




Hình Th.T Mãn tại căn cứ Tân Lâm trong ngày 2-4-1972 - người đội nón sắt được chụp chính diện
(chú thích trong Source là Tr. T Đính là không đúng)


Trong bài viết: " N+3 Một Ngày Oanh Liệt ", Đại tá Cao Sơn - Trung đoàn trưởng Pháo binh Bông Lau ghi lại cuộc nói chuyện và những điều kiện ông ra lệnh cho Tr. Tá Đính: " ... Yêu cầu tuân thủ nghiêm những quy định sau :

1. Kéo cờ trắng lên
2. Bắt hai tên Cố Vấn Mỹ cùng ra hàng
3. Để nguyên vũ khí, phương tiện chiến đấu tại chỗ. Cả chỉ huy và binh sĩ đứng trên mặt đất, xếp hàng đôi đi theo con đường duy nhất tới Đầu Mầu, sẽ có người đón. CHÚNG TÔI NGỪNG BẮN 30 PHÚT ĐỂ CÁC ANH CHẤP HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH TRÊN " .
Anh kể chuyện tôi nghe, trong bao năm cận kề chiến đấu, vào sinh ra tử bên nhau với Trung đoàn trưởng, anh đã có sự liên hệ thân tình, kính mến. Phút cuối ở Tân Lâm, có thể có những lý do thầm kín nào đó để ông Đính đưa đến quyết định tai hại ấy! Lòng anh có đôi chút thông cảm, tuy nhiên, qua những việc ông cư xử với anh em trong trại tù, cũng như sự hăng say hợp tác với đối phương sau này làm anh thất vọng, bao nhiêu niềm tin và sự kính phục đã không còn nữa!

Khi còn ở trong tù năm 1973, mọi người được biết về Hiệp Định Ngưng Bắn, trao trả tù binh, riêng cá nhân anh và Thiếu tá Thuế Pháo Binh không được nằm trong danh sách ! Các anh đặt vấn đề với cán bộ trại, được trả lời là sẽ đề đạt lên cấp trên giải quyết, nhưng chẳng bao giờ nhận được câu trả lời ! Cho đến năm 1975, khi nghe tin miền Nam mất, tất cả đều nghẹn ngào, chua xót, cùng bảo với nhau: Thế là hết ... đất nước mất, Quân Đội mất, chúng ta không còn gì để nương tựa, để trở về !

Cuối năm 1975, từ Bất Bạt Sơn Tây, anh bị đưa lên giam tại Cao Bằng, năm sau lại chuyển qua Sơn La, lúc này Bắc Việt cũng đã ồ ạt đưa những sĩ quan QL/VNCH từ miền Nam ra Bắc - đây là những trại tù khổ sai khủng khiếp đã được nhiều người nhắc đến.

Đầu năm 1979, trước khi Trung Cộng mở đợt tấn công qua biên giới, chúng lại chuyển các anh về trại Đầm Đùn Sơn Tây.

Ở đây cho đến năm 1981, được đưa về Nam, giam tại trại Z30D cho đến cuối năm 1983, anh mới được trả về với gia đình !

Tính từ tháng 4/1972 đến lúc ấy, thân xác anh bị đày đọa gần 12 năm trong những trại tù nổi tiếng ác độc nhất. Công bằng mà thấy, sau 30/4/1975, một vị Tiểu đoàn trưởng bị giam khoảng 10 năm, nhưng Thiếu tá Mãn - Tiểu đoàn trưởng TD 1/56/SĐ3/BB đã phải trải qua thời gian trong lao lý dài như thế, chỉ vì một câu nói bất khuất !

Khi trở về, anh phải tạm trú với mẹ ở Kim Long bởi vì sau 1975, vợ anh bỏ căn nhà thuê ở Huế, về nương náu quê ngoại tại Long Thọ. Cô nữ sinh năm nào bây giờ chân lấm tay bùn với đồng ruộng !

Những tưởng đất nước đã thống nhất, hòa bình lập lại, các anh sẽ được đối xử công bằng sau thời gian " đền tội " trong tinh thần hòa hợp dân tộc như đã được nghe cán bộ tuyên bố trước lúc ra trại . Nhưng không, trong mấy tháng đầu, hàng đêm chúng bắt anh phải đến Trạm Công an xã để ngủ và sau đó anh được " biên chế " vào tổ khai thác đót (một nguyên liệu để làm chổi ) tại núi rừng Tây Thừa Thiên với chỉ tiêu MỘT TẤN mỗi ngày ! Không chịu nổi sự kham khổ cực nhọc, đày đọa đủ điều, tháng 7/1984, anh trốn vào Nam, xin đi làm thuê tại một Công Ty Cao su ở Đồng Nai tại ấp Cấp Ráng ... Cũng tưởng là sẽ được bình yên ở vùng đất xa lạ này, nhưng lam sơn chướng khí và những loài rắn độc đã ngày đêm đe dọa, tấm thân ốm yếu bây giờ thêm còm cõi !

Bà chị ruột cầm lòng không đậu trước hoàn cảnh bi thương ấy, đã cưu mang anh đem về Saigon, chăm sóc, bồi dưỡng và hàng ngày phụ với đứa cháu có nghề sửa xe ... anh sống âm thầm, lặng lẽ như thế giữa Saigon náo nhiệt, cứ nghĩ mình là kẻ sống ngoài lề và bị xã hội bỏ quên !

Nhưng niềm vui lại đến khi nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ cho những tù nhân chiến tranh bị CS giam giữ. Một lần nữa, bà chị của anh lại phải chạy đôn chạy đáo tốn kém tiền bạc để lo cho anh đầy đủ giấy tờ hợp lệ để được định cư tại Mỹ. Hồ sơ HO 29 của anh đã được phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xét duyệt đôn lên HO 22 và anh đến Mỹ năm 1994.

Anh Mãn tâm sự: Tôi tuổi Mậu Dần, cầm tinh con Cọp, mà con cọp thì bao giờ cũng chỉ đi một mình, có khi nó là chúa sơn lâm. Ngẫm nghĩ lại, cuộc đời tôi cũng thế, lúc nào cũng cô đơn, mặc dầu ở chỗ đông người ! Tôi không có cái vinh quang của con cọp, mà đơn độc trong những tình huống đôi khi quá oan nghiệt, ngay cả lúc đứng giữa những người gọi là chiến hữu ! Tôi cũng đã ở trong rừng, nhưng không phải để " cất vang tiếng thét " mà bị dẫn đi từ trại tù đến một căn chòi lá vào lúc 1,2 giờ sáng, dưới ngọn đèn leo lét, mặt đối mặt với tên công an thẩm vấn ! Cũng thế, với cây rựa trong tay, một mình cùng rừng đót ngút ngàn hoặc với những cây cao su ngang dọc thẳng tắp ! Tưởng chừng như Con Cọp Cầm Tinh mệnh số của anh chẳng bao giờ thét, nhưng thật ra anh đã dùng ý chí để nói với Tổ Quốc và bạn bè chiến đấu anh dũng bên cạnh anh rằng: Anh đã nghĩ đúng và làm đúng những gì anh nghĩ để không thẹn lòng và thẹn với non sông. Chẳng có điều gì làm anh ân hận, cho đến bây giờ, anh vẫn nhớ và thực hành đúng bài học địa hình căn bản ở Trường Bộ Binh Thủ Đức 47 năm trước: Luôn luôn phải xác định điểm đứng. Phải xác định vị trí mình đang đứng để biết bạn đang ở đâu, địch đang ở đâu, để có những quyết định chính xác. Hậu quả của những quyết định ấy đôi lúc là tai hoạ, nhưng vượt qua được, ta cảm thấy trưởng thành hơn, đúng đắn với lý tưởng mình phụng thờ và nhân cách đạo lý đã được giáo dục.

Có người bảo là mình bị quân đội bỏ quên, tôi thì không bao giờ có ý nghĩ ấy bởi vì ngay lúc này, mỗi cá nhân chúng ta đã là quân đội, phải làm sao để xứng đáng với tên gọi linh thiêng ấy, mặc dầu hình tướng tổ chức không còn !

Những buổi tối lái xe về nhà ở Baton Rouge, Louisiana sau 14 giờ với hai công việc nặng nhọc khác nhau, lòng tôi dâng lên bao nỗi ngậm ngùi khi nghĩ đến Mẹ tôi, người có tấm lòng biển cả rộng lượng vô biên. Những lúc canh khuya thức giấc, nghe tiếng sóng vỗ bên này mà nhớ đến Mẹ già bên kia bờ đại dương quay quắt. Từ ngày rời ghế nhà trường đến nay, tôi chưa bao giờ có được một khoảng thời gian bình yên thật trọn vẹn để chăm sóc bà, mà ngược lại, tôi luôn luôn là nỗi nhớ thương, lo lắng, trông ngóng trong lòng bà kể từ khi tôi bước chân vào những ngày binh lửa, rồi gian truân với những năm dài tù tội, đến quãng đời lao động cực nhọc ở một xó xỉnh nào đó!

Năm nay bà đã 97 tuổi, sáng chiều đứng ngồi với một tâm trạng bồn chồn như thế trong căn nhà nhỏ của cô em út trong thành nội. Ở bên này tâm tôi cũng không yên, đôi khi thảng thốt vì một cuộc điện thoại từ Việt Nam, vẫn biết bây giờ Mẹ như cây đèn giữa khoảng không, chỉ cần một làn gió nhẹ … nhưng tôi lo sợ bàng hoàng nếu một ngày nào đó nhận được tin ấy.

Gia đình anh đến lúc này vẫn chưa hoàn toàn đoàn tụ, còn đứa con ở VN đợi ngày qua bên này định cư ... Bởi thế đã qua tuổi về hưu, anh vẫn gắng làm 2 jobs để ngoài việc trang trải chi phí ở đây, giúp thêm được phần nào hay phần đó cho những người thân ở quê nhà.

Tôi đã đọc “ Một Quân Đội Bị Bỏ Quên - Anh Hùng và Bội Phản " của Andrew Wiest và bài viết " Chàng Pháo Thủ Thành Carroll " của nhà văn Giao Chỉ . Cả hai tác phẩm đều nhắc về những nhân vật có liên quan đến Tân Lâm. Tôi khâm phục sự can trường, hy sinh cho thuộc cấp ngoài mặt trận và lẫm liệt, kiên cường trong trại giam của Thiếu tá Huế. Cũng là người lính, nhưng tôi cảm thấy bé nhỏ và tầm thường trước sự quyết đoán kịp thời, dũng mãnh bảo vệ sự an toàn cho anh em trong đơn vị của Đại úy Tâm - chàng Pháo thủ Cọp Rằn thành Carroll, không chịu đầu hàng, chấp nhận ở lại để chiến sĩ mình rút đi ... Nhưng đối với Thiếu tá Tôn Thất Mãn, sự cảm kích, ngưỡng mộ, kính phục và thương mến gấp nhiều lần hơn ! Bởi vị trí của anh hoàn toàn khác, rất đặc biệt. Anh đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm, ý chí bất khuất của một Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Cái dũng khí của một kẻ sĩ ngay trước mặt cấp chỉ huy và chiến hữu khi chống lại tư tưởng chủ bại, đầu hàng của những con người ấy, sau đó trên đường áp tải đã tìm cách trốn thoát, không chịu đội trời chung với Cộng sản và rất đáng phục, rất oai phong khi trong gông cùm của địch đã dứt khoát chối từ, bác bỏ luận điệu tuyên truyền dụ dỗ để quy phục, luôn luôn giữ tấm lòng sắt son với lý tưởng và đồng đội !

Tôi biết anh không cần thiết, bận tâm đến sự vinh danh, anh nói chỉ làm những việc bình thường của một người lính với tinh thần " Uy vũ bất năng khuất " !

Rất tiếc khả năng viết lách của tôi có hạn, nên không diễn bày được hết những oai hùng và đoạn đường gian khổ mà anh Mãn đã kinh qua ... Tôi cố gắng trong những gì có thể làm được với tất cả tấm lòng chân thật, để mọi người biết Quân Lực của chúng ta đã có một con người, một cấp chỉ huy minh định vững vàng, kiên cường lập trường trong mọi tình huống như thế.

Riêng cá nhân mình, xin trang trọng nói rằng: ANH LÀ NGƯỜI HÙNG CỦA TÔI.


LÊ VĂN TRẠCH (SD3BB)
(Bản hiệu đính 8 - 8 - 2011)


Source: Nhận trực tiếp từ tác giả Lê Văn Trạch (Lê Bộ Binh)

ĐÂY LÀ LỜI VIẾT CỦA CỰU CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI - TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH GỞI CHO CỰU TRUNG TÁ NGUYỄN TRI TẤN
VỀ BÀI VIẾT "PHÚT CUỐI TÂN LÂM" (Tác giả LÊ BỘ BINH)

" Đính không nói với tôi trước khi đầu hàng mà chỉ nhờ Đại Tá Chung Tư lệnh phó chuyển lời chào từ biệt - vì ngày hôm đó tôi vào Huế gặp TT Thiệu ra thăm, tới chiều tôi về mới biết. Đính đầu hàng mà không ai báo cáo gì cho tôi cả ! Tôi đâu có cho Đính toàn quyền quyết định ! Tôi đã gặp ngay cố vấn của Đính được trực thăng bốc về và tôi đã nghe ông ta nói những gì đã xảy ra . Nếu tôi biết được tôi đã ngăn cản". 





 QUẢNG TRỊ 1972 - TRẬN ĐỊA LỊCH SỬ
Tác giả: Lê Văn Trạch (SD3BB)

Đây là huy hiệu cũ của Sư Đoàn 3 Bộ Binh được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1971 tại Quảng Trị,
nên trên huy hiệu có chữ Bến Hải do cựu Tướng Vũ Văn Giai chỉ huy và đã tan hàng vào ngày 2 tháng 4 năm 1972 sau 6 tháng thành lập


Ngày 9 tháng 6 năm 1972, đơn vị được đưa về tái phối trí tại Quảng Nam, nhận bàn giao lại căn cứ Hòa Khánh và do cựu Tướng Nguyễn Duy Hinh làm tư lệnh.
Sư đoàn 3 Bộ Binh mang huy hiệu mới


Trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, có từng niên biểu đánh dấu đậm nét những dữ kiện nổi bật ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của đất nước, hơn thế là một dấu ấn khắc khoải ngậm ngùi cho hàng bao thế hệ.
Năm 1972, Quảng Trị được chọn như là một chiến trường quyết định, chiến trường trắc nghiệm: những chiến thuật và súng đạn mới nhất đều được cả hai phía đem thi thố với một mức độ và cường độ ác liệt thảm khốc chưa từng thấy. Mọi tấc đất đều cháy xém rung lên như một cơn địa chấn kéo dài hàng tháng trời, tất cả những gì được chăm chút xây dựng hàng bao thế kỷ để tạo nên một nét văn hoá, một cảnh quan hiền dịu phút chốc trở thành bình địa. Dân Quảng Trị đói nghèo giờ đây chỉ còn tay trắng, xác thân bơ phờ với một tâm trạng u uất tan nát. Năm 1972 điểm mốc quan trọng của lịch sử là vết hằn in dấu chót vót cao của điêu linh thảm khốc đoạ đày trong mỗi một người Quảng Trị.
Lúc này hội đàm Paris đang gặp bế tắc, tuy thế sau chuyến công du của Tổng thống Nixon qua Trung Cộng ngày 17-2-1972 và của ngoại trưởng Kissinger qua Liên Xô kết hợp với những cuộc oanh kích nặng nề của không quân Hoa Kỳ trên miền Bắc. Chính phủ Bắc Việt đã chấp thuận mở lại cuộc hoà đàm. Để hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết này, Bộ Chính trị đảng Cộng sản đã ra nghị quyết mở cuộc tấn công đồng loạt trên toàn lãnh thổ Miền Nam Việt Nam mà ý định ban đầu lấy miền đông Nam bộ làm điểm, để nếu có thời cơ thuận tiện sẽ tấn công uy hiếp Saigon, tạo áp lực trên bàn hội nghị, nhưng sau khi cân nhắc thấy còn nhiều điểm yếu chưa hoàn thiện, Bộ Chính trị quyết định chuyển hướng tấn công, lấy Trị Thiên làm điểm với một cố gắng cao nhất để chiếm được hai tỉnh này bởi ở đây dễ tập trung lực lượng, chỉ đạo và bảo đảm vật chất cho một chiến dịch quy mô lớn.


I. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG:
A. Quân lực Việt Nam Cộng Hoà:
a/ Giai đoạn đầu:
1/ Bộ binh:
- Sư đoàn 3 Bộ binh: Các trung đoàn 2, 56, 57
- Sư đoàn TQLC: 2 Lữ đoàn 147, 258
- Địa phương quân: 41 đại đội
- Nghĩa quân: 152 trung đội
2/ Pháo binh: 7 tiểu đoàn và 1 pháo đội PB cơ động 175 ly,
3/ Thiết giáp: 7 chi đoàn
4/ Không quân: SD 1/KQ


b/ Giai đoạn tái phối trí:

- Giảm trung đoàn 56
- Được tăng cường thêm: Lữ đoàn 369 TQLC; 3 liên đoàn BDQ: 4, 5, 6
- 2 Thiết đoàn kỵ binh

c/ Giai đoạn phòng thủ tuyến Mỹ Chánh và tái chiếm:

- Sư đoàn Dù
- Sư đoàn TQLC
- 4 LD Biệt động quân
- LD 81 Biệt kích Dù
- Đại đội Hắc Báo SD1
- 3 Thiết đoàn 7, 18, 20
- SD1 Không Quân


Về phía Hoa kỳ:

Ngoài 250 máy bay tại sân bay Đà Nẵng và Thái lan, ngày 3-5, hai hàng không mẫu hạm Kitty Hawk và Coral Sea vào hải phận Việt Nam hợp lực với 2 HKMH Hancoc va Constellation nâng số phi cơ của Hải quân lên 275 chiếc.
Lần đầu tiên, QLVNCH đưa pháo binh cơ động 175 và chiến xa M48 ra chiến trường. Đầu tháng 5, hoả tiễn chống tăng TOW cũng được không vận đến Đà Nẵng để trang bị cho SD Dù và TQLC.

B. Quân đội Bắc Việt:

1/ Bộ binh:
- 6 Sư đoàn Bộ binh: 304, 308, 324, 320, 325, 312
- Trung đoàn Độc Lập: 6
- 5 Tiểu đoàn độc lập: 2,15, 19, 38, 7
- 4 Tiểu đoàn đặc công: 25, 31, 33, 35
- 5 Tiểu đoàn địa phương: 3, 8, 10,14 (Quảng Trị) và 47 (Vĩnh Linh)
2/ Pháo binh:
- 4 Trung đoàn: 84, 68, 164, 45.
3/ Phòng không:
- 4 Trung đoàn cao xạ: 241, 243, 250, 280.
- 1 Trung đoàn hỏa tiễn Sam 2: 236
4/ Thiết giáp: 2 Trung đoàn: 202, 203
5/ Công binh: 2 Trung đoàn: 229, 249
6/ Hải quân: Đoàn 126 thuộc khu vực 5 HQ

Lần đầu tiên tại chiến trường miền Nam, QD/BV đã sử dụng xe tăng T54, pháo 130 ly, hoả tiễn địa không Sam 2, HT chống tăng có điều khiển AT3, HT tầm nhiệt chống máy bay SA7, đại bác PK57 với chiến thuật tấn công hợp đồng binh chủng xa bộ pháo mà một mũi tiến quân lên đến cấp sư đoàn.

II. QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT TẤN CÔNG:
Do tính chất quan trọng của trận chiến, Quân Uỷ Trung ương quân đội Bắc Việt đã cho thành lập Đảng Uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên do tướng Lê Trọng Tấn phó tổng Tham mưu trưởng làm Tư Lệnh, tướng Lê Quang Đạo, phó chủ Nhiệm Tổng Cục Chính trị làm Chính uỷ kiêm Bí thư Đảng Uỷ, các tướng Cao văn Khánh, Giáp văn Cương, Doãn Tuế, Hồng Sơn, Lương Nhân, Anh Đệ làm phó Tư lệnh chiến dịch Bí Thư Tỉnh Uỷ QT Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia đảng uỷ Bộ Tư Lệnh chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng được cử làm đại diện của quân uỷ Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng này .

Ngày 11-3-1972, BCT thông qua nghị quyết của Quân Uỷ Trung ương. Mọi binh chủng đều dồn nổ lực chuẩn bị chiến trường, tất cả đơn vị Trinh sát bộ và pháo áp sát điều nghiên các căn cứ của QLVNCH, cơ sở nội tuyến được lệnh theo dõi hoạt động trên mọi bình diện để phát hiện sớm nhất các kế hoạch, đơn vị công binh bí mật, gấp rút mở đường cho tăng, pháo. Các sư đoàn ở phía Bắc đang âm thầm hành quân đến tuyến xuất phát…

Về phía QLVNCH, vào trung tuần tháng 3, các tin tức không ảnh và không thám đã phát hiện những chỉ dấu làm đường ở phía tây và tây nam, đài quan sát ở căn cứ Fuller, Baho, Holcomb đã nghe được những tiếng động cơ giới, trong trận phục kích của đơn vị DPQ tại một địa điểm phía TN căn cứ Ái Tử, đã phát hiện phiên hiệu của một đơn vị trinh sát chủ lực, các tin tức do mật báo viên cung cấp cho P2/TK và Ty Cảnh sát quốc gia Quảng Trị cũng cho biết những dấu hiệu chuẩn bị cho một trận chiến qui mô . Tổng hợp những tin trên, P2/SD3 và P2/BTL/QD1 đã đưa ra ước tính tình báo về một cuộc tấn công mạnh của QD Bắc Việt vào Quảng Trị . Tuy nhiên những ước tính này dường như không thuyết phục được các cấp chỉ huy để có những kế hoạch quân sự đứng đắn. Bộ TTM nhận định rằng hướng tấn công của QDBV là Tây nguyên nên điều động sư đoàn Dù và một số đơn vị trừ bị khác lên Kontum – Pleiku. Quân đội Bắc Việt nắm được điều này nên đã cho nghi binh chiến lược bằng cách có những hoạt động trinh sát và chuyển quân tương đối lộ liễu và những cuộc tấn công hạn chế vào các căn cứ ở Quân Đoàn 2. Sư đoàn 304 đang ém quân tại Khe Sanh, đã cho tổ đài vô tuyến tiếp tục hành quân vào Tây Nguyên và thường xuyên phát đi những chỉ thị, lệnh hành quân y như thật. BTL/SD3 có lẽ đánh giá tình hình chưa đến nỗi nào nên đã cho đổi quân đúng vào ngày mở màn tấn công của Quân Đội Bắc Việt, trong cuốn “Easter Offensive”' của Đại tá Gerry H. Turley cũng cho biết: “ … theo chương trình, vào trưa ngày 30-3-1972, tướng Giai và vị cố vấn HK sẽ bay về Saigon nghỉ Lễ Phục sinh cuối tuần, mặc dầu việc hoán đổi vị trí của 2 Trung đoàn đến 6 giờ chiều mới hoàn tất…”

Nói tóm lại, QD Bắc Việt đã tạo được yếu tố bí mật bất ngờ đến phút chót.

Ngày 15-3-1972, tại Bãi Hà (tây Vĩnh Linh) tướng Tấn đã họp Bộ Chỉ huy Chiến dịch để đánh giá tình hình 2 phía trong khu vực đồng thời phổ biến nhiệm vụ và phân công cụ thể. Ngày mở cuộc tấn công là 4 giờ 30 chiều 30-3-1972.

Có 3 nhiệm vụ chủ yếu:
- Tiêu diệt cho được 2 Sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 1 SD khác
- Phối hợp tấn công quân sự và binh vận, nổi dậy cả nông thôn lẫn thành thị, làm tan rã lực lượng địa phương, đánh bại kế hoạch bình định.
- Chiếm phần lớn lãnh thổ Trị Thiên, có điều kiện đánh chiếm toàn bộ

Căn cứ vào việc phối trí lực lượng của SD3 và TQLC, Bộ Tư Lệnh chiến dịch đã tổ chức 4 cánh quân và sử dụng các lực lượng tác chiến trên từng cánh như sau:

1. Cánh Bắc, cánh chủ yếu, sử dụng SD 308, 2 Trung đoàn độc lập 48, 47, Tiểu đoàn 15 độc lập, 2 Trung đoàn pháo mặt đất (164, 84), 1 Trung đoàn pháo cao xạ (284), 2 Tiểu đoàn xe tăng, 2 Tiểu đoàn công binh, TD 33 đặc công do tướng Hồng Sơn phó tư lệnh chiến dịch và Hoàng Minh Thi phó chính uỷ trực tiếp chỉ huy . Mục tiêu tấn công là các vị trí đóng quân của Trung đoàn 57 và Trung đoàn 2 từ căn cứ A1 đến Fuller, mục tiêu kế tiếp là thị xã Đông Hà.

2. Cánh Tây, sử dụng SD.304, 2 Trung đoàn 38 và 68, 4 Trung đoàn cao xạ (230, 232, 241, 280), 2 Tiểu đoàn hoả tiễn 122 ly, 1 Tiểu đoàn xe tăng, 1 Tiểu đoàn công binh, do tướng Hoàng Đan, tư lệnh SD 304 chỉ huy, có nhiệm vụ tấn công tuyến phòng thủ của Lữ đoàn 147 TQLC tai Ba Hô, Sarge, Holcomb, bao vây tiêu diệt các căn cứ Mai Lộc, Carroll (đồi 241 hay Tân Lâm), Khe Gió . Sau đó chuyển hướng tấn công về căn cứ Ái Tử (nơi đặt BTL/SD3).

3. Cánh Nam, cánh thứ yếu nhưng rất quan trọng, do SD.324, 3 Tiểu đoàn địa phương Quảng Trị cùng các binh chủng phối thuộc, do tướng Giáp văn Cương, phó tư lệnh chiến dịch và Lê Tự Đồng phó chính uỷ chỉ huy, có nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng ở nam, bắc sông Thạch Hãn, chủ yếu là khu vực Phượng Hoàng (Pedro) Babara và đoạn đường Bắc sông Mỹ Chánh, thực hiện chia cắt Trị Thiên.

4. Cánh Đông, cánh thứ yếu, sử dụng tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh, 2 Tiểu đoàn đặc công (31, 25), 1 Tiểu đoàn pháo, 4 đại đội địa phương, đoàn 126 Hải quân do Bùi Thúc Dưỡng trưởng phòng đặc công chiến dịch chỉ huy, có nhiệm vụ bao vây Dốc Miếu, Quán Ngang từ phía đông, tiêu diệt căn cứ Hải quân Cửa Việt, phá kế hoạch bình định ở Triệu Phong, thọc sâu vào đông bắc Ái Tử.



Photo: PHÓNG ĐỒ CUỘC TẤN CÔNG CỦA QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT VÀO CÁC VỊ TRÍ QL/VNCH TẠI QUẢNG TRỊ NGÀY 30-3-1972

Đến ngày 26-3-72, mọi chuẩn bị cho chiến dịch cơ bản hoàn thành. Cục vận tải, đoàn 559, đoàn vận tải QK4 cùng hàng ngàn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến của Quảng Bình, Vĩnh Linh đã chuyển được hàng chục ngàn tấn hàng phục vụ chiến dịch.

Sáng ngày 30-3-72, Bộ Tư lệnh chiến dịch quân đội Bắc Việt họp lần cuối để khai triển kế hoạch. Trưởng phòng Quân Báo của mặt trận báo cáo Trung đoàn 56 đang trên đường đến thay quân ở Fuller. Tướng Tấn nhận định như vậy kế hoạch chưa bại lộ nên đã cho giờ nổ súng sớm hơn, tức 11 giờ 30. Tuy vậy lúc 10 giờ 30 khi TD. 2/56 lọt vào ổ phục kích của TD.3/27, SD.308, Tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh nổ súng (sớm hơn kế hoạch 1 giờ). Đến 11 giờ 30 khi giờ G khởi điểm, hàng trăm khẩu pháo 130 ly, HT. 122 đồng loạt nã đạn vào 14 căn cứ phòng thủ của Sư đoàn 3 và Thuỷ Quân Lục Chiến.

Đến 10 giờ sáng 31-3-72 căn cứ Fuller bị tràn ngập, tại phía Bắc, dưới áp lực nặng nề của pháo binh và bộ binh vây ép. Tiểu đoàn 2/2 phải bỏ Cồn Tiên rút vào căn cứ C2, đồng thời TD 2 và 3/57 về căn cứ C1.

Tại cánh đông, đoàn 126 Hải quân đã ồ ạt tấn công duyên đoàn 11 và khống chế cảng Cửa Việt, cùng lúc Tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh, 2 Tiểu đoàn đặc công 25, 31, 4 đại đội địa phương Quảng Trị và 1 Tiểu đoàn pháo phối hợp đã làm tan rã các đơn vị địa phương quân, nghĩa quân tiểu khu Quảng Trị tại phía bắc sông Thạch Hãn.

Tại cánh tây, được xem là cánh trọng yếu của chiến dịch, từ trưa ngày 30-3-72, tất cả các khẩu pháo 130 ly của 2 Trung đoàn 68, 38 và 2 Tiểu đoàn hoả tiễn đều tập trung nhắm vào Carroll, Mai Lộc, Holcomb, Ba Hô, Sarge, riêng tại 2 căn cứ sau do TD 4/147 trú đóng đã bị gần 1000 quả đạn, đồng thời cho Trung đoàn 9 và 66/304 ồ ạt tấn công, cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, đôi bên thiệt hại nặng nề, đến 10 giờ 45 đêm 31-3-72, căn cứ Sarge di tản và 4 giờ sáng 1- 4 -72, TD4/TQLC cũng phải rút khỏi Ba Hô. Tại Khe Gió trên QL 9 nơi trú quân của TD 3/56, trưa 31-3 một bộ phận của Trung đoàn 9/304 đã tấn công tràn ngập, cùng lúc căn cứ Holcomb do TD 8/147 trấn giữ đã bị 2 Trung đoàn 1 và 2/324 tấn công dữ dội, buộc phải rút về căn cứ Phượng Hoàng.

Trong ngày 31 - 3 BTL/QD1 điều TD7 TQLC tăng cường cho LD147 tại Mai Lộc. TD3/258 từ Nancy được điều đến giữ an ninh QL9 đoàn Đông Hà – Cam Lộ. BCH Lữ đoàn 258 TQLC cùng TD 6 được điều động đến căn cứ Ái Tử, trong đêm, Bộ Tham mưu Sư đoàn 3 triệt thoái vào Cổ Thành Quảng Trị .

Qua ngày 2 – 4 - 72, BTL/SD3 dồn nổ lực gom quân thiết lập hệ thống phòng thủ mới theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc, Phượng Hoàng. Tuy nhiên sau khi chiếm xong các căn cứ, quân đội Bắc Việt tiến chiếm chi khu Cam Lộ, đồng thời dồn mọi nỗ lực đánh vào Caroll và Mai Lộc.

Vào lúc 14 giờ 30 ngày 2 – 4 - 72, không chịu nổi áp lực nặng nề của pháo và bộ binh vây khốn, Trung tá Phạm văn Đính , Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 đã liên lạc với quân đội Bắc Việt xin đầu hàng cùng với 1500 binh sĩ. Biến cố này đã gây kinh hoàng và chấn động đến tinh thần chiến đấu của toàn binh sĩ trong vùng. Mất Carroll, căn cứ Mai Lộc nơi đặt BCH/LD147/TQLC liên tục bị pháo kích và tấn công, đến 10 giờ đêm 2 - 4 toàn bộ rút về Đông Hà và lui tuyến sau tại tổ chức. Vào lúc 9 giờ sáng 2-4, 20 chiến xa T54 từ hướng bắc theo QL1 tiến vào Đông Hà . TD 3/ TQLC với toàn chống chiến xa trang bị đại bác 106 được lệnh phải tử thủ bằng mọi giá. Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN, bộ binh BV cũng chiến xa với sự yểm trợ của các loại pháo, hoả tiễn địa không Sam 2 đã trực diện với TQLC có DB 106, M72 chống chiến xa, pháo binh, hải pháo, phi cơ các loại. Cuộc tấn công bị chận lại ở phía bắc sông, đến 4 giờ 30 chiều, toán công binh TQLC đã giật sập cầu Đông Hà.

Sau 4 ngày tấn công của quân đội Bắc Việt, 14 cứ điểm từ hướng Bắc, Tây, Tây Nam và 3 chi khu đã phải rút bỏ, QLVNCH tại giới tuyến mất nguyên 1 BCH Trung đoàn, 7000 binh sĩ tử thương, bị thương, bị bắt hoặc thất lạc đơn vị . Trên 50.000 đồng bào thuộc các huyện Cam Lộ, Hương Hoá, Gio Linh đã bỏ nhà cửa, ruộng vườn với hai bàn tay trắng đổ dồn ra QL1 và 9 để chạy về Quảng Trị, nhiều cái chết thê thảm đã xảy ra!

Ngày 2 – 4 - 72, TT Nguyễn văn Thiệu ra Huế đã chỉ thị cho các Tư lệnh tăng cường lực lượng để bằng mọi giá cầm chân đối phương trên tuyến phòng ngự Đông Hà , Ái Tử, Phượng Hoàng, La Vang.

Ngày 3 – 4 - 72 đã không vận BTL/SD/ TQLC và LD 369 từ Saigon ra Mỹ Chánh, hôm sau Bộ chỉ huy BDQ cùng 3 Liên đoàn 4,5,6 từ QK2 và QK4 cũng đã đến Quảng Trị . Tất cả các lực lượng trên được phối trí như sau: Tại Đông Hà, Lai Phước do Trung đoàn 57, 2 Liên đoàn 4 và 5 BDQ, 2 Thiết đoàn 17, 20 đảm trách dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Trọng Luật – Trung đoàn 2 trách nhiệm khu vực nam Ái Tử đến bờ bắc sông Thạch Hãn, Liên đoàn 1 BDQ phòng thủ thị Xã Quảng Trị, lập phòng tuyến phía nam sông Thạch Hãn. Lữ đoàn 258 tại phía tây CC/Ái Tử và Phượng Hoàng. Tất cả các đơn vị này đều đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh SD/23BB mặc dầu SD/ TQLC có đến 2 Lữ đoàn tham chiến và Bộ chỉ huy BDQ với 3 Liên đoàn, đây là một sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật chỉ huy, bởi thế đã có nhiều trường hợp các đơn vị này chỉ thi hành lệnh sau khi gặp chỉ huy đơn vị gốc chấp thuận.

Về phía QDBV, BCH/ CD nhận định tuy QLVNCH tăng cường lực lượng nhưng chưa được củng cố, tinh thần hoang mang giao động, nếu đánh nhanh đánh mạnh sẽ tan vỡ mau chóng do đó đã ra lệnh cho các SD tấn công vào trung tâm phòng ngự theo 3 hướng:

- SD 308 được tăng cường thêm Trung đoàn 48 sẽ tấn công Đông Hà – Lai Phước

- SD 304 tấn công căn cứ Ái Tử, Cầu Quảng Trị

- SD 324 tấn công căn cứ Phượng Hoàng La Vang cắt giao thông trên QL1 từ Cầu Nhùng đến Bến Đá, Mỹ Chánh

Tại Cánh Đông, ngoài lực lượng hiện có ở giai đoạn 1, được tăng cường thêm Trung đoàn 27 để chiếm giữ cho được khu vực quận Triệu Phong.

Đúng 15 giờ ngày 8 - 4, tất cả các Trung đoàn pháo và hoả tiễn được lệnh nổ súng nhắm vào các mục tiêu trên. Vào lúc 5 giờ sáng 9 - 4, SD 308 và Trung đoàn 102 chiến xa đã ồ ạt tấn công tuyến phòng thủ của BDQ và Lữ Đoàn 1 Kỵ binh tại Đông Hà, đồi Quai Vạc (cây số 6 trên QL 9) nhưng trước sự chiến đấu kiên cường dạn dày kinh nghiệm của BDQ, tuyến phòng thủ này vẫn giữ vững. Cùng giờ tại phía tây Ái Tử, Trung đoàn 24/SD304 cùng một TD xe tăng đã tấn công căn cứ Phượng Hoàng do TD 6/TQLC trú đóng. Nhờ hoả lực phi pháo yểm trợ kịp thời chính xác, các mũi tấn công đều bị đẩy lùi. Lần đầu tiên tại chiến trường VN, xe tăng M48 đã đụng đầu với T 54. Trận đánh ngày 9 - 4 tại căn cứ Phượng Hoàng là một cuộc hợp đồng binh chủng phi xa bộ pháo tuyệt vời nhất của QLVNCH. 13 trong số 16 xe tăng bị bắn cháy tại chỗ, 2 chiếc còn nguyên vẹn được TQLC kéo về Ái Tử, sau đó đưa về Saigon triển lãm .

Như vậy sau 2 ngày mở cuộc tấn công đợt 2 vào tuyến phòng thủ Đông Hà, Ái Tử, Phượng Hoàng, các đơn vị BV đã không đạt được kế hoạch mà còn bị tổn thất nặng do QLVNCH thay đổi phương thức tác chiến mới là phòng thủ di động liên hoàn, phối hợp hoả lực nhịp nhàng chính xác, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Tại Ái Tử, ngày 23 - 4, LD147 đến thay LD258.

Từ ngày 10 –> 26/4, chiến trường tương đối ở mức trung bình QDBV chỉ mở những đợt tấn công thăm dò nhằm phát hiện quy luật và kỹ thuật tác chiến của QLVNCH đồng thời để ổn định phương tiện và phương án tấn công, quyết đạt được mục tiêu đã đề ra lúc ban đầu.

Đúng 5 giờ 30 sáng 27 – 4 - 72, QD/BV đã tập trung tất cả các loại pháo cối 130, D74, lựu pháo 155, 122, 100, 105, cối 160, 120, hoả tiễn BM14, A12, H12, DKB đồng loạt bắn vào Đông Hà, Lai Phước, Ái Tử, La Vang và thị xã Quảng Trị, 20 phút sau, 3 Sư đoàn bộ binh, 2 Trung đoàn xe tăng được lệnh xung phong: SD308 điều Trung đoàn 102 với một TD xe tăng tấn công cầu Lai Phước, 2 Trung đoàn 36 và 88 tiến thẳng vào Đông Hà.

Đến 10 giờ 30 ngày 28 - 4, QD/BV đã làm chủ Đông Hà - Lai Phước. tại khu vực Ái Tử, Quảng Trị, SD304 điều Trung đoàn 66 chiếm Tích Tường, Như Lệ, khai triển về hướng Cầu Ga, chận đường lui quân trên QL1 đồng thời cho 2 Trung đoàn 21, 48 và một Trung đoàn xe tăng tiến thẳng vào Ái Tử.

Trước áp lực nặng nề của hoả lực và quân số đông gấp bội, ngày 30 – 4 - 72, LD147 phải rút vào thị xã Quảng Trị . Trong lúc 2 Sư đoàn 304, 308 tấn công Đông Hà- Lai Phước, Ái Tử, SD324 âm thầm hành quân chiếm lĩnh các khu vực trọng yếu phía tây QL1 từ Hải Lâm đến Mỹ Chánh nhằm cắt đường tiếp từ Huế ra và lui quân từ cổ thành Quảng Trị . Riêng tại Cầu Nhùng, Mai Đàn đã sử dụng nguyên Trung đoàn 1 để tấn công, Trung đoàn 2 hướng Bến Đá . Nhiều trận đánh đẫm máu, ác liệt đã xảy ra, SD 324 khống chế được hoàn toàn đoạn đường này đặc biệt từ Cầu Nhùng đến Bến Đá, tất cả hoả lực đều bắn xả xuống khi phát hiện có sự di chuyển bất chấp đó là xe hàng, xe cứu thương hay dân thường.

Ba SĐ/QBV đang tạo thế gọng kềm vây ép những khu vực còn lại trong lúc pháo binh tập trung huỷ diệt thị xã (chỉ trong cổ thành đến lúc rút đi vẫn chưa bị quả đạn nào!), một số đông binh sĩ đã bỏ đơn vị đưa gia đình di tản. Tinh thần quân dân giao động mạnh, lực lượng tăng viện không có, SD1 Không quân không được phép bay qua sông Mỹ Chánh.

Trước tình hình đó, sáng 1 – 5 - 72, Chuẩn tướng Vũ Văn Giai họp Bộ Tham Mưu Sư Đoàn cùng chỉ huy các binh chủng tuyên bố rút quân khỏi Quảng Trị. Sau khi các đơn vị trong cổ thành ra khỏi theo hướng Trí Bưu, Quy Thiện, Hải Lăng đến giữa trưa, 3 trực thăng CH54 đã bốc tướng Giai và các cố vấn vào Huế (Tướng Giai sau đó được giải giao về SG ra toà án quân sự mặt trận, tước đoạt binh quyền và giam ở khám Chí Hoà cho đến năm 75).

Đến 14 giờ 30, LD147 và LD1KB rút khỏi Quảng Trị . Ngày 2 – 5 - 72 phòng tuyến cuối cùng của QLVNCH là sông Mỹ Chánh.

Ngày 4 – 5 - 72 trên tờ nhật báo Pacific Stars and Stripes của quân đội Hoa Kỳ, người ta đọc được bức thư của Tướng Giai bằng Anh ngữ, trong đó ông viết: “… Tôi chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm trước lịch sử và pháp luật về cuộc triệt thoái này. Thị xã Quảng Trị đã hoang tàn đổ nát. Lương thực, đạn dược và nhiên liệu dự trữ đã cạn . Các đơn vị tác chiến đã quá mệt mỏi. Tôi thấy không còn lý do nào chính đáng để ở lại bảo vệ những hoang tàn đổ nát ấy. Tôi ra lệnh cho các đơn vị dưới quyền triệt thoái trong trật tự, để tái củng cố lực lượng, thiết lấp phòng tuyến và mặt trận mới, để tấn công lại đối phương, nếu chúng vẫn còn duy trì cuộc chiến tranh đầy sai trái này…"

HUE, Vietnam (UPI) --The commander of a South Vietnamese division routed in the fighting in Quang Tri Province issued an emotional letter Tuesday night claiming "full responsibility" for the retreat.
In what he called a "letter from the heart" to men of the 3rd Div. at Hue, Brig. Gen. Vo Van Giai declared:
"The capital of Quang Tri Province is in ruins. Our food, our ammunition and all our fuel supplies are gone. Our force is exhausted.
"I see no further reason why we should stay on in this ruined situation. I ordered you to withdraw in order to fortify our units again from a new front to annihilate remaining Communist forces if they still engage in this wrongful war."
The letter was unprecedented in the Vietnam conflict. In it, Giai declared, "I bear full responsibility for history and the law for this withdrawal."
Giai has set up a new headquarters base about 18 miles north of Hue, the former imperial capital on Highway 1, about 400 miles north of Saigon.

SOURCE:

Code:
http://www.thebattleofkontum.com/stars/083.html
III.TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ:



Trước tình hình khẩn trương, có nguy cơ QD/BV sẽ tấn công vào Thừa Thiên Huế, trong khi Tướng Lãm cùng Bộ Tham Mưu của ông không còn khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền và ứng phó với một chiến trường quá cỡ.

Ngày 1 – 5 - 72 Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn 1.

Ngày 4 - 5 Đại tá Bùi Thế Lân thay Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh SD/TQLC.

Ngày 5 - 5 Tướng Nguyễn Duy Hinh giữ chức vụ Tư lệnh SD/3BB (Sư đoàn này được đưa về Phú Bài tái huấn luyện và bổ sung, đến cuối năm vào hoạt động tại chiến trường Quảng Đà). Tình huống lúc này rất phức tạp: hàng trăm ngàn dân QT lánh nạn đổ dồn về Huế – Đà Nẵng, một số quân nhân bỏ đơn vị gây cảnh phi pháp hỗn loạn trên đường phố Huế, trinh sát, đặc công VC trà trộn tuyên truyền rỉ tai, bạo động, đốt chợ Đông Ba… một số căn cứ do SD1 trấn giữ ở tây Huế đã bị chiếm… tất cả tạo nên những nỗi hoang mang lo sợ cho dân và giảm tiềm năng chiến đấu của binh sĩ. Để đối phó với tình hình ấy, Tướng Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn tỉnh Thừa Thiên và đưa ra 2 nhiệm vụ phải khẩn cấp thực hiện là phòng thủ Huế và tái chiếm Quảng Trị .

Tuyến Mỹ Chánh lúc này do Lữ đoàn 2 Dù, Liên đoàn 1 BDQ và 2 Lữ đoàn TQLC trấn giữ. Từ trung tuần tháng 5, SD/TQLC với sự phối hợp yểm trợ của Hạm đội 7 đã mở những cuộc hành quân trực thăng vận và đổ bộ vào hậu tuyến của Quân đội BV, đồng thời QD/BV cũng cho các SD với chiến xa yểm trợ dàn trận tấn công trên toàn tuyến: những trận đánh dữ dội, thảm khốc xảy ra, thiệt hại cả đôi bên rất lớn.

Ngày 22 - 5 Bộ TTM đã tăng cường BTL Sư đoàn Dù và LD 3 Dù.

Bước vào tháng 6, SD/TQLC bắt đầu mở những cuộc hành quân tiến ra phía Bắc, cho đến ngày 18 - 6 đã lập phòng tuyến mới phía ngoài Mỹ Chánh 4 cây số .

Ngày 28 - 6, BT/LQD1 khai diễn cuộc hành quân Lam Sơn 72 với Sư đoàn Dù hướng tây và SD/TQLC hướng đông QL1 dàn hàng ngang tiến thẳng ra hướng thị xã Quảng Trị. Có thể đây là trận chiến vĩ đại, khốc liệt gay cấn nhất trong lịch sử chiến tranh quốc cộng, khi lực lượng tham chiến mỗi bên lên đến cấp quân đoàn với những phương tiện tối tân hiện đai. Các SĐ/QBV hành quân trên vùng đồng bằng và cồn cát đã bị phi cơ chiến lược, chiến thuật, pháo binh gây thiệt hại nặng, tăng pháo bỏ lại ngổn ngang. Chỉ sau 1 tuần hành quân, với sự yểm trợ hoả lực tối đa của Hoa Kỳ, 2 Sư đoàn Tổng Trừ Bị của QLVNCH đã hoàn toàn tái chiếm Hải Lăng, đẩy lui 4 Sư đoàn QD/BC 320, 325, 303, 308 về khu vực chung quanh thị xã và một phần quận Triệu Phong.

Thị xã và Cổ thành Quảng Trị lúc này trở thành vật mặc cả tại bàn hội nghị Paris, cả hai bên đều muốn có những thành quả để tạo ưu thế trong cuộc họp ngày 27-7-72. Từ trung tuần tháng 7, QD/BV đưa sư đoàn trừ bị cuối cùng, SD 312 ra mặt trận, nâng lực lượng tham chiến lên đến 6 Sư đoàn, đồng thời điều thêm Trung đoàn 95/325 vào tăng viện cho Trung đoàn 48 đang chốt giữ Cổ thành và thị xã. Về phía QLVNCH, BTTM dự tính đưa ra 1 Sư đoàn Bộ binh từ vùng 4 ra tăng cường nhưng sau cùng phải huỷ bỏ vì có quá nhiều trở ngại từ chiến thuật, tiếp vấn đến tâm lý binh sĩ.

Hai mũi tấn công của QLVNCH khi tiến gần vòng đai thị xã đều phải khựng lại vì những tổ chốt liên hoan dày đặc của quân đội BV đặc biệt là tại ngã ba Long Hưng, ngã tư Thạch Hãn, Nhà Ga. Sau mấy tuần liên tục tấn công, Lữ đoàn 3 Dù quá mệt mỏi và bị một số tổn thất, ngày 27 - 7 được lệnh lui về tuyến sau nhường khu vực hoạt động cho LD 258/ TQLC, như vậy toàn bộ SD/TQLC từ 3 hướng đang nhắm vào Cổ thành .

Ngày 29 - 7 hoả lực Việt Mỹ bắt đầu trận tập kích phong lôi vào khu vực 4 cây số vuông của thị xã bằng phi cơ chiến lược, chiến thuật, hải pháo, pháo binh. Vùng ngoại vi Long Hưng, Thạch Hãn, Nhà Ga đến Trí Bưu, An Tiêm, Quy Thiện hầu như đã thanh bình địa. Lực lượng hai bên tranh nhau từng căn nhà, đoạn hào, gầm cầu, hố đất, cống rãnh, khai thác tối đa hoả lực để tiêu diệt quân bộ chiến. Trận đánh cam go dai dẳng suốt 2 tháng trời.

Qua đầu tháng 9, BTL/QD1 điều 2 Liên đoàn BDQ thay tuyến phòng thủ của Lữ đoàn 147 ở hướng Bắc, tập trung 2 Lữ đoàn 147, 258 cùng thiết giáp tấn công dứt điểm thị xã và Cổ thành Quảng Trị . QD/BV cùng nổ lực tăng cường lực lượng và đích thân Tư lệnh phó chiến dịch xuống hành quân với các Sư đoàn, quân số trong thành cổ lên đến 8 Tiểu đoàn.

Nhưng trong lúc này ở Quảng Trị bắt đầu chuyển mùa, mưa lũ liên miên, QD/BV gặp nhiều khó khăn trong công sự phòng thủ, hầm hào vừa bị ngập nước, vừa bị hoả lực phi pháo tập trung huỷ diệt, các cánh quân của TQLC đã làm chủ thị xã, dồn lực lượng đối phương vào gọn trong thành cổ và bị thiệt hại nặng, theo tài liệu chính thức của phòng Quân lực mặt trận, trung bình hàng ngày có trên 100 người chết, chưa kể số bị thương, trong lúc đó hoả lực yểm trợ giảm và đường tiếp tế bị cắt… Những ngày trung tuần tháng 9 đã xảy ra biết bao trận cận chiến đẫm máu dưới chân cổ thành, trận chiến một mất một còn giữa TQLC và 8 Tiểu đoàn CS/BV. Nhằm cứu nguy tình trạng bi đát này, BTL chiến dịch ra lệnh cho Trung đoàn 18/325 vượt sông sang thị xã quyết giữ thành cổ, nhưng nước sông Thạch Hãn dâng cao, hoả lực Việt Mỹ khống chế liên tục, cuộc chuyển quân không thực hiện được. Chiều 15-9 các đơn vị TQLC đã cắm cờ trên Cổ thành và ngày 16-9 đã làm chủ hoàn toàn thị xã.

Cả thế giới đang hướng về Quảng Trị, dưới ánh mắt tò mò trông đợi để nhìn mặt kẻ thắng người thua trên một canh bạc, những phóng viên rình rập hàng giờ để tranh nhau chớp cho được bức ảnh đầu tiên khi dựng một ngọn cờ. Riêng người Quảng Trị tâm tư bồn chồn, ngóng chờ một khoảng lặng yên tiếng súng để trở về, nhưng họ có thấy gì đâu, một nỗi chết bao trùm trái dài từ đại lộ kinh hoàng đến thị xã, mà có còn cái gì để gợi nhắc một thành phố hay không? “Những sự kiện kinh hoàng nhất đã xảy đến, những thống khổ đoạ đày nhất đã hiện hiện, tất cả tàn khốc chất ngất chiến tranh đã ào xuống trên Quảng Trị ! ”.

Người dân mất hết, ngơ ngác quẩn quanh để định vị trí ngôi nhà của mình, nhưng mọi thứ bây giờ chỉ là đống gạch vụn khổng lồ, chẳng có ngôn từ nào đủ ý để diễn đạt hết mức độ tàn phá và nỗi u uất trong lòng người …

Cả hai phe đều mở tiệc mừng, tưởng thưởng công lao, tung hô chiến thắng và làm cuộc thống kê: người ta đếm những xác chết, những tấn bom đạn, phương tiện chiến tranh, công trình xây dựng bị phá huỷ… nhưng có biết bao điều không đếm được tiềm ẩn trong tận đáy tâm hồn, lúc chùng xuống, khi dâng lên nghẹn ngào... Người Quảng Trị mất đến cả những dấu tích của ký ức, họ trở về, ngậm ngùi rồi cất bước. Trong tang thương, ngút ngàn khổ ải, họ tự hỏi sao định mệnh quá khắt khe với một vùng đất khô cằn cùng những con người chơn chất đến thế !?

Năm 72 đã tạo nên một nỗi đau của dân tộc và một cái tang, một mất mát lớn lao trong mỗi người Quảng Trị

TỔNG HỢP TỪ CÁC TÀI LIỆU:
 Quảng Trị 72 của Sở Văn Hoá Thông Tin Quảng Trị
 Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam
 Bài viết: “ Thuỷ Quân Lục Chiến VN và trận chiến Xuân Hè 72 tại vùng I Chiến thuật ” của Trần văn Hiển – Trưởng phòng 3SD/TQLC
Tác giả: LÊ VĂN TRẠCH (SD3BB)



***


  TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ VỀ VIỆC SƯ ĐOÀN 3 BB LUI QUÂN TẠI QUẢNG TRỊ VÀO MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

Năm nay, tháng 7/2010 trong dịp nghỉ hè tại Mỹ, chúng tôi gặp một số sĩ quan Sư Đoàn 3BB cư ngụ tại vùng Nam California . Trong cuộc trao đổi, anh em nhắc lại kỷ niệm của những ngày binh lửa, trong đó có cuộc lui quân của các đơn vị thuộc SĐ3 trên " Đại Lộ Kinh Hoàng" năm 1972 . Sự kiện đó đã khơi lại trong tôi nỗi bẽ bàng, đắng cay về một trận đánh oan khiên tới độ phi lý mà các đơn vị trú phòng tại đây đã phải gánh chịu và đấy cũng là những băn khoăn, thắc mắc nằm sâu trong ký ức tôi từ hơn 38 năm rưỡi qua .

Tưởng cũng phải nói ngay rằng: Khi cuộc lui quân để tái phối trí này xảy ra, tôi đang làm việc tại Ban Nghiên Cứu và Kế hoạch Đặc Biệt, dưới quyền Tr/Tá Phạm Đức Lợi (1) thuộc Phân Khối Không Ảnh/ Phòng 2/ Bộ Tổng Tham Mưu . Nhiệm vụ của chúng tôi là ghi nhận tất cả mọi diễn biến, mọi đổi thay trên toàn lãnh thổ Miền Bắc và các hoạt động địch trên Đường Mòn HCM . Trung bình mỗi tuần, chúng tôi có 2 hoặc 3 nhiệm ảnh do Hoa Kỳ cung cấp . Chúng tôi khẳng định là TT Thiệu, Thủ tướng Khiêm và Đại Tướng Viên nắm rất rõ tình hình và biết chắc rằng VC sẽ tấn công qua vùng Phi quân sự . Ba vị lãnh đạo cao nhất đã được chúng tôi đệ trình những tấm Slides được phóng lớn với đầy đủ chi tiết từ cuối năm 1971 cho đến ngày xảy ra trận chiến vào cuối tháng 3/72 vì từ mùa thu 1971, VC đã ráo riết đưa hàng ngàn xe ủi đất và dân công để làm một lộ trình mới từ đường mòn HCM đi về hướng đông nam đến tận vùng Phi Quân Sự .Con đường này đã được hoàn tất vào khoảng tháng 1/72 . Những tin tức tình báo kỹ thuật cũng xác sự kiện đó . VC còn thiết lập các vị trí hỏa tiễn SAM, pháo 130 ly và hỏa tiễn 122 ly ngay cạnh vùng Bắc PQS . Điều đó có nghĩa là các căn cứ hỏa lực của ta tại vùng Nam Bến Hải đều nằm trong tầm pháo của VC . Mỗi chiều thứ sáu, Đại tá Phạm Ngọc Thiệp, Trưởng P2/TTM đều thuyết trình trước ba vị lãnh đạo quân sự cao nhất của VNCH về tình hình QS tại tòa nhà chính Bộ TTM, nhưng những hoạt động địch tại phía Bắc vùng PQS vẫn tiếp tục . Hơn thế nữa, khi VC làm tiếp đoạn đường này xuyên qua sông Bến Hải vào tận vùng Phi Quân Sự mà vẫn không thấy bên ta động tĩnh gì, mặc dù nhiều lần chúng tôi đã xin Không Quân HK oanh kích . Sự bỏ ngõ và thái độ khó hiểu của các giới chức Việt / Mỹ lúc đó đã làm cho chúng tôi hết sức kinh ngạc.


I/ Mạn đàm với Chuẩn tướng Vũ văn Giai, Cựu Tư Lệnh SĐ3BB


Cuộc chuyện trò với các chiến hữu SĐ3 khiến tôi nghĩ đến việc tìm hiểu thêm để viết về những điều đã khiến tôi bận tâm và băn khoăn từ mấy chục năm qua . Bởi vậy, tôi ngỏ ý muốn gặp Tướng Giai để hiểu biết thêm về những điều mà tôi nghĩ rằng chỉ có ông mới trả lời chính xác được . Bốn ngày sau, vào trung tuần tháng 7/2010, tôi đến gặp Tướng Giai tại tư gia của ông cũng ở Nam California . Đi cùng với tôi là Tr/tá Nguyễn Tri Tấn, cựu Tr/đoàn phó Trung đoàn 2/SĐ3 . Khi VC tấn công qua sông Bến Hải, ông Tấn là Tiểu đoàn trưởng TĐ3/2/SĐ3 . Ông là người rất gần gũi với Tướng Giai vì đã cùng tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào trước đây


Vì làm việc chung với Mỹ nên chúng tôi thường sử dụng các tên ngoại quốc mà người Mỹ đã đặt cho các căn cứ hỏa lực tại vùng nam vĩ tuyến 17 . Do đó, chúng tôi muốn biết là khi VC tấn công, các căn cứ này do Hoa Kỳ hay VN trấn giữ thì Tướng Giai cho hay là hoàn toàn do VNCH trách nhiệm .


Về việc VC sửa soạn tấn công, Tướng Giai tiết lộ rằng ông đã được cố vấn Mỹ báo trước, nhưng trong cương vị của mình, ông không thể làm gì hơn được . Khi cuộc chiến xảy ra, các cố vấn Mỹ khuyên ông lui quân để phòng thủ ở tuyến sau, vì theo họ, lực lượng trú phòng của ta không thể đương cự được . Được hỏi về dư luận cho rằng Tướng Hoàng Xuân Lãm ra khẩu lệnh cho ông rút quân, nhưng sau đó Tướng Lãm đã phủ nhận để tránh trách nhiệm; Tướng Giai trả lời rằng điều đó không đúng . Ngược lại, ông Lãm muốn SĐ3B giữ nguyên vị trí, dù áp lực và các trận địa pháo của địch đã phá vỡ nhiều phòng tuyến khiến các đơn vị phòng thủ hoang mang và vô cùng hoảng hốt .


Tướng Giai cũng cho chúng tôi biết thêm là ngay từ đầu, HK đã chống lại việc thành lập SĐ3 vì họ đã chuẩn bị cho việc rút quân Mỹ ra khỏi VN và không chấp nhận việc tăng quân viện cho VNCH . SĐ3/BB ra đời hoàn toàn do quyết định của Bộ TTM/QLVNCH . Do đó, Mỹ hầu như bỏ mặc cho phía VN xoay trở với những khó khăn tại vùng địa đầu giới tuyến do SĐ này đảm trách . Sự kiện trên khiến tôi liên tưởng tới cái chết của Đại Tá Lê Đức Đạt, TL/SĐ23 vì ông này không được cảm tình của John Paul Vaunn, người Cố vấn Mỹ " rất đặc biệt " tại Quân Đoàn 2 lúc đó


Trả lời câu hỏi là trước khi VC mở cuộc tấn công và với tình hình sôi động như vậy, SĐ3 có được tăng cường đặc biệt bằng các đơn vị tổng trừ bị hay không; Tướng Giai xác nhận là các đơn vị TQLC và BĐQ thì đã được tăng phái cho SĐ3 từ khá lâu . Riêng trong những ngày trước khi cuộc đánh đẫm máu xảy ra thì không có thêm lực lượng nào khác .


Ngoài ra, Cựu TL/SĐ3 còn cho chúng tôi hay rằng: Trước đó một tháng, Tướng Lavelle, Tư Lệnh Không Quân Mỹ tại Thái Bình Dương vì ra lệnh cho KQ Mỹ bắn cháy một số xe tăng của VC nên ông ta đã bị Mỹ cách chức, lột lon và truy tố !


Cũng trong cuộc mạn đàm này, chúng tôi được biết thêm là song song với những biến chuyển của tình hình Quảng Trị, Mỹ và VC vẫn tiếp tục gặp gỡ nhau trên bàn Hội Nghị Paris và từ trước năm 1971, hai bên đã thỏa thuận về việc cấm mọi hoạt động của các phi cơ quân sự Việt - Mỹ tại vùng Bắc sông Bến Hải . Sự kiện này khiến chúng tôi hiểu tại sao những bản " Đề nghị mục tiêu oanh kích " mà chúng tôi gửi cho BTL/MACV của Mỹ ở Saigon, vào thời điểm đó, đã không được thực hiện . Đấy cũng là lý do khiến KQ/VNCH từ Đà Nẵng không được phép tấn công và phá hủy ngay từ khi VC bắt đầu mở lộ trình mới từ đường mòn HCM dẫn đến vùng Bến Hải hầu tiếp cận các căn cứ hỏa lực và các đơn vị phòng thủ của VNCH tại phía nam của vùng PQS . Rõ ràng là HK đã dọn đường và dành mọi điều kiện thuận lợi cho VC tấn công VNCH mà trước đó họ vẫn ca tụng là " Tiền đồn chống Cộng " của Thế Giới Tự Do . Tổng thống Thiệu, Đ.T. Viên dư biết các sự kiện đó, nhưng tại sao các ông không tìm một biện pháp nào tương xứng để phòng bị hoặc đối phó ? Phải chăng VNCH đã được lãnh đạo bởi những người không đủ đảm lược và tầm vóc ?


Tướng Giai còn cho chúng tôi hay rằng cũng vào thời điểm này, TT Thiệu tuyên bố ngụ ý rằng đây sẽ là mồ chôn của VC .


Chúng tôi hỏi là: Về tương quan lực lượng giữa ta và địch trước khi VC tấn công vào vùng hỏa tuyến, niên trưởng có nghĩ rằng việc sử dụng một sư đoàn tân lập với một quân số phức tạp như SĐ3BB để đương đầu với một lực lượng VC có một quân số nhiều lần lớn hơn và được tăng, pháo yểm trợ mạnh mẽ là một sai lầm nghiêm trọng của Bộ TTM ở Saigon hay không ?


Tướng Giai không trả lời, ông mỉm cười, một nụ cười héo hon, chua xót khiến chúng tôi chạnh lòng và xúc động . Những thắc mắc của chúng tôi hầu như đã được giải tỏa . Hơn nữa, chúng tôi không muốn khơi lại vết thương lòng của một vị tướng vừa được vinh thăng tại mặt trận, nhưng chỉ ít lâu sau đó bị tước đoạt binh quyền và khi VC chiếm được miền Nam, ông lại bị Cộng sản đọa đầy thêm 13 năm nữa . Ông hiện sống âm thầm, ẩn dật và khép kín trong một chung cư dành cho người già cùng người vợ yếu đau và chính ông, sức khỏe cũng không được khả quan lắm


Có lẽ vì định mệnh, khi BTL/SĐ3BB di chuyển về căn cứ Hòa Khánh tại phía nam đèo Hải Vân, gần Ngã Ba Huế; tôi được thuyên chuyển từ Saigon ra tăng cường cho P2/SĐ3 . Ngay sau khi trình diện Ch/Tướng Hinh TL/SĐ3, tôi được gửi ra BTL Tiền phương đóng tại Hương An và đi bay với các toán trực thăng Mỹ trong các cuộc hành quân " lấn đất giành dân " trước khi bản Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 . Trong gần 3 năm, tôi đã chứng kiến điều kiện chiến đấu khó khăn của các đơn vị tiền đồn và tôi hiểu rằng Miền Nam sẽ mất vào bất cứ lúc nào


Tiếp liệu và đạn dược bị hạn chế tối đa . Một viên đạn bắn đi là kho đạn trung ương hao đi một ít vì không được bổ sung . Nguyên tắc " một đổi một " được quy định trong HĐ Paris không được phía HK thực hiện . Điều đó có nghĩa là : VNCH là một con bệnh mắc chứng nan y nằm chờ chết ! Chiến đấu trong hoàn cảnh đó là chiến đấu trong nỗi tuyệt vọng . Ai chịu trách nhiệm về việc này ?


Tại Ngã Ba Huế, tôi chứng kiến cảnh dân quân VNCH từ Huế vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng trong những ngày 21 & 22/3/75 . Đúng một tuần lễ sau, lúc 00 giờ 20 ngày 29/3/75, tôi cũng là một trong những người sau cùng rời căn cứ Hòa Khánh bằng đường bộ sau khi Tướng Hinh và một số sĩ quan cao cấp nhất có mặt tại BTL/SĐ3 lên trực thăng bay ra tàu Mỹ đậu ngoài khơi gần Đà Nẵng . Hai mươi mốt ngày sau, tôi tìm về được với gia đình và người thân ở Saigon đúng 10 ngày trước khi thủ đô của VNCH rơi vào tay CS


II/ Phân tích và nhận định về cuộc lui quân để tái phối trí của SĐ3BB khỏi Quảng Trị năm 1972:


Chúng tôi không nhắc lại chi tiết của các trận đánh vì trong suốt mấy chục năm qua, nhiều tác giả tham dự trong biến cố này đã viết khá đầy đủ . Hơn nữa, đó cũng không phải là chủ đích của bài viết này .


Theo quan niệm của chúng tôi thì sự thành công hay thất bại, dù huy hoàng hay chua xót tới đâu, chúng ta cũng có thể phân tích và nhận định một cách khách quan để từ đấy rút ra những kinh nghiệm hữu ích cho các thế hệ tương lai, nhất là những thất bại, để con cháu chúng ta không rơi vào vết xe đau thương và bẽ bàng của ông cha chúng .


Để nhìn vấn đề một cách trung thực và chính xác hơn, chúng ta phải nhìn từ " góc cạnh chính trị " của cuộc chiến VN vào thời điểm đó . Tuy nhiên, trên bình diện thuần túy quân sự, qua việc thất bại ấy, chúng ta ghi nhận những khuyết điểm sau :


[B]1. Thành phần :[/B

]
Thành phần chủ lực của SĐ3 là Tr/đoàn 2 lấy ra từ SĐ1 . Đặc biệt, Tr/đoàn này có tới 5 tiểu đoàn . Khi được chuyển qua SĐ3 thì 3 tiểu đoàn ở lại với Tr/Đ2 . Đây là một đơn vị dạn dày tác chiến và nổi danh từ lâu tại vùng giới tuyến . Nhưng hai trung đoàn 56 và 57 thì mỗi Trung đoàn có một tiểu đoàn còn lại của Tr/ Đ2 trước kia và một tiểu đoàn lấy ra từ SĐ2BBB; số còn lại là các tân binh quân dịch, địa phương quân, nghĩa quân và lao công đào binh chưa có kinh nghiệm chiến trường mà đột nhiên phải đối mặt với một trận đánh bốc lửa có cả tăng, pháo và các loại vũ khí nặng của VC đánh phủ đầu thì việc thất trận không làm ai ngạc nhiên . Vả lại, chúng ta đừng quên rằng SĐ3 và các đơn vị tăng phái đã phải đối đầu với một lực lượng địch đông gấp 3 lần về quân số và chiến trường đã được VC sửa soạn kỹ từ nhiều tháng trước

2. Tinh thần và khả năng chiến đấu:


Chỉ 3 ngày sau khi VC mở trận đánh, căn cứ Holcomb của TĐ8/TQLC đã bị VC tràn ngập . Ngay sau đó, việc đầu hàng của Tr/tá Đính, Tr/đoàn trưởng Tr/đoàn 56 tại căn cứ Tân Lâm cùng 1500 binh sĩ dưới quyền đã làm chấn động tinh thần quân nhân các cấp khiến nó trở thành một phản ứng dây chuyền trong những tuần lễ tiếp theo đối với các đơn vị khác . Hiện tượng này đã được lập lại trong cuộc di tản ồ ạt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/75 tại Miền Trung trước khi mất nước .


Tóm lại, với một tương quan lực lượng như thế và với tình hình phức tạp từ trung ương đến địa phương như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận rằng bất cứ một tướng lãnh nào, dù tài giỏi đến mấy, cũng khó có thể thay đổi được tình thế bởi nó đã vượt ngoài tầm kiểm soát của các cấp chỉ huy . Các đơn vị tăng phái nhiều khi nhận lệnh theo hệ thống hàng dọc từ đơn vị mình chứ không hoàn toàn nằm dưới sự điều động của Tướng Giai . Với quân số như thế, cuộc hành quân này trở thành một cuộc hành quân cấp quân đoàn, vượt khỏi khả năng của Tướng Giai vừa được vinh thăng Chuẩn tướng sau cuộc hành quân Hạ Lào 1971, nhất là nó lại xảy ra đúng vào lúc mà tinh thần quân nhân các cấp đang bị hoang mang, giao động hết mức .


3. Các yếu tố chính trị liên quan đến chiến cuộc tại Miền Nam:


Trước tình hình hết sức xáo trộn tại Miền Nam sau ngay QĐ đảo chính lật đổ chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa, người Mỹ đến VN gọi là để giúp VNCH trong cuộc chiến đấu chống Cộng và họ hy vọng rằng chiến tranh sẽ chấm dứt trong một thời gian ngắn bởi họ tin tưởng hầu như tuyệt đối vào hiệu năng của võ khí . QĐ Mỹ đã chiến thắng hai cuộc Đại Chiến Thế Giới và đã thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, đè bẹp đạo quân Trung Cộng và Bắc Hàn năm 1953 nên người Mỹ nghĩ rằng sẽ dễ dàng giải quyết cuộc chiến tại VN . Những người làm sách lược và chỉ huy QĐ Hoa Kỳ không hiểu được bản chất và sách lược của cuộc chiến tranh du kích là kéo dài thời gian làm cho đối phương mất kiên nhẫn, mệt mỏi, chán nản và căng thẳng thần kinh khiến đối thủ phải bỏ cuộc . Với phương thức đánh lén, đánh trộm, họ có thể tấn công đối thủ vào những lúc bất ngờ và thuận lợi nhất nên dễ đạt được kết quả mà chỉ cần rất ít người tham chiến . Giả dụ, nếu thua họ sẽ dễ dàng trà trộn vào đám đông, quần chúng hay trốn vào rừng hoặc chạy qua biên giới các nước bên cạnh . Qua hình thái chiến tranh ấy, VC đã làm cho người Mỹ chán nản vì bị thiệt hại khá nhiều về sinh mạng cũng như về ngân sách mà kết quả đạt được không như dự tính


Bản chất của người Mỹ là mau chán, tiết kiệm thời gian . Làm việc gì họ cũng đặt nặng vấn đề thời gian và năng suất, bởi vậy cuối nặm 1964 họ đổ quân vào VN và cuối năm 1967 họ đã nghĩ đến việc rút quân . Việc QĐ Hoa Kỳ án binh bất động khi VC tấn công QL/VNCH trong những ngày đầu của Tết Mậu Thân 1968 đã một phần chứng minh điều đó . Cá nhân chúng tôi không tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ không biết gì về cuộc Tổng công kích này trước khi nó xảy ra . Là một nước cổ súy cho tự do và dân chủ, nhưng những người lãnh đạo Hoa Kỳ ít quan tâm đến tâm lý, lịch sử, truyền thống và văn hóa của người bản xứ . Người Mỹ cũng không muốn hiểu rằng sự có mặt của QĐ Mỹ ở VN đã tạo cơ hội cho khối CSQT mở rộng mặt trận tuyên truyền lừa gạt dư luận thế giới rằng VC đánh VNCH và Mỹ là để giải phóng Miền Nam; dù thực chất đó là cuộc xâm lăng nhằm mở rộng Khối CSQT vì cuộc chiến VN đã bắt đầu 7 năm trước khi QĐ Mỹ đến VN . Mỗi năm CSQT đã chi ra hàng trăm triệu Mỹ kim về lãnh vực đó và kết quả là dư luận thế giới nghiêng về phía VC . Các cuộc biểu tình chống Mỹ xảy ra tại khắp nơi trên thế giới và ngay tại nước Mỹ do các thành phần phản chiến và thiên tả Mỹ chủ trương . Điều đó mặc nhiên bất lợi cho cả Mỹ lẫn VNCH .


Nước Mỹ mỗi tháng tiếp nhận hàng trăm quan tài, hàng ngàn thương binh trở về từ một nước xa xôi, không liên hệ gì đến đời sống hàng ngày của họ trong khi chi phí quốc phòng mỗi năm một tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân . Đã thế, họ còn bị cả thế giới lên án thì việc chống chiến tranh cũng là một phản ứng dễ hiểu và tự nhiên . Hơn nữa, phe đối lập tại Thượng và Hạ viện Mỹ đả kích chính phủ để kiểm phiếu trong các mùa bầu cử cũng là một yếu tố khiến Mỹ muốn rút khỏi VN . Được sự viện trợ và thúc đẩy của CSQT, VC ngày càng mở những trận đánh quy mô hơn và tổn thất của mỗi bên ngày một lớn . Sinh mạng con người đối với CS chẳng nghĩa lý gì, nhưng sinh mạng người lính Mỹ khiến gia đình họ phải lo lắng nên họ đòi chính phủ HK phải chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá để chồng con của họ được lành lặn trở về trước khi trở thành quá trễ


4. Mục tiêu của chính phủ HK khi tham chiến tại VN:


Là một quốc gia giàu mạnh với tất cả các cơ cấu hạ tầng vĩ đại và tối tân, do đó không bao giờ HK muốn chiến tranh xảy ra ngay trên lãnh thổ của mình vì sự thiệt hại về tài sản cũng như về nhân mạng sẽ vô cùng to lớn . Đó là lý do khiến HK tham dự vào 2 cuộc chiến ở phía bên kia bán cầu và ở Cao Ly .


Sau Thế chiến thứ 2, khối CSQT lớn mạnh và chủ trương phát động cuộc chiến tranh xâm lấn khiến HK phải áp dụng sách lược bao vây để chận đứng . Với cương vị đứng đầu phe tư bản và thế giới tự do, Mỹ viện trợ cho các nước có chiến tranh bằng chính ngân sách của mình để phe thân Mỹ thắng hoặc nắm được ưu thế, chứ không nhằm biến các nước này thành thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã làm từ cuối thế kỷ 19 . Riêng tại VN, trong cuộc chiến vừa qua, HK muốn dùng VNCH như một bức tường để ngăn chận CSQT bành trướng về phía ĐNA vì theo quan điểm của Mỹ lúc ấy, họ cho rằng nếu VNCH sụp đổ thì các nước lân bang của VN sẽ dần dần rơi vào quỹ đạo của CS . VNCH không còn một lựa chọn nào khác . Tuy nhiên, việc HK gửi quân sang VN là một điều thất sách như đã được nói đến ở trên .


5. Lý do khiến Mỹ muốn rút quân ra khỏi VN:


Ngoài nguyên nhân là phản ứng bất lợi của quần chúng, chính phủ Mỹ còn nghĩ rằng nếu dùng ưu thế về võ khí để thắng trong cuộc chiến VN thì Mỹ lại phải đương đầu trực tiếp với Trung Cộng . Lúc ấy điểm nóng của chiến tranh sẽ là vùng biên giới Việt - Trung . Điều đó nhất định không phải là điều HK mong muốn . Hơn nữa, hơn ai hết, bằng những hình ảnh chụp bằng phi cơ U2 bay trên thượng tầng khí quyển và không ảnh chụp từ vệ tinh, HK biết rất rõ ràng tại biên giới giữa Liên bang Xô Viết và Trung Cộng, mỗi bên đều dàn hơn 20 sư đoàn sẵn sàng tác chiến vì sự xung đột về ý thức hệ và vì cả hai đều muốn cầm đầu khối CSQT . Đấy cũng là động lực thúc đẩy Mỹ làm thân với TC và mượn tay TC ngăn chận Nga mở rộng ảnh hưởng về phía nam vì vào thời điểm ấy, tiềm lực quân sự của TC chưa thể là đối thủ và là mối bận tâm hàng đầu của Mỹ . Qua chiến lược đó, VNCH bắt buộc trở thành vật hy sinh để tế thần, cùng chung số phận với Đài Loan bị đẩy ra khỏi các tổ chức Quốc tế . Đó là kết quả của chính sách " ngoại giao bóng bàn " của Henry Kissenger va Richard Nixon . Tình nghĩa đồng minh với VNCH và Đài Loan chấm dứt ! VNCH bị bức tử .


Hai mươi năm sau, Liên Bang Xô Viết và khối CS Đông Âu sụp đổ . Trung Cộng mỗi ngày một lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự và qua những biến cố về Biển Đông từ hơn 10 năm qua, trở thành mối lo hàng đầu của Mỹ . Trong bối cảnh ấy, HK lại tìm cách để làm thân với VC để tìm một chỗ đứng tại vùng Đông Nam Á châu, hầu cân bằng thế lực tại khu vực này của thế giới



III/ Kết luận:


Nhiều người trách Mỹ phản bội VNCH . Họ có thể đúng nếu trên lãnh vực bang giao QT buộc tất cả các nước trên thế giới hành sử theo nguyên tắc: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín . Tiếc rằng, điều đó sẽ không bao giờ trở thành sự thật như một quy ước bắt mọi người phải tôn trọng, nên mỗi quốc gia đều làm những gì có lợi nhất cho mình . Hơn ai hết, HK đã từ lâu theo đuổi chủ trương ấy . Tôi không nhớ tên một nhà lãnh đạo nào đó của HK đã thẳng thắn xác định ngụ ý rằng HK không có Bạn, cũng không có Thù, chỉ có quyền lợi của HK là trên hết . Cuộc chiến VN đã kết thúc một cách đau thương, đầy nước mắt và cuộc lui quân của SĐ3BB tại Vùng Hỏa Tuyến năm 1972 là bước khởi đầu cho nỗi đắng cay và đọa đầy chung của cả dân tộc


Khi chính trị chen vào bất cứ lãnh vực nào thì mọi lý lẽ và đạo đức phải đội nón ra đi !


Xin một phút mặc niệm cho tất cả những người đã nằm xuống vì LÝ TƯỞNG TỰ DO và chúng tôi nghiêng mình trước nỗi thống khổ của những chiến hữu đã bị đọa đầy, khổ nhục sau cuộc chiến đấu " oan khiên nhưng hào hùng và gian khổ " để bảo vệ Đất Nước


THẾ HUY, Paris


Viết xong tại California ngày 19/7/2010

Ghi chú:

(1) Trung tá Phạm Đức Lợi tức nhà thơ Mạc Ly Châu trong Hội Văn Nghệ QĐ đã tự sát tại nhà riêng ngày 30/4/75 khi VNCH rơi vào tay CS




  SAIGON - 3/10/1973 --Chuẩn tướng Vũ Văn Giai, bên phải, đang nói chuyện với vị chỉ huy trước đây của mình, Trung tướng Hoàng Xuân Lãm và một vị luật sư hôm Chủ nhật trong lúc tạm nghỉ của một phiên tòa quân sự xét xử ông tại Sài Gòn. Vị cựu tư lịnh Sư đoàn 3 BB đã bị tuyên án 5 năm khổ sai vào hôm thứ tư sau khi bị buộc tội bỏ rơi TP Quảng tri cho quân CS trong đợt tổng công kích năm 1972. (AP Wirephoto)




 

No comments

Có Thể Bạn Chưa Xem

Tin Nóng

Powered by Blogger.